Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên toà sơ thẩm, toà án giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. ở phiên toà, hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên toà, hội đồng xét xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án. Hiện nay, xét xử tại phiên toà sơ thẩm được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về phiên toà sơ thẩm dân sự cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh mà pháp luật chưa có quy định hoặc có quy định nhưng thiếu cụ thể, không phù hợp với thực tiễn dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và sự hoàn thiện của pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình Nhà nước ta đã cho xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự chúng tôi thấy vẫn còn một số quy định chưa hợp lý, chưa khắc phục được những thiếu sót của phiên toà sơ thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay
9 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phiên tòa sơ thẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên toà sơ thẩm, toà án giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. ở phiên toà, hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên toà, hội đồng xét xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án. Hiện nay, xét xử tại phiên toà sơ thẩm được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về phiên toà sơ thẩm dân sự cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh mà pháp luật chưa có quy định hoặc có quy định nhưng thiếu cụ thể, không phù hợp với thực tiễn dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng.Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và sự hoàn thiện của pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình Nhà nước ta đã cho xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự chúng tôi thấy vẫn còn một số quy định chưa hợp lý, chưa khắc phục được những thiếu sót của phiên toà sơ thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay.1. Về sự tham gia tố tụng tại phiên toà của viện kiểm sát nhân dânĐiều 208 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: ”1. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp có nhiệm vụ tham gia phiên toà xét xử vụ án mà viện kiểm sát khởi tố. Đối với những vụ án khác, kiểm sát viên có thể tham gia phiên toà, nếu xét thấy cần thiết…“.Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng viện kiểm sát cần phải tham gia tất cả các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án vì theo Khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát thì viện kiểm sát tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Ngoài ra, việc viện kiểm sát tham gia phiên toà là để thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, cần quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự tinh thần này của Luật tổ chức Viện kiểm sát.Quan điểm khác cho rằng theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì:”Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án “. Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động xét xử của toà án bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên toà xét xử các vụ án. Mặt khác khi viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa thì toà án nhân dân bắt buộc phải chuyển tất cả hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm và như vậy ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án. Do đó quy định như trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lý và phù hợp với thực tế.Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm thứ hai vì trong trường hợp viện kiểm sát khởi tố vụ án thì theo quy định tại Điều 166 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự viện kiểm sát phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quyền lợi của bên đương sự mà viện kiểm sát đứng ra bảo vệ đồng thời viện kiểm sát phải đưa ra những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý bác bỏ yêu cầu của đương sự phía bên kia đưa ra. Để có thể làm được điều đó thì khi xét xử tại phiên toà viện kiểm sát phải tham gia tố tụng. Còn trong trường hợp viện kiểm sát không khởi tố vụ án thì viện kiểm sát đứng về phía ai, nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và nếu họ không đứng về phía đương sự nào mà chỉ là cơ quan tiến hành tố tụng để kiểm sát hoạt động xét xử của toà án thì không cần thiết phải tham gia phiên toà. Và trên thực tế “Tỷ lệ kiểm sát viên tham gia phiên toà hiện nay là khá cao nhưng tỷ lệ án bị huỷ và cải sửa vẫn rất lớn. Nhiều sai sót về thủ tục, về hồ sơ nhưng kiểm sát viên vẫn không phát hiện được mặc dù đã kiểm sát hồ sơ và tham gia phiên toà“. Điều đó cho thấy việc tham gia phiên tòa chỉ là hình thức. Vì vậy viện kiểm sát chỉ bắt buộc tham gia phiên tòa xét xử vụ án mà viện kiểm sát khởi tố để bảo đảm chất lượng tham gia phiên toà cũng như bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, kịp thời.Nếu chúng ta tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài thì thấy rất ít nước trong Bộ luật tố tụng dân sự quy định về sự tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm của viện kiểm sát và nếu có thì cũng chỉ trong một số trường hợp nhất định ví dụ Điều 431 Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp quy định:”Viện công tố chỉ phải dự phiên toà trong những trường hợp Viện công tố với tư cách các bên đương sự chính tham gia tố tụng hoặc đại diện cho người khác hoặc khi pháp luật quy định Viện công tố phải có mặt tại phiên toà“.Vì vậy chúng tôi cho rằng quy định về sự tham gia tố tụng tại phiên toà của viện kiểm sát như trong Điều 208 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự là hoàn toàn hợp lý.2. Về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà1. Điều 223 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thứ tự xét hỏi, Điều 224, Điều 225, Điều 226, Điều 227 và Điều 231 Dự thảo quy định về việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định.Việc quy định về thủ tục xét hỏi như trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự vẫn là kiểu “tố tụng xét hỏi trong đó đề cao vai trò của thẩm phán và coi nhẹ vai trò của các bên đương sự”. Trong quá trình xét xử tại phiên tòa hội đồng xét xử vẫn giữ vai trò chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động xét hỏi các đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định…. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thấy việc quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa như trên là chưa hợp lý, chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính dân chủ và bảo vệ các quyền con người trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa, làm đương sự ỷ lại phụ thuộc vào tòa án, “hạn chế tính tích cực, chủ động của đương sự trong tố tụng” vai trò của luật sư tại phiên tòa bị mờ nhạt, toàn bộ trách nhiệm chứng minh được đặt lên vai hội đồng xét xử đặt biệt là chủ tọa phiên tòa, còn các bên đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, những người tham gia tố tụng khác chỉ tham gia vào quá trình chứng minh ở mức độ hạn chế. Và khi phải đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm chứng minh ở phiên tòa thì hội đồng xét xử không có điều kiện tập trung vào xem xét, đánh giá các chứng cứ, hướng quá trình tranh tụng giữa các bên đương sự vào việc làm sáng tỏ các yêu cầu, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Ngoài ra, việc quy định như vậy không phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp đã được quán triệt trong Nghị quyết 08/ NQ – TƯ của Bộ chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đó là: “Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên… nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”Do đó chúng tôi cho rằng trong Bộ luật tố tụng dân sự cần bỏ thủ tục xét hỏi. Khi xét xử các bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh còn tòa án chỉ thẩm tra tư cách các đương sự và những người tham gia tố tụng khác để bảo đảm tính hợp pháp của quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử có quyền tham gia vào quá trình đó bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ nào đó về vụ án chưa được các bên làm rõ. Do đó thủ tục tiến hành phiên tòa cần được quy định như sau: sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, hội đồng xét xử cho đương sự trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ và tranh luận.2. Hiện nay tranh luận tại phiên tòa trong Dự thảo cũng mới chỉ đề cập đến trình tự phát biểu khi tranh luận, phát biểu khi tranh luận và đối đáp, phát biểu của viện kiểm sát và trở lại việc xét hỏi mà chưa đề cập đến những người có quyền tham gia tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ sở của việc tranh luận trong khi đó đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng để ra những bản án, quyết định có căn cứ và hợp pháp.• Về những người tham gia tranh luận:Các quan hệ dân sự là những quan hệ diễn ra trong đời sống dân sự của xã hội, theo đó các chủ thể của quan hệ dân sự có quyền tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm xẩy ra thì họ cũng có quyền lựa chọn cách thức, biện pháp để giải quyết tranh chấp. Khi họ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu của mình phải thuộc về các đương sự. Hơn nữa, các vụ kiện dân sự chủ yếu phát sinh là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự. Do đó, việc xác định quyền và nghĩa vụ đó có tồn tại hay không phải thuộc về các đương sự người biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tranh chấp vì nó không chỉ là con đường ngắn nhất để biết rõ sự thật, mà còn làm các bên thoả mãn hơn với kết quả được xác lập lại theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, trong quá trình tranh luận tại phiên tòa những người tham gia tranh luận, giữ vai trò chủ động và tích cực trong quá trình tranh luận chính là các bên đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Đối với những vụ án do viện kiểm sát khởi tố hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì mặc dù viện kiểm sát, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp nhưng viện kiểm sát, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là người đưa ra yêu cầu khởi kiện, khởi tố nên để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, khởi tố của mình là có căn cứ và hợp pháp thì viện kiểm sát, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội phải có quyền tranh luận. Trong quá trình tranh luận, thẩm phán là người trọng tài “cầm cân công lý” để phân xử giữa hai bên tham gia tranh luận, duy trì trật tự phiên tòa và quá trình tranh luận giữa hai bên, hướng quá trình tranh luận vào việc giải quyết các yêu cầu của các đương sự, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Như vậy, chúng tôi cho rằng cần bổ sung thêm điều luật quy định về những người có quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa đó là: Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong trường hợp viện kiểm sát khởi tố, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì kiểm sát viên, đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền tranh luận.• Về phạm vi tranh luận:Khi tiến hành tranh luận thì vấn đề cơ bản là phải xác định chính xác nội dung những vấn đề các đương sự tranh luận tại phiên tòa hay nói cách khác là phải xác định phạm vi tranh luận.Theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 57 Dự thảo thì đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, được biết và ghi chép, sao chụp các chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do tòa án thu thập. Do đó đương sự người có nghĩa vụ phải trả lời các yêu cầu tự nhận thấy yêu cầu, các chứng cứ mà đương sự phía bên kia đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở và họ thừa nhận những chứng cứ, những yêu cầu đó. Việc thừa nhận này sẽ giải phóng cho đương sự phía bên kia khỏi nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên có những yêu cầu mà các bên hoặc một bên đương sự không chấp nhận và những thông tin, tài liệu mà các bên không đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không đồng ý là chứng cứ. Khi phiên tòa diễn ra, sau khi các đương sự trình bày xong các yêu cầu, đề nghị và đã xuất trình đầy đủ chứng cứ thì phiên tòa chỉ tập trung vào những vấn đề các bên hoặc một bên từ chối không công nhận, còn những vấn đề các bên không từ chối thì coi như là đã được giải quyết và những chứng cứ nào các bên đã thừa nhận thì cũng không tranh luận nữa. Như vậy Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cần bổ sung thêm điều luật quy định về phạm vi tranh luận đó là: Những người tham gia tranh luận chỉ tranh luận về những vấn đề mà các bên đương sự còn mâu thẫn và có những chứng cứ chứng minh không thống nhất.• Về cơ sở của việc tranh luận:Trong tố tụng dân sự đương sự có trách nhiệm chứng minh, có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu, phẩn yêu cầu của mình, đồng thời chứng minh rằng đương sự phía bên kia phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh các đương sự phải tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình như chứng cứ viết, đề xuất để tòa án triệu tập những người làm chứng cần thiết, các vật chứng… và cung cấp các chứng cứ đó cho tòa án và thông báo cho bên kia biết những chứng cứ đó. Đồng thời với việc xuất trình các chứng cứ cho tòa án thì các đương sự phải được tranh luận về chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trước hội đồng xét xử, trình bày quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án, về kết luận giám định, đưa ra các căn cứ pháp lý, lý lẽ để chứng minh rằng yêu cầu của mình hoặc để phản đối yêu cầu của đối phương là có căn cứ, hợp pháp. Với việc tranh luận này của các đương sự, hội đồng xét xử sẽ nhận thức được một cách toàn diện các vấn đề của vụ án từ các yêu cầu của đương sự, quan hệ pháp luật dân sự giữa các đương sự cần giải quyết, chứng cứ, tài liệu được sử dụng để giải quyết vụ án, pháp luật áp dụng cần giải quyết vụ án, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đương sự trong vụ án theo quy định của pháp luật. Như vậy, cần bổ sung thêm điều luật quy định về cơ sở của việc tranh luận đó là: Khi tiến hành tranh luận thì đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự lần lượt trình bày trước hội đồng xét xử ý kiến của họ về các chứng cứ (giấy tờ, tài liệu, vật chứng, người làm chứng…), lập luận về các tình tiết của vụ án, về kết luận giám định, đưa ra các căn cứ pháp lý, lý lẽ và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Trong trường hợp vụ án do viện kiểm sát khởi tố, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì kiểm sát viên, đại diện của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trình bày quan điểm cùng các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý.Như vậy tranh luận tại phiên tòa trong Dự thảo cần quy định cụ thể về: những người tham gia tranh luận, phạm vi tranh luận, trình tự tranh luận, cơ sở của việc tranh luận, phát biểu của kiểm sát viên và quay trở lại việc xem xét chứng cứ.3. Về phát biểu của kiểm sát viênĐiều 235 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Sau khi những người tham tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Chủ toạ phiên toà đề nghị kiểm sát viên phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án".Theo quy định này thì kiểm sát viên vẫn là người phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án sau cùng trước khi hội đồng xét xử tuyên bố nghỉ vào nghị án. Đây là điểm hoàn toàn khác so với phần thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự. ở phiên tòa dân sự sơ thẩm, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự không tranh luận với viện kiểm sát mà viện kiểm sát là người cuối cùng trình bày quan điểm về việc giải quyết vụ án để hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Sau khi đại diện viện kiểm sát trình bày kết luận của mình thì những người tham gia tranh luận không phát biểu gì thêm. Còn ở phiên tòa hình sự theo Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự thì bắt đầu vào phần tranh luận, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn, sau đó mới đến bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo trình bày lời bào chữa và những người tham gia tố tụng khác phát biểu ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, những người tham gia tố tụng khác có quyền tranh luận, đối đáp với Viện kiểm sát về những điểm mình không đồng ý.Về vấn đề này chúng tôi cho rằng trong tố tụng dân sự luôn luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự là người có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình nhưng theo qui định của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự thì viện kiểm sát là người đưa ra hướng giải quyết vụ án, mà một khi đã đưa ra hướng giải quyết vụ án thì phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ làm cơ sở cho việc đề xuất hướng giải quyết vụ án. Những đề xuất đó có thể có lợi cho phía đương sự này hoặc phía đương sự kia và ít nhiều có tác động đến hội đồng xét xử. “Thực tiễn cũng đã cho thấy không phải kết luận nào của viện kiểm sát cũng là chân lý mà đôi khi có trường hợp vô tình làm một bên hưởng lợi không đúng luật”Do đó, cần phải để cho các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đáp lại ý kiến của viện kiểm sát về những vấn đề mà họ không đồng ý, có như vậy mới giúp hội đồng xét xử có được đầy đủ ý kiến tranh luận của các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trên cơ sở đó hội đồng xét xử ra bản án, quyết định đúng đắn và chính xác nhất. Và như vậy, Điều 235 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định như sau: “Đại diện viện kiểm sát tham gia phiên toà phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi, ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với ý kiến của kiểm sát viên thì họ có quyền đối đáp lại“.4. Thời gian nghị ánĐiều 239 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài, thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không được quá năm ngày làm việc…“Bản án là kết quả cụ thể của toàn bộ quá trình điều tra, xét xử một vụ án. Nó xác định sự thật khách quan, rút ra những kết luận về những vấn đề liên quan đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, lợi ích của con người, của tập thể, của Nhà nước và những vấn đề liên quan đến toàn xã hội. Do đó thẩm phán phải mất rất nhiều thời gian để trình bày nội dung, phân tích, đánh giá các chứng cứ, các tình tiết của vụ án, việc vận dụng pháp luật làm căn cứ để xác định sự việc, chứng minh cho những kết luận, những vấn đề cần phải giải đáp trong vụ án, làm cơ sở cho việc ra phán quyết. Vì vậy, trong một thời gian ngắn thì hội đồng xét xử không thể làm được tất cả những việc đó cho nên trên thực tế hầu như đối với việc xét xử các vụ án dân sự bản án đều được viết sẵn. Về mặt lý luận, bản án được chuẩn bị trước khi nghị án là không đúng và khi bản án đã được viết trước như vậy thì quá trình tranh luận tại phiên tòa trở nên vô nghĩa, việc tham gia tố tụng của các luật sư để bảo vệ quyền lợi cho đương sự cũng bị hạn chế…bởi vì các thành viên của hội đồng xét xử đã định hình sẵn phương hướng giải quyết vụ án trước khi giai đoạn xét xử được diễn ra, việc giải quyết vụ án đã được quyết định trước bởi một tập thể thẩm phán rồi.Vì vậy, chúng tôi cho rằng thời gian nghị án không chỉ áp dụng đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà thời gian nghị án này phải được áp dụng đối với tất cả các vụ án ngay cả đối với những vụ án có thể nghị án ngay được thì cũng không nên tuyên án ngay vì hội đồng xét xử cần có đủ thời gian cần thiết để bàn bạc, thảo luận về các vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án trên cơ sở đó hội đồng xét xử ra được bản án, quyết định đúng đắn, chính xác và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự.Nếu