Đề tài Một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo

Quặng photphat thường chứa khoáng vật apatit với hàm lượng rất khác nhau. Các mỏquặng photphat được chia thành 3 kiểu chính: trầm tích, macma và guano. Hơn 80% sản lượng quặng photphat trên thếgiới là từquặng photphat trầm tích. Thông thường các quặng photphat nguồn gốc macma là quặng apatit, còn quặng photphat trầm tích đa sốlà photphorit. Photphorit được định nghĩa khác nhau tùy theo từng tác giả. Vềmặt địa chất -thạch học, photphorit là một loại đá trầm tích có ít nhất từ33 đến 50% các khoáng vật canxi photphat thuộc nhóm apatit (Bone phosphate of Lime, viết tắt là BPL) ởdạng ẩn tinh hoặc vi tinh. Tùy theo bản chất khoáng vật photphat có trong đá, hàm lượng P2O5 tương ứng tối thiểu là 12 -18%. Tuy nhiên, nếu có công nghệtuyển phù hợp và kinh tếthì hàm lượng P2O5 trong quặng photphoritcó thểchấp nhận dưới 10%.

pdf53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo I. VÀI NÉT VỀ PHÂN LOẠI QUẶNG PHOTPHAT.......................... 3 II. TRỮ LƯỢNG VÀ ĐẶC TÍNH QUẶNG PHOTPHAT................... 5 III. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG QUẶNG PHOTPHAT ................ 9 IV. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG QUẶNG APATIT NGHÈO LÀO CAI ........................................................................................... 33 PHỤ LỤC.......................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 51 I. VÀI NÉT VỀ PHÂN LOẠI QUẶNG PHOTPHAT Quặng photphat thường chứa khoáng vật apatit với hàm lượng rất khác nhau. Các mỏ quặng photphat được chia thành 3 kiểu chính: trầm tích, macma và guano. Hơn 80% sản lượng quặng photphat trên thế giới là từ quặng photphat trầm tích. Thông thường các quặng photphat nguồn gốc macma là quặng apatit, còn quặng photphat trầm tích đa số là photphorit. Photphorit được định nghĩa khác nhau tùy theo từng tác giả. Về mặt địa chất - thạch học, photphorit là một loại đá trầm tích có ít nhất từ 33 đến 50% các khoáng vật canxi photphat thuộc nhóm apatit (Bone phosphate of Lime, viết tắt là BPL) ở dạng ẩn tinh hoặc vi tinh. Tùy theo bản chất khoáng vật photphat có trong đá, hàm lượng P2O5 tương ứng tối thiểu là 12 - 18%. Tuy nhiên, nếu có công nghệ tuyển phù hợp và kinh tế thì hàm lượng P2O5 trong quặng photphorit có thể chấp nhận dưới 10%. Khoáng vật photphat trong đá trầm tích thường có sự biến đổi giữa floapatit Ca10 (PO4)6 F2 và cacbonat floapatit hay francolit kèm theo sự thay thế đồng hình CO2-3 cho PO3-4, ngoài ra Ca2+ cũng có thể được thay thế bởi Na+, Mg2+ và F- thay thế bởi OH-. Sự thay thế PO3-4 bằng CO2-3 gây nên những biến đổi đáng kể thông số tinh quặng a của tinh thể apatit. Khi tỷ số mol CO2-3/PO3-4 tăng từ 0 đến0,3 thì agiảm xuống từ3,7 0 đến3,2 0Ã…. Khi hiện tượng thay thế PO3-4 bởi CO2-3 tăng lên thì kích thước các tinh thể khoáng vật photphat sẽ giảm đi và độ hòa tan của chúng trong xitrat và axit sẽ tăng lên. Quặng photphat - cacbonat là kiểu quặng photphorit trầm tích khá phổ biến trên thế giới. Ngoài ra, còn loại trầm tích cũng có liên quan đến công nghệ làm giầu là trầm tích có hàm lượng P2O5 cao nhưng chứa sắt và nhôm với thành phần khoáng là crandallit Ca(Fe, Al)3 (PO4)2 (OH)5 . 3H2O và millisit Ca (Na, K) (Fe, Al)6 (PO4)4 (OH)9 . 3H2O như các trầm tích ở bồn Georgina (Queensland, Australia) và Núi Weld (Tây Australia). Quặng apatit (photphat nguồn gốc macma) thường có kích thước tinh thể lớn hơn và do công nghệ tuyển có hiệu quả hơn nên có thể sử dụng quặng chất lượng thấp hơn nhiều so với quặng photphorit trầm tích. Người ta chia quặng apatit thành các loại quặng giầu (trên 18% P2O5) trung bình (8 - 18% P2O5) quặng nghèo (5 - 8% P2O5) và rất nghèo (3 - 5% P2O5). Quặng apatit Lào Cai thực chất là một kiểu metaphotphorit trầm tích biển nhưng đã bị biến chất. Đây là loại quặng photphat - cacbonat ở dạng hỗn hợp francolit hoặc floapatit với đolomit. Do biến chất và phong hóa, francolit biến đổi thành floapatit do mất CO2. Tuy có nguồn gốc trầm tích nhưng do bị biến chất nên kích thước tinh thể floapatit của metaphotphorit Lào Cai xấp xỉ bằng kích thước tinh thể floapatit của quặng apatit - nephelin Khibin (Kola) có nguồn gốc macma và không có hiệu quả rõ rệt khi nghiền quặng apatit Lào Cai bón trực tiếp cho cây trồng. II. TRỮ LƯỢNG VÀ ĐẶC TÍNH QUẶNG PHOTPHAT Theo số liệu tính trữ lượng quặng photphat, hiện toàn thế giới có trữ lượng 63,1 tỷ tấn (tính theo P2O5), trong đó 91,6% (57,8 tỷ tấn) là quặng photphorit và 8,4% (5,3 tỷ tấn) là quặng apatit. Sơ đồ trên hình 1 giới thiệu sự phân bố trữ lượng quặng photphat ở các nước chính trên thế giới. 1. Marốc: 60,7%; 2. Mỹ: 8,3% 3. SNG: 4,8%; 4. Sahara: 4,4% 5. Tuynidi: 2,4%; 6. Các nước châu Phi khác: 13,1% 7. Châu Á: 2,7%; 8. Châu Úc: 3,6% Trữ lượng quặng photphat ở những mỏ đang khai thác có thể sẽ được tăng lên do mở rộng thăm dò thêm ở các vỉa, sườn quặng, tăng độ sâu hoặc giảm quy cách quặng để tận dụng các loại quặng nghèo hơn. Mặt khác, người ta vẫn không ngừng thăm dò, phát hiện thêm các mỏ mới. Tại Việt Nam, quặng phốtphát chủ yếu tồn tại ở dạng apatit tại Lào Cai. Trữ lượng của quặng apatit Lào Cai có thể lên tới trên 1 tỷ tấn. Tuy nhiên cần được tiếp tục tiến hành thăm dò địa chất để đánh giá lại trữ lượng. Theo thiết kế của Liên Xô trước đây, khu mỏ Lào Cai được chia làm 2 phần: Khu đông và Khu Tây. Như chúng ta đã biết sau khi khai thác hết vỉa quặng loại I đến ranh giới phong hóa hóa học thì phần dưới ranh giới này là quặng loại II và loại IV. Quặng loại II là quặng apatit - cacbonat, quặng loại IV là quặng apatit - cacbonat - thạch anh, nằm sâu so với mặt đất từ 20 - 30m đến 100 - 150m, có bề dày thay đổi từ 2 đến 15m. So với quặng loại I thì quặng loại II ít được nghiên cứu về địa chất hơn nhiều, chỉ có ở khu mỏ cũ Cóc Cáng được thăm dò tỉ mỉ. Chủ yếu mới đánh giá sơ bộ ở độ sâu cách mặt đất tới 100m và một số lỗ khoan sâu 250m, cá biệt ở lỗ khoan số 510 còn gặp quặng ở cao độ âm 500m. Sau nhiều năm thăm dò tới nay đã có nhiều ý kiến cho thấy trữ lượng tài nguyên được đánh giá trước đây là chưa chính xác vì đã dựa vào các số liệu khoan thăm dò chưa đủ về số lượng lỗ khoan, và mật độ lỗ khoan thăm dò đúng ra là phải dày hơn tới 2 chục lần so với đã tiến hành. Quặng apatit loại IV ở khu trung tâm đã được thăm dò tỉ mỉ từ cao độ +120m trở lên. Thành phần hóa học chính của quặng apatit loại II và loại IV tại Lào Cai đã được nghiên cứu về quy luật phân bố từ cao độ trên ± 0 đến - 200m. Giữa hàm lượng MgO và P2O5 có tương quan tỷ lệ nghịch. Hàm lượng chất không tan và P2O5 của quặng loại II cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch, song nhìn chung, hàm lượng chất không tan ít biến đổi theo chiều sâu. Chất lượng quặng loại II ở Khu giếng đông cao hơn ở Khu Giếng Tây (bảng 1). Về đặc tính, quặng apatit loại II Lào Cai cũng tương tự như các quặng của mỏ đgianutac (vùng Karatan, Cadăctan), Jhamarkotra (Ấn độ), Guizhou (Trung Quốc). Còn quặng apatit loại IV Lào Cai cũng tương tự các quặng Mussoorie (Ấn độ), Nam Florida (Hoa Kỳ), Utah (Hoa Kỳ). Các loại quặng này đều có nguồn gốc trầm tích. Quặng Jhamarkotra chứa khoảng 35% francolit và 60% dolomit, 3% quaczit, quặng Guizhou chứa khoảng 48% francolit và 50% dolomit; quặng Mussoorie chứa khoảng 45% canxit, 35% francolit, 10% quaczit và 5% dolomit. Quặng Nam Florida chứa tới 60% quartz, khoáng photphat là francolit, còn dolomit và một ít canxit. Quặng phía tây Hoa Kỳ - Utah cũng giống quặng Nam Florida, chứa francolit là khoáng photphat nguyên sinh, canxit và dolomit tạo thành đá cacbonat. Thành phần hóa học chính của một số loại quặng photphat nghèo trên thế giới và Việt Nam được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần hóa học của một số loại quặng photphat (%) Tên quặng P2O5 MgO SiO2 CO2 Khoáng vật đi kèm Jhamarkotra (Ấn Độ) Guizhou (Trung Quốc) Mussoorie (Ấn Độ) Nam Florida (Hoa Kỳ) Utah (Hoa Kỳ) đgianưtac (Cadăctan) Quặng loại II Lào Cai (Khu giếng đông) 18,7 22,9 19,9 8,9 24,4 19,7 24,5 10,1 8,0 1,4 1,1 2,0 3,3 3,7 3,3 1,7 13,2 74,5 21,0 25,4 11,3 - - 38,4 - - 6,7 12,3 đolomit đolomit đolomit, vôi, silic đolomit, silic đolomit, vôi, silic đolomit, Quặng loại II Lào Cai (Khu giếng Tây) Quặng loại III* Lào Cai Quặng loại IV Lào Cai 20,2 16,5 10,6 6,6 2,1 5,2 10,7 47,5 33,8 14,8 4,5 18,1 silic đolomit, canxit, silic đolomit, canxit, silic Thạch anh, muscovit Thạch anh, dolomit, canxit * Fe2O3: 2 - 3%; Al2O3: 3 - 4% III. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG QUẶNG PHOTPHAT 1. Tình hình khai thác quặng photphat Ở một số nước phát triển công nghiệp photphat là ngành kinh tế rất được chú trọng. Năm 1988 các nước sản xuất được 164,1 triệu tấn quặng photphat, từ năm 1960 đến 1990, mức tăng trung bình đạt 3,3% năm, sau đó bị giảm do sự khủng hoảng ở các nước thuộc Liên Xô cũ, đến năm 1995 toàn thế giới đạt sản lượng 137,8 triệu tấn (hình 5). Dự báo đến năm 2040 mức tăng trung bình hàng năm từ 1 đến 2%. Người ta chia ra làm 3 nhóm nước sản xuất quặng photphat. Nhóm 1 gồm các nước có sản lượng trên 10 triệu tấn/ năm, nhóm 2 gồm những nước có sản lượng trên 1 triệu tấn/ năm và nhóm 3 là những nước có sản lượng dưới 1 triệu tấn/ năm. Theo số liệu năm 1995, nhóm 1 gồm 4 nước: Mỹ, Trung Quốc, Marốc, SNG sản xuất được 102,415 triệu tấn, chiếm 74,3% sản lượng của thế giới. Nhóm 2 gồm 9 nước: Tuynidi, Gioocđani, Ixraen, Braxin, Nam Phi, Tôgô, Xiri, Xênêgan, Ấn độ sản xuất 29,889 triệu tấn, chiếm 21,7% sản lượng thế giới. Nhóm 3 có 16 nước, sản xuất 5,521 triệu tấn, chiếm 4% sản lượng thế giới (hình 6), gồm các nước: Ai Cập, Angiêri, Phần Lan, Mexico, Cộng hòa DCND Triều Tiên, Nauru, Việt Nam, đảo Thiên Chúa Giáng Sinh (Ấn Độ dương), Irắc, Vênêduyela, Dimbabuê, Pêru, Côlômbia, Srilanca, Pakistan, Australia. Về sử dụng, số lượng quặng photphat dùng trong nước chiếm 78%, còn 22% dành cho xuất khẩu. Trong đó phần lớn quặng photphat có chất lượng thấp dùng cho sản xuất ở trong nước, quặng giầu dùng để xuất khẩu (bảng 2). Bảng 2. Tỷ lệ quặng photphat dùng trong nước và xuất khẩu * Loại quặng, % BPL/ % P2O5 Đối tượng sử dụng £ 65 / £ 29,7 66 - 68 / 30,2 - 31,1 69 - 72 / 31,6 - 32,9 73 - 77 / 33,4 - 35,2 > 78 / ³ 35,7 Sử dụng trong nước, % Xuất khẩu, % 95,9 4,1 86,6 13,4 27,9 72,1 55,3 44,7 59,1 40,9 * Số liệu năm 1995 Hiện nay quặng photphat chủ yếu được dùng để sản xuất phân bón, chỉ có khoảng 10% dùng để sản xuất các hóa chất kỹ thuật. Trong số 90% lượng quặng để sản xuất phân bón có tới 75% là chế biến bằng axit sunfuric, còn 15% chế biến bằng axit nitric hoặc hỗn hợp các axit. 2. Khuynh hướng sử dụng hợp lý quặng photphat và tối ưu hóa cấp hạt khi tuyển nổi quặng nghèo Do quặng photphat là tài nguyên không tái tạo lại được nên người ta phải nghĩ đến việc sử dụng một cách hợp lý nhất để kéo dài thời gian tồn tại của những trữ lượng đã biết. Đó là công việc không những của các nhà kỹ thuật mà là cả của các nhà quản lý vĩ mô. Cho đến nay những khuynh hướng chính về sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này là: - Mở rộng tiêu chuẩn chất lượng quặng phù hợp với các đối tượng sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc đưa ra nhiều chủng loại quặng thích hợp với các phương pháp chế biến hóa học khác nhau. Theo đó người ta giảm tiêu chuẩn về độ mịn đối với quặng dùng để sản xuất axit photphoric trích ly, ngược lại, lại tăng tiêu chuẩn về độ mịn đối với quặng dùng để sản xuất supephotphat đơn, supephotphat kép; tăng tiêu chuẩn về lượng tạp chất đối với quặng dùng sản xuất axit photphoric trích ly. - Dùng quặng giầu để sản xuất axit photphoric trích ly, sau đó dùng axit này để phân giải quặng nghèo để sản xuất dimonocanxi photphat. - Quặng chất lượng thấp không dùng sản xuất diamoni photphat (DAP) được thì đem dùng để sản xuất supephotphat giầu. - Trộn quặng giầu với quặng nghèo để được loại quặng có tỷ lệ tạp chất nhất định đáp ứng yêu cầu chế biến hóa học. - Dùng vi sinh vật để phân giải hợp chất chứa lân có trong quặng nghèo. - Lựa chọn công nghệ làm giầu thích hợp với thành phần khoáng vật của từng loại quặng và sử dụng hợp lý các khoáng đi kèm. đây là các hướng cơ bản và hiện tại người ta đang phát triển không ngừng các hướng mới. Tùy theo từng loại quặng, có thể áp dụng những phương pháp làm giầu riêng như: sàng, rửa, đãi, tuyển từ, tuyển tĩnh điện, xử lý nhiệt (nung), tuyển nổi, xử lý hóa học, hoặc kết hợp các phương pháp nêu trên. Ở Nga, quặng apatit - nephelin không những là nguyên liệu cho sản xuất phân lân mà còn để sản xuất nhôm, xôđa, kali, xi măng, flo, stronti và các nguyên tố đất hiếm khác. Còn quặng Kovđor là quặng manhetit - apatit, chứa trung bình 7,0 - 7,8% P2O5, sau khi tách từ ướt, nâng lên 7 - 13% P2O5 rồi cô đặc và khử slam loại 0,044mm trong xyclon thủy lực, bã được nghiền đến (40 - 42%) - 0,074mm, khử slam loại 0,01mm rồi tuyển nổi. Tinh quặng apatit Kovdor có hàm lượng flo thấp, dưới 1%. Ở mỏ Phalabowa ở Nam Phi có 3 dạng quặng chứa apatit: piroxen, phoskorit và cacbonatit (7,0 - 11,5% P2O5), ngoài khoáng có ích là apatit, quặng còn chứa manhetit và đồng sunfua. Cả 3 kiểu quặng được làm giầu theo những công đoạn riêng: tuyển nổi đồng sunfua và tách từ đối với manhetit, sau đó tuyển nổi photphat. Nhờ sơ đồ công nghệ hợp lý người ta sản xuất được 6 loại tinh quặng apatit từ 36 đến 40% P2O5. Ở Braxin có 7 xí nghiệp công suất từ 500 đến 1100 ngàn tấn/ năm tinh quặng. Người ta làm giầu quặng cacbonat apatit có thành phần khoáng hỗn tạp gồm apatit, canxit, dolomit, manhetit và mica. Quặng được nghiền đến 0,3mm, sau khi tách từ, khử slam loại 0,02mm rồi tuyển nổi khoáng photphat. Đuôi thải dùng sản xuất xi măng pooclăng hoặc để cải tạo đất. Ở Phần Lan, mỏ Silinhavi khai thác quặng apatit nghèo 4 - 5% P2O5. Thành phần khoáng apatit 10%, canxi và dolomit 20%, mica 65%, khoáng silicat khác 5%. Tinh quặng thu được chứa 35 - 36% P2O5, ở dạng bánh có độ ẩm 8%, dùng để sản xuất axit photphoric trích ly, đuôi thải dùng để sản xuất canxit bón ruộng và sản xuất mica. Ở mỏ đoron (Dimbabuê) người ta khai thác quặng apatit với tạp chất là manhetit, chứa 4 - 13% P2O5 (trung bình 8% P2O5). Người ta tuyển bằng cách rửa, đập chọn lọc, tách từ và tuyển nổi phần không có từ tính. Phần này được nghiền đến -0,18mm, khử slam đến 0,04mm. Trước đây người ta sản xuất loại tinh quặng chứa đến 41% P2O5, hiện nay giảm xuống còn 35%. Đối với những quặng photphat chứa cacbonat và silic (bảng 1) người ta áp dụng 2 chế độ tuyển: tuyển nổi cacbonat và tuyển nổi photphat (Đối với quặng chứa nhiều silic). Thí dụ quặng Jhamarkotra (Ấn Độ) và Guizhou (Trung Quốc) được áp dụng công nghệ tuyển nổi cacbonat đơn dùng axit béo làm chất tập hợp và cùng với chất tạo bọt, dùng các axit khoáng để duy trì pH = 3,5 - 4,5. Tinh quặng đạt 34 - 38% P2O5, 0,8 - 1% MgO, hệ số thu hồi tới 70 - 90%. Đối với quặng chứa nhiều silic như quặng ở Nam Florida và Tây Hoa Kỳ (tương tự quặng loại IV Lào Cai) còn thêm một bước tuyển photphat để tách silicat. Tinh quặng chứa 29 - 30% P2O5, 0,8 - 1% MgO, 12% chất không tan. Thực thu P2O5 đạt 75 và 89% tương ứng. Tính chọn lọc khi tuyển nổi cacbonat/ photphat cho thấy với những quặng chứa đolomit, phạm vi pH thích hợp là từ 3,5 - 4,5, đối với quặng chứa nhiều canxit pH thích hợp là 5,0 - 5,5. Điều đó chứng tỏ tính phản ứng của canxit với axit mạnh hơn so với dolomit. Quặng Karatau có hàm lượng P2O5 thấp (21 - 22%) sau khi khai thác được đập, nghiền rồi qua tuyển nổi theo hai giai đoạn để nâng hàm lượng P2O5 lên 28 - 29%. Giai đoạn tuyển nổi cacbonat dùng axit photphoric để điều chỉnh pH môi trường, sau đó tuyển nổi photphat. Sau này người ta đã nghiên cứu tuyển nổi kết hợp tuyển huyền phù. Về tuyển nổi apatit loại II và loại IV Lào Cai: Trong công trình hợp tác nghiên cứu giữa Công ty Thiết kết Mỏ Hóa chất (Việt Nam) và Viện Nghiên cứu nguyên liệu Khoáng hóa (Liên bang Nga) các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm áp dụng chế độ tuyển ngược để tuyển nổi các khoáng cacbonat trong môi trường axit photphoric (pH ~ 5), chất tập hợp là axit béo và đã cho kết quả tốt. Với mẫu quặng ở Mỏ Cóc (Khu giếng đông) sau tuyển nổi tinh quặng chứa 34,75% P2O5, 1,95% MgO, thực thu P2O5 đạt 81,1%. Nếu thêm công đoạn tuyển tinh cation sử dụng thuốc tập hợp amin, có thể nâng hàm lượng P2O5 lên 37,5%. Còn theo sơ đồ tuyển nổi thuận, tinh quặng chỉ đạt 34,3% P2O5, 2,4% MgO với mức thực thu P2O5 là 77,1%. Đối với mẫu quặng ở Khu giếng Tây, hiệu quả tuyển nổi thấp hơn. Khi áp dụng công nghệ tuyển nổi ngược, tinh quặng thu được chứa 26,6% P2O5, 2,8% MgO, thực thu P2O5 là 75,6%. Theo chế độ tuyển thuận, tinh quặng đạt 30,4% P2O5, 3,4% MgO, thực thu P2O5 là 59,2%. Nếu kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi có thể cho hiệu quả kinh tế hơn. Theo phương án tuyển trọng lực một giai đoạn, từ mẫu quặng ở Khu giếng đông, khi kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi ngược thu được tinh quặng chứa 34,9% P2O5, 1,4% MgO, thực thu P2O5 là 81,7%. Đối với quặng ở Khu giếng Tây người ta thu được tinh quặng chứa 30,5% P2O5, 3,5% MgO, thực thu P2O5 đạt 79,6%. Theo phương án tuyển trọng lực hai giai đoạn sẽ thu được hai loại sản phẩm là cấp tỷ trọng nặng và tinh quặng tuyển nổi. Từ mẫu quặng Khu giếng đông người ta thu được sản phẩm gồm cấp tỷ trọng nặng chứa 32,1% P2O5, 3,7% MgO, thực thu P2O5 46,7% và tinh quặng tuyển nổi chứa 32,3% P2O5 , 1,9% MgO, thực thu P2O5 là 38,9%. Còn từ mẫu quặng Khu giếng Tây cho sản phẩm gồm cấp tỷ trọng nặng 31,4% P2O5, 3,6% MgO, thực thu P2O5 31,6% và tinh quặng tuyển nổi chứa 28,3% P2O5, 3,8% MgO, thực thu P2O5 đạt 50,5%. Đối với các mẫu quặng IV khi tuyển nổi người ta thu được tinh quặng chất lượng thấp hơn, chỉ đạt khoảng 14 - 20% P2O5, thực thu P2O5 đạt 25 - 42%. Khi tuyển trọng lực có thể nhận được các sản phẩm giầu hơn: 24,5% P2O5, 5,8% MgO, thực thu P2O5 đạt 53,8%. Ngoài những phương pháp tuyển nổi đã nêu trên, chúng tôi muốn đề cập đến phương pháp tuyển nổi quặng apatit chứa nhiều sắt và nhôm, có liên quan đến quặng apatit loại III Lào Cai. Như ở phần đầu đã giới thiệu, với quặng photphat ở Núi Weld (Tây Australia) có thành phần khoáng là crandallite, nếu theo chế độ tuyển nổi dùng thuốc tập hợp anion, chất tạo bọt và chất đè chìm natri silicat thì cũng có thể nâng hàm lượng P2O5 trong tinh quặng từ 18% lên 36%, nhưng rất khó tách sắt. Để giải quyết vấn đề này người ta đã trộn axit béo và chất tạo bọt để tuyển nổi tách sắt ở pH 9,8. Tác nhân đè chìm chọn lọc của natri silicat được hiệu chỉnh cho phù hợp bằng cách thay đổi tỷ lệ Na : Si hoặc trộn natri silicat với muối kim loại đa hóa trị. Thí dụ: - Khi tuyển thô, pH 11 (Na : Si = 3,3) - Tuyển vét, pH 11 - Hai giai đoạn tuyển tinh, pH 8,8 (dùng muối canxi silicat Ca : Si = 0,4) Phối hợp hai giai đoạn tuyển tinh cho sản phẩm đạt 38,6% P2O5, tỷ lệ P2O5 / Fe2O3 + Al2O3 = 13,7 (theo tiêu chuẩn phải lớn hơn 10). Thu hồi P2O5 tới trên 80%. Thu hồi apatit có thể nâng cao hơn nếu nghiền quặng đến kích thước 90% qua sàng 105 àm và khử slam (vì hạt quá mịn có bề mặt lớn sẽ hấp phụ và tiêu hao nhiều thuốc tập hợp). Còn chế độ tuyển nổi nữa, tương tự cũng được áp dụng, nhưng có bổ sung thêm ete glucol để phân tán và đè chìm gơtit (sắt oxit). Theo chế độ này thu hồi P2O5 tới 85%, hàm lượng Fe2O3 trong tinh quặng giảm tới 0,9%. Khi dùng nước cứng trong quá trình tuyển nổi sẽ có ảnh hưởng đến quá trình do nước cứng phản ứng với natri silicat và làm giảm tác dụng của chất tạo bọt, vì vậy người ta phải bổ sung thêm polysacarit để ổn định chất tạo bọt. Ở Udơbekistan có quặng photphat Trung - Kưzưcum với thành phần khoáng đi kèm chủ yếu là canxit. Quặng nguyên khai chứa 17% P2O5, 0,83% MgO, 15% CO2 chủ yếu từ canxit. Người ta làm giầu bằng cách rửa. Sau rửa, tinh quặng đạt 24% P2O5, 9,1% CO2, 0,83% R2O3. Nếu đem nung, tinh quặng sẽ chứa 25% P2O5, 1,3% CO2, đạt yêu cầu cho sản xuất supephotphat đơn. Khi chế biến bằng axit sunfuric thì yêu cầu về thành phần tạp chất (Fe2O3, Al2O3, MgO) rất chặt chẽ. Thí dụ trong sản xuất axit photphoric trích ly không cô đặc, yêu cầu hàm lượng P2O5 trong quặng photphat không được nhỏ hơn 28%, tỷ lệ Fe2O3/ P2O5 không lớn hơn 0,08 và tỷ lệ Fe2O3 + Al2O3/ P2O5 không lớn hơn 0,12. Khi Fe2O3/ Al2O3 bằng 2 : 1, CO2/ P2O5 không lớn hơn 0,08. Khi sản xuất axit photphoric cô đặc người ta còn giới hạn tỷ lệ MgO/ P2O5 không lớn hơn 0,07. Trong công nghệ sản xuất axit photphoric trích ly tiên tiến có t