Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách phát triển thông tin là một chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những chính sách phát triển thông tin nói chung thì chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin được coi là quan trọng nhất. Vì đây là chính sách phát triển kinh tế cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo lạc hậu trở thành một cường quốc hiện đại cả về mặt công nghệ lẫn một nền tri thức tiên tiến.
Thực trạng công nghệ thông tin hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng đào tạo mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả cho kinh tế xã hội phát triển hay không? Có được người dân và giới doanh nghiệp ủng hộ hay không?. Đó lại là một chuyện, một vấn đề khác.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước - thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn về vấn đề này nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển công nghệ thông tin, quản lý thông tin nói riêng. Và cụ thể hơn nữa là các vấn đề chính sau:
- Trách nhiệm của nhà quản lý đối với vấn đề thông tin;
- Vấn đề tổ chức thông tin trong quản lý hành chính nhà nước;
- Một số hệ thống thông tin ứng dụng ở Việt Nam;
- Tính chất của thông tin trong quản lý;
- Khai thuế hải quan điện tử.
37 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
-----------------------
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Đề tài:
Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước - thực trạng và giải pháp
GVHD : Ths.Doãn Minh Thắng
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Lớp : KS9_QLC
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 09 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ 6
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7
1. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin 8
2. Vấn đề tổ chức thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước 12
3. Hệ thống thông tin ứng dụng ở Việt Nam. Liên hệ thực tế 17
4. Tính chất của thông tin, liên hệ thực tế 23
5. Hải quan điện tử 27
III. KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách phát triển thông tin là một chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những chính sách phát triển thông tin nói chung thì chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin được coi là quan trọng nhất. Vì đây là chính sách phát triển kinh tế cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo lạc hậu trở thành một cường quốc hiện đại cả về mặt công nghệ lẫn một nền tri thức tiên tiến.
Thực trạng công nghệ thông tin hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng đào tạo mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả cho kinh tế xã hội phát triển hay không? Có được người dân và giới doanh nghiệp ủng hộ hay không?... Đó lại là một chuyện, một vấn đề khác.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước - thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn về vấn đề này nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển công nghệ thông tin, quản lý thông tin nói riêng. Và cụ thể hơn nữa là các vấn đề chính sau:
- Trách nhiệm của nhà quản lý đối với vấn đề thông tin;
- Vấn đề tổ chức thông tin trong quản lý hành chính nhà nước;
- Một số hệ thống thông tin ứng dụng ở Việt Nam;
- Tính chất của thông tin trong quản lý;
- Khai thuế hải quan điện tử.
Chính sách phát triển thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, mà nhất là hải quan điện tử đã và đang góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng một tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh - một xã hội của nền tri thức tiên tiến và hiện đại.
Đây không phải là một chính sác mới mẻ, tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề khó khăn phát sinh trong lúc giải quyết, bên cạnh đó xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên chính sách cũng như nền công nghệ thông tin luôn thay đổi, vì vậy, khi phân tích không thể bỏ qua sai sót, kính mong quý giảng viên và bạn đọc có những đóng góp để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện:
Nhóm 5
NỘI DUNG
Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế xã hội, cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành Công nghệ thông tin Việt Nam cũng đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống thông tin Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Máy tính, các loại máy copy, máy in,... được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Mạng internet hầu như đã bao phủ khắp cả nước. Khả năng tiếp cận của người dân đối với mạng lưới công nghệ thông tin ngày càng cao. Và thực tế đã cho thấy sự phát triển chóng mặt của ngành Công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho việc nắm bắt và truyền đạt, quản lý thông tin một cách rõ ràng, nhanh chóng, khoảng cách giữa con người với con người, giữa các vùng miền dường như ngắn lại. Chính phủ nước ta cũng đang trên con đường chuyển mình để trở thành một chính phủ điện tử hiện đại trong tương lai, từ phương thức hoạt động truyền thống sang ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, công việc ngày càng giải quyết nhanh hơn.
Việc thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong mấy năm qua cũng đã thu được nhiều kết quả nhất định. Đó là việc huy động được các nguồn lực tài chính cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; là sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truyền đạt và lưu trữ thông tin; đặc biệt là đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ cải cách hành chính. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu.
Tuy nhiên, hoạt động của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn; các thiết bị hay phương tiện hỗ trợ tiếp cận thông tin hành chính chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người dân, đặc biệt đối với các vùng sâu và vùng xa. Ngoài nguyên nhân cơ bản là mức đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết bị chưa đảm bảo, còn mang nặng tính hình thức hay trình độ tham gia ứng dụng công nghệ thông tin của nhiều cán bộ chưa tốt, việc tập huấn hướng dẫn sử dụng chưa đầy đủ,... Có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về bản chất và nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu ứng dụng công nghệ thông tin đơn giản chỉ là sự thay đổi về hình thức hoạt động.
Việc nghiên cứu thực trạng và thay đổi quy trình làm việc cũng như ứng dụng công nghệ thông tin để nắm bắt, xử lý, truyền đạt và quản lý thông tin là đặc biệt cần thiết, nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong các vấn đề liên quan tới đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ
Từ khi giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó có vấn đề về thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó. Vẫn thường xẩy ra những trường hợp sau đây:
- Không nhận biết vấn đề đang phát sinh;
- Nhận biết vấn đề quá chậm;
- Hiểu sai vấn đề.
Trường hợp thứ nhất là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các trường hợp này, có lẽ, đã rõ và ai cũng biết.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách phản ứng của Nhà nước đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. "Làm luật phần nào đó cũng giống như bốc thuốc, phải hiểu đúng bệnh mới bốc đúng thuốc" (Vũ Mão - Tạp chí Cộng sản số 8-1995, tr.5-6)
Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có được một cơ chế và một hệ thống các tiêu chí tương đối phát triển và khoa học để nhận biết các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Hiện nay, chúng ta nhận biết các vấn đề chủ yếu thông qua các số liệu thống kê (bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu này), báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng mà bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của chúng, báo cáo giám sát thanh tra bộ thông tin và truyền thông, bộ tài chính, bộ nội vụ, và ý kiến cử tri, dư luận xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiếu nại và tố cáo của công dân, cũng như của phản ánh của người dân trong cải cách hành chính v.v... Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng các buổi thảo luận của các bộ, ban ngành tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của đất nước mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ nắm bắt thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin là diễn đàn quan trọng hàng đầu để nhận biết các vấn đề đang được đặt ra đối với chúng ta. Tuy nhiên, cách thảo luận hiện nay vẫn còn tương đối dàn trải. Có lẽ, cần thảo luận tập trung hơn để làm rõ các vấn đề của đất nước.
Sau khi đã làm rõ các vấn đề cũng cần có những công đoạn xử lý tiếp theo nữa mới biến được việc thảo luận của các bộ, ngành tại Hội trường thành một mắt xích liên hoàn trong quy trình ban hành các quyết định, chính sách của Nhà nước ta trong vấn đề thông tin và truyền thông, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Trong bước đầu tiên của công đoạn phân tích chính sách, khả năng phân biệt giữa hiện tượng và vấn đề là rất quan trọng. Trên thực tế, điều dễ thấy là các hiện tượng - các biểu hiện bề ngoài của vấn đề, chứ không phải vấn đề. Ví dụ, nhiều cơ quan nhà nước đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại nhưng lại bỏ phí không sử dụng được, nhiều thông tin không chính thống vẫn lan truyền một cách vô tội vạ, đó chỉ là hiện tượng của vấn đề còn cụ thể là chất lượng của đội ngũ quản lý, nhân viên cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ quan mới là vấn đề chính. Một ví dụ nữa là tôm, cá chết hàng loạt trên các sông, hồ chỉ là hiện tượng, còn ô nhiễm nước, có thể, mới là vấn đề. Tương tự, đầu tư trong nước rất thấp chỉ là hiện tượng. Vấn đề chính ở đây, theo chúng tôi, có thể, là vấn đề về lòng tin và chất lượng quản lý. Ngoài ra, cũng có thể còn có một số vấn đề khác như nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, nhân dân còn nghèo nên tiếp cận công nghệ thông tin còn kém, thị trường vốn không phát triển; kỹ năng đào tạo còn hạn chế;... Nếu giải pháp chúng ta đưa ra không nhằm vào việc giải quyết vấn đề nói trên, thì khó lòng thúc đẩy được sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng như việc ứng dụng nó vào thực tiễn.
Xây dựng một chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin hướng trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với đất nước nói chung và ngành thông tin và truyền thông nói riêng trong quá trình phát triển là cách làm thiết thực và hiệu quả.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sông có nhiều cách để hiểu và định nghĩa về thông tin, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Thông tin thực sự cần và luôn cần có được những thông tin chọn lọc để ứng dụng vào cuộc sống, nhất là việc ứng dụng vào quản lý nhà nước.
1. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin.
Thông tin là một vấn đề rất rộng của cuộc sống, vầ đây cũng là vấn đề thiết yếu cho các cơ quan tổ chức và cá nhân. Chúng ta có thể tiếp cận thông tin theo nhiều cách khác nhau, nhưng những thông tin đó có thực sự là thông tin tốt, có hiệu quả cho mình hay không? Hay thông tin đó có hại cho mình và cả đất nước. Ngày nay, việc lợi dụng thông tin để làm hại người khác thạm chí là chống phá lại nhà nước Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta. Chính vì thế, việc quản lý thông tin là rất cần thiết và trách nhiệm của nhà quản lý được đặt lên hàng đầu.
1.1. Khái niệm
Ø Thông tin là tất cả những gì có thể giúp con người hiểu được về đối tượng mà mình quan tâm.
Ø Quản lý thông tin là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể nắm giữ thông tin lên các thông tin mà mình có được nhằm đạt được các mục tiêu định trước.
1.2. Nội dung
1.2.1. Tại sao nhà quản lý phải có trách nhiệm quản lý thông tin?
Trước hết, thông tin là đối tượng lao động của cán bộ quản lý.
Bất kỳ nhà quản lý nào muốn làm một việc gì đó đều phải có thông tin, từ việc lập kế hoạch đến triển khai kế hoạch, Thông tin cho họ biết các sự việc đang diễn ra ở hiện tại, các vần đề đã diễn ra ở quá khứ và các hiện tượng có liên quan đến vần đề mà nhà quản lý suy nghĩ để từ đó nhà quản lý ráp mối chúng lại để tạo ra viễn cảnh tương lai.
Và để có được những hình dung đó, khi có được thông tin trong tay, nhà quản lý không thể để nguyên khối như vậy mà sử dụng được mà họ phải mổ xẻ, chia tách rồi phân tích các khía cạnh của chúng, xem thừ hay thiếu, có cần tìm kiếm thêm các thông tin nào khác nữa hay không,
Thông tin không đơn giản là cứ tiếp nhận là sử dụng được.
Từ đó, thông tin là cơ sở để nhà quản lý ban hành quyết định quản lý.
Những thông tin thu thập được, sau khi qua công đoạn xử lý, nó sẽ biến thành các bảng phân tích, kế hoạch, báo cáo hay chương trình, Nó là sự tổng hợp của nhiều nguồn thông tin, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, Nó giúp nhà quản lý hiểu rằng mình đang đứng ở vị trí nào, vai trò ra sau và sự tác động của mình đến nhiều đối tượng sẽ như thế nào,
Sự nắm bắt thông tin giúp nhà quản lý có thể ban hành những quyết định quản lý mà kết quả mang lại sẽ được như mong muốn. Diễn biến của các đối tượng liên quan khi ban hành quyết định như thế nào đã được nhà quản lý dự đoán sẵn nhờ những luồng thông tin cần thiết.
Đồng thời, thông tin là căn cứ để tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định quản lý.
Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro
1.2.2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với công tác quản lý thông tin như thế nào?
Các nhà quản lý thông tin ngày càng nhận ra rằng thông tin chính là một trong những tài sản quý giá và đắt tiền của nhà nước, từ đó họ có ý thức được sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn nữa cho việc tổ chức và quản lý thông tin trong tương lai. Hay nói cách khác, trách nhiệm của nhà quản lý đối với quản lý thông tin chính là làm thế nào để có thể cải tiến và quản lý thông tin có hiệu quả.
Thứ nhất, nắm được giá trị và chi phí đầu tư liên quan của thông tin như là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra các quyết định quản lý hỗ trợ các mục tiêu hoạt động. Để có được thông tin, tổ chức phải mất bao nhiêu chi phí và thông tin thu về có cần thiết hay không, giá trị của nó đem lại cho ta là bao nhiêu. Có những thông tin mà tổ chức phải mất rất nhiều công sức, tiền của, thời gian để lấy được nhưng khi đưa vào tổng quan chung các luồng thông tin hay ứng dụng thực tế thì hiệu quả đem lại rất thấp. Như vậy, nhà quản lý phải đưa ra được ác tiêu chuẩn cần thiết làm căn cứ khi muốn thu thập một thông tin nào đó, cũng như các phương pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí bỏ ra để tìm kiếm. Xác định được chính xác, đầy đủ đâu là thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý.
Thứ hai, lập kế hoạch cụ thể về vấn đề quản lý thông tin để cấp dưới biết cách xác định những mục tiêu cụ thể cũng như chủ động trong việc tìm kiếm. Thông tin nào là cần thiết có thể đáp ứng các mục tiêu hoạt động, thông tin đó đã có những tư liệu hiện có hay chưa, trong quy trình hoạt động có kiểm tra trước tiên xem thông tin đó đã có sẵn trong nội bộ hay từ bên ngoài, phải chi phí bao nhiêu để tạo ra, để thu thập, lưu trữ , phổ biến và sử dụng thông tin, Đồng thời, chính nhà quản lý phải dự đoán được những vấn đề có khả năng phát sinh trong tương lai để có định hướng cho nhân viên thu thập, xử lý thông tin, tránh tình trạng thụ động trong khâu chuẩn bị, khi có chuyện phát sinh ngoài kế hoạch hoạt động thì mới nghiên cứ tìm phương án tháo gỡ. Có thể áp dụng nhiều cách tổ chứ thu thập thông tin như tiếp cận cơ bản để nhận ra nhu cầu của thông tin, tiếp cận cơ bản trong việc xây dựng một kế hoạch chiến lược đối với nhà quản lý thông tin hay cách kết hợp việc lập kế hoạch thông tin chiến lược với việc lập kế hoạch chương trình, cách thức và phương pháp nhằm lợi dụng các hệ thống chung và kinh nghiệm của các tổ chức khác trong việc triển khai các hệ thống.
Thứ ba, không chỉ lập kế hoạch quản lý thông tin mà nhà quản lý còn phải nghĩ đến việc chia sẻ thông tin. Nhiều nhà quản lý vẫn có thói quen cho rằng thông tin mà mình nắm giữ là quan trọng, bí mật nên không chia sẻ cho nhiều người nhưng họ không nghĩ rằng nếu mình biết cách chia sẻ thì sẽ có thêm những thông tin mới và tốt hơn. Khi nhân viên thấy cấp trên tin tưởng nói cho mình biết nhiều thông tin, họ sẽ cố gắng tích cực hơn trong việc tìm kiếm thông tin mới để đáp ứng sự tin tưởng của nhà quản lý. Nhà quản lý cũng phải đảm bảo rằng các thông tin thích hợp có thể được truy cập dễ dàng đối với nhân viên của mình; cung cấp đầy đủ thông tin, các công cụ, các quy trình cho cá nhân riêng lẻ và các nhóm làm việc một cách riêng rẽ hay tập thể.
Đặc biệt, nhà quản lý còn phải chú ý công tác truyền tin giữa các bộ phận, cấp trên cấp dưới, với nhau như thế nào, có tốt hay không?, nếu có điểm nghẽn thì nó nằm ở khâu nào?, và độ nhiễu của các thông tin lưu hành trong nội bộ cơ quan cũng phải được quan tâm. Hay chính nhà quản lý cũng phải xem xet vấn đề truyền tin của mình xuống cho cấp dưới, đơn giản dễ hiểu hay phức tạp, nhân viên có thể hiểu để làm theo không?, Có như vậy thì mới tạo ra sự thống nhất cũng như chu chuyển nhanh chóng của các luồng thông tin trong nội bộ cơ quan.
Thứ tư, vấn đề lưu trữ cũng như vấn đề hủy bỏ thông tin như thế nào cũng cần được lưu ý. Đứng trên bình diện một người điều hành thì chính nhà quản lý phải xác lập được các tiêu chí cần thiết trong việc bảo quản, gìn giữ cũng như hủy bỏ thông tin. Thông tin nào lúc này chưa cần thiết cần phải lưu trữ lại, thông tin nào không còn dùng được nữa nên hủy bỏ, Việc xác lập các tiêu chí lưu trữ giúp tránh việc tùy tiện khi xử lý thông tin, đôi khi nhân viên luôn tự cho mình cái quyền muốn giữ cái gì thì giữ, muốn bỏ cái gì thì bỏ, khi cấp trên hỏi thì đổ lỗi cho vấn đề này vấn đề khác, Tùy mỗi thời điểm mà thông tin có giá trị khác nhau nên nhà quản lý phải có trách nhiệm tổ chức việc lưu trữ cho có hiệu quả.
Thứ năm, tổ chức việc sử dụng thông tin cho hiệu quả. Cụ thể phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: Đã kiểm tra sự thích hợp, tính chính xác và tính kịp thời của thông tin được sử dụng trong phạm vi của mình chưa? Có các cơ hội để thu lại các chi phí thu thập và xử lý thông tin không?. Phải biết cách đưa ra các quyết định chiến lược để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của quản lý.
Thứ sáu, thực hiện việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác quản lý thông tin. Việc kiểm tra đánh giá này không chỉ thực hiện đối với các nhân viên mà ngay chính nhà quản lý cũng phải thực hiện với chính mình nhằm xem xét mình đã tổ chức quản lý thông tin có hiệu quả chưa hay còn thiếu sót, cách thức quản lý đó có đem lại lợi nhuận, sự tăng trưởng phát triển của tổ chức hay không, nếu chưa đạt hiệu quả thì phải thay thế tìm phương thức mới.
1.2.3. Thực trạng vấn đề quản lý thông tin hiện nay? Sự thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền?
- Độ nhiễu, trễ của thông tin, việc minh bạch hóa thông tin trong chính nội bộ cơ quan vẫn còn nhiều phức tạp gây ra sự bị động trong công tác của cán bộ. Ví dụ: khi tình hình nguy cấp của một vấn đề nào đó, tuy nhiên lãnh đạo cơ quan vẫn không nhận dược thông tin hoặc thông tin bị truyền đạt sai lệch nên làm cho công việc không đi dúng hướng và gây tổn hại cho tổ chức.
- Bước đầu thu thập thông tin đã có sai xót, việc thu thập thông tin nhiều khi mang tính hình thức, đại trà, lấy một vài điểm làm khái quát cho cả một vấn đề. Ví dụ: khi điều tra dân số, có một số người chỉ gọi người dân kê khai mà không cần đế hộ dân để điều tra và xét lại làm cho nhiều kết quả bị sai lệch nghiêm trọng.
- Việc phân tích xử lý thông tin chưa đạt hiệu qua, một phần do năng lực của người làm còn thấp, một phần do kết quả phân tích còn phải chịu nhiều yếu tố tác động, liên quan đến nhi