Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ." [16]
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật. và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định này trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết.
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo khoa Luật Dân sự, khoa Sau Đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 04 năm 2011
Học viên
Đinh Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình 4
1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình 5
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình 7
1.2.1. Phong tục, tập quán 7
1.2.2. Tâm lý 8
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 9
1.2.4. Định kiến giới 10
1.2.5. Trình độ dân trí 11
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 11
1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 11
1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 13
1.4. Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình 14
1.4.1. Phạm vi điều chỉnh 15
1.4.2. Phòng ngừa bạo lực gia đình 17
1.4.3. Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực gia đình 19
1.4.4. Về các quyết định bảo vệ nạn nhân 20
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 22
2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 22
2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình 25
2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân 25
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình 27
2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình 30
2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình 30
2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác 34
2.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình 35
2.4.1. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân 35
2.4.2. Cấm tiếp xúc 38
2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 40
2.5.1. Xử lý kỷ luật 40
2.5.2. Xử lý hành chính 41
2.5.3. Xử lý theo pháp luật dân sự 43
2.5.4. Xử lý theo pháp luật hình sự 46
CHƯƠNG III 49
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ HÀNH VI BẠO LỰC TRÊN THỰC TẾ 49
3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây 49
3.1.1. Thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình 49
3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua 52
3.2. Một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế 55
3.2.1. Làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 55
3.2.2. Hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 57
KẾT LUẬN 63
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ..." [16]
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật.. và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định này trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, sự quan tâm của các học giả tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thường lồng trong các nghiên cứu về hôn nhân gia đình. Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp thiết của nó. Tuy nhiên, những nghiên cứu có hệ thống, có trọng tâm về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới Luận văn thạc sĩ luật học "Luật phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình" của tác giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội, 2010). Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
3. Tính mới của đề tài
Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” không đi vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung về các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó, xem xét thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình và thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua để đưa ra kiến nghị về một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế.
4. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về bạo lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng về bạo lực gia đình để tìm ra một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có xem xét tới các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng khi nghiên cứu đề tài bao gồm: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp. so sánh…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bạo lực gia đình
Chương II: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Chương III: Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây và một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể... Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt... (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể...)
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. Theo chúng tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" [12]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [21, tr. 27]. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.2.1. Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình... Thậm chí, có người coiviệc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam
1.2.2. Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình. Song quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “ yêu cho roi cho vọt”. Chính vì vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi là bình thường, thậm chí là cần thiết và không thể thiếu để dạy con thành người. Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy đó là bình thường để chịu đựng. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùy ý, người khác không được can thiệp vào.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần không đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…
1.2.4. Định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai. Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong gia đình.
1.2.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí. Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên, những