Sau gần 8 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, đến nay điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi pháp luật hình sự phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời để tương thích với pháp luật quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự
I. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TÌNH HÌNH XÃ HỘI DẪN ĐẾN CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI BỘ LUẬT HÌNH SỰ:
Sau gần 8 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, đến nay điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi pháp luật hình sự phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời để tương thích với pháp luật quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
1. Sự tác động của các quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng
Trong những năm gần đây, chúng ta ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực (như sở hữu trí tuệ; hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ...) Đặc biệt từ khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế đất nước, nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức, phải tuân thủ các cam kết quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có những nội dung còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Chỉ riêng các cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng đòi hỏi pháp luật hình sự phải có những sửa đổi phù hợp như quy định cụ thể và mở rộng bảo vệ bằng pháp luật hình sự quyền liên quan khi quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, sở hữu công nghiệp... Đối với lĩnh vực tư pháp hình sự, chúng ta đã tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nhiều hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước về hợp tác phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp; chống rửa tiền và tài trợ khủng bố... Một số nước quan hệ ngoại giao, kinh tế với nước ta không áp dụng hình phạt tử hình hoặc chỉ áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; các mức hình phạt đối với các tội về kinh tế nhìn chung thấp hơn so với các tội phạm tương ứng của pháp luật hình sự Việt Nam; một số quốc gia, tổ chức quốc tế có quy định, khuyến nghị quy định về tội phạm tài trợ khủng bố; tội tổ chức tội phạm; tội mua bán người bao gồm cả đàn ông...
Và đặc biệt, chúng ta cũng đang trong tiến trình gia nhập Quy chế Rome về Toà án hình sự Quốc tế nhằm thực hiện tốt công tác đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước, nhưng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích với Quy chế Rome như phần các tội danh, hình phạt, tuổi chịu trách nhiệm hình sự,...
2. Sự thay đổi của tình hình kinh tế, xã hội
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hột của nước ta đã có nhiều thay đổi. Chúng ta xây dựng thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; phát triển hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng cường các giao dịch bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Quốc hội và các cơ quan hữu quan đã ban hành, sửa đổi bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết thông tư liên tịch... về sở hữu trí tuệ; về công nghệ thông tin; về phòng, chống tham nhũng; về tổ chức hoạt động ngân hàng, tín dụng; về doanh nghiệp; về thuế giá trị gia tăng, về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; về chứng khoán và thị trường chứng khoán; về phòng chống ma tuý; phòng chống mại dâm; phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; phòng chống rửa tiền; bảo vệ môi trường...
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chát triển đất nước đã đạt được những kết quả nhất định, kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, mức lương tối thiểu đã tăng từ 180.000 đồng lên 540.000 đồng và sẽ tiếp tục tăng; nhiều ngành nghề mới được mở ra, công nhận như môi giới chứng khoán, môi giới nhà đất; đặc biệt là các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông; bán hàng, cung ứng dịch vụ qua mạng internet... Tuy nhiên, trong xã hội xuất hiện một số hiện tượng vi phạm gây thiệt hại lớn mới xuất hiện thuộc ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao như: làm giả thẻ tín dụng để rút tiền tại các máy rút tiền tự động ATM, để thanh toán khi mua hàng; nhắn tin khuyến mại giả tạo để chiếm đoạt tài sản của người khác; lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông, chiếm đoạt tiền cước trái phép; xâm phạm trái phép vào mạng chuyên dùng để đánh cắp dữ liệu hoặc làm sai lệch dữ liệu của máy tính; lưu trữ và phát tán những ấn phẩm độc hại trên mạng Intemet... Hoặc có một số hành vi nguy hiểm có tính đặc thù mới xuất hiện như: lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; làm giả các loại cổ phiếu nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; công bố sai lệch hoặc che giấu sự thật về công ty khi chào bán chứng khoán; sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng VAT không đúng quy định của pháp luật; mua bán người bao gồm cả đàn ông; mua bán nội tạng người; mua bán, tái chế chất thải y tế chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường;... Những hành vi này, một số trường hợp đã bị truy tố, xét xử về những tội nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự nhưng trong mỗi vụ án đều tồn tại những ý kiến khác nhau, nhiều trường hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thống nhất được việc cần áp dụng quy định nào của Bộ luật Hình sự để xử phạt cho chính xác và phù hợp, thậm chí có những trường hợp các nhà nghiên cứu luật học cho rằng hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội và có một số đặc điểm của tội phạm, nhưng không có đầy đủ cơ sở của trách nhiệm hình sự theo Điều 2 Bộ luật Hình sự nên không cấu thành tội phạm Chúng tôi xin nêu một số trường hợp điển hình, đây là những vụ án có thật và trong quá trình giải quyết có những ý kiến khác nhau về việc áp dụng pháp luật hình sự, các cơ quan} tiến hành tố tụng phải họp bàn nhiều lần.
Ví dụ 1: Vụ mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng
Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản do Trần Quang Chiêu làm Giám đốc, Nguyễn Tín Ngưỡng, Trần Văn Hoàng làm Phó Giám đốc Công ty, Vương Trung Tuấn là Kế toán trưởng; Trương Việt Thù, Trương Vĩnh Thắng, Trần Thị Nguyệt là nhân viên thu mua. Vào năm 2002, Công ty rất cần nguồn nguyên liệu để sản xuất trong khi đó lượng hàng của các đại lý không có hóa đơn giá trị gia tăng nhiều, còn lượng hàng của các doanh nghiệp có hóa đơn giá trị gia tăng không đáng kể. Trong thời gian này, Huỳnh Thanh Phong là chủ cơ sở kinh doanh Tạ Văn Kha thường đem tôm bán cho công ty đã bàn bạc thống nhất: công ty mua tôm của những người không có hóa đơn thuế giá trị gia tăng, khi tổng hợp lượng hàng mua được Phong sẽ xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng bằng lượng hàng và giá trị tiền mua hàng. Số tiền thuế giá trị gia tăng 5% trên hóa đơn được hoàn thuế Phong nhận 3,5% ; để lại công ty 1,5% trả cho người bán tôm không có hóa đơn. Công ty đã tiến hành theo thoả thuận, mục đích mua bán hóa đơn nêu trên là nếu có được 1,5% tiền thuế giá trị gia tăng trợ giá cho các đại lý sẽ làm tăng sức mua hàng của Công ty, tạo được nguồn hàng đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng cho các hợp đồng xuất khẩu. Toàn bộ số tiền thuế giá trị gia tăng đã được Công ty lập thủ tục xin khấu trừ hoàn thuế và được hoàn thuế tổng số tiền là 3.606.671.501 đồng.
Khi sự việc bị phát hiện, Cục thức đã thu hồi lại toàn bộ số tiền 3.606.67 1.50 1 đồng là tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đối với Công ty.
Trần Quang Chiêu, Nguyễn Tín Ngưỡng, Trần Văn Hoàng, Vương Trung Tuấn, Trương Việt Thù, Trương Vĩnh Thắng, Trần Thị Nguyệt đều bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội "tàng trữ, vận chuyển, lưu hành các giấy tờ có giá giả".
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 84120061HSST ngày 1 2-5-2006 và Bản án hình sự phúc thẩm số 1426/2006/HSPT ngày 21 -9-2006, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều áp dụng Điều 181 xử phạt các bị cáo Trần Quang Chiêu, Nguyễn Tín Ngưỡng, Trần Văn Hoàng, Vương Trung Tuấn, Trương Việt Thù, Trương Vĩnh Thắng, Trần Thị Nguyệt đều về tội "tàng trữ, vận chuyển, lưu hành các giấy tờ có giá giả".
Khi giám đốc vụ án này, Toà án nhân dân tối cao nhận xét: trong quá trình kinh doanh, vì lợi ích cục bộ của Công ty, Ban giám đốc Công ty gồm: Trần Quang Chiêu, Nguyễn Tín Ngưỡng, Trần Văn Hoàng, Vương Trung Tuấn và một số người khác đã bàn bạc thống nhất dùng thủ đoạn gian dối là mua tôm của các cá nhân, doanh nghiệp không có hóa đơn thuế giá trị gia tăng, sau đó ghép vào hoá đơn thuế giá trị gia tăng của cơ sở kinh doanh Tạ Văn Kha do bị cáo Huỳnh Thanh Phong làm chủ rồi hợp thức hoá chứng từ mua tôm lập hồ sơ quyết toán nhận 5% tiền hoàn thuế giá trị gia tâng và đã chiếm đoạt được 3.606.671.501 đồng của Cục thuế. Số tiền này các bị cáo đã chi cho cơ sở không có hàng, nhưng có xuất hoá đơn thuế giá trị gia tăng 3,5% và chi cho những đại lý bán hàng nhưng không có hoá đơn thuế giá trị gia tăng 15%. Hành vi phạm tội của Huỳnh Thanh Phong, Trần Quang Chiêu và các đồng phạm lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng khống đã chiếm đoạt 3.606.671.501 đồng của Cục thuế có dấu hiệu của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Vì các lẽ trên, tại Quyết định số 2912007/ HS-GĐT ngày 10-12-2007, Hội đồng Thẩm phán đã quyết định hủy cả bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Điều đáng lưu ý của vụ án này là trong quá trình giải quyết vụ án, ngay cả khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm thì các ý kiến đều cho rằng hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, nhưng việc định tội danh đều không thống nhất. Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này, việc định tội danh là "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hay "tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giả" đều có những điểm không hoàn toàn thoả đáng.
Ví dụ 2: Vụ làm giả cổ phiếu
Lý Hữu Hoàng bàn với Lâm Thu Hương về việc in cổ phiếu giả mang tên V5G (của công ty Việt Toàn Cầu để bán cho khách). Hoàng có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch, soạn thảo nội dung, thiết kế mẫu cổ phiếu; Hương có trách nhiệm ký tên trên cổ phiếu và một số giấy tờ với tư cách là Tổng Giám đốc. Hoàng rủ Trần Thị Sen tham gia với tư cách là Chủ tịch điều hành và dùng chữ ký của Sen đã được lưu trên máy vi tính để in trên cổ phiếu; Hoàng hợp đồng với Võ Thị Trúc Linh để Linh in cổ phiếu.
Theo như kế hoạch, Hoàng soạn thảo thiết kế mẫu cổ phiếu, thư mời, thiệp mời, cáo bạch và gửi cho Võ Thị Trúc Linh để in ấn. Lâm Thu Hương ký chữ ký mẫu đưa cho Linh để in lên cổ phiếu, trực tiếp ký thư mời Thủ tướng Chính phủ và công văn gửi mời các cơ quan.
Linh đã in 95 quyển cổ phiếu (tổng số tiền theo mệnh giá ghi trên số cổ phiếu này là 95 tỷ Việt Nam Đồng) với 300 thiệp mời và 300 quyển cáo bạch. Trong quá trình giải quyết vụ án này đã có những quan điểm khác nhau khi xác định hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo.
Quan điếm thứ nhất cho rằng: Các bị cáo bằng thủ đoạn gian dối: Giả danh, con dấu, chữ ký của công ty cổ phân Việt Toàn Cầu, phát hành cổ phiếu giả nhằm mục đích bán cổ phiếu giả để chiếm đoạt tiền; các bị cáo chưa chiếm đoạt được tiền vì đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội đã bị phát hiện và bắt giữ ngoài dự kiến của người phạm tội. Hành vi của các bị cáo phạm vào tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nhưng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tổng số tiền tính theo mệnh giá cổ phiếu là 95 tỷ đồng. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt 95 tỷ đồng theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Đây là quan điểm chính thức của các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố xét xử các bị cáo.
Quan điểm thứ 2 cho rằng: Các bị cáo không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bởi lẽ, tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có cấu thành vật chất; trong khi đó, toàn bộ số cổ phiếu được xác định là giả và chưa có đối tác cụ thể nào để giao dịch, mua bán; chưa có người bị hại. Việc kết luận các bị cáo chiếm đoạt 95 tỷ đồng là không có cơ sở Hành vi của các bị cáo cấu thành tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự.
Quan điểm thứ 3 cho rằng: Cổ phiếu là loại giấy tờ có giá. Các bị cáo làm tàng trữ, vận chuyển và dự định lưu hành cổ phiếu giả nhằm bán cho người khác. Vậy hành vi của các bị cáo phạm vào tội "làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả theo quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự.
Nghiên cứu vụ án nêu trên, chúng tôi có một số ý kiến như sau : cổ phiếu là loại giấy tờ có giá; mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng nhưng giá trị giao dịch có thể khác 10.000 đồng. Trên thực tế có những cổ phiếu có giá tới 700.000 đồng, có cổ phiếu giá chỉ 8.000 đồng. Trong vì việc này, các bị cáo có hành vi làm giả con dấu tài liệu để nhằm làm giả giấy tờ có giá; mục đích cuối cùng là bán cổ phiếu và chiếm đoạt tiền của người khác; việc làm giả con dấu, tài liệu giấy tờ có giá giả chỉ là phương thức đã chiếm đoạt tiền của người khác. Tuy nhiên., các bị cáo không xác định cụ thể số tiền định chiếm đoạt là bao nhiêu; và thực tế cũng không thề xác định là có thể bán được bao nhiêu cổ phiếu, tiền của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu. Bởi việc bán cổ phiếu dù là cổ phiếu thật cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường biến động, doanh nghiệp phát hành không thể dự liệu hết các khả năng, rủi ro có thể xảy ra.
Theo chúng tôi, hành vi của Lý Hữu Hoàng, Lâm Thu Hương và đồng bọn là rất nguy hiểm cho xã hội, nhưng cả 3 ý kiến nêu trên đều có phần gượng ép hoặc chưa phản ánh hết tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vì vậy, hiện nay khi thị trường chứng khoán đã được thành lập và có những bước phát triển nhất định, pháp luật cần cá thể hoá trách nhiệm hình sự đối với các hành vi này bằng một quy định cụ thể dành riêng cho những hành vi sản xuất, tàng trữ, lưu hành cổ phiếu giả.
Ví dụ 3 : Về hành vi lắp đặt, sử dụng trái phép thiết bị viễn thông
Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án liên quan đến việc lắp đặt, sử dụng trái phép thiết bị viễn thông; thường gặp là các hành vi như sau:
- Ký hợp đồng thuê riêng kênh viễn thông quốc tế của Công ty viễn thông quốc tế, ứng đụng dịch vụ Intemet kết nối điện thoại để liên lạc giữa mạng nội bộ thuê kênh riêng ở Việt Nam và mạng nội bộ thuê kênh riêng ở nước ngoài, nhưng đã kết nối với mạng điện thoại công cộng để kinh doanh, thu tiền.
- Lắp đặt trạm mặt đất thông tin vệ tinh và sử dụng tần số vô tuyến điện (không có giấy phép) kết nối với điện thoại cố định để gọi điện thoại quốc tế nhưng chỉ trả tiền thuê bao trong nước.
- Lợi dụng sự chồng lấn sóng viễn thông quốc tế tại các khu vực giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Liên bang Nga, các đối tượng đã đăng ký dùng thuê bao của Việt Nam (máy mẹ) sau đó dùng các máy con đưa sang Trung Quốc để chuyển các cuộc gọi từ Nga về Việt Nam.
Trong các trường hợp nêu trên, người sử dụng đã không phải trả tiền cước, trốn được một số tiền cước phí điện thoại quốc tế rất lớn.
Căn cứ vào dấu hiệu lén lút lắp đặt thiết bị viễn thông, kết nối với mạng điện thoại công cộng để gọi điện thoại quốc tế và dấu hiệu tránh việc phải trả một số tiền lớn cước phí điện thoại, nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường xác định đây là các vụ trộm cắp cước phí viễn thông; các bị cáo bị khởi tố truy tố xét xử về tội "trộm cắp tài sản" theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự.
Trong giới nghiên cứu khoa học, nhiều học giả cũng đồng ý với quan điểm đây là tội "trộm cắp tài sản". Tuy nhiên, trong những vụ án cụ thể cũng có một số ý kiến cho rằng đây là tội "kinh doanh trái phép" theo Điều 159; hoặc phạm tội "vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo Điều 172 Bộ luật hình sự.
Theo chúng tôi, các hành vi lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị viễn thông là nguy hiểm cho xã hội, cần xử lý. Tuy nhiên, nếu kết luận các bị cáo phạm vào một trong số 3 tội danh trên đều chưa thực sự hoàn toàn chính xác; chưa nêu bật được tính chất đặc trưng của loại hành vi phạm tội này. Vì vậy, Bộ luật hình sự cần có 1 Điều luật riêng để điều chỉnh những hành vi phạm tội lắp đặt sử dụng trái phép thiết bị viễn thông.
Ví dụ 4: Về trường hợp sản xuất, sử dụng thẻ rút tiền, thẻ thanh toán giả
Trong thời gian qua, trên thực tế đã xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng thẻ thanh toán; đặc biệt là thẻ tín dụng đa năng giả để thanh toán khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, rút tiền tại các máy trả tiền tự động...
Các loại thẻ tín dụng, thẻ rút tiền... do.ngân hàng phát hành, ngân hàng cung cấp cho các khách hàng một tài khoản được mã hoá bằng các con số riêng cho từng chủ thể; chủ thẻ có mã số bí mật để sử dụng thẻ khi thanh toán, rút tiền. Để tạo ra thẻ thanh toán giả người phạm tội đã tìm được bí mật của những thẻ thanh toán thật gồm số tài khoản, mã số bí mật của chủ thẻ rồi ghi các dữ liệu đó lên một thẻ trắng, tạo ra một thẻ thanh toán như thẻ thật. Sử dụng các thẻ này, bọn tội phạm có thể thanh toán tại những nơi chấp nhận thẻ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị...) hoặc rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Việc sử dụng thẻ giả của bọn tội phạm làm cho chủ thẻ thật bị mất số tiền tương ứng (bị ngân hàng trừ tiền trên tài khoản).
Khi xử lý các vụ án liên quan đến hành vi làm, sử dụng thẻ thanh toán giả, các cơ quan tiến hành tố tụng còn có quan điểm rất khác nhau về tội danh, điều luật cần áp dụng đối với người phạm tội. Thường gặp là các quan điểm sau:
Những người theo quan điểm thứ nhất cho rằng: người phạm tội rút tiền tại các máy rút tiền tự động có tính lén lút, chủ thẻ thực không biết, nên hành vi cấu thành tội "trộm cắp tài sản".
Những người theo quan điểm thứ hai cho rằng: người phạm tội dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ là "lừa đảo chiếm đoạt tài sản";
Những.người theo quán điểm thứ ba cho rằng: người phạm tội làm giả thẻ thanh toán, sử dụng thẻ giả nên cấu thành tội "sản xuất, tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá giả".
Phân tích hành vi phạm tội và các dấu hiệu đặc trưng của 3 loại tội phạm nêu trên cho thấy các ý kiến đều chưa hoàn toàn thoả mãn, bởi nếu trong từng trường hợp xảy tra trên thực tế có thể không định tội danh phù hợp, trong khi đó người làm thẻ sẵn sàng chấp nhận mọi phương án để có thể lấy được tiền, hàng hoá... Ví dụ, không thể định tội "trộm cắp tài sản" trong trường hợp một người làm thẻ giả và đem tặng, bán cho người khác hoặc dùng để thanh toán; không thể định tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nếu người phạm tội dùng thẻ rút tiền tại các máy rút tiền tự đồng; người là chủ thực sự hoàn toàn không biết việc mình bị mất tiền... Theo chúng tôi, đây là. loại tội phạm có tính đặc trưng, được ứng dụng công nghệ cao, cần được quy định bằng điều luật cụ thể riêng biệt.
Ví dụ 5: Về hành vi nhắn tin trên Intemet tới các số điện thoại di động để rút tiền từ tài khoản của máy điện thoại di động
Lê Duy Phương và Lê Thanh Hoàng có hành vi giả mạo tin nhắn trên mạng Intemet gửi đến các số điện thoại di động với nội dung: "Chúc mừng ông bà đã trúng thưởng 50.000 đồng từ quỹ vì người nghèo, để xác minh tài khoản ông bà soạn tin nhắn NAPTK998-NAPM84VN-TK8730- VMS084 gửi đến 8730"; "Chúc mừng ông bà đã trúng tủ rỗng 50.000 đồng từ quỹ vì người nghèo, để nhận tiền ông bà soạn tin nhắn NAPTK084- NAPTKVNN-NAPVNN84 gửi đến 8730";
Nhiều người nhận được tin nhắn có nội dung như trên, tin tưởng là mình trúng thưởng nên đã soạn tin theo hướng dẫn gửi đến tổng đài 8739; mỗi tin nhắn bị trừ cước phí là 15.000 đồng. Số tiền đó được tổng đài 8310 chuyển đến tài khoản TK889, SMS084, TKVNN, VNN84 của Phương và Hoàng trên mạng Intemet. Phương và Hoàng đã dùng số tiền đó để chơi trò trên website của VTC game online.
Cơ quan Công an đã bắt giữ Lê Duy Phương và Lê Thanh Hoàng. Trong quá trình điều tra xác định được Phương đã gửi đi 671 tin nhắn và nhận được 400 tin, chiếm đoạt được 6.000.000 đồng; Hoàng gửi đi 418 tin và nhận được 180 tin, chiếm đoạt được 2.700.000 đồng. Xác định tại đài truyền hình kỹ thuật số VTC thu thập được danh sách 580 số điền thoại di động và 8.700.000 đồng của những người bị Phương và Hoàng lừa đảo chiếm đoạt nhưng không xác định được nhân thân, lý lịch của từng người bị hại; chỉ nhận được 5 đơn tố cáo của những người bị hại.
Khi giải quyết vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Lê Duy Phương và Vương Thanh Hoàng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong vụ án này không có người bị hại nên không xử về tội "lừa đảo