Đề tài Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận (Có Footnotes)

Giao kết hợp đồng mua bán nhà nói chung và hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nói riêng có nhiều nét đặc thù vì đối tượng của hợp đồng chính là nhà ở - Một tài sản vừa có giá trị lớn, vừa có tính xã hội sâu sắc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Ngoài quá trình giao kết hợp đồng còn có giai đoạn thực hiện hợp đồng và cuối cùng là giai đoạn hoàn tất hợp đồng. Sự phức tạp của việc giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó đáng kể đến yếu tố về chủ thể, về đối tượng hợp đồng, chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng đi vào giải quyết nội dung đề tài: “Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận”.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận (Có Footnotes), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Giao kết hợp đồng mua bán nhà nói chung và hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nói riêng có nhiều nét đặc thù vì đối tượng của hợp đồng chính là nhà ở - Một tài sản vừa có giá trị lớn, vừa có tính xã hội sâu sắc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Ngoài quá trình giao kết hợp đồng còn có giai đoạn thực hiện hợp đồng và cuối cùng là giai đoạn hoàn tất hợp đồng. Sự phức tạp của việc giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó đáng kể đến yếu tố về chủ thể, về đối tượng hợp đồng, chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng đi vào giải quyết nội dung đề tài: “Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Lý luận chung: 1. Khái quát chung về nhà chung cư, căn hộ trong nhà chung cư: 1.1. Khái niệm nhà chung cư, căn hộ chung cư: Theo quy định tại Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005 quy định thì: “Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.” “Căn hộ chung cư được hiểu là phần sở hữu riêng trong nhà chung cư của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó; phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.” Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005 1.2. Đặc điểm nhà chung cư, căn hộ chung cư: 1.2.1. Sở hữu chung cộng đồng trong nhà chung cư: Theo quy định của pháp luật thì phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng; không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát than, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào; hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó (Khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005). Đối với phần sở hữu chung này thì các chủ sở hữu và người sử dụng căn hộ chung cư đều có quyền khai thác, sử dụng như nhau cũng như phải có trách nhiệm bảo quản, đóng góp kinh phí để đảm bảo sự hoạt động của chúng. 1.2.2 Việc hạn chế quyền sở hữu của chủ sở hữu căn hộ chung cư: Các chủ căn hộ trong chung cư sở hữu chung có quyền sở hữu không giống hoàn toàn với quyền sở hữu tài sản thông thường, vì họ là chủ sở hữu trong một cộng đồng sở hữu chung. Chủ căn hộ không những phải tuân theo các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ trong sở hữu chung, mà các quy định hạn chế nhất định quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với căn hộ của mình chẳng hạn: không được gây tiếng ồn ảnh hưởng đến hàng xóm, thay đổi kết cấu phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng, sử dụng vật liệu màu sắc trên mặt ngoài căn hộ chung cư,…hoặc khi muốn cho thuê hay chuyển nhượng căn hộ thì phải thông báo trước tập thể có sở hữu chung và có điều khoản rằng buộc người thuê hay chủ mới tuân thủ các quy tắc quản lý hiện hành của chung cư… Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009 của Bộ Xây dựng 1.2.3. Quản lý sử dụng nhà chung cư: Để thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong quá trình sử dụng có Ban quản trị nhà chung cư và doanh nghiệp quản lý, vận hành nhà chung cư. Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư (Hội nghị của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư) - cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư bầu ra. Ban quản trị gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với nhiệm kỳ không quá 3 năm, số lượng thành viên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Ban quản trị nhà chung cư có vai trò rất quan trọng, là người đại diện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư. Ban quản trị có quyền và trách nhiệm quản lý việc sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật như: xây dựng nội quy sử dụng nhà chung cư; thực hiện thu, chi tài chính trong quá trình quản lý việc xử dụng nhà chung;… 2. Lý luận chung về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, nhưng dựa vào bản chất của loại hợp đồng này là một dạng của hợp đồng mua bán nhà ở, đó đó dựa vào Điều 428 Bộ luật dân sự ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư như sau:“ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao căn hộ chung cư và chuyển quyền sở hữu căn hộ chung cư cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật” Căn cứ Điều 428 BLDS thì “hợp đồng mua bán nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao nhà cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận nhà và trả tiền cho bên bán” 2.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.2.1. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mang những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán nhà ở: - Là hợp đồng ưng thuận: khi tham gia giao kết hợp đồng các bên phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Họ có quyền quyết định có hay không tham gia vào quan hệ hợp đồng, có quyền lựa chọn và thảo luận về nội dung và hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là khi các bên đã thỏa thuận các điều khoản và hoàn thành thủ thụ tục công chứng, chứng thực. - Là hợp đồng có tính chất đền bù: Trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư khi bên bán chuyển giao căn hộ thuộc sở hữu của mình cho bên mua thì sẽ nhận được khoản tiền đền bù từ bên mua và ngược lại, bên mua sẽ nhận được tài sản là căn hộ chung cư được chuyển giao từ bên bán sau khi đã trả tiền cho bên bán khoản tiền có giá trị tương ứng. - Là hợp đồng song vụ: các bên trong quan hệ hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ đối nhau. Quyền của bên này sẽ tương ứng với phần nghĩa vụ bên kia và ngược lại. - Là hợp đồng có mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với căn hộ chung cư từ bên bán sang cho bên mua: theo đó khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với căn hộ chung cư của bên bán và làm phát sinh quyền sở hữu mới của bên mua đối với tài sản này. Đây là điểm để phân biệt giữa hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với hợp đồng cho thuê, cho thuê mua,… 2.2.2. Những đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng mua bán căn hộ chung cư còn mang một số đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ đối tượng của hợp đồng là những căn hộ chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu và những căn hộ chung cư dự án. - Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mà chủ sở hữu đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà: thì đây là một dạng của hợp đồng mua bán nhà ở, vì vậy nó vừa mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán nhà thông thường lại vừa có những điểm khác biệt. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư hiện tại thì chỉ trên cơ sở Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng nhà chung cư thì: Đất xây dựng nhà chung cư và các công trình trực tiếp phục vụ nhà chung cư thuộc chế độ đồng quyền sử dụng của những người sở hữu căn hộ chung cư. Trường hợp toàn bộ nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của một chủ sở hữu hoặc nhóm các chủ sở hữu là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất được cấp mới hoặc chỉnh lý để giao cho chủ sở hữu hoặc nhóm chủ sở hữu nhà chung cư đó. Trường hợp chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư bán căn hộ của nhà chung cư thì người mua căn hộ nhà chung cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hình thức quyền sử dụng đất là quyền sử dụng chung. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Khoản 1 Điều 11 Luật Nhà ở 2005 - Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dự án: là căn hộ mới chỉ có trong dự án hoặc đang xây dựng, thì hiện nay loại hợp đồng này thường có hai dạng là: Hợp đồng giữa chủ đầu tư và người mua gốc thường có dạng là hợp đồng hứa mua hứa bán: Theo đó chủ đầu tư cam kết sẽ bán cho người mua gốc căn hộ chung cư theo diện tích, kiểu dáng, thiết kế, chất lượng,…như trong dự án xây dựng nhà chung cư đã được lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó. Còn người mua gốc cam kết sẽ mua căn hộ này sau khi được xây dựng và hoàn thiện như trong thiết kế ban đầu. Và để đảm bảo cho cam kết của người mua gốc phải trả trước cho chủ đầu tư khoản tiền nhất định tương ứng với giá trị của căn hộ chung cư đó. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dự án giữa người mua gốc và người mua lại: thường được lập dưới dạng hợp đồng ủy quyền có công chứng. Đối với loại hợp đồng này người mua gốc thường ủy quyền cho người mua lại thực hiện tiếp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dự án với chủ đầu tư, được nhận căn hộ sau khi chủ đầu tư bàn giao, được bán đứt căn hộ thuộc sở hữu của người mua gốc cho người khác,… 2.3. Phân loại hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Trong sự đa dạng của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư hiện nay, dựa vào những dấu hiệu đặc trưng ta có thể phân hợp đồng thành các nhóm sau đây: 2.3.1. Dựa vào mục đích của hợp đồng: - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với mục đích để ở: Đây là loại hợp đồng khá phổ biến vì nhu cầu về nhà ở đang ngày càng tăng theo sự gia tăng dân số ở nước ta hiện nay - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nhằm mục đích kinh doanh: căn hộ chung cư ngoài mục đích là để ở thì bản chất của nó là một loại tài sản. Do vậy pháp luật vẫn cho phép các bên có thể giao kết loại hợp đồng này với hình thức mua đi bán lại nhằm mục tiêu sinh lời. 2.3.2. Dựa vào đối tượng của hợp đồng: - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là tài sản hình thành trong tương lai: Đây là loại hợp đồng mua bán có đối tượng là căn hộ chung cư dự án. Đó có thể là căn hộ chung cư chưa được hình thành vào thời điểm giao kết hợp đồng những chắc chắn sẽ có trong tương lai (căn hộ mới chỉ tồn tại trên dự án, bản vẽ đã được phê duyệt,…) hoặc là căn hộ đã hình thành trên thực tế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại thời điểm giao kết hợp đồng. - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đã có Giấy chứng nhận quyền ở hữu: Đối với loại hợp đồng này thì căn hộ chung cư là đối tượng của hợp đồng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu. 2.3.3. Dựa vào phương thức thanh toán: - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo phương thức trả tiền một lần: Đây là hợp đồng mà bên mua và bên bán căn hộ chung cư thỏa thuận về việc bên mua sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho bên bán trong một lần duy nhất. - Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo phương thức trả chậm, trả dần: Trong loại hợp đồng này thì bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc thanh toán tiền mua theo số lần và trong khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian trả chậm, trả tiền dần bên mua có quyền sử dụng căn hộ chung và được chuyển thành quyền sở hữu căn hộ từ bên bán sau khi đã trả đủ tiền cho bên bán. - Hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư: Đây là loại hợp đồng mà bên thuê mua sẽ trở thành chủ sở hữu căn hộ chung cư đang thuê mua sau khi trả hết tiền thuê mua theo hợp đồng thuê mua. II. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: 1. Chủ thể của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 1.1. Điều kiện chủ thể: 1.1.1. Đối với chủ thể là cá nhân: Cá nhân khi tham gia vào hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự: - Về nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, nghĩa là đều có năng lực pháp luật như nhau. Tuy nhiên đối với mỗi cá nhân khác nhau thì năng lực pháp luật có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Ví dụ dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia pháp luật Việt Nam có những quy định hạn chế quyền sở hữu đối với căn hộ chung cư của người nước ngoài như: Người nước ngoài chỉ được mua và sở hữu căn hộ chung cư tài Việt Nam theo đó là người có công đóng góp đối với đất nước Việt Nam, người kết hôn với công dân Việt Nam…có thời hạn cư trú tại Việt Nam trên 1 năm…và chỉ được sở hữu một căn hộ chung cư tại thời điểm cư trú với mục đích để ở, không được cho thuê hoặc sử dụng với mục đích khác…. - Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; - Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 - Theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự cũng như thực hiện các nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch đó. Đối với người năng lực hành vi dân sự hạn chế, người không có năng lực hành vi dân sự và người bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật giao dịch dân sự của những người này phải thông qua người đại diện hợp pháp. Việc pháp luật quy định điều kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ thể là cá nhân nhằm đảm bảo cho các chủ thể này khi tham gia giao kết hợp đồng một cách hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, trung thực cũng như có thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 92 Luật Nhà ở năm 2005 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự thì lại quá rộng và không chính xác vì: về nguyên tắc năng lực hành vi dân sự của cá nhân đã phát sinh ngay khi cá nhân đủ 6 tuổi và có đầy đủ khi cá nhân 18 tuổi nếu không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhưng đối với người từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi thì không thể tự mình tham gia vào các giao dịch về nhà ở cũng như các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mà nhất thiết phải có người đại diện theo pháp luật. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi thì có thể tham gia các giao dịch này nếu có đủ tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. 1.1.2. Đối với chủ thể là tổ chức: Để tổ chức tham gia vào hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với tư cách là một chủ thể độc lập thì phải có tư cách pháp nhân. Năng lực chủ thể của pháp nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Hai loại năng lực này phát sinh đồng thời tại thời điểm thành lập pháp nhân và tồn tại cho tới khi pháp nhân chấm dứt hoạt động. Năng lực chủ thể của pháp nhân thì phải phù hợp với mục đích và lĩnh việc hoạt động của pháp nhân đó, do vậy các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì: tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và phải đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Các chủ thể này phải đủ điều kiện về năng lực tài chính có nghĩa khi đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án, số vốn này được quy định là: không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng dưới 20 ha và không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất trên 20 ha trở lên có được phê duyệt…. - Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/05/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản. - Điều 11 Quy chế khu đô thị mới, Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Ngoài các điều kiện về năng lực chủ thể, thì khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư các chủ thể này còn phải đảm bảo là hoàn toàn tự nguyện. Căn hộ chung cư với vai trò là một tài sản có ý nghĩa và giá trị lớn nên khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đối tượng này thì riêng với mỗi loại chủ thể nhất định còn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ khác. 1.2. Các loại chủ thể: 1.2.1. Bên bán: Bên bán căn hộ chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền cho phép bán căn hộ chung cư hoặc là người được bán căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật. - Các chủ thể bán: + Nhà nước: Nhà nước trở thành chủ thể bán khi tiến hành bán căn hộ chung cư thuộc sở hữu của mình cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu và theo những điều kiện nhất định. Căn hộ chung cư thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: Căn hộ chung cư được tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) hoặc có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Căn hộ chung cư có nguồn gốc thuộc sở hữu khác và được chuyển thành sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật. Căn hộ chung cư được tạo lập từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và một phần tiền góp của cá nhân, của tập thể theo thỏa thuận hoặc theo hợp đồng mua trả góp nhưng chưa trả hết tiền. Nhà nước đầu tư, xây dựng các căn hộ chung cư nhằm mục đích chủ yếu là giải quyết yêu cầu về chỗ ở cho các đối tượng xã hội như cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan,…khi đi công tác hoặc thực hiện nhiệm vụ và gặp khó khăn về chỗ ở. Các đối tượng này chủ yếu được Nhà nước giao, cho thuê hoặc cho thuê mua căn hộ chung và sau đó họ có thể được Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu thông qua việc công nhận quyển sở hữu (đối với căn hộ chung cư được cho thuê mua) hoặc bán hóa giá. + Chủ sở hữu nhà chung cư mà không phải là Nhà nước: Chủ sở hữu nhà chung cư là các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài được tiến hành việc xây dựng mới hoặc cải tạo các khu chung cư, rồi phân thành các căn hộ bán cho những người có nhu cầu. Những căn hộ chung cư này là một dạng của nhà ở thương mại. Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005 thì đối với tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư phát triển nhà ở thương mại phải có đăng ký kinh doanh nhà ở - chức năng kinh doanh nhà ở, đối với tổ chức cá nhân nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đầu tư Khoản 32 Điều 2 Luật Nhà ở 2005 . Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được coi là pháp nhân Việt Nam. Vì vậy, trường hợp bên bán là tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà ở để bán thì sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà chung cư theo sự án, họ được quyền bán các căn hộ chung cư cho các đối tượng được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Người mua căn hộ đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Tổ chức và cá nhân này có nghĩa vụ phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khi tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại thì các tổ chức, cá nhân trên phải thực hiện các quy định về phát triển nhà ở theo dự án để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng của dự án được phê duyệt. Họ cũng phải công khai quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà bán, gái bán,…đồng thời phải báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điều 36 Luật Nhà ở 2005 + Chủ s