Ở tất cả các quốc gia nói chung, ngành giao thông vận tải được xem là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động an toàn hiệu quả của ngành này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành khác và mức độ hiện đại hóa của các phương tiện giao thông vận tải thể hiện sự trình độ phát triển và văn minh của một đất nước.
Ngày nay khi nhu cầu đi lại, trao đổi mua bán hàng hóa, thông thương giữa các vùng miền, các nước ngày càng cao thì các phương tiện sử dụng trong ngành Giao thông vận tải ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và hiện đại hóa về mặt chất lượng, đặc biệt với các phương tiện giao thông đường bộ. Song một thực tế cho thấy khi các phương tiện giao thông đường bộ gia tăng kéo theo số vụ tai nạn giao thông xảy ra với quy mô và mức độ thiệt hại ngày càng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về người cũng như tài sản của người tham gia giao thông.
Trong những nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn về mặt tài chính trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ, và thực tế triển khai nghiệp vụ đã minh chứng vai trò tích cực của nhà bảo hiểm đó là nhà tài trợ, chia xẻ rủi ro đối với chủ xe, lái xe mỗi khi xe lưu hành gây thiệt hại.
96 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolime, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
Môc lôc 1
Lêi nãi ®Çu 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM 5
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 11
1. Đối tượng bảo hiểm 11
2. Phạm vi bảo hiểm 13
3. Giá trị bảo hiểm 15
4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 16
5. Giám định và bồi thường tổn thất: 16
6. Hợp đồng bảo hiểm 23
III. PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 26
1. Vai trò và yêu cầu của việc định phí bảo hiểm 26
2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phí bảo hiểm 27
3. Các chiến lược định phí bảo hiểm 37
4. Phương pháp tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới 40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PETROLIMEX 45
I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 45
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 45
2. Tổ chức bộ máy của công ty PJICO 47
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 49
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE ÔTÔ TẠI PICO HIỆN NAY 56
1. Nguyên tắc xác định phí của Công ty bảo hiểm PJICO 56
2. Thực trạng phí bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO 63
3. Nhận xét biểu phí bảo hiểm vật chất xe ôtô của PJICO 71
4. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO: 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX . 80
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 80
1. Những thuận lợi: 80
2. Khó khăn 82
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PJICO TRONG THỜI GIAN TỚI 85
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88
1. Đối với nhà nước 89
2. Đối với Công ty PJICO 91
KÕt luËn 94
Tµi liÖu tham kh¶o 96
Lêi nãi ®Çu
Ở tất cả các quốc gia nói chung, ngành giao thông vận tải được xem là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động an toàn hiệu quả của ngành này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành khác và mức độ hiện đại hóa của các phương tiện giao thông vận tải thể hiện sự trình độ phát triển và văn minh của một đất nước.
Ngày nay khi nhu cầu đi lại, trao đổi mua bán hàng hóa, thông thương giữa các vùng miền, các nước ngày càng cao thì các phương tiện sử dụng trong ngành Giao thông vận tải ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và hiện đại hóa về mặt chất lượng, đặc biệt với các phương tiện giao thông đường bộ. Song một thực tế cho thấy khi các phương tiện giao thông đường bộ gia tăng kéo theo số vụ tai nạn giao thông xảy ra với quy mô và mức độ thiệt hại ngày càng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về người cũng như tài sản của người tham gia giao thông.
Trong những nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn về mặt tài chính trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ, và thực tế triển khai nghiệp vụ đã minh chứng vai trò tích cực của nhà bảo hiểm đó là nhà tài trợ, chia xẻ rủi ro đối với chủ xe, lái xe mỗi khi xe lưu hành gây thiệt hại.
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện được PJICO triển khai ngay từ những ngày đầu thành lập, trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường với nhiều công ty bảo hiểm có tiềm lực tài chính mạnh cũng như có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường làm cho PJICO gặp nhiều khó khăn trong việc tăng thị phần và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Vì vậy vấn đề mà PJICO đang quan tâm hiện nay là việc định mức phí bảo hiểm sao cho chính xác, hợp lý đảm bảo bồi thường nhanh chóng, chính xác, công bằng cho khách hàng khi có tổn thất nhưng vẫn vừa đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng bảo hiểm khu vực VII thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Bài viết của em gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và phí bảo hiểm.
Chương II: Thực trạng về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Chương III: Một số kiến nghị trong công tác xác định phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Tô Thị Thiên Hương và các cán bộ phòng bảo hiểm khu vực VII thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và các cán bộ nơi em thực tập để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2006.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Thư.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1 Đặc điểm của xe cơ giới
Trong xã hội hiện đại, xe cơ giới là phương tiện chủ yếu và quan trọng tham gia giao thông trên tuyến giao thông đường bộ. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong ngành giao thông vận tải nói chung và xe cơ giới nói riêng được cải tiến và ngày một phát triển hơn. Nếu như trước kia xe cơ giới lưu hành với số lượng ít và đơn giản về cấu tạo thì ngày nay xe cơ giới xuất hiện rất phổ biến và đa dạng về chủng loại cũng như có cấu tạo ngày càng hiện đại hơn.
Xe cơ giới là loại xe hoạt động bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe cơ giới không chỉ là phương tiện vận chuyển mà nó còn là một tài sản có giá trị tương đối lớn đối với cá nhân, tổ chức. Vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức vận chuyển phổ biến, được sử dụng rộng rãi do có tính cơ động cao và linh hoạt, tốc độ vận chuyển nhanh và chi phí thấp, hoạt động trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp. Trong quá trình hoạt động xe có một số các đặc điểm ảnh hưởng đến quá trình triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm:
- Số lượng đầu xe tham gia ngày càng nhiều đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển có thời kỳ tăng lên đột biến trong khi đường xá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư, tu sửa kịp thời nên tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Có thể thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005 như sau:
Bảng 1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2005
Năm
Số phương tiện cơ giới đường bộ
Số vụ
Số người bị chết
Số người bị thương
Số vụ
A
Chết
B
Bị thương
C
2000
6.64.740
22.846
33,6
7.500
11,2
25.400
37,9
2001
8.916.134
25.040
28,1
10.477
11,8
29.188
32,7
2002
10.880.401
27.134
24,9
12.800
11,8
30.733
28,2
2003
12.054.000
19.852
16,5
11.319
9,4
20.400
16,9
2004
14.150.816
16.911
12,0
11.739
8,3
15.152
10,7
2005
16,977,748
14.141
8,3
11.184
6,6
11.760
6,9
(Nguồn tạp chí Bạn đường)
Trong đó:
A: Số vụ TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ.
B: Số người chết vì TNGT/ 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ.
C: Số người bị thương vì TNGT/10.000 Phương tiện cơ giới đường bộ.
- Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, vì vậy xác xuất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn so với các loại phương tiện vận tải khác.
So sánh tình hình tai nạn giao thông đường bộ so với các loại hình giao thông khác ở Việt Nam:
Bảng 2: So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao thông vận tải khác tại Việt Nam năm 2005.
Loại hình
GTVT
Số vụ tai nạn (vụ)
Tỷ lệ (%)
Số người
chết
Tỷ lệ (%)
Số người
bị thương
Tỷ lệ (%)
Đường bộ
27.134
96,9
12,800
97,1
30.733
99,1
Đường sắt
407
1,5
185
1,4
215
0,7
Đường thủy
350
1,2
180
1,3
39
0,1
Hàng hải
102
0,4
21
0,2
12
0,04
Cộng
27.993
100
13.186
100
30.999
100
(Nguồn Tạp chí cầu đường 2005)
- Xe cơ giới là tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc rất nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ tầng, vào ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người dân tham gia giao thông. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan đã có sự quan tâm kịp thời đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống … Đường bộ ở Việt Nam nhìn chung được nâng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, song hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế như chất lượng còn chưa đồng đều, các công trình giao thông mới xây dựng bị xuống cấp nhanh chóng do chất lượng thi công còn nhiều hạn chế và bất cập. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của xe cơ giới trên đường.
1.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Từ việc nghiên cứu đặc điểm của xe cơ giới ta có thể thấy, với những đặc tính ưu việt của nó so với một số loại hình vận chuyển khác, thì hiện nay xe cơ giới là một phương tiện được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn, nhưng bên cạnh đó nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ có thể xảy ra. Thực tế cho thấy là sự gia tăng về số lượng vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các chủ phương tiện tham gia giao thông.
Khi xảy ra tai nạn, thông thường chủ xe cơ giới phải gánh chịu phần thiệt hại vật chất của phương tiện mình điều khiển và phải gánh chịu phần thiệt hại đối với người thứ ba (trách nhiệm dân sự) nếu chủ xe có lỗi.
Đối với phần thiệt hại của người thứ ba đã có Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đứng ra bồi thường, đây là loại hình bảo hiểm mang tính bắt buộc mà chủ phương tiện xe cơ giới phải tham gia. Tuy nhiên, đối với phần thiệt hại vật chất thân xe mà chủ xe phải gánh chịu nếu tính bình quân thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên đến hàng chục triệu đồng, đây là một số tiền không nhỏ đối với các chủ phương tiện. Mức độ thiệt hại mà các chủ xe phải chi trả là một gánh nặng đối với họ nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ xe. Xuất phát từ thực tế đó bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới đã ra đời, đây là một biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục hậu qủa do tai nạn gây ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ xe. Ý thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này đối với các chủ phương tiện xe cơ giới nói riêng và toàn xã hội nói chung, hiện nay nghiệp vụ này đang được tất cả các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam triển khai.
Bảo hiểm vật chất thân xe là một loại hình của bảo hiểm tài sản thuộc bảo hiểm thương mại, nó luôn được thực hiện dưới hình thức tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm, và thời hạn tham gia bảo hiểm của bảo hiểm vật chất xe thường là một năm trở xuống, nếu hết thời hạn hợp đồng người tham gia có thể tái tục. Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe phải đóng góp một phần tài chính của mình gọi là phí bảo hiểm vào qũy tiền tệ của nhà bảo hiểm, qũy này sẽ được sử dụng chủ yếu cho năm mục đích sau:
+ Bồi thường cho khách hàng khi có rủi ro gây tổn thất thuộc trách nhiêm bảo hiểm.
+ Đề phòng, hạn chế tổn thất.
+ Dự trữ, dự phòng.
+ Nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế.
+ Chi phí quản lý có lãi.
Có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời là cần thiết khách quan cho nên ở tất cả các nước trên thế giới đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này. Hiện nay PJICO chỉ triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới với xe ôtô do nó có giá trị lớn.
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Hoạt động trên những nguyên tắc chung của bảo hiểm thương mại đó là: nguyên tắc số đông bù số ít, nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm, nguyên tắc phân tán rủi ro, nguyên tắc trung thực tuyệt đối và nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có những tác dụng cơ bản sau:
- Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.
Thông qua việc thu phí từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ lập một qũy tài chính với mục đích chính là bồi thường cho các rủi ro được bảo hiểm xảy ra, một nhiệm vụ quan trọng của qũy tài chính này phải kể đến đó là sử dụng vào mục đích đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ gây ra tai nạn do chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp, như tại các đèo, dốc nguy hiểm (Đèo Cả, Đèo Cù Mông, Đèo Hải Vân…) đã được các công ty bảo hiểm lớn (trong đó có PJICO ) đã hỗ trợ hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, dốc cứu nạn, thành chắn,… hàng năm cứu thoát khỏi nguy hiểm nhiều vụ tai nạn.
Ngoài việc xây dựng thêm các công trình lánh nạn, các công ty bảo hiểm còn bố trí hệ thống các Panô, áp phích có kèm những khẩu hiệu về an toàn giao thông trên đường để nâng cao ý thức người dân trong việc tham gia giao thông nhằm hạn chế các tai nạn xảy ra.
Các công ty bảo hiểm cũng khuyến khích các chủ xe thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông. Đặc biệt các công ty bảo hiểm còn giảm phí bảo hiểm nếu sau một thời gian nhất định mà xe không gặp phải bất kỳ một thiệt hại nào. Những biện pháp trên tất cả đều nhằm mục đích góp phần đề phòng hạn chế tổn thất tai nạn giao thông.
- Trực tiếp góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn đột xuất cho các chủ xe.
Xe cơ giới với đặc điểm hoạt động trên địa bàn rộng và phức tạp chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Khi tham gia giao thông nhiều khi chỉ một sơ xuất, bất cẩn nhỏ cũng có thể dẫn tới những hậu quả thiệt hại lớn mà chủ xe là người đầu tiên phải gánh chịu những thiệt hại này. Chủ xe tự chấp nhận rủi ro mà không chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì việc khắc phục hậu quả sau tai nạn là cả môt quá trình, có thể gây gián đoạn kinh doanh của chủ xe, thiệt hại về tài chính. Nếu chủ xe chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm thì hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy, bảo hiểm sẽ bồi thường nhanh chóng kịp thời cho chủ xe giúp chủ xe khắc phục khó khăn về tài chính, tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên nhà bảo hiểm cũng có những quy định những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và khống chế hạn mức trách nhiệm (số tiền bồi thường) để tránh trục lợi bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ điều khiển phương tiện tham gia giao thông,
- Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn.
Khi xảy ra tai nạn giao thông đồng thời với những tổn thất xảy ra, hầu hết trong các trường hợp đều có xảy ra xích mích, căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của vụ tai nạn. Với chuyên môn của mình, nhà bảo hiểm cùng với lực lượng cảnh sát giao thông đứng ra tổ chức giám định, xác định mức độ lỗi của hai bên từ đó nhanh chóng đưa ra mức bồi thường thỏa đáng, giải quyết nhanh chóng những khúc mắc giữa các bên.
- Góp phần tăng thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thông qua việc nộp thuế làm tăng thu ngân sách nhà nước của các công ty bảo hiểm, chính phủ sử dụng ngân sách phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, với phạm vi hoạt động rộng rãi của các công ty bảo hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnh thành còn giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việc làm cho người lao động, những người lao động này họ lam các đại lý, cộng tác viên, những nhân viên bảo hiểm…
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy. Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới) thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe;
- Bảo hiểm tai nan hành khách trên xe;
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
Trong phạm vi báo cáo chuyên đề thực tập này, chỉ tập trung trình bày nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe và đối với người thứ ba khác được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối với các chủ xe. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.
Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
Đối với xe mô tô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng bộ phận của xe (Bộ phận thường thống nhất quy định là tổng thành xe). Đứng trên góc độ đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chiếc xe ôtô được chia thành bảy tổng thành:
- Tổng thành thân vỏ xe gồm: Khung xe, két nước, nắp cabô, chắn bùn, cabin, tổng bơm, bộ điều hòa lực phanh, các đường ống dẫn khí, dẫn dầu, thùng chứa nguyên liệu, kính gương, ghế ngồi, các trang thiết bị khác;
- Tổng thành động cơ: Bộ ly hợp, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc gió, bơm hơi, và hệ thống điện;
- Tổng thành hộp số: Hộp số chính, hộp số phụ, và các lăng;
- Tổng thành hệ thống lái: Trục lái, vô lăng lái, hộp tay lái, bổ trợ lực tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc;
- Tổng thành trục trước (Cầu trước) bao gồm: Dầm cầu kéo, mayơ, hệ thống treo nhíp, má phanh, may ơ trước, trục lắp;
- Tổng thành trục sau ( Cầu sau) bao gồm: Vỏ cầu và ruột cầu;
- Tổng thành lốp gồm toàn bộ lốp lắp vào xe và trang bị dự phòng trên xe.
Ngoài ra còn có tổng thành chuyên dùng đối với một số xe chuyên dùng khác.
2. Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm:
- Tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
- Mất cắp toàn bộ xe.
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên,
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí hợp lý. Chi phí này nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường (STBT) của công ty bảo hiểm là không vượt quá số tiền bảo hiểm (STBH) đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm, đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe trong các trường hợp sau:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình
thức khấu hao và thường được tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không phải do tai nạn gây ra.
- Mất cắp bộ phận của xe.
Để tránh những “nguy cơ đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng không được bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe.
- Xe khô