Trong xã hội Á Đông truyền thống, vai trò vị trí của người phụ nữ luôn đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiến trói buộc như "Tam tòng tứ đức", "Công - dung - ngôn hạnh".người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Ngày nay, khi hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế của mình, mà còn là đối tượng của những phân biệt trong đối xử.
Có thể nói những quan niệm tiêu cực về người phụ nữ không hề mất đi mà được lưu truyền trong nhiều nền văn hóa, từ đời này sang đời khác, bất chấp thực tế xã hội. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, quyền của người phụ nữ cũng bị hạn chế hơn nhiều so với quyền của nam giới. Phụ nữ bị hạn chế trong sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội; phụ nữ mang gánh nặng công việc trong vai trò kép.
Nhằm đi sâu nghiên cứu về phụ nữ trong giai đoạn đoạn phong kiến Việt Nam, em xin chọn đề tài: Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Do quá trình đào sâu nghiên cứu còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để bài của của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội Á Đông truyền thống, vai trò vị trí của người phụ nữ luôn đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong kiến trói buộc như "Tam tòng tứ đức", "Công - dung - ngôn hạnh"...người phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Ngày nay, khi hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế của mình, mà còn là đối tượng của những phân biệt trong đối xử.
Có thể nói những quan niệm tiêu cực về người phụ nữ không hề mất đi mà được lưu truyền trong nhiều nền văn hóa, từ đời này sang đời khác, bất chấp thực tế xã hội. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, quyền của người phụ nữ cũng bị hạn chế hơn nhiều so với quyền của nam giới. Phụ nữ bị hạn chế trong sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội; phụ nữ mang gánh nặng công việc trong vai trò kép...
Nhằm đi sâu nghiên cứu về phụ nữ trong giai đoạn đoạn phong kiến Việt Nam, em xin chọn đề tài: Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Do quá trình đào sâu nghiên cứu còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để bài của của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (gòn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX).
Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Toàn thư chép: “Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”. Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc, nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế… Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp...
Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam dưới thời Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm 1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên cơ sở đó, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Hình thư) gồm một quyển để ban hành. Về nội dung, ngoài việc kế thừa những quy định có từ thời Lý, bộ luật Hình thư của thời Trần đã có những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành bộ Hình thư của nhà Trần cũng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam.
Trong hai bộ luật trên địa vị của người phụ nữ không được đề cập đến. Hai bộ này ra đời nhằm điều chỉnh bộ máy triều đình, hệ thống quan lại, quan hệ vua – tôi, quan hệ xã hội và các hình phạt… Vì thế, người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ có địa vị thấp hèn, họ không được tôn trọng, bảo vệ, phải chịu nhiều ràng buộc, định kiến của tư tưởng Nho giáo, phong kiến lạc hậu. Theo quan niệm phong kiến, Nho giáo xưa thì có sự khác biệt giá trị rõ ràng giữa con trai và con gái “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, không coi con gái là thành viên trong họ mạc “nữ nhi ngoại tộc”. Nho giáo có chủ trương trọng nam khinh nữ “nam tôn nữ ty” ( đàn ông thì cao quý, đàn bà thì thấp hèn), “tam cương ngũ thường”…Theo giáo lý của Nho giáo – Khổng giáo thì người đàn bà “suốt đời là khẻ vị thành nhân phải sống dựa vào một người đàn ông làm chủ chốt, chứ không bao giờ được độc lập”. Đây là một sự phụ thuộc trên mọi phương diện kể cả đời sống vợ chồng, do vậy mối quan hệ vợ chồng trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX giống như mối quan hệ theo chiều dọc: giữa vua – tôi, cha – con. Trong “Kinh Lễ” có dẫn người đàn ông có bảy lý do để bỏ vợ là: không có con, đâm dật, không thờ cha mẹ, lắm mồm, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật. Cứ như những điều ghi trên thì người phụ nữ chịu thiệt thòi qua nhiều, người chồng muốn bỏ vợ lúc nào cũng được vì anh ta có thể quá dễ khi tìm ra môt trong bảy lý do để bỏ vợ như trong “ Thất xuất” đã ghi. Trong gia đình phong kiến, quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn (quyền huynh thế phụ); người phụ nữ phải kiêm đủ Tam tòng Tứ đức; quyền thừa kế gia sản của cha mẹ dành cho con trai; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con dâu hay con gái; người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà... Người nam giới có thể có quyền lấy năm, lấy bảy vợ lẽ nhưng người con gái phải thủ tiết chỉ với một người chồng. Tiền của dù là hai vợ chồng làm ra hay của người chồng hoặc người vợ làm ra, thì cũng gọi là của chồng cả.
Như vậy, dưới thời Lý, Trần người phụ nữ không được pháp luật bảo vệ vì thế vẫn còn nhiều sự phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới. Nhưng đến thời Lê và sau đó dưới triều Nguyễn, quyền của người phụ nữ đã được cụ thể hóa trong hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long. Đấy chính là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp của Việt Nam thời kỳ phong kiến.
1. Quyền của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức
Trong xã hội truyền thống phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... thân phận người phụ nữ luôn bị xem nhẹ, coi thường, bị ràng buộc bởi đạo đức khắt khe, bị áp chế bởi luật lệ bất công. Nguyên nhân chính là do hệ tư tưởng Nho giáo chi phối mọi mặt đời sống xã hội. Song, cũng rất đặc biệt, ở Việt Nam, nhà Lê (1428-1788), một triều đại được đánh giá là có ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tư tưởng Nho giáo, đã ban hành bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, trong đó, những quyền lợi của người phụ nữ được đảm bảo, đặc biệt là hôn nhân và quyền thừa kế gia sản.
Tính đặc thù của "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình. Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ - chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ. Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà". Điều 23 trong Bộ luật Hồng Đức quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội. Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn (đâm đơn kiện).
1.1 Trong chương Hôn điền
Điều 322 Bộ luật Hồng Đức ghi: "Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Ngoài ra, Điều 314, 320 và 338 cũng có những quy định nhằm nâng cao giá trị của người con gái: “Kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ (người con gái) (nếu cha mẹ chết cả thì đem đến nhà người trưởng họ, hay đến nhà của người trưởng làng để xin), mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn, bắt phải nộp tiền tạ (xin lỗi) cho cha mẹ ( nếu cha mẹ chết cả thì nộp cho trưởng họ hay người trưởng làng), người con gái phải phạt 50 roi” (điều 314); quy định về sự tôn trọng quyền thủ tiết của người vợ đối với chồng: “Tang chồng đã hết mà vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư, bắt phải li dị; người đàn bà phải trả về nhà chồng cũ” (Điều 320); bảo vệ con gái nhà lương dân trước cường quyền: “Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân, thì xử tội phạt, biếm hay đồ” (Điều 338).
Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền với người chồng và do đó, hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc. Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ. Họ được phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (1 năm - nếu vợ đã có con). Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là, người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình. Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Ngay cả khi luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, Điều 310 quy định "Vợ, nàng dâu đã phạm vào điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ". Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra. Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng chứng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.
1.2 Trong chương Điền sản
Quyền lợi về kinh tế (quyền thừa kế hương hỏa) của người phụ nữ chỉ được quan tâm trong các phần: Điền sản mới tăng thêm (ở các Điều 374, 375, 376); Bổ sung thêm về luật hương hỏa (ở các Điều 388, 391) và Châm chước bổ sung về luật hương hỏa (Điều 387). Mặc dù nội dung chính của chương này vẫn là bảo vệ quyền thừa kế của con trai trưởng, vợ cả với mục đích chính có lẽ là để tránh sự tranh chấp tài sản giữa anh em khi cha mẹ qua đời, tuy nhiên cũng có những quy định cụ thể cho con trai thứ, vợ và con gái cũng có quyền thừa kế riêng.
Tìm hiểu bộ luật của nhà Lê trong chương này, đặc biệt là các Điều 374, 375, 376, chúng ta thấy tài sản gia đình gồm các loại sau: thứ nhất là tài sản gia đình người con trai, thứ hai là tài sản của gia đình nhà cô gái cho trước khi về nhà chồng (của hồi môn), thứ ba là của cải do hai vợ chồng cùng làm ra. Chính vì vậy mà pháp luật nhà Lê có những quy định cụ thể về thừa kế đối với từng loại tài sản. Điều 375 quy định “Vợ chồng không có con, hoặc ai chết trước không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay vợ cùng là để việc tế tự..., người trong họ không được giữ phần điền sản về việc tế tự ấy nữa”. Có nghĩa là một nửa tài sản của chồng hay vợ đã mất được chuyển giao cho gia đình của người ấy, còn một nửa phần tài sản thì để lại cho người chồng hay người vợ làm kế sinh tồn. Đối với tài sản của hai vợ chồng làm ra, luật cũng quy định rõ: “...điền sản của hai vợ chồng làm ra thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của chồng lại chia làm 3, cho vợ hai phần, để về việc tế tự và phần mộ một phần, hai phần cho vợ cũng chỉ nuôi một đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì phần ấy lại để về việc tế tự và phần mộ của chồng...” (Điều 375). Sự phân chia tài sản như trên cho thấy, khía cạnh quan trọng vị trí của người vợ trong gia đình truyền thống Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng, sở dĩ người vợ có được vị thế cao trong gia đình vì những hoạt động kinh tế của chính mình, và người vợ được bộ luật nhà Lê dành cho sự hợp thức trong pháp luật về quyền thừa kế tài sản.
Về quyền làm chủ tài sản, có một điều đặc biệt quan trọng quy định người chồng không có quyền thừa kế tài sản của vợ, nếu người vợ mất đi mà không có con: “Vợ chồng đã có con nếu một người chết trước, sau đó con cũng lại chết, thì điền sản thuộc về chồng hay vợ. Nếu người trưởng họ chia không đúng phép, thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư và mất phần chia (đúng phép nghĩa là điền sản của vợ chia làm 3, để cho chồng hai phần, cho người họ (người thừa tự một phần). Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, phần của chồng chỉ để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự...” (Điều 376). Việc chuyển tài sản của người vợ cho gia đình cha mẹ đẻ chứng tỏ người vợ không hoàn toàn bị phụ thuộc vào quyền lực của người chồng. Khẳng định vai trò của người vợ trong kinh tế gia đình đồng thời cho ta thấy cuộc hôn nhân của người phụ nữ Việt Nam không phải là sự chuyển giao kiểm soát từ người cha sang người chồng chị ta.
Một điều đặc biệt đáng lưu ý nữa trong việc thừa kế tài sản được quy định trong bộ luật này là trong gia đình có sự chia đều tài sản của cha mẹ, động sản cũng như bất động sản không phân biệt con gái hay con trai. Con gái cũng có thừa kế hương hỏa để chăm lo việc thờ cúng tổ tiên: “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em tự chia nhau, thì lấy một phần hai mươi số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau...” (Điều 388).
Quyền thừa kế của người con gái đã được chấp nhận, điều này khác biệt hẳn so với xã hội Trung Quốc. Về mặt lịch sử, những người con gái Trung Quốc thường bị loại ra khỏi việc phân chia gia sản, mà chỉ được một món hồi môn nhỏ khi về nhà chồng. Ở Việt Nam thì khác, “người giữ hương hỏa không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì lấy một phần hai mươi” (Điều 391).
Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một bước tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới. Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.
2. Quyền của người phụ nữ trong Hoàng Việt Luật lệ
Sau khi triều Lê suy yếu,Việt Nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài suốt 3 thế kỷ, cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lập tức sai quần thần biên soạn một bộ luật mới. Năm 1815, bộ Hoàng Việt Luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Trong bộ luật này, quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ, đề cao, thể hiện như sau:
- Hoàng Việt Luật lệ đã lo xa hơn cho đời sống của các chị em nếu phải ly dị, do đó có quy định ba trường hợp khiến cho chồng không thể bỏ vợ được trừ khi người vợ ngoại tình là: vợ đã để tang cha mẹ chồng, vợ đã làm nên giàu có, ngoài nhà chồng ra vợ không còn chỗ nào nương tựa nữa. Nếu vi phạm một trong ba trường hợp ấy sẽ bị trừng trị đích đáng. Qua đó cho thấy bản luật rất tôn trọng hiếu nghĩa của người phụ nữ.
- Trong bộ luật cũng đã quy định về việc trừng trị tội "quấy rối tình dục". Điều 17 khoản 168 Hoàng Việt Luật lệ quy định "người nào dùng lời thô tục dâm đãng làm cho người đàn bà đến xấu hổ mà tự tử thì phải xử đến hình giảo giam hậu", Điều 12 còn nói thêm là "trong trường hợp không cố ý vẫn sẽ bị xử hình trượng nhất bách lưu tam thiên lý". Đây chính là một hình thức thể hiện sự bảo vệ nhân thân của người phụ nữ của Bộ luật Gia Long.
- Cấm quan lại lấy đàn bà, con gái ở địa phương nơi mình đang đương chức. Tại các Điều 103 và 183 Hoàng Việt Luật lệ qui định như vậy nhằm tránh sự lạm dụng quyền thế của các quan cưỡng bức con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụng hôn nhân để chi phối quan quyền.
- Cấm nhà quyền thế cưỡng đoạt, ức hiếp con gái nhà dân làm vợ. Điều cấm này được ghi nhận rõ trong Điều 105.Nếu phạm vào tội này sẽ bị xử thắt cổ. Đây là một quy định rất tiến bộ để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Pháp luật nghiêm cấm và có những hình phạt đối với những hành vi lừa gạt để kết hôn, nhưng hình phạt đối với nhà trai nặng hơn nhà gái. Theo cách giải thích của Bộ luật Gia Long, nhà trai nếu bị lừa gạt vẫn có thể cưới lại vợ khác, còn nhà gái nếu bị phỉnh gạt thì đã thất thân (mất
đời con gái). Bộ luật Gia Long xử rất nặng tội gian dâm, đặc biệt là tội cưỡng dâm đối với trẻ em gái (Điều 404 và Điều 1, quyển 18). Việc nghiêm cấm và trừng phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm phần nào gián tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ.
Bên cạnh những điểm tiến bộ, Bộ luật Hồng Đức và Hoàng Việt luật lệ vẫn còn tòn tại những tư tưởng phong kiến lạc hậu đã ăn sâu hàng nghìn năm đè nặng trách nhiệm, nghĩa vụ lên vai người phụ nữ. Đó chính là nghĩa vụ tòng phu và nghĩa vụ chung thủy của người vợ.
Nghĩa vụ tòng phu là khái niệm suy rộng từ nghĩa vụ theo chồng, hết lòng vì chồng, gia đình chồng của người vợ trong gia đình. Về nghĩa vụ này cả hai bộ luật đều quy định song Bộ luật Hồng Đức không có một điều khoản cụ thể nào về nghĩa vụ này. Còn trong Hoàng Việt luật lệ lại quy định rất tỉ mỉ về nghĩa vụ này. Nghĩa vụ tòng phu của người vợ là: người vợ có nghĩa vụ để tang cha mẹ chồng; thờ phụng tổ tiên nhà chồng; tôn trọng trật tự thê thiếp; không được xâm hại bề trên, tôn trưởng bên chồng…(Điều 284, Điều 289, Điều 290).
Nghĩa vụ chung thủy cũng chỉ đặt ra chủ yếu đối với người vợ. Người vợ phải tuyệt đối chung thuỷ nếu không sẽ bị coi là một trong bảy duyên cớ (thất xuất) để người chồng bắt ly hôn và phải chịu hình phạt nghiêm khắc (Điều 401 BLHĐ); chồng có quyền gả bán nếu vợ mắc tội thông gian (Điều 332 HVLL). Tuy nhiên, để giữ gìn sự hoà thuận trong gia đình, người chồng cũng phải chung thuỷ với người vợ. Các nhà làm luật ở hai triều đại đã quy định người chồng không được gả bán người vợ cho gian phu, người chồng không được gian dâm, thông dâm với vợ người khác (Điều 401, 405 BLHĐ, Điều 254 HVLL)… Nhưng thiệt thòi ở chỗ là người vợ không được ly dị trong các trường hợp này.
Việc quy định về chế độ tài sản của vợ chồng nói chun