Đề tài Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế

Ngày nay, hiện tượng xung đột pháp luật ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân như toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, lưu thông hàng hóa và hiện tượng di cư. Những nhân tố này tất yếu làm nảy sinh các vấn đề đặc thù trong pháp luật về thừa kế. Sự không trùng nhau giữa nơi người để lại di sản chết và nơi có tài sản, hoặc giữa nơi có tài sản và nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, là những yếu tố chính làm phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Người hoạt động thực tiễn về pháp luật sẽ gặp phải tình huống có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng được áp dụng. Đối với một vụ thừa kế, nếu như cơ quan tư pháp của hai hay nhiều nước được yêu cầu can thiệp trong việc kiểm tra di chúc, xác định phạm vi quyền của người thực hiện di chúc là người nước ngoài, v.v., thì chắc chắn sẽ có nhiều hệ thống pháp luật có thể được áp dụng. Bởi vì không chỉ các yếu tố làm căn cứ xác định thẩm quyền xét xử có thể khác nhau (nơi có tài sản, nơi cư trú của người để lại di sản, v.v.) mà các yếu tố được sử dụng để xác định luật áp dụng cũng khác nhau: quốc tịch của người để lại di sản, nơi cư trú của người để lại di sản, nơi có tài sản. Bên cạnh đó, các phương thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế cũng rất đa dạng: một số nước cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với một quan hệ thừa kế (luật nơi có tài sản đối với bất động sản; luật nơi cư trú hoặc luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch đối với động sản); một số nước khác lại chỉ cho phép áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất đối với quan hệ thừa kế, là luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của người để lại di sản. Hơn nữa, phạm vi các vấn đề chịu sự điều chỉnh của pháp luật được dẫn chiếu cũng khác nhau giữa các nước: ở các nước theo hệ thống common law, pháp luật được dẫn chiếu để điều chỉnh quan hệ thừa kế không được áp dụng đối với vấn đề quản lý hoặc chuyển giao tài sản sản thừa kế, vì các vấn đề này chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc. Ngoài ra, giữa các nước cũng còn nhiều khác biệt lớn về các chính sách pháp luật trong nước, nhất là chính sách liên quan đến việc bảo vệ những người có quan hệ họ hàng, huyết thống với người để lại di sản, hoặc liên quan đến một số tài sản. Trong trường hợp cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với cùng một quan hệ thừa kế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dự kiến và ý nguyện của người để lại di sản không được tôn trọng và từ đó nảy sinh sự bất bình đẳng (Phần I). Trên thực tế, giữa những người thừa kế thường có sự thỏa thuận để giải quyết những khó khăn lớn nảy sinh. Làm thế nào để tránh xảy ra tình trạng này? Giải pháp áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất cho quan hệ thừa kế sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình, nhất là khi hệ thống pháp luật đó là do người lập di chúc lựa chọn (Phần II). Dù sao, chúng cũng cần xem xét một số vấn đề thực tiễn liên quan đến di chúc có yếu tố nước ngoài (Phần III) và thu thập chứng cứ (Phần IV).

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Ngày nay, hiện tượng xung đột pháp luật ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân như toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, lưu thông hàng hóa và hiện tượng di cư... Những nhân tố này tất yếu làm nảy sinh các vấn đề đặc thù trong pháp luật về thừa kế. Sự không trùng nhau giữa nơi người để lại di sản chết và nơi có tài sản, hoặc giữa nơi có tài sản và nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, là những yếu tố chính làm phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Người hoạt động thực tiễn về pháp luật sẽ gặp phải tình huống có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng được áp dụng. Đối với một vụ thừa kế, nếu như cơ quan tư pháp của hai hay nhiều nước được yêu cầu can thiệp trong việc kiểm tra di chúc, xác định phạm vi quyền của người thực hiện di chúc là người nước ngoài, v.v., thì chắc chắn sẽ có nhiều hệ thống pháp luật có thể được áp dụng. Bởi vì không chỉ các yếu tố làm căn cứ xác định thẩm quyền xét xử có thể khác nhau (nơi có tài sản, nơi cư trú của người để lại di sản, v.v.) mà các yếu tố được sử dụng để xác định luật áp dụng cũng khác nhau: quốc tịch của người để lại di sản, nơi cư trú của người để lại di sản, nơi có tài sản. Bên cạnh đó, các phương thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế cũng rất đa dạng: một số nước cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với một quan hệ thừa kế (luật nơi có tài sản đối với bất động sản; luật nơi cư trú hoặc luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch đối với động sản); một số nước khác lại chỉ cho phép áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất đối với quan hệ thừa kế, là luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của người để lại di sản. Hơn nữa, phạm vi các vấn đề chịu sự điều chỉnh của pháp luật được dẫn chiếu cũng khác nhau giữa các nước: ở các nước theo hệ thống common law, pháp luật được dẫn chiếu để điều chỉnh quan hệ thừa kế không được áp dụng đối với vấn đề quản lý hoặc chuyển giao tài sản sản thừa kế, vì các vấn đề này chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc. Ngoài ra, giữa các nước cũng còn nhiều khác biệt lớn về các chính sách pháp luật trong nước, nhất là chính sách liên quan đến việc bảo vệ những người có quan hệ họ hàng, huyết thống với người để lại di sản, hoặc liên quan đến một số tài sản. Trong trường hợp cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với cùng một quan hệ thừa kế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dự kiến và ý nguyện của người để lại di sản không được tôn trọng và từ đó nảy sinh sự bất bình đẳng (Phần I). Trên thực tế, giữa những người thừa kế thường có sự thỏa thuận để giải quyết những khó khăn lớn nảy sinh. Làm thế nào để tránh xảy ra tình trạng này? Giải pháp áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất cho quan hệ thừa kế sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình, nhất là khi hệ thống pháp luật đó là do người lập di chúc lựa chọn (Phần II). Dù sao, chúng cũng cần xem xét một số vấn đề thực tiễn liên quan đến di chúc có yếu tố nước ngoài (Phần III) và thu thập chứng cứ (Phần IV). I. ÁP DỤNG NHIỀU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MỘT QUAN HỆ THỪA KẾ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN A. LÝ DO ÁP DỤNG NHIỀU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QUAN HỆ THỪA KẾ Trong nội luật của các quốc gia có hai quan điểm chính về thừa kế. Theo quan điểm thứ nhất, quan hệ thừa kế là quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người thừa kế. Do đó, các quy phạm pháp luật tập trung vào yếu tố nhân thân của người để lại di sản và di sản được coi như một khối tài sản. Quan điểm thừa kế mang tính nhân thân này được thể hiện trong tư pháp quốc tế bằng việc áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất đối với quan hệ thừa kế. Quan điểm thứ hai, chủ yếu ở các nước theo hệ thống common law, thì có cách tiếp cận mang tính thực tiễn hơn, theo đó thừa kế là một phương thức chuyển giao tài sản. Theo quan điểm này, các quy phạm pháp luật tập trung vào các hành vi lần lượt tác động đến mỗi tài sản, xảy ra suốt trong quá trình chuyển giao tài sản đó. Trong tư pháp quốc tế, quan điểm thừa kế mang tính tài sản được thể hiện bằng việc áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với một quan hệ thừa kế (cơ chế chia nhỏ quan hệ thừa kế), bởi lẽ người ta cố gắng tuân theo nguyên tắc áp dụng luật nơi có tài sản vì đó là pháp luật điều chỉnh thực sự mỗi loại tài sản. Thực ra, trong số các cách tiếp cận trên, không có cách tiếp cận nào phát triển một cách triệt để. Chẳng hạn như ở các nước theo quan điểm áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất, người ta vẫn chấp nhận trường hợp ngoại lệ nếu tài sản thừa kế là bất động sản, bởi vì phải căn cứ trên cơ sở thực tiễn và hơn nữa, luật nơi có tài sản vẫn có quyền kiểm soát tài sản đó. Điều 833a Bộ luật Dân sự Việt Nam (sửa đổi) thể hiện rất rõ xu hướng này. Thực vậy, khoản 1 Điều này quy định quyền thừa kế (ngầm hiểu là thừa kế động sản) chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước có người để lại di sản là công dân; trong khi theo quy định tại khoản 3 Điều này, "quyền thừa kế đối với bất động sản (giả định rằng việc chuyển dịch tài sản cũng áp dụng cơ chế như vậy) phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản. Tương tự như vậy, nhìn chung các nước cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với một quan hệ thừa kế cũng không đi đến mức chấp nhận áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản đối với thừa kế động sản, do cách tiếp cận này thường dẫn đến những rắc rối nghiêm trọng (trường hợp xung đột pháp luật động, v.v.); các nước này cho rằng động sản nằm ở nơi cư trú của người để lại di sản hoặc coi vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước có người để lại di sản là công dân nhằm đi đến thống nhất một phần luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế. B. NHỮNG KHÓ KHĂN DO VIỆC ÁP DỤNG NHIỀU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Khi cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để điều chỉnh quan hệ thừa kế cũng có nghĩa là có bao nhiêu khối tài sản thừa kế độc lập với nhau và chịu sự điều chỉnh của các hệ thống pháp luật khác nhau thì cũng có bấy nhiêu quan hệ thừa kế khác nhau. Giải pháp này sẽ không có vấn đề gì nếu tất cả tài sản thừa kế đều nằm ở một nước, nhưng nếu trong trường hợp ngược lại, tức là trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, thì sẽ phát sinh nhiều hệ quả mà người để lại di sản không dự kiến trước và đôi khi không công bằng đối với những người thừa kế hoặc người có quyền thừa kế. Sau đây là một vài ví dụ minh họa. 1. Bảo vệ quá chặt chẽ hoặc không có biện pháp bảo vệ Một người tên là John qua đời và có nơi cư trú cuối cùng ở Manitoba (Canađa). Người này để lại di sản bao gồm: các động sản và bất động sản ở Manitoba trị giá 150.000$ và một bất động sản ở California trị giá 50.000$. Giả sử pháp luật bang California quy định rằng trong trường hợp người chồng (hoặc vợ) qua đời thì người vợ (hoặc chồng) còn sống có quyền hưởng phần tài sản thừa kế bắt buộc theo quy định pháp luật là 75.000$ cùng với 50% trị giá phần di sản còn lại. Nhưng theo quy định của pháp luật bang Manitoba, người vợ (hoặc chồng) còn sống có quyền hưởng phần tài sản thừa kế bắt buộc là 50.000$ và 50% trị giá phần di sản còn lại. Nếu áp dụng chặt chẽ quy phạm xung đột cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với cùng một vụ thừa kế, thì trong trường hợp trên, với di sản thừa kế có tổng trị giá 200.000$, người vợ sẽ được nhận 150.000$, trong đó: 50.000$ là phần tài sản thừa kế bắt buộc tính trên tài sản nằm ở Manitoba, 50.000$ là tương ứng với 50% trị giá phần tài sản còn lại ở Manitoba (do pháp luật bang Manitoba được áp dụng đối với thừa kế động sản ở Manitoba với tư cách là luật nơi cư trú của người để lại di sản, và đối với thừa kế bất động sản ở Manitoba với tư cách là luật nơi có tài sản), và 50.000$ là phần thừa kế bắt buộc tính trên bất động sản ở California (do pháp luật bang California được áp dụng để điều chỉnh thừa kế bất động sản ở bang này với tư cách là luật nơi có tài sản). Có nghĩa là người vợ sẽ được nhận 3/4 trị giá di sản thừa kế, còn các con chỉ được nhận 1/4 còn lại. Như vậy, nếu áp dụng cả hai hệ thống pháp luật này thì quyền lợi người thừa kế này được bảo vệ quá chặt chẽ trong khi quyền lợi của người thừa kế kia lại không được bảo vệ. Tình trạng bảo vệ quá chặt hoặc không bảo vệ quyền thừa kế của người vợ hoặc chồng còn sống cũng có thể xuất phát từ sự khác nhau trong quy định giữa các luật được áp dụng đối với quan hệ thừa kế và các yếu tố tài chính khác liên quan như chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Ví dụ, giả sử luật của 2 nước A và B cùng được áp dụng đối với quan hệ thừa kế: pháp luật nước A không quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc theo luật định, mà bảo vệ quyền thừa kế của người vợ hoặc chồng còn sống thông qua chế độ cộng đồng tài sản; trong khi đó, pháp luật nước B lại có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc dành cho người vợ hoặc chồng còn sống và áp dụng chế độ tách riêng tài sản. Áp dụng thống nhất một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế, chế độ tài sản và các quan hệ tài chính khác giữa vợ và chồng (hợp đồng ủy thác – trust, hợp đồng bảo hiểm, v.v.) là một việc nên làm và có thể làm được nếu vợ và chồng được phép lựa chọn luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế (luật đó sẽ trùng với luật áp dụng đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng). 2. Phần tài sản thừa kế bắt buộc Quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc theo luật nơi người để lại di sản cư trú (hoặc luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch), chẳng hạn, 2/3 theo pháp luật Việt Nam, sẽ được áp dụng đối với thừa kế động sản nhưng không được áp dụng đối với bất động sản ở Québec, bởi vì thừa kế bất động sản ở Québec sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Québec là luật nơi có tài sản, mà luật Québec không có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc. Hơn nữa, tỷ lệ tài sản thừa kế bắt buộc theo pháp luật Pháp được áp dụng đối với bất động sản ở Pháp (giả thiết là 1/3) sẽ khác với tỷ lệ tài sản thừa kế bắt buộc được áp dụng đối với bất động sản ở Việt Nam (2/3); trong khi đó, bất động sản ở Québec không phải chịu sự điều chỉnh của bất kỳ quy định nào về phần tài sản thừa kế bắt buộc. Thực tế này có thể dẫn đến một tình huống bất bình đẳng và không được dự kiến trước, nếu như người lập di chúc tưởng rằng mọi bất động sản của mình sẽ đều chịu cùng một tỷ lệ và do đó, đã sắp xếp ưu tiên để bù đắp cho một người thừa kế nào đó. Nếu chúng ta tính giá trị của phần tài sản thừa kế bắt buộc (2/3) không chỉ trên cơ sở các bất động sản chịu sự điều chỉnh của luật nơi có tài sản và có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc (bất động sản ở Việt Nam), mà còn trên cơ sở các bất động sản khác, thì về nguyên tắc chúng ta sẽ vi phạm quy phạm xung đột về thừa kế bất động sản. 3. Quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản Trong trường hợp cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với quan hệ thừa kế, người thừa kế sẽ có thể từ chối nhận di sản là động sản ở nước này (giả sử việc nhận di sản này không có lợi cho họ), nhưng đồng ý nhận di sản là bất động sản nằm ở một nước khác. Bằng cách đó, người thừa kế sẽ thu lợi nhiều nhất từ việc thừa kế tài sản nằm ở 2 nước này, nhưng giải pháp này không phải lúc nào cũng công bằng đối với những người có quyền đối với di sản thừa kế. Dù sao, người thừa kế cũng sẽ chú ý sao cho hành vi của mình liên quan đến một khối tài sản thừa kế không bị coi là việc ngầm đồng ý hoặc từ chối nhận thừa kế liên quan đến các khối tài sản khác, và sẽ phải tuân thủ các quy định của luật áp dụng đối với mỗi khối tài sản đó về thể thức đồng ý hoặc từ chối nhận di sản (thời hạn, v.v.). 4. Thu hồi phần di sản đã tặng cho Trường hợp một người khi còn sống đã tặng cho con trai A của mình một bất động sản nằm ở nước X (Italia), đồng thời tặng cho con trai B một bất động sản nằm ở nước Y (Québec), thì đến khi người đó qua đời và vấn đề thừa kế được đưa ra Tòa án Québec giải quyết, người con trai A sẽ phải giao hoàn giá trị tài sản mình được tặng cho vào khối di sản chịu sự điều chỉnh của luật nước X (Italia), nhưng người con trai B sẽ không phải giao hoàn giá trị tài sản mình được tặng cho vào khối di sản X, vì tài sản tặng cho này không chịu sự điều chỉnh của luật nước X, đồng thời B cũng không nhất thiết phải giao hoàn tài sản mình được tặng cho vào khối di sản chịu sự điều chỉnh của luật nước Y (luật Québec). Kết quả sẽ là một tình trạng bất bình đẳng, trừ phi người cho tặng đã dự kiến trước như vậy. 5. Thanh toán tài sản nợ Nếu trong tư pháp quốc tế, chúng ta cũng coi những vấn đề như xác định người có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ do người để lại di sản để lại, phạm vi nghĩa vụ đối với các khoản nợ đó và phân chia nợ giữa những người có nghĩa vụ thanh toán, là những vấn đề của thừa kế giống như trong pháp luật dân sự trong nước, thì việc áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối có thể sẽ dẫn đến bế tắc. Như vậy, cần áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất, tức là một phương pháp tính duy nhất, đối với vấn đề phân chia nợ giữa những người thừa kế. 6. Xung đột về quyền quản lý di sản Ở các nước theo hệ thống common law, quản lý di sản là một thủ tục tư pháp theo đó Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật nước mình để chỉ định một người quản lý di sản: người quản lý di sản có quy chế là người được ủy thác di sản (trustee), có nghĩa là được chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế. Ngược lại, ở các nước theo hệ thống dân luật và cũng có thể ở Việt Nam, việc quản lý di sản đương nhiên được giao cho những người thừa kế hoặc người được chỉ định trong di chúc, do đó, những người thừa kế hoặc người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc là những người có quyền quản lý di sản. Xung đột về quyền quản lý di sản có thể nảy sinh trong trường hợp một công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam nhưng chết ở Québec, để lại di sản bao gồm các động sản ở Québec, New York và Việt Nam. Đối với các tài sản ở Québec, luật của Việt Nam được áp dụng với lý do đó là luật nơi cư trú của người để lại di sản và Québec không chấp nhận việc dẫn chiếu ngược; vì vậy, theo luật Việt Nam, những người thừa kế sẽ có quyền quản lý di sản. Đối với các tài sản ở Québec và ở Việt Nam thì không có vấn đề gì, nhưng liên quan đến tài sản thừa kế nằm ở New York thì xung đột có thể nảy sinh giữa những người thừa kế với người quản lý di sản được Tòa án chỉ định ở New York theo pháp luật tố tụng của New York. C. GIẢI PHÁP 1. Dẫn chiếu ngược Chính trong lĩnh vực thừa kế đã xuất hiện án lệ chấp nhận cơ chế dẫn chiếu (chủ yếu là dẫn chiếu cấp độ 1, tức là dẫn chiếu từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc). Cơ chế này đã được pháp luật Việt Nam chấp nhận tại Điều 827 BLDS Việt Nam. Trong một số trường hợp, cơ chế dẫn chiếu sẽ cho phép áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất đối với quan hệ thừa kế. Ví dụ trong trường hợp luật nơi cư trú của người để lại di sản được áp dụng đối với thừa kế động sản là luật của Đức, còn luật áp dụng đối với thừa kế bất động sản là luật của Việt Nam: nếu Tòa án phát hiện ra rằng trên thực tế, luật của Đức dẫn chiếu trở lại luật của Việt Nam (chẳng hạn theo hệ thuộc luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch), thì luật của Việt Nam sẽ có thể được áp dụng chung cho toàn bộ quan hệ thừa kế. Nhưng đây chỉ là giải pháp nhất thời và chưa đủ. Người lập di chúc vẫn không dự kiến trước được luật áp dụng, bởi vì nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố ngẫu nhiên. Giải pháp này cũng khó sử dụng đối với những người hoạt động thực tiễn về pháp luật và Tòa án thụ lý vụ việc, vì họ buộc phải hiểu biết rõ các quy phạm xung đột của pháp luật nước ngoài và buộc phải tuân theo quy định của pháp luật nước mình cho phép dẫn chiếu ngược. Ví dụ, theo quy định của pháp luật Québec, về nguyên tắc, việc dẫn chiếu ngược bị cấm tại Điều 3080 BLDS Québec, nhưng trong trường hợp đặc biệt, nếu căn cứ theo Điều 3082 BLDS Québec thì Tòa án Québec vẫn có thể phải chấp nhận dẫn chiếu ngược. 2. Trích khấu tài sản bắt buộc Nhằm tránh những giải pháp giải quyết thừa kế không công bằng, bên cạnh việc viện dẫn trật tự công, một số nước còn cho phép áp dụng cơ chế trích khấu tài sản bắt buộc. Ví dụ, Điều 2 Luật ngày 14/7/1819 của Pháp quy định: "Trong trường hợp phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế là công dân Pháp với người đồng thừa kế là công dân nước ngoài, người đồng thừa kế là công dân Pháp được quyền trích khấu một phần tài sản nằm tại Pháp theo giá trị tương đương với phần tài sản nằm ở nước ngoài mà họ không được hưởng theo quy định của pháp luật và tập quán nước đó vì bất kỳ lý do gì." Xin lấy ví dụ như sau: một người Canađa cư trú ở Québec lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho người vợ mang quốc tịch Canađa mà không cho người con trai mang quốc tịch Pháp hưởng di sản. Tổng giá trị di sản để lại là 200.000$ nhưng số động sản của người này nằm ở Pháp trị giá 100.000$. Pháp luật Québec sẽ tôn trọng di chúc của người để lại di sản và sẽ giao toàn bộ phần di sản ở Québec cho người vợ, bởi vì trong pháp luật Québec không có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc, áp dụng đối với thừa kế động sản (trong điều kiện người để lại di sản không lựa chọn luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế). Tuy nhiên, đối với những động sản ở Pháp, người con trai có thể viện dẫn quyền trích khấu tài sản bắt buộc mà Luật năm 1819 dành cho mình và bởi vì pháp luật Pháp có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc, nên người con trai sẽ có thể được hưởng toàn bộ phần di sản ở Pháp trị giá 100.000$. Giải pháp trên góp phần lập lại sự công bằng nhất định giữa những người thừa kế. Nhưng quan điểm phản đối thì cho rằng giải pháp này mang tính phân biệt đối xử và không tôn trọng ý chí của người để lại di sản (mà đây lại chính là mục đích của các quy định trong lĩnh vực này). Hơn nữa, nó có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa. Chẳng hạn như trong các vụ việc khác, nếu có thể, người ta sẽ làm thế nào đó để người vợ nhận được phần thừa kế có trị giá lớn hơn trên các tài sản nằm ở Québec. Điều 3100 BLDS Québec cũng quy định: "Trong trường hợp không thể áp dụng pháp luật được dẫn chiếu để điều chỉnh quan hệ thừa kế đối với phần di sản nằm ở nước ngoài, có thể tiến hành điều chỉnh đối với các tài sản nằm ở Québec, thông qua các biện pháp chủ yếu như chia lại các suất thừa kế, phân chia lại các khoản nợ hoặc trích khấu bắt buộc trong khuôn khổ việc chia bổ sung." Như vậy, giải pháp hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện nay là áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất đối với quan hệ thừa kế và có thể cho phép người để lại di sản lựa chọn luật áp dụng. II. ÁP DỤNG MỘT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỐNG NHẤT ĐỐI VỚI QUAN HỆ THỪA KẾ GIẢI PHÁP VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH TỪ VIỆC CHO PHÉP NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN LỰA CHỌN LUẬT ÁP DỤNG Trong phần trước, chúng ta đã xem xét phân tích một số khó khăn nảy sinh trực tiếp từ việc áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với cùng một quan hệ thừa kế, từ đó dẫn đến những giải pháp không thể dự kiến trước, có thể gây bất bình đẳng giữa những người thừa kế (quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc không được áp dụng đối với toàn bộ di sản, tập trung nhiều ưu tiên cho một người thừa kế, xung đột về quyền quản lý di sản, thu hồi một cách không công bằng phần di sản đã tặng cho, v.v.). Ngoài ra còn có một số khó khăn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật được áp dụng đối với quan hệ tài sản giữa vợ và chồng (tập trung nhiều ưu tiên cho một người thừa kế, quy định khác nhau giữa luật áp dụng đối với quan hệ ủy thác - trust - và quan hệ thừa kế, v.v.). Để khắc phục các vấn đề trên, hiện nay có hai xu hướng: 1. Chỉ cho phép áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất đối với quan hệ thừa kế; 2. Cho phép người để lại di sản được lựa chọn luật áp dụng đối với vấn đề thừa kế của mình. Tuy nhiên, hai xu hướng này lại gặp phải hai hạn chế khác. Thứ nhất, việc áp dụng thống nhất một hệ thống pháp luật đối với quan hệ thừa kế cũng không thể loại trừ được hoàn toàn hệ thuộc luật nơi có bất động sản (mặc dù luật nơi có bất động sản không thể trở thành luật áp dụng đ
Luận văn liên quan