Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo qui định của pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là: Ai sẽ được hưởng di sản của người chết để lại? Hưởng như thế nào? Hưởng bao nhiêu? Những điều này hoàn toàn do pháp luật quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào? Chúng ta cần đi xem xét vấn đề về “Diện và hàng thừa kế - lý luận và thực tiễn”.
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo qui định của pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là: Ai sẽ được hưởng di sản của người chết để lại? Hưởng như thế nào? Hưởng bao nhiêu? Những điều này hoàn toàn do pháp luật quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào? Chúng ta cần đi xem xét vấn đề về “Diện và hàng thừa kế - lý luận và thực tiễn”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Quy định chung
Khái niệm thừa kế
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế là một quan hệ xã hội xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội loài người. Cũng chính từ thời kỳ sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như một yếu tố khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, giữa chúng có mối quan hệ dàng buộc, qua lại với nhau. Nghiên cứu về thừa kế, Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.
Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể của quan hệ thừa kế tham gia vào việc nhận di sản thừa kế. Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế có thể là cá nhân, hoặc cơ quan nhà nước hay bất cứ một chủ thể nào khác được người có tài sản chỉ định hưởng theo di chúc.
Thừa kế là một thực tế xã hội được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống (bao gồm cá nhân, tổ chức), nó có gắn chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng dòng họ…, vì thế trong bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng có sự tác động của quy tắc xã hội. Quy tắc đó được biểu hiện ở yếu tố phong tục, tập quán và cao hơn nữa là quy phạm pháp luật.
Theo quy định của pháp luật quyền thừa kế của cá nhân (theo Điều 631 – BLDS 2005): “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Như vậy thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay theo pháp luật (riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện theo hai căn cứ: nếu căn cứ theo ý chí, nguyện vọng của người chết thì được gọi là thừa kế theo di chúc; nếu căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa kế theo pháp luật.
Khái niệm quyền thừa kế
Trong khoa học pháp lý quyền thừa kế được hiểu dưới hai ý nghĩa là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Quyền thừa kế được hiểu theo nghĩa rộng là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di sản thừa kế và quyền khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền thừ kế của chính mình và phủ định quyền thừa kế của người khác. Như vậy, quyền thừa kế chỉ có được trong một xã hội có tư hữu, có nhà nước và pháp luật.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền dân sự cụ thể của người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế có quyền nhận, quyền từ chối, quyền hương di sản, quyền khởi kiện hay không khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền hưởng di sản của mình trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Ngoài hai cách hiểu trên, quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ giữa những người hưởng di sản với nhau và giữa những người thừa kế với người không có quyền hưởng di sản. Quan hệ thừa kế là một qua hệ pháp luật về di sản.Quan hệ này là hệ quả của quan hệ sở hữu và đồng thời cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu của người nhận di sản. Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ về tài sản khác của cac chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế. Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì cũng củng cố được mắt xích quan trọng trong chuỗi các quan tài sản khác mà hàng và diện thừa kế theo pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong qua hệ đó.
Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, do vậy nó chứa đựng những yếu tố, tính chất, đặc điểm của một chế định pháp luật. Chế định thừa kế bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ trong việc để lại tài sản sau khi họ chết cho những người còn sống có quyền hưởng thừa kế theo hình thức nhất định (theo di chúc hoặc theo pháp luật). Quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu tài sản của cá nhân, vì vậy điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Các hình thức dịch chuyển di sản của một người đã chết cho những người còn sồng theo di chúc hoặc theo pháp luật là những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người thừa kế hợp pháp.
Các nguyên tắc cơ bản của thừa kế
– Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế:
Pháp luật thừa kế luôn tôn trọng ý chí của những người tham gia trong quan hệ thừa kế. Nếu như người để lại di sản mà có để lại di chúc thì việc phân chia di sản theo di chúc bao giờ cũng được ưu tiên giải quyết trước, phần tài sản chia cho những người thừa kế cũng tùy thuộc vào di chúc mà người chết để lại. Đó chính là sự tôn trọng ý chí của người để lại di sản. Và ngược lại, những người thừa kế có quyền đồng ý nhận toàn bộ di sản được thừa hưởng hoặc chỉ nhận một phần hoặc khước từ việc thừa hưởng di sản từ người chết đó là sự tôn trọng ý chí của người thừa kế.
– Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế:
Theo Điều 632 – BLDS 2005: “Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo điều luật này thì mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản theo di chúc tức là bất kì cá nhân nào cũng được phép nhận tài sản theo ý chí của người chết. Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là tất cá những người thừa kế theo qui định của pháp luật đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau.
– Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế:
Điều 635 – BLDS 2005 đã qui định: “ Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế...” Với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di sản đương nhiên phải là người còn sống. Việc dịch chuyển di sản từ người chết này sang người chết khác là không thực hiện được. Tiếp đó là việc người còn sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế. Có thể người thừa kế đã chết nhưng khi mở thừa kế thì ông ta còn sống hoặc đã chết hay mất tích nhưng chưa bị tuyên bố là đã chết hoặc ngày tuyên bố nguời đó chết là sau ngày mở thừa kế, khi đó ông ta việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện và nó sẽ được tính vào tài sản của người đó.
Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là đã mất tích hoặc chết nhưng sau đó người đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
– Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Quyền luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Do đó những người thừa kế có quyền thừa hưởng di sản để lại từ người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di sản họ được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy theo ý chí của người chết. Đồng thời họ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo Điều 637 – BLDS 2005, nghĩa vụ tài sản họ phải thực hiện sẽ tùy theo phần mà họ được hưởng. Nếu người thừa kế khước từ hoặc không được nhận phần di sản để lại của người chết thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết.
Thừa kế theo pháp luật
Theo điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hang thừa kế do pháp luật quy định”. Thừa kế theo pháp luật vừa đảo bảo quyền đương nhiên của người có tài sản để lại của họ khi chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài sản để lại. Như vậy hình thức thừa kế theo pháp luật là hình thừc thừa kế truyền thống được bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết thống gia đình – nền tảng của mọi xã hội.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Theo quy định tại điều 675 BLDS, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thùa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản;
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt theo di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có lien quan đến người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
Diện thừa kế
Khi người để lại di sản không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc khi những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc…thì di sản được phân chia theo pháp luật. Như vậy việc thừa kế tài sản gặp một trong những trường hợp nói trên sẽ phát sinh thừa kế theo pháp luật, nghĩa là di sản sẽ được chuyển dịch cho các người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khái niệm diện thừa kế theo pháp luật chỉ được nghiên cứu dưới góc độ học thuật mà không quy định trong bộ luật dân sự bởi vì nó chỉ là sự suy đoán ý chí người để lại di sản của các nhà làm luật. Do vậy, diện những người thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể có quyền được hưởng di sản của những người đẫ chết theo quy định của pháp luật thừa kế.
Căn cứ vào mối quan hệ của người đã chết với người còn sống mà những nhà làm luật đã đưa ra một phạm vi những người có thể có quyền được hưởng di sản của người đã chết. Theo tục lệ cũng như trong pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, người ta luôn căn cứ vào mối quan hệ họ hàng xa hay gần hoặc mối quan hệ thân thuộc gần gũi giữa người quá cố và người còn sống để quy định những người được hưởng di sản thừa kế của người đã chết. Pháp luật nước ta quy định những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật chỉ phạm vi những người có một trong ba mối quan hệ với người chết:
– Quan hệ hôn nhân
– Quan hệ huyết thống
– Quan hệ nuôi dưỡng
Nhưng trong số những người có một trong ba mối quan hệ trên với người quá cố, không phải ai cũng được hưởng di sản thừa kế mà chỉ một số người nhất định có thể được hưởng di sản thôi. Việc những người thừa kế có được hưởng di sản hay không còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của hàng thừa kế.
Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế trước và thừa kế toàn bộ di sản. Như vậy những người thuộc hàng thừa kế sẽ không được hưởng di sản mặc dù họ thuộc diện những người thừa kế theo pháp luật. Họ chỉ có thể được hưởng di sản nếu như không còn thừa kế ở những hàng trước hoặc những người thừa kế đó không nhận. Vì vậy chúng ta gọi diện những người thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa kế.
Việc pháp luật lựa chọn và sắp xếp ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật được căn cứ vào các mối quan hệ trong xã hội có tính chất thân thuộc gần gũi nhất đối với người quá cố, mà dựa vào đó pháp luật xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật đó là:
Quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi kết hôn, ý chí tự do, tự nguyện trong kết hôn, tự do thoả thuận, không có áp đặt ý của một bên đối với bên kia trong kết hôn, không vi phạm quan hệ huyết thống, không vi phạm chế độ một vợ một chồng và không vi phạm các điều cấm của pháp lluật trong kết hôn. Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ, chồng được xác lập thông qua việc kế hôn. Kết hôn là sự kiên pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ - chồng, các quyền này được pháp luật bảo vệ, trong đó các quyền thừa kế tài sản giữa vợ - chồng khi một bên chết trước theo điều 17 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 1986. Theo điều 17: “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ - chồng thì chia đôi, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Trong trường hợp người quá cố không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc vì lý do nào đó mà di sản được phân chia theo pháp luật thì người chồng hay người vợ còn sống sẽ là người thừa kế hàng thứ nhất của người quá cố.
Việc pháp luật quy định như vậy là hết sức hợp trình hợp lý vì sự kiện kết hôn không chỉ gắn bó tình cảm vật chất mà còn làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ chồng. Về tình cảm có thể nói vợ chồng có mối quan hệ gần gũi, gắn bó, mật thiết nhất. Mặt khác khi kết hôn hai người dã tự nguyện cùng dóng góp xây dựng khối tài sản chung của gia đình, duy trì và phát triển khối tài sản chung đó và cùng nhau hưởng thụ khối tài sản mà họ đã tạo ra sau khi kết hôn.
Pháp luật quy định vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho vợ - chồng, duy trì và gắn bó tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ chồng, mặt khác tạo ra sự thông nhất trong hệ thống pháp luật, ổn định cho các mối quan hệ hôn nhân gia đình và thừa kế.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ hôn nhân một vợ nhiều chồng hoặc một chồng nhiều vợ trong trường hợp: Ở miền Bắc những người có nhiều vợ trước ngày ban hành luật hôn nhân và gia đình trước ngày 13/1/1960, còn ở miền Nam có nhiều vợ trước ngày 25/3/1977 thì không đặt vấn đề vi phạm luật. Do vậy quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/1/1960 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn tồn tại và coi là không trái pháp luật. Theo quy định trên, khi chồng chết các vợ được thừa kế của chồng hoặc khi vợ chết thì chồng được thừa kế của các vợ.
Quan hệ huyết thống
Pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống đối với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Việc xác định cha, mẹ là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi con người và là danh dự, uy tín của mỗi người trong xã hội.
Trong thực tiễn hoạt động của toà án, việc đương sự xin xác định cha cho con ngoài giá thú là loại vụ việc phức tạp, giải quyết các loại khiếu kiện này thường phải dựa trên căn cứ sau:
– Chứng cứ về mối quan hệ giữa những người được nghi vấn là cha mẹ của đứa trẻ trong mối liên hệ về mặt thời gian khi đứa trẻ thành thai và những người được nghi vấn là cha, mẹ đứa trẻ trong thời gian đứa trẻ được sinh ra.
– Những chứng cứ về xử sự của người được nghi vấn là cha, mẹ của đứa trẻ với chính đứa trẻ đó. Xác định huyết thống giữa cha mẹ và các con là một việc quan trọng. Mục đích xác định quan hệ huyết thống nhằm bảo vệ những quyền lợi tài sản và nhân thân cho các cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan điểm mỗi người sinh ra đều phải có cha, mẹ là cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt, là căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia đình và xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác định trách nhiệm của họ đối với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác.
Quan hệ nuôi dưỡng
Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau giữa những người thân thuộc theo quy đinh của pháp luật.
Điều 20 luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các điều 50, điều 56 đến điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng theo nguyên tắc:
– Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động nuôi sống mình.
– Con có nghĩa vụ kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.
Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự. Hay quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ngoại và các cháu nội, ngoại.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Trong thực tế cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con theo điều 679 BLDS họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, của chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế, con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi theo pháp luật quy định ở điều 18 và điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định trên ba mối quan hệ như đã trình bầy ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống có tính độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có xác định diện những người thừa kế theo pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế.
Hàng thừa kế
Như chúng ta đã biết, di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích của những người đó. Tuy nhiên, trong số những người thân đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng dược hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thừa kế theo pháp luật theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm được gọi là hàng thừa kế theo pháp luật.
Vậy: “Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại”.
Đã có rất nhiều văn bản quy định