Đề tài Một số vấn đề pháp l‎ý về vận chuyển hàng không quốc tế

Ngày nay quá trình giao lƣu và hợp tác kinh tế, thƣơng mại trong nƣớc và giữa các quốc gia ngày một phát triển. Vận chuyển hàng không trở thành một công cụ quan trọng của sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên nếu so với những phƣơng tiện khác nhƣ đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng biển thì hàng không là một loại hình vận chuyển hình thành và phát triển muộn. Mặc dù ra đời muộn nhƣng đây lại là ngành kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh. Các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không luôn trong quá trình cần phải đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp. Khi điều kiện kinh tế, xã hội của một quốc gia ngày một phát triển thì các yêu cầu đòi hỏi đối với ngành hàng không ngày một khắt khe, do vậy cần phải có những qui định pháp lý phù hợp để điều chỉnh. So với những phƣơng tiện viện chuyển khác, vận chuyển bằng đƣờng hàng không có ƣu thế về mặt thời gian, độ an toàn và chất lƣợng dịch vụ. Nhƣng vận chuyển hàng không là một lĩnh vực chịu nhiêù rủi ro và tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý và các tác động nằm ngoài sự kiểm soát của con ngƣời nhƣ thiên tai, dịch bệnh. Do vậy những qui định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này cũng mang những đặc thù riêng. So với các lĩnh vực hoạt động khác, vận chuyển hàng không mang tính quốc tế khá cao. Tính quốc tế của hoạt động vận chuyển bằng đƣờng hàng không không chỉ đƣợc thể hiển trên các lĩnh vực khai thác quốc tế, lĩnh vực thƣơng mại mà còn ở phạm vi hoạt động và không gian mà các hoạt động này thực hiện. Các hãng hàng không đa phần có hoạt động mang tính quốc tế. Rất ít hãng hàng không chỉ hoạt động mang tính chất nội địa. Chính do đặc điểm này nên hoạt động vận chuyển hàng không liên quan đến nhiều quốc gia và phạm vi lãnh thổ vì vậy cần phải có những qui định mang tính quốc tế chung điều chỉnh. Hiện nay các nƣớc đã cùng nhau ký ‎‎kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế. Các điều ƣớc quốc tế này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không của các quốc gia và tạo ra một hành lang pháp lý chung thống nhất. Đồng thời, mỗi quốc gia đều ban hành những qui định pháp lý riêng của mình, thể hiện tính chủ quyền quốc gia. Những văn bản pháp lý đó là cơ sở giúp cho việc điều tiết hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế

pdf9 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp l‎ý về vận chuyển hàng không quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia hà nội khoa luật ----***---- Trần Thu Hằng Một số vấn đề pháp l‎ý về vận chuyển hàng không quốc tế CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ MÃ SỐ: 60.38.60 Luận văn thạc sỹ luật học người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Ngọc Giao Hà nội - năm 2006 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Ngày nay quá trình giao lƣu và hợp tác kinh tế, thƣơng mại trong nƣớc và giữa các quốc gia ngày một phát triển. Vận chuyển hàng không trở thành một công cụ quan trọng của sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên nếu so với những phƣơng tiện khác nhƣ đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng biển thì hàng không là một loại hình vận chuyển hình thành và phát triển muộn. Mặc dù ra đời muộn nhƣng đây lại là ngành kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh. Các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không luôn trong quá trình cần phải đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp. Khi điều kiện kinh tế, xã hội của một quốc gia ngày một phát triển thì các yêu cầu đòi hỏi đối với ngành hàng không ngày một khắt khe, do vậy cần phải có những qui định pháp lý phù hợp để điều chỉnh. So với những phƣơng tiện viện chuyển khác, vận chuyển bằng đƣờng hàng không có ƣu thế về mặt thời gian, độ an toàn và chất lƣợng dịch vụ. Nhƣng vận chuyển hàng không là một lĩnh vực chịu nhiêù rủi ro và tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý và các tác động nằm ngoài sự kiểm soát của con ngƣời nhƣ thiên tai, dịch bệnh... Do vậy những qui định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này cũng mang những đặc thù riêng. So với các lĩnh vực hoạt động khác, vận chuyển hàng không mang tính quốc tế khá cao. Tính quốc tế của hoạt động vận chuyển bằng đƣờng hàng không không chỉ đƣợc thể hiển trên các lĩnh vực khai thác quốc tế, lĩnh vực thƣơng mại mà còn ở phạm vi hoạt động và không gian mà các hoạt động này thực hiện. Các hãng hàng không đa phần có hoạt động mang tính quốc tế. Rất ít hãng hàng không chỉ hoạt động mang tính chất nội địa. Chính do đặc điểm này nên hoạt động vận chuyển hàng không liên quan đến nhiều quốc gia và phạm vi lãnh thổ vì vậy cần phải có những qui định mang tính quốc tế chung điều chỉnh. Hiện nay các nƣớc đã cùng nhau ký ‎kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế. Các điều ƣớc quốc tế này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không của các quốc gia và tạo ra một hành lang pháp lý chung thống nhất. Đồng thời, mỗi quốc gia đều ban hành những qui định pháp lý riêng của mình, thể hiện tính chủ quyền quốc gia. Những văn bản pháp lý đó là cơ sở giúp cho việc điều tiết hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế. Hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế không chỉ liên quan đến lĩnh vực con ngƣời mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh hàng không và sự an toàn của quốc gia. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế có ‎ ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện thêm những qui định có liên quan của Việt Nam về vận chuyển hàng không quốc tế . Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lý ‎ về vận chuyển hàng không quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật học của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU : Đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề liên quan đến nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng nói chung. Tuy nhiên, vận chuyển hàng không chỉ là một bộ phận cấu thành trong hoạt động hàng không rộng lớn này. Do vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này cần phải đƣợc tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu những qui định quốc tế, luận văn cũng muốn đối chiếu vào qui định của Việt Nam để đƣa ra một số ý kiến nhận xét và đánh giá về thực trạng của hệ thống này nhằm phục những bất cập, hạn chế đang tồn tại của hệ thống đó. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vận chuyển hàng không quốc tế, những qui định cụ thể trong các điều ƣớc quốc tế và pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng không quốc tế để đánh giá thực trạng hiện có pháp luật của Việt Nam trong việc điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, từ đó đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực vận chuyển hàng không quốc tế. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không rất rộng và bao trùm lên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều đối tƣợng do đó luận văn không tham vọng đề cập tất cả các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế mà chủ yếu đề cập đến một số vấn đề pháp lý chi phối đến hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc qui định trong một số điều ƣớc quốc tế đa phƣơng. Trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét và đánh giá về thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 5. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và vai trò của hoạt động hàng không trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn là phép biện chứng khoa học kết hợp với các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê dựa trên các văn bản pháp luật trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ các nguồn tƣ liệu sách báo, bài viết, các giáo trình của các học giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế. 7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các qui định pháp lý quốc tế và Việt Nam về vận chuyển hàng không quốc tế một cách có hệ thống để tìm ra những hạn chế và bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời đƣa ra những nhận xét đánh giá về mức độ tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật hàng không dân dụng của Việt Nam. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn đƣợc bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chƣơng và phần kết luận. Chương 1: Tổng quan chung về những vấn đề pháp lý liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế. Chương 2: Một số qui định điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế trong pháp luật Việt Nam. Chương 3: Đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế. KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng không quốc tế: 1.1.1 Khái niệm: Vận chuyển hàng không là một trong các yếu tố cấu thành nên hoạt động hàng không dân dụng. Với tƣ cách là một ngành kinh tế - kỹ thuật -dịch vụ vận chuyển hàng không có đầy đủ các đặc điểm của một ngành dịch vụ, đồng thời mang những yếu tố có tính chất đặc thù riêng. Vận chuyển hàng không hiểu theo một nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng tầu bay để phục vụ cho vận chuyển công cộng, trên cơ sở thƣờng lệ hay không thƣờng lệ. Khái niệm vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc qui định trong một số điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về hàng không dân dụng cũng nhƣ trong các văn bản pháp luật về hàng không dân dụng của Việt Nam. Theo điều 96 của Công ƣớc Chi-ca-go về hàng không dân dụng năm 1944 (còn đƣợc gọi là Công ƣớc Chi-ca-go), dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế là dịch vụ hàng không mà thông qua vùng trời trên lãnh thổ của hai quốc gia trở lên. Tuy nhiên, mục đích của việc thiết lập giao lƣu hàng không quốc tế không phải chỉ để thực hiện các chuyến bay quốc tế mà nhằm mục đích vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý và bƣu kiện vì lý do thƣơng mại. Vận chuyển hàng không quốc tế là việc thiết lập các chuyến bay thƣơng mại vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá và bƣu kiện bằng tầu bay một cách thƣờng lệ giữa hai hay nhiều quốc gia. Theo Điều 1 khoản 2 của Công ƣớc Vac-sa-va năm 1929, vận chuyển quốc tế đƣợc qui định nhƣ sau: Vận chuyển quốc tế có nghĩa là bất kỳ việc vận chuyển nào trong đó, theo hợp đồng ký kết giữa các bên, nơi xuất phát và nơi đến, có hoặc không có gián đoạn hay chuyển tải ở trong hoặc lãnh thổ của các bên ký kết hoặc trong lãnh thổ của một bên ký kết, nếu có một nơi dừng thoả thuận trong lãnh thổ thuộc chủ quyền, bá quyền, quyền uỷ trị hoặc uỷ thác của một quốc gia khác.... Nhƣ vậy Công ƣớc Vac-sa-va đã đƣa ra định nghĩa rõ ràng về ”vận chuyển quốc tế” là bất kỳ một việc vận chuyển nào mà phụ thuộc vào hợp đồng của các bên, nơi khởi hành và nơi đến có hoặc không có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải đƣợc nằm trong hoặc lãnh thổ của hai quốc gia ký kết. Định nghĩa này đƣợc đƣa ra không căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế mang quốc tịch của nƣớc nào, có nơi cƣ trú hoặc có trụ sở kinh doanh chính nằm ở đâu, tầu bay đƣợc đăng ký ở quốc gia nào, hợp đồng đƣợc ký kết ở đâu mà chỉ chú trọng đến ý định của các bên trong hợp đồng vận chuyển, và lƣu ý đến nơi khởi hành, nơi đến hoặc nơi dừng thoả thuận theo hợp đồng giữa các bên nằm trong lãnh thổ của các Quốc gia khác nhau. Nhƣ vậy tính chất quốc tế của vận chuyển hàng không đƣợc xác định dựa trên: - Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia khác nhau, hoặc - Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của một quốc gia, nhƣng có một nơi dừng thoả thuận nằm trong lãnh thổ của quốc gia khác. Khi đƣa ra khái niệm vận chuyển hàng không quốc tế, Luật hàng không Việt Nam ban hành năm 1991 cũng có điểm tƣơng đồng nhƣ trên. Điều 82 của Luật này (đƣợc sửa đổi năm 1995) có qui định rằng: Vận chuyển quốc tế là bất kỳ việc vận chuyển nào bằng tầu bay mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển, nơi khởi hành và nơi đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có nơi dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải. Để làm rõ thêm định nghĩa vận chuyển quốc tế, trƣớc đây Luật hàng không năm 1991 đã có sự phân biệt giữa vận chuyển quốc tế và chuyến bay quốc tế. Điều 23 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 có qui định rằng: ”chuyến bay quốc tế là chuyến bay được thực hiện trên lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia”. Nhƣ vậy theo qui định này nếu tầu bay vận chuyển từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác thì đó đƣợc gọi là chuyến bay quốc tế nhƣng đây có phải là vận chuyển quốc tế không thì phải dựa vào sự thoả thuận giữa hành khách với ngƣời vận chuyển là tầu bay có dừng lại tại lãnh thổ của quốc gia bay qua hay không. Nếu theo thoả thuận có một nơi dừng tại lãnh thổ của quốc gia bay qua thì việc vận chuyển này mới đƣợc coi là vận chuyển quốc tế. Xuất phát từ bản chất của hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế là hoạt động đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia có liên quan. Luật hàng không dân dụng Việt Nam vừa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 đã đƣa ra một định nghĩa rất tổng quát về vận chuyển hàng không quốc tế. Theo Điều 114 thì : ”Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.”. Cũng giống nhƣ trong Luật hàng không năm 1991, khái niệm chuyến bay quốc tế trong Luật hàng không năm 2006 đƣợc qui định là chuyến bay đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của hơn một quốc gia [3, Điều 80 khoản 2]. Nhƣ vậy trong Luật hàng không vừa mới đƣợc Quốc hội ban hành, khái niệm ”chuyến bay quốc tế” và ”vận chuyển quốc tế” không có sự khác nhau. Tóm lại, từ các nội dung đã trình bầy ở trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng vận chuyển hàng không quốc tế là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu kiện bằng tầu bay từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác và ngược lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật trong nước 1. Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991. 2. Luật hàng không năm 1995 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991. 3. Luật hàng không Việt Nam năm 2006. 4. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995, 2005 5. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Việt Nam năm 1989. 6. Luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004. 7. Luật ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế của Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 8. Nghị định số 666-TTg ngày15/01/1956 của Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ của Cục hàng không dân dụng Việt Nam. 9. Nghị định số 111 ngày 02/7/1988 Hội đồng Bộ trƣởng qui định qui chế pháp lý đối với phương tiện nước ngoài bay đến, bay đi, bay trong và bay qua vùng trời Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. Văn bản điều ước quốc tế 10. Công ƣớc Chi-ca-go năm 1944 về hàng không dân dụng. 11. Công ƣớc Vac-sa-va 1929 thống nhất các nguyên tắc trong vận chuyển hàng không quốc tế. 12. Nghị định thƣ La-hay 1955 sửa đổi Công ước Vac-sa-va 1929. 13. Công ƣớc Gua-da-la-ja-ra ngày 1961. 14. Nghị định thƣ Gua-ta-ma-la 1971. 15. Nghị định thƣ bổ sung số 1 Môn-rê-an 1975. 16. Nghị định thƣ bổ sung số 2 Môn-rê-an 1975 17. Nghị định thƣ bổ sung số 3 Môn-rê-an 1975 18. Nghị định thƣ bổ sung số 4 Môn-rê-an 1975 19. Công ƣớc Roma 1952 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 20. Công ƣớc Môn-rê-an 1999 sửa đổi hệ thống điều ước Vac-sa-va. III. Các tài liệu tham khảo khác  Tài liệu tiếng Việt 21. Nguyễn Chúng (2000), Luật hàng không dân dụng-Những vấn đề cơ bản, Nxb Đồng Nai 22. Đinh Văn Cung, Đinh Văn Thanh (1999), Các công ước quốc tế về hàng không dân dụng, Nxb Thống kê. 23. Ngô Huy Cƣơng (1998), Một số vấn đề luật hàng không, Nxb công an nhân dân, Hà Nội. 24. Bộ giao thông vận tải (2005), Báo cáo tổng kết 14 năm thực hiện Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Hà Nội. 25. Bộ giao thông vận tải, dự thảo qui định của Bộ trƣởng Bộ giao thông vận tải về việc trả tiền bồi thƣờng ứng trƣớc trong vận chuyển hàng không. 26. Cục hàng không dân dụng Việt Nam (1990), Hàng không dân dụng và Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia. 27. Cục hàng không dân dụng Việt Nam (2005), Các bộ luật và luật hàng không nước ngoài. 28. Cục hàng không Việt Nam( 2005), Chính sách và hướng dẫn về điều tiết kinh tế vận chuyển hàng không quốc tế 29. Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Đề tài “Những vấn đề cơ bản của pháp luật hàng không dân dụng Việt Nam và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng Việt Nam” 2001. 30. Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết hiệp định hàng không song phương của Việt Nam” 2002. 31. Luật hàng không dân dụng Việt Nam (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội. 32. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình tƣ pháp quốc tế , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 33. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân. 34. Tập tài liệu tham khảo về chính sách điều tiết kinh tế vận tải hàng không quốc tế (tái bản lần thứ hai-năm 1999) 35. Tổng công ty hàng không Việt Nam, Qui định giải quyết khiếu nại và bồi thường đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và hàng bưu chính. 36. 50 năm Hàng không dân dụng Việt Nam (2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 37. Tạp chí Hàng không, số tháng 7/2006. Các tài liệu tiếng Anh. 38. Prof. Dr. I. H. Ph Diederiks-Verschoor (1991), An intruduction to Airlaw, Kluwer law and Taxation Publishers. 39. Winthrop, Stimson, Putnamadn Roberts-IATA. Commercial Cooperation Agreement and Related materials. 40. Aviation Training and Development Institute (2000), Aircraft Purchase Contract and Operating Leases.. 41. EL$E Aviation Consultants,Inc (9/1993), Basic International Relations.. 42. The European Parliament of the Council (11/2/2004), Regulation (EC) No 261/2004..
Luận văn liên quan