Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín
dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành m ột tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng
hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức
tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ
chức tín dụng mua lại.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7120 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mua bán và sáp nhập ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA NGÂN HÀNG
-----------------
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 3 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – K22
DANH SÁCH NHÓM
1. Phạm Quốc Kỳ
2. Trần Ngọc Uyên Phương
3. Hoàng Thị Khánh Hội
4. Huỳnh Ngọc Hà My
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về sáp nhập và mua lại
Tại Việt Nam khái niệm sáp nhập, mua lại và hợp nhất được định nghĩa như sau:
Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:
Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty
khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp
nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. (Điều 153)
Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công
ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,
đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Điều 152).
Trong Luật Doanh nghiệp lại không đề cập đến hoạt động mua bán doanh nghiệp mà được
nhắc đến trong Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004:
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị
mua lại” (Ðiều 17)
Theo Thông tư Số: 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín
dụng có định nghĩa
Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín
dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng
hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng
mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức
tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ
chức tín dụng mua lại.
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
3
Như thế để có một thương vụ sáp nhập, mua lại hay hợp nhất là các doanh nghiệp phải cùng
loại hình và có sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả các bên tham gia. Cùng với các
quy định về việc thành lập doanh nghiệp mới, việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích,
ta có cơ sở để xác định hình thức chính xác một thương vụ.
1.2 Phân loại sáp nhập và mua lại
a. Phân loại sáp nhập
Dựa trên mức độ liên hệ giữa hai tổ chức
Sáp nhập theo chiều ngang
Là sự sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp về cùng lĩnh vực kinh doanh và cùng thị
trường. Công ty bị sáp nhập là đối thủ cạnh tranh trước đây. Đây là loại hình sáp nhập chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Kết quả từ sự sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường,
kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần.
Do vậy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì họ không những làm
giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ
còn lại. Đa số các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra trong các ngành ôtô, dược, viễn thông, dầu
khí, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…
Sáp nhập theo chiều dọc
Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra giữa các công ty nằm ở những giai đoạn khác nhau của một
quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ hay là khách hàng của nhau. Các công ty sáp nhập theo chiều
dọc có quan hệ người mua-người bán với nhau. Một công ty có thể sáp nhập với một công ty là nhà
cung cấp của nó, gọi là sáp nhập lùi (backward merger), hoặc một công ty có quan hệ thân cận trong
hệ thống phân phối sản phẩm đến nguời tiêu dùng, gọi là sáp nhập tiến (forward merger). Sáp nhập lùi
diễn ra khi một nhà sản xuất tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp, còn sáp nhập tiến
diễn ra khi một nhà cung cấp nguyên vật liệu, thành phẩm hay dịch vụ tìm được công ty mua sản phẩm
dịch vụ của mình một cách thường xuyên. Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp
nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung
gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
Sáp nhập tổ hợp
Sáp nhập tổ hợp là trường hợp xảy ra đối với các công ty hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh không liên quan tới nhau, không có quan hệ người mua - người bán và cũng chẳng phải là
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
4
đối thủ cạnh tranh của nhau. Nói cách khác, nếu một cuộc sáp nhập không rơi vào hai trường hợp sáp
nhập theo chiều dọc hoặc sáp nhập theo chiều ngang thì đó là sáp nhập tổ hợp.
Những công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ lựa chọn chiến lược
liên kết thành lập tập đoàn.
Dựa trên phạm vi lãnh thổ
Sáp nhập trong nước
Đây là những thương vụ sáp nhập, mua lại giữa các công ty trong cùng lãnh thổ một quốc gia.
Sáp nhập xuyên biên
Được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức
đầu tư trực tiếp phổ biến nhất hiện nay.
b. Phân loại mua lại
Mua lại mang tính thù nghịch
Là một hoạt động mà không được sự ủng hộ của công ty bị mua lại. Việc mua lại có thể ảnh
hưởng xấu đến công ty bị mua lại và đôi khi gây tổn hại đến cả bên mua lại. Hoạt động này diễn ra khi
công ty mua lại thực hiện việc mua lại cổ phiếu của công ty bị mua lại thông qua phương thức lôi kéo
cổ đông bất mãn, mua gom dần cổ phiếu trên thị trường, và các phương thức khác khi mà không đạt
được sự đồng thuận hay biết trước của ban điều hành công ty bị mua lại. Cổ đông của công ty bị mua
lại được trả tiền hoặc hoán đổi cổ phiếu và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty.
Mua lại có thiện chí
Là một hoạt động mà được ban quản lý của công ty bị mua lại đồng ý và ủng hộ trên cơ sở
thương lượng giữa hai bên. Việc mua lại đó có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của cả hai bên.
1.3 Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại ngân hàng
a. Thương lượng tự nguyện
Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng. Khi cả
hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán được
tiềm năng phát triển vượt trội của ngân hàng sáp nhập ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương
thảo hợp đồng sáp nhập. Có những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế
đã tự động tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập với nhau tạo thành ngân hàng lớn hơn,
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
5
mạnh hơn đủ sức vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh
với các ngân hàng lớn hơn.
b. Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việc mua lại bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, ngân hàng có ý định
mua lại tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc nhận chuyển nhượng của
các nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông nhỏ lẻ. Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiệu đủ
khối lượng cần thiết để triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường thì ngân hàng thu mua yêu
cầu họp và đề ngị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông. Cách thức này đòi hỏi thời gian dài,
hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ có thể tăng vọt trên
thị trường. Ngược lại, nếu cách thức này diễn ra dần dần và trôi chảy, ngân hàng mua lại có thể đạt
được mục tiêu của mình một cách êm thấm mà không gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong
khi đó chỉ phải trả một mức giá thấp hơn cách thức chào thầu rất nhiều.
c. Chào thầu
Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tư có ý định mua lại toàn bộ ngân hàng mục tiêu
đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá thị trường rất
nhiều. Giá chào thầu đó có đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như
quản lý ngân hàng mình.
Hình thức chào thầu thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh
tranh. Ngân hàng mục tiêu thường là ngân hàng yếu hơn. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp một ngân
hàng nhỏ nuốt được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ
bên ngoài để thực hiên được vụ thôn tính. Các ngân hàng mua lại theo hình thức này thường huy động
tiền bằng cách:
- Sử dụng thặng dư vốn
- Huy động từ vố cổ đông hiện hữu thông qua phát hành cổp phiếu mới hoặc trả cổp tức bằng cổ
phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi.
- Vay từ các TCTD
Điểm đáng chú ý trong thương vụ chào thầu là ban quản trị ngân hàng mục tiêu bị mất quyền
định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thu mua và cổ đông của ngân hàng mục
tiêu, trong khi ban quản trị (thường là người đại diên do đó trực tiếp không nắm đủ số lượng cổ phiếu
chi phối) bị gạt ra bên ngoài. Thông thường ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ
bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà không nhất thiết
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
6
bị sáp nhập hoàn toàn vào ngân hàng mua lại. Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị
ngân hàng mục tiêu có thể chiến đấu lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp, bảo lãnh tài chính mạnh hơn,
để có thế đưa ra mức giá mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng.
d. Mua tài sản
Phương thức này cũng gần tương tự như phương thức chào thầu. Ngân hàng thu mua có thể
đơn phương hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của ngân hàng đó (họ thường tham khảo
giá của công ty tư vấn định giá tài sản độc lập chuyên nghiệp thực hiện). Sau đó các bên sẽ thương
thảo để đưa ra các mức giá phù hợp (có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà công ty tư vấn định giá
tài sản chuyên nghiệp). Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của
phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, hệ thống khách hang nhân sự, văn
hóa daonh nghiệp rất khó được định giá và được các bên thống nhất.
e. Lôi kéo cổ đông bất mãn
Phương thức này cũng thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính mang tính thù địch.
Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất
mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân hàng mình. Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh có
thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước tiên thông qua thị trường, họ sẽ mua
một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ
đông của ngân hàng mục tiêu. Sauk hi nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập
cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ ban quản trị cũ và bầu đại
diện ngân hàng thu mua vào hội đồng quản trị mới. Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị
có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngày từ trong điều lệ ngân
hàng. Bởi vì mục đích cuối cùng của ngân hàng thu mua và cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành.
1.4 Sáp nhập và mua lại các ngân hàng trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
a. Sáp nhập và mua lại ngân hang trên thế giới
Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là ngành có
hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân
hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với
nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử
ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo
thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
7
(Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ
Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ
tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Không dừng
lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland
RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ
USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân
hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận.
Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động
lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời
tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương
mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên
thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị
trường nội địa nước Mỹ. Trước đó, với mục tiêu chính của là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội
địa Mỹ, Bank of America đã thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi
nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la
Mỹ, mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ.
Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng
Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ cũng là một thương vụ M&A đình đám trên thế giới. Sau khi
vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng
tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và
Bank of America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ
ba của Mỹ.
Ở châu á, thương vụ M&A tiêu biểu có thể phải kể đến sự ra đời của Mitsubishi UFJ Financial
group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial
group. Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005.
Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất
thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ
về giá trị tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân
hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.
Ngoài ra thương vụ sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với
giá 14,3 tỷ USDI hay hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Anh là Resolution và Friends
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
8
Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cũng là những vụ mua lại và sáp nhập
nổi tiếng khác trên thị trường tài chính thế giới.
Nhìn chung, các thương vụ M&A của các ngân hàng tiêu biểu trên thế giới đều đem lại hiệu
quả tốt, giúp các định chế tài chính vượt qua được khó khăn và nâng tầm hoạt động của mình lên các
vị thế mới. Tuy nhiên có thể thấy được rằng, sự thành công của các thương vụ M&A trên được quyết
định rất lớn bởi trình độ quản lý, kinh nghiệm hoạt động, sự minh bạch rõ ràng của hệ thống luật pháp
cũng như các chính sách mà ngân hàng trung ương ở các nước này thực hiện. Đây cũng chính là các
yếu tố mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần lưu ý khi thực hiện M&A ngân hàng.
b. Những nghiên cứu trước về sáp nhập và mua lại ngân hàng
M&A Operations and Performance in Banking (Elena Beccalli, Pascal Frantz (2009))
Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu 714 thương vụ M&A ngân hàng tại châu âu
trong giai đoạn từ 1991 - 2005 để xem xét các tác động mà M&A đem lại cho các ngân hàng sau khi
mua lại và sáp nhập. Nghiên cứu cho thấy M&A có liên quan đến sự suy giảm nhẹ trong ROE , hiệu
quả dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên cải thiện đáng kể hiệu quả chi phí.
Bank M&A and the Growth of Commercial Bank (Ge Zhaoqiang(2005))
Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu 2 phương thức phát triển cơ bản của ngân hàng
thương mại và hoạt động M&A trong ngân hàng. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng M&A là nhân tố cơ bản
trong sự phát triển của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu thực nghiệm trên một loạt ngân hàng tại
Trung Quốc cũng cho thấy rằng M&A giúp hệ thống ngân hàng thương mại cải cách và đổi mới hệ
thống tài chính, xây dựng quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tài sản và quản trị rủi ro, nó còn
thúc đẩy quá trình quốc tế hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng.
Bank M&A in Central and Eastern Europe (Markus Fritsch, Fabian Gleisner, Markus
Holzhäuser (2004))
Bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu sự tăng trưởng lợi nhuận bất thường trong 56
ngân hàng M&A xuyên biên giới trong giai đoạn 1990 - 2005 tại châu âu và Hoa kỳ. Nghiên cứu phát
hiện ra rằng nhân tố đặc biệt giúp các thương vụ M&A thành công là các yếu tố riêng có của các thị
trường mới nổi. Nói một cách khác, yếu tố quốc gia là nhân tố chủ đạo giải thích sự tăng trưởng lợi
nhuận bất thường của các ngân hàng M&A.
The Euro and the Changing Face of European Banking: Evidence from Mergers and
Acquisitions (Manapol Ekkayokkaya, Phil Holmes, Krishna Paudyal (2007))
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
9
Ba tác giả thực hiện nghiên cứu những thay đổi trong bộ mặt của một số ngân hàng tại
châu âu thời kỳ trước và sau khi đồng EUR ra đời và sự khác biệt trong lợi nhuận hoạt động của các
ngân hàng thực hiện M&A trong và ngoài khu vực châu âu. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận hoạt
động của các ngân hàng có xu thế giảm sút đi khi liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời và có sự khác biệt
đáng kể trong lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thực hiện M&A trong và ngoài khu vực châu âu.
M&A và yếu tố văn hóa(Ths Trịnh Thị Phan Lan, Ths Nguyễn Thùy Linh - Đại học quốc
gia Hà Nội)
Nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định
thành bại của một thương vụ M&A và việc dung hòa văn hóa các tổ chức sau M&A sẽ là nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó.
Mua bán và sáp nhập: con đường để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển (Nguyễn Thị
Ngọc Dung - Khoa kinh tế - Đại học Đông Á)
Nghiên cứu chỉ ra rằng M&A ở Việt Nam đang diễn ra rất sôi động trong thời gian vừa
qua. Những hiệu quả tích cực mà M&A mang lại và quan trọng nhất, nghiên cứu chỉ ra một số rào cản
trong M&A ở Việt Nam như tư duy và văn hóa, tính minh bạch và trung thực, hệ thống pháp lý tại
Việt Nam, vấn đề về định giá doanh nghiệp, vấn đề về nguồn vốn tài trợ M&A.
c. Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động sáp nhập và mua lại