Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp ngành phân bón đã có những bước tiến rất đáng kể. Trong vòng
10 năm kểtừnăm 1990 sản lượng sản xuất và tiêu thụphân bón đã tăng
lên 4 lần (từ425 nghìn tấn năm 1990 lên đến 1770 nghìn tấn vào năm
2000). Công nghiệp phân bón đã đóng một vai trò rất quan trọng cho
chiến lược phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia.
Trong tiến trình hòa nhập nền kinh tếViệt Nam vào nền kinh tếkhu
vực và thếgiới, các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành
sản xuất phân bón, đã trực tiếp bịtác động với sức ép ngày càng lớn.
Từchỗđược trợgiá vận chuyển và bảo hộbằng thuếquan đối với một
sốsản phẩm phân bón vào những năm trước, bắt đầu từnăm 2001 sự
bảo hộbằng thuếquan giảm dần và các sản phẩm phân bón phải đối
mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên thị trường trong
nước.
Tình hình thời tiết không thuận lợi ởnhiều địa phương cùng với sựthay
đổi cơ cấu cây trồng và thịtrường phân bón ngày càng phức tạp nên
việc sản xuất và tiêu thụphân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên việc đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất phân bón trong
nước vẫn là sựlựa chọn duy nhất.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Một số suy nghĩ về ngành
công nghiệp phân bón
TS. NGUYỄN HUY PHIÊU
Viện Hoá học Công nghiệp
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI .. 4
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ PHÂN BÓN Ở NƯỚC
TA...................................................................................................... 11
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP ....................................... 17
V. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN .............................................. 23
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................... 26
TÀI LIỆU NGUỒN .......................................................................... 30
I. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp ngành phân bón đã có những bước tiến rất đáng kể. Trong vòng
10 năm kể từ năm 1990 sản lượng sản xuất và tiêu thụ phân bón đã tăng
lên 4 lần (từ 425 nghìn tấn năm 1990 lên đến 1770 nghìn tấn vào năm
2000). Công nghiệp phân bón đã đóng một vai trò rất quan trọng cho
chiến lược phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia.
Trong tiến trình hòa nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành
sản xuất phân bón, đã trực tiếp bị tác động với sức ép ngày càng lớn.
Từ chỗ được trợ giá vận chuyển và bảo hộ bằng thuế quan đối với một
số sản phẩm phân bón vào những năm trước, bắt đầu từ năm 2001 sự
bảo hộ bằng thuế quan giảm dần và các sản phẩm phân bón phải đối
mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên thị trường trong
nước.
Tình hình thời tiết không thuận lợi ở nhiều địa phương cùng với sự thay
đổi cơ cấu cây trồng và thị trường phân bón ngày càng phức tạp nên
việc sản xuất và tiêu thụ phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên việc đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất phân bón trong
nước vẫn là sự lựa chọn duy nhất.
Để góp phần làm rõ thêm bức tranh tổng thể của ngành sản xuất phân
bón Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chúng tôi xin trình bày một số
suy nghĩ về vấn đề này:
II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI
Đánh giá chung về sản xuất phân bón
Trong tương lai gần kỹ thuật chuyển gien chưa thể là phương sách cứu
cánh để giải quyết vấn đề lương thực cho nhân loại. Vì vậy muốn duy
trì năng suất cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực vẫn phải sử dụng
phân bón hoá học cùng với các loại phân hữu cơ khác, tính ra mỗi
người dân phải đạt 35 kg N/năm.
Dự đoán cho tới năm 2015 ngô, lúa và lúa mì vẫn là các loại cây trồng
sử dụng nhiều phân bón, sản lượng phân bón của thế giới sẽ tăng
khoảng 18 triệu tấn (chất dinh dưỡng) so với năm 2000, đạt khoảng
152.2 triệu tấn, mức độ tăng trưởng 0,9%.
Mức độ tăng trưởng mạnh ở Nam và Đông Á (7,7 triệu tấn) và Mỹ La
Tinh (3,3 triệu tấn), mức trung bình là ở vùng Hạ Sahara (châu Phi).
Mức tiêu thụ phân bón ở Tây Âu giảm cho tới năm 2006, sau đó sản
xuất sẽ ổn định.
Về sản xuất phân đạm, trước đây phát triển mạnh chủ yếu ở Tây Âu,
Bắc Mỹ và Nhật Bản. Do giá khí thiên nhiên đắt người ta đã phải nhập
khẩu amoniac để sản xuất phân đạm, sau đó đã dịch chuyển quá trình
này tới các nước có nhiều khí thiên nhiên ở Caribê, Cận Đông và ở một
số nước có mức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Pakistan. 2/3 mức tăng trưởng này là ở châu Á. Phần đóng góp của Tây
Âu đã giảm từ 20% xuống còn 11%
Các nhà máy sản xuất amoniac thường được kết hợp với nhà máy sản
xuất urê để tận dụng CO2 khi điều chế amoniac. Chi phí về nguyên liệu
chiếm từ 2/3 tới 3/4 toàn bộ chi phí cho sản xuất amoniac. Yếu tố
nguyên liệu cũng chiếm hơn 80% toàn bộ chi phí đầu vào đối với sản
xuất urê.
Trung Quốc và Ấn Độ đã đặt mục tiêu hàng đầu là phải tự cung cấp đủ
phân bón. Những thay đổi của họ trong lĩnh vực này có tác động trực
tiếp tới giá cả phân bón quốc tế.
Về phân lân, hai thập kỷ qua trên thế giới, đã phát triển mạnh việc sản
xuất phân lân tại các nước có nguồn photphat thiên nhiên, đặc biệt lâ ở
Bắc Phi, Mỹ, các nước Cận Đông, Tây và Nam Phi. Do vậy, người ta
đã tiết kiệm được công vận chuyển phân bón đậm đặc, giá trị cao hơn
nhiều so với quặng photphat. Trước đây 91% sản lượng axit photphoric
do Bắc Mỹ, Tây Âu, Liên Xô (cũ), Nhật Bản sản xuất, hiện nay 83%
sản lượng này lại do các nước có nguồn quặng photphat sản xuất.
Mức tiêu thụ phân lân tăng trong 30 năm qua chủ yếu là các loại phân
sản xuất từ axit photphoric trích ly (MAP, DAP).
Dưới đây là số liệu về cơ cấu sản phẩm phân lân của Trung Quốc - một
nước có nền nông nghiệp tương tự với nước ta (số liệu năm 2000):
Loại phân lân Sản lượng
Phân lân truyền thống x 1000T P2O5 3.672
- Supephotphat đơn 3.672
- Supephotphat kép 185
- Phân lân nung chảy 644
Phân phức hợp x 1000T sản phẩm
- Nitrophot NP (27 - 13) 797
- MAP (11 - 42) 1.798
- DAP ( 1 8 - 46) 1.509
- NPK (15 - 15 - 15) 3.529
Như vậy trong số phân lân truyền thống, phân supephotphat đơn chiếm
tới 81,58%, phân lân nung chảy chỉ chiếm 14,32%.
Về sản xuất photpho vàng
Photpho vàng được sản xuất theo phương pháp nhiệt điện. Do giá điện
đắt nên qui mô sản xuất thường bị giới hạn. Người ta phân loại nhà
máy theo công suất.
Loại công suất Tấn
P2O5/năm Nước sản xuất
Công suất cao 230.000 -
367.000 CHLB Đức, Mỹ
Công suất thấp 20.000 -
30.000 Colombia
35.000 -
38.000 Nhật
Từ photpho vàng người ta sẽ sản xuất được axit photphoric (nhiệt) và
các sản phẩm khác:
Sản
phẩm Tỷ
lệ, %
- Axit photphoric
nhiệt 85 - 90
Trong đó:
+ Natri
polyphotphat 60
+ Photphat làm thức ăn gia súc và thực
phẩm 7 - 9
+ Phân
bón 4 - 8
+ Photphat kỹ
thuật 10
- Sản phẩm photpho hữu
cơ 10 - 15
Điểm mấu chốt của công nghệ sản xuất photpho vàng là tiêu hao nhiều
điện năng, chiếm tới 60% chi phí cho nguyên liệu và năng lượng.
Để giảm tiêu hao năng lượng người ta đã áp dụng các quá trình năng
lượng kỹ thuật, tận dụng nhiệt khí thải của lò photpho để thiêu kết
nguyên liệu có kích thước nhỏ hoặc dùng vào những mục đích khác.
Quá trình này cho phép giảm tiêu hao nhiên liệu 17 - 20%. Do sử dụng
được nguyên liệu và chất khử có kích thước nhỏ nên người ta đã giảm
chi phí chủ yếu cho sản xuất chính đến 8 - 10% và giảm giá thành 1T
photpho vàng đến 20%.
Nguyên liệu cho sản xuất phân lân
Tổng trữ lượng quặng photphat của thế giới khoảng 84 tỷ tấn, trong đó
khoảng 50 tỷ tấn khai thác mang hiệu quả kinh tế, riêng Ma rốc chiếm
60 tỷ tấn, với chi phí khai thác dưới 36 USD/T nước này có thể khai
thác trong vòng 28 năm, nếu với chi phí lên tới 90 USD/T thì có thể
khai thác 1000 năm.
Lưu huỳnh cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật nhưng
phần lớn được sử dụng để sản xuất axit sunphuric phục vụ sản xuất
phân lân. Khoảng 85% lưu huỳnh nguyên tố được lấy từ các nguồn
hyđrocacbon dưới dạng một sản phẩm phụ của lọc dầu, xử lý khí thiên
nhiên với giá rất thấp Muốn sản xuất 1 tấn P2O5 Cần gần 1 tấn lưu
huỳnh, nên giá lưu huỳnh sẽ là một phần quan trọng trong chi phi sản
xuất axit photphoric.
Nguyên liệu cho sản xuất phân kali
Phần lớn trữ lượng kali tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế,
trong đó khoảng 70% được xuất khẩu ở dạng nguyên khai, chỉ 10-12%
dưới dạng phân bón hỗn hợp. Canađa và Liên xô (cũ) chiếm 2/3 mức
xuất khẩu kali của thế giới.
Ở Thái Lan có hai vùng trũng có muối kali là Corat và Sekhonakhon.
Trũng Sekhonakhon kéo dài sang cả đồng bằng Viếng Chăn của Lào.
Tổng diện tích chứa muối là khoảng 50.000 km2, trong đó trũng Corat
khoảng 33.000 km2, trũng thứ hai rộng chừng 17.000 km2, trong đó
Thái Lan chiếm khoảng 14.000 km2, còn ở Lào khoảng 3.000 km2.
Theo đánh giá ban đầu, trữ lượng muối kali ở Thái Lan có khoảng 270
tỷ tấn. Còn ở Lào theo kết quả công tác tìm kiếm đánh giá năm 1985
– 1986 của các nhà địa chất Việt Nam và Lào tại vùng Đông Xiêng
Đi (ngoại ô Viêng Chăn) có trữ lượng 1.617 triệu tấn quặng, hàm lượng
trung bình 12,34% KCl, tính ra tinh quặng là 199 triệu tấn.
Tại vùng Bản Natàn cách Viêng Chăn 35 km về phía Đông Bắc trữ
lượng ước tính là 2,54 tỷ tấn KCl. Hàm lượng KCl trong quặng ở đây
đạt 21,58%.
Số liệu về mức sử dụng phân bón trên thế giới cho thấy lượng phân bón
tính trên một ha bình quân vẫn còn thấp, song từng nước và khu vực
riêng có thể lại khá cao (tính theo chất dinh dưỡng):
Tên nước
Lượng bón
(kg/ha)
Đất canh tác (ha/đầu
người)
Thế giới 98,7 0,215
Trung Quốc (1999) 203,4 0,106
Thái Lan (2000) 200,0 0,27
Nhật Bản 396,3 0,032
Pháp 277,0 0,316
Đức 283,2 0,144
Hà Lan 596,5 0,059
Anh 364,7 0,104
(Số liệu trên chưa tính đến cây lâm. nghiệp, mỗi ha rừng cũng cần
20kg N/năm).
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ PHÂN BÓN Ở NƯỚC
TA
Trước hết chúng tôi xin trình bày về tình hình sản xuất và nhập khẩu
phân bón Việt Nam năm 2000, sau đó là biến động của năm 2001.
Loại phân Sản xuất (1000T) Nhập khẩu (1000T)
Phân đạm
Urê
Amôn sunfat
76
76
2.100
436
Phân lân 1.130 -
Phân NPK 1.400 200
DAP - 400
Phân Kali - 637
Về sử dụng phân bón trong năm 2000 như sau:
Diện tích canh
tác
N P2O5 K2O
N + P2O5 +
K2O
Tỷ lệ
1.000 ha 1000T kg/ha N : P2O5 : K2O
12.278 1.158 506 433 170,8 1: 0,44 : 0,374
Sang năm 2001, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón có khó khăn
hơn. Các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chỉ sản
xuất được 19 triệu tấn phân bón, bằng 91% so với năm 2000, doanh thu
tiêu thụ giảm hơn 500 tỷ đồng. Phân lân chế biến giảm 13,6%, phân
NPK giảm 6,4%. Riêng phân đạm tăng 29,99%.
Vấn đề giảm sức tiêu thụ phân bón có nhiều nguyên nhân, như tình
hình lũ lụt liên tiếp ở đồng bằng Sông Cửu Long, nông sản xuất khẩu bị
rớt giá v.v
Những nguyên nhân nêu trên là một thực tế khách quan, song dưới góc
độ nghiên cứu một cách tổng hợp, chúng tôi xin nêu một số nguyên
nhân khác để lý giải và có thể tìm những giải pháp thích hợp để thoát ra
khỏi tình trạng này, nhằm góp phần nâng mức tăng trưởng chung của
ngành.
Trước hết vấn đề được nêu là mức bón phân ở nước ta đã đến ngưỡng
chưa? Theo số liệu của các nhà khoa học nông nghiệp, mức bón phân
của nông dân nước ta còn rất mất cân đối, nhất là ở các tỉnh phía Bắc:
Ở Hà Tây, trên đất phù sa sông Hồng với cơ cấu mùa vụ - lúa xuân, lúa
hè, mầu đông, năm 2001 mức bón như sau:
Lúa xuân Lúa hè Mầu đông
Phân chuồng (T/ha) 10/10 10/10 5/5
N (kg/ha) 122,4/126 90,3/88,7 39/50
P2O5 (kg/ha) 55,6/89 77/89 30/90
K2O (kg/ha) 57,2/83,5 69,6/83,5 49/60
Ghi chú: Tử số biểu thị lượng phân bón thực
Mẫu số - mức bón cân đối cần thiết
Đối với đất phù sa sông Hồng tại Nam Định, năm 2000 - 2001 mức bón
như sau:
Loại phân bón Cơ cấu mùa vụ
Lạc
xuân
Lúa hè
Khoai tây
đông
Lúa
xuân
Lúa hè
Phân chuồng
(T/ha)
0/8,3 8,3/8,3 16,7/17,5 10,3/11,1 8,3/8,3
N (kg/ha) 38,4/64 109/76,8 129/150 128/128 115,2/115,2
P2O5 (kg/ha) 92,6/92,646,8/92,6 83/90 52,8/92,6 69,5/92,6
K2O (kg/ha) 24,5/81,797,2/58,8 131/100 13/65,4 32,7/65,4
CaO (kg/ha) 0/277,8 - - - -
Ghi chú: Tử số biểu thị lượng bón thực tê
Mẫu số: yêu cầu bón cân đối cần thiết
Tại Hải Dương, Hải Phòng cũng thu được số liệu tương tự.
Lúa xuân Lúa hè Khoai tây đông
Loại phân bón
Hải Hải Hải Hải Hải Hải
Dương Phòng Dương Phòng Dương Phòng
Phân chuồng
(T/ha)
8/8 0-9/8 8/8 1,2/5 14/14 7,5/12,5
N (kg/ha) 127/127
100-
130/120
102/102 110/90 127/150
100-
180/150
P2O5 (kg/ha) 44,3/88,6 0-75/90 35,5/66,5 15/60 46/90
30-
60/90
K2O (kg/ha) 49,9/83,1 0/60 49,9/83,1 0/90 66/120
0-
30/120
Chi chú: Tử số biểu thị lượng bón thực tê
Mẫu số: yêu cầu bón cân đối cần thiết
Nếu chỉ tính riêng phân lân, so với yêu cầu bón cân đối theo khuyến
cáo của các nhà khoa học nông nghiệp, trung bình ở vùng đồng bằng
sông Hồng mỗi ha gieo trồng còn thiếu khoảng 34 kg P2O5/ vụ.
Với diện tích canh tác của đồng bằng sông Hồng là 857.600 ha, gieo
trồng 3 vụ một năm, có thể tính được lượng phân lân còn thiếu khoảng
530 ngàn tấn (tính theo supephotphat đơn), chưa kể đến các tỉnh khác ở
miền Bắc và miền Trung. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng bón
phân tương đối cân đối hơn ở đồng bằng sông Hồng. Chúng tôi mới chỉ
có số liệu về mức bón phân ở Ô Môn, Cần Thơ ( 1997 - 1999), cũng
theo cách tính tương tự cho thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long, ít nhất
cũng còn thiếu khoảng 200 ngàn tấn tính theo supephotphat đơn.
Như vậy, lượng phân lân thiếu hụt (cách tính tối thiểu) chỉ riêng ở hai
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng tương
đương công suất của Nhà máy Supephotphat Lâm Thao. Nhà máy DAP
chuẩn bị sẽ xây dựng không ảnh hưởng đến cân đối này vì hiện nay
chúng ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 400 ngàn tấn DAP/năm.
Theo chúng tôi, số liệu này là có thể chấp nhận được. Ở đây chúng tôi
chưa so sánh mức bón phân ở Việt Nam so với các nước trong khu vực
(ở Việt Nam chỉ bón 170 kg NPK/ha, trong khi ở Thái Lan và Trung
Quốc đều bón trên 200 kg NPK/ha).
Nhưng vì sao lượng phân lân còn thiếu so với tính toán mà công suất
nhà máy không tăng được. Theo chúng tôi có một số nguyên nhân sau:
- Các chủng loại phân bón chưa thật phù hợp với từng cây trồng, chưa
phù hợp với quy trình canh tác của nông dân.
- Hệ thống dịch vụ, cung ứng phân bón chưa thật thuận tiện, nhất là
việc khuyến cáo sử dựng một cách hợp lý phân bón cho nông dân để
thu lợi nhuận tối đa.
- Hệ thống quản lý chất lượng còn yếu, trong khi thị trường phân bón
rất đa dạng, phức tạp, có khi còn lẫn cả hàng kém chất lượng.
- Sức mua phân bón của nông dân còn hạn chế do giá nhiều hạng mục
đầu vào còn cao và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chưa được ổn
định, nhất là khâu chế biến và lưu thông.
- Giá thành phân bón có thể còn cao.
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP
Để góp phần tháo gỡ khó khăn chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp
sau đây:
Những giải pháp trước mắt:
1. Nhà sản xuất phân bón có thể đi sâu nghiên cứu sản xuất nhiều
chủng loại phân bón hỗn hợp phù hợp với từng loại cây trồng, đất trồng,
phù hợp với quy trình canh tác của nông dân, nhất là ở các tỉnh phía
Bắc. Theo số liệu của Trung Quốc phân hỗn hợp chiếm 34% tỷ trọng
phân bón nói chung.
Ở nước ta đối với cây lúa, quy trình bón phân của nông dân là bón lót
toàn bộ phân lân, một nửa lượng phân đạm, sau đó mới bón đón đòng
và bón thúc bằng một nửa lượng phân đạm còn lại và toàn bộ phân kali.
Trong những năm vừa qua Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm
Thao đã sản xuất thử và tạo mô hình trình diễn ở một số nơi những loại
phân bón hỗn hợp NPK phù hợp với quy trình bón phân của nông dân
và đã thu được kết quả như sau: Tại điểm trình diễn trên đất ven sông
không được bồi hàng năm ở xã Cổ Đô và Phong Vân huyện Ba Vì Hà
Tây, đối với lúa, bón lót phân NPK 8:8:4 và bón thúc bằng phân NPK
12:2:12 cho kết quả sau:
Đối chứng
(Bón phân đơn)
Bón NPK
5 : 10 : 3
Bón NPK 8 :
8 : 4
và 12 : 2 : 12
Chỉ tiêu
Cổ Đô
Phong
Vân
Cổ Đô
Phong
Vân
Cổ đô
Phong
Vân
Năng suất,
kg/sào
201 196 222 208 235 227
Tăng so với đối
chứng
- - 10,4% 6,1% 17% 16%
Đối với ngô lai LVN 10, thực hiện tại Viện Nghiên cứu ngô Đan
Phượng, Hà Tây người ta đã rút ra kết luận về hiệu quả của các loại
phân NPK đến năng suất ngô như sau:
Số TT Loại phân
Năng suất thu
được
tạ/ha
Hiệu quả
(kg ngô hạt/kg
NPK)
1 NPK 8 : 4 : 4 72,22 6,49
2 NPK 10 : 10 : 5 76,09 7,78
3 NPK 16 : 16 : 8 81,46 9,57
4 NPK 10 : 20 : 6 84,64 10,63
5
Đối chứng (không
bón)
52,75 -
Kết quả khảo nghiệm sử dụng phân bón NPK 10 : 5 : 5 cho cây dâu tại
4 xã ở Vĩnh Phúc cho thấy: cây dâu được bón phân NPK 10 : 5 : 5 lá to
và dày hơn, mầu sắc lá xanh bền giữa các lứa hái, năng suất lá dâu bình
quân đạt 26,2 kg/sào lứa hái (tăng 18%) so với đối chứng bón phân đơn
riêng rẽ, chất lượng lá dâu tăng, giảm tỷ lệ tằm chết, năng suất kén cao
hơn 1,4 kg/ vòng trứng (tăng 10,3%) so với đối chứng.
Như vậy những loại phân bón mới đã đem lại hiệu quả cao hơn loại 5 :
10: 3 nên nếu tổ chức sản xuất rộng rãi những chủng loại phân bón kiểu
như thế sẽ bán được nhiều hàng hơn, kể cả những loại phân PK dùng
riêng nhằm chống rét cho mạ xuân. Ngoài ra, còn có thể sản xuất các
loại phân supe tecmô dạng hạt để tránh hiện tượng giảm lượng lân hòa
tan trong nước, như vậy sẽ tăng lượng tiêu thụ phân lân nung chảy. Sản
xuất tổ hợp dinh dưỡng phục vụ cải tạo hồ nuôi tôm và cung cấp dinh
dưỡng cho việc nuôi cá ruộng (vừa là nguồn thức ăn cho cá vừa là phân
bón lúa).
Để giảm giá thành sản phẩm phân bón NPK các cơ sở sản xuất phân
bón có thể nghiên cứu các hướng sau:
- Tận dụng nhiệt dư thừa của các quá trình sản xuất để giảm năng lượng
cho quá trình sấy sản phẩm NPK.
Sử dụng urê và lưu huỳnh thay cho amôn sunphat (SA). Vì giá amôn
sunphat đắt hơn giá urê + lưu huỳnh nguyên tố. Ngoài ra, theo số liệu
của các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Khi dùng phân bón bổ
sung lưu huỳnh nguyên tố cho lạc, đậu tương, ngô người ta có thể đạt
năng suất cao hơn khi dùng phân bón chứa ion SO2- 4. Đối với lạc trên
đâtt bạc màu Sóc Sơn, bón KCl và S nguyên tố với lượng tương đương
60 kg K2SO4 sẽ tăng năng suất 2,3 tạ/ha lạc củ so với bón K2SO4, còn
trên đất phù sa ở Ba Vì năng suất tăng 2,3 tạ/ha. Hàm lượng protein
trong nhân lạc tăng trung bình 1,41 – 198%
Đối với đậu tương trên đất phù sa không được bồi hàng năm khi bón
34kg S/ha. năng suất tăng 1,2 – 4,52 tạ/ ha trên nền NPK (thí nghiệm
3 vụ). Hàm lượng protein và dầu đều tăng, đặc biệt hàm lượng axit min
khi bón S tăng gần 62%
Một hướng mới trong sản xuất là sản xuất những dạng phân bón mới có
hiệu quả cao hơn.
Urê bọc lưu huỳnh. Hiện nay nhu cầu của các cây công nghiệp như cà
phê, mía đều cần lưu huỳnh, nên người ta thường phải dùng phân đạm
amôn sunphat. Giá 1 tấn urê bọc lưu huỳnh thường gấp 1.8 - 2 lần giá
urê thường. Trong khuôn khổ đề tài KHCN cấp Bộ, Viện Hóa học
Công nghiệp đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm và có thể sản xuất thử để có sản phẩm chào hàng và dùng thử.
Sản xuất phân bón chứa chất hữu cơ và chất kích thích sinh trưởng cây
trồng cũng đã được áp dụng ở nhiều nước. Chất hữu cơ sẽ tạo ra các
"tay nối" hữu cơ với Fe, Al các phức và chelate để cố định tạm thời các
ion dinh dưỡng, tránh bay hơi, hòa tan quá nhanh hoặc cố định chất
dinh dưỡng làm cây không hấp thụ được.
Ngoài vấn đề đa dạng hóa các chủng loại phân bón, các nhà máy phân
bón cũng cần sản xuất thêm các sản phẩm hóa chất khác dể dùng cho
chính mình và phục vụ cho các ngành khác, nhất là cho công nghiệp
dầu khí để tăng thêm giá trị hàng hóa. Chẳng hạn, trước mắt có thể sử
dụng Na2SiF6 làm chất khoáng hóa cho lò nung xi măng để giảm nhiệt
độ nung, sau đó sẽ sản xuất criolit dùng cho công nghiệp điện phân
nhôm.
Trong sản xuất phân đạm, ngoài 8 loại xúc tác cơ bản, chỉ riêng hóa
chất cho bộ phận tách CO2 xử lý nước tuần hoàn và khử khoáng đã cần
1,14 USD/ T amomac và 0,36 USD/T urê. Ngoài ra còn phải mua hóa
chất chống vón cục, kết tảng cho urê và các hóa chất xử lý môi trường
v.v...
Tại Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm Thao chúng ta có thể sản
xuất phèn nhôm chất lượng cao (không còn axit tự do) như công nghệ
của Viện Hóa học Công nghiệp đã áp dụng tại Nhà máy Hóa chất Tân
Bình.
Riêng về các hóa chất phục vụ công nghiệp dầu khí, hiện nay ngành
hóa chất mới chỉ cung cấp được rất ít sản phẩm như CaCl, bột graphit,
canxi cacbonat, natri silicat, còn rất nhiều sản phẩm khác như
(NH4)2SiF6 NH4F, NAF, để làm giảm độ hấp phụ chất hoạt động bề mặt
(NH4)2S2O8 Na2S2O3 chất khơi mào của phản ứng copolime hóa
acrilamid với metylen - biacrilamid. NH4Cl, FeCl3, K2HPO4, KH2PO4,
Na2HPO4, NaH2PO4 chất ức chế chống ăn mòn và tạo muối, K4P2O7.
3H2O, K2SiO3, Ca2P2O7, CuSO4.7H2O, ZnSO4 làm phụ gia với chất keo
tụ khi t