Sát nhập và mua lại (M&A) là một khái niệm không mới đối với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại Mỹ, hoạt động này xuất hiện từ đầu thế kỉ 20, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm gắn liền với những chu kì phát triển kinh tế nóng. Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại M&A lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty). Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông,
Cụm từ M&A tại Việt Nam mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng những hoạt động về số lượng và cả quy mô của nó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước. M&A mang lại những lợi ích nhất định cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng cũng không thể phủ nhận chỉ cần những tính toán sai lầm cũng có thể khiến một thương vụ M&A sụp đổ. Có nhiều yếu tố mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải xem xét khi tiến hành hoạt động này, trong đó thương hiệu là một yếu tố đóng vai trò không nhỏ. Trong kinh doanh, thương hiệu được đánh giá là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này xin cung cấp những tìm hiểu và thông tin tổng hợp nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến thương hiệu trong hoạt động M&A. Nội dung gồm 4 phần chính:
- Tình hình M&A trên thế giới hiện nay và triển vọng tại Việt Nam
- Vai trò của yếu tố thương hiệu trong các quyết định M&A
- Vấn đề định giá thương hiệu trong M&A
- Vấn đề xây dựng thương hiệu sau M&A
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mua bán và sát nhập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Sát nhập và mua lại (M&A) là một khái niệm không mới đối với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại Mỹ, hoạt động này xuất hiện từ đầu thế kỉ 20, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm gắn liền với những chu kì phát triển kinh tế nóng. Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại M&A lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty). Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông, …
Cụm từ M&A tại Việt Nam mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng những hoạt động về số lượng và cả quy mô của nó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước. M&A mang lại những lợi ích nhất định cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng cũng không thể phủ nhận chỉ cần những tính toán sai lầm cũng có thể khiến một thương vụ M&A sụp đổ. Có nhiều yếu tố mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải xem xét khi tiến hành hoạt động này, trong đó thương hiệu là một yếu tố đóng vai trò không nhỏ. Trong kinh doanh, thương hiệu được đánh giá là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này xin cung cấp những tìm hiểu và thông tin tổng hợp nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến thương hiệu trong hoạt động M&A. Nội dung gồm 4 phần chính:
Tình hình M&A trên thế giới hiện nay và triển vọng tại Việt Nam
Vai trò của yếu tố thương hiệu trong các quyết định M&A
Vấn đề định giá thương hiệu trong M&A
Vấn đề xây dựng thương hiệu sau M&A
Tình hình M&A trên thế giới hiện nay và triển vọng tại Việt Nam
. Bản chất và các động cơ cơ bản thúc đẩy M&A
Thực chất của hoạt động M&A là việc một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hay tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó. Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty (hay Luật Doanh nghiệp) của từng nước. Ví dụ ở Việt Nam tỷ lệ này là 75%, trong trường hợp Điều lệ công ty mục tiêu quy định mức thấp hơn (tối thiểu là 65%) thì áp dụng mức đó.
Theo nhận định của các chuyên gia có nhiều nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các vụ M&A, Trong đó, cộng hưởng là động cơ quan trọng nhất giải thích cho mọi thương vụ mua bán sáp nhập. Hiểu một cách đơn giản, cộng hưởng là sự phù hợp và hoà hợp giữa hai bên trước và sau khi nhập thành một. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao, cùng với những kì vọng sau của doanh nghiệp:
- Giảm nhân viên: sáp nhập doanh nghiệp thường có khuynh hướng làm giảm việc làm, cụ thể sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp, ví dụ các công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động, giảm bớt những vị trí làm việc kém hiệu quả.
- Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một doanh nghiệp lớn lúc nào cũng có thế hơn khi giao dịch với các đối tác, kể cả mua văn phòng phẩm hay một hệ thống IT phức tạp thì công ty lớn vẫn có ưu thế khi đàm phán hơn là so với công ty nhỏ. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí. Ví dụ điển hình là vụ sáp nhập gần đây nhất giữa hai hãng truyền thông nổi tiếng thế giới Thomson và Reuters. Hai đại gia này hy vọng sẽ hình thành một hãng cung cấp tin tức tài chính lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp Bloomberg. Giới phân tích cho rằng, với tên gọi mới Thomson-Reuters, hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tăng danh tiếng chung và giảm chi phí hoạt động của cả tập đoàn khoảng 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới.
- Trang bị công nghệ mới: Để duy trì cạnh tranh, các công ty luôn cần vị trí đỉnh cao của phát triển kỹ thuật và công nghệ. Thông qua việc mua bán hoặc sáp nhập, công ty mới có thể tận dụng công nghệ của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu của mua bán & sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Ví dụ cách đây hai năm, hãng sản xuất trang phục thể thao Adidas của Đức đã quyết định mua lại đối thủ Reebok của Mỹ với giá 3,1 tỷ euro (3,8 tỷ USD) nhằm mở rộng sang thị trường Mỹ và cạnh tranh với Nike.
Tóm lại, bất kì chiến lược kinh doanh nào của các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Lịch sử đã chứng minh các giao dịch M&A nếu biết cách vận dụng hiệu quả sẽ đem lại lợi ích khổng lồ. Có thể nhắc đến một ví dụ kinh điển vào năm 1929, khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, lạm phát, nhà kinh doanh vận tải biển người Hy Lạp Aristote Onassis đã dốc toàn bộ vốn liếng của mình mua 6 chiếc tàu vận tải loại lớn với giá rất rẻ của Công ty đường sắt Canada. Lúc đó ngành vận tải biển cũng như nhiều ngành khác đang khó khăn trầm trọng, nhiều người cho rằng việc mua lại tàu của ông là việc làm đem tiền đi đốt. Onassis không hề dao động mà tin rằng khủng hoảng sẽ qua đi, kinh tế phục hồi và nghề vận tải biển sẽ phát triển mạnh. Khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ vào năm 1939, các chủ thuyền kinh doanh vận tải biển trên các tuyến đường biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương đã phát tài. 6 chiếc tàu lớn của Onassi đã trở thành 6 mỏ vàng, góp phần đưa Onassis trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Làn sóng M&A trên thế giới
Các giao dịch M&A thực sự trở nên mạnh mẽ tính từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Hoàn toàn dễ hiểu khi sự phát triển của M&A song hành cùng sự phát triển của nền kinh tế. Các chuyên gia cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân giúp giá trị các vụ sáp nhập ngày một gia tăng là xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhãn rỗi.
Năm 2006, hoạt động M&A trên thế giới diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực, nâng tổng giá trị của hoạt động này tới con số 3.460 tỷ USD, năm 2007 đạt 4.400 tỷ USD.
Lướt qua tất cả các lĩnh vực, chúng ta có thể nhận định rằng, ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến là hai đại gia ngân hàng, một của Hà Lan - ABN Amro NV và một của Anh - Barclays PLC - đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ sát nhập ngân hàng lớn nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Rortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận...
Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không đứng ngoài làn sóng này. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD; Sàn giao dịch hứng khoán New York NYSE (Mỹ) mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI; Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD; Hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh…
Hoạt động M&A không chỉ dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ, mà tiếp tục nhanh chóng lan sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo thống kê sơ bộ, hoạt động M&A đang được chú trọng đẩy mạnh tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia. Chỉ tính trong khu vực ASEAN từ 2006 đến 2008 với hơn 2300 thương vụ được thực hiện với tổng giá trị giao dịch khoảng 150 tỷ đô la. Nổi bật có thể kể đến là thương vụ lớn nhất năm 2007 khi Vodafone bỏ ra 9,3 tỷ € mua lại Hutchison Essar của Ấn Độ.
Triển vọng mở rộng M&A tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển hoạt động M&A trong khu vực, khoảng 4 năm trở lại đây, thị trường M&A tại Việt Nam bắt đầu trở nên rất sôi động, phát triển nhanh cả về số lượng và giá trị giao dịch. Theo thống kê, năm 2005 có 22 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu Đôla Mỹ, đến năm 2006 đã tăng lên 38 vụ với tổng giá trị là 299 triệu Đôla Mỹ. Đỉnh điểm là năm 2007 với số vụ M&A đã tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, tổng số vụ M&A là 108 vụ, đạt tổng giá trị là 1,65 tỷ Đôla Mỹ (gấp 7 lần so với năm 2006 và gấp 28 lần so với năm 2005) (xem đồ thị). Trong nửa đầu 2008, hoạt động M&A có giảm do sự sụt giảm của nền kinh tế, song đến năm 2009, trong khi hoạt động M&A trên thế giới có sự giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch thì tại Việt nam, số thương vụ M&A ước tính đạt 287 và giá trị giao dịch đạt 1,09 tỷ USD- nghĩa là số thương vụ tăng lên 71% so với năm 2008, và thấp hơn 35% so với giá trị M&A của năm cao nhất là năm 2007.
Như vậy, thị trường M&A của nước ta còn rất non trẻ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Nhìn vào các thương vụ M&A ta rút ra một số đặc điểm sau:
Một là, đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài. Cũng có một vài vụ sáp nhập giữa doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh, nhưng hầu hết những vụ còn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngoài.
Hai là, hình thức M&A của Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn. Hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thôn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.
Ba là, cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai. Các vụ M&A chủ yếu là thâu tóm hay được gọi phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng là mua bán doanh nghiệp (toàn bộhoặc một phần). Hầu như chưa có trường hợp hợp nhất. Ngoài ra, rất nhiều vụ được xếp vào M&A nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại cổ phần lớn để trở thành đối tác chiến lược (VinaCapital đầu tư vào Phở 24, Dược Hậu Giang, Hilton Opera; Indochina Capital – Mai Linh; Jaccar Fund - Hoàng Anh Gia Lai) mà không nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành công ty (thâu tóm).
Bốn là, một đặc điểm khác biệt về thị trường M&A Việt Nam với các nước trong khu vực là các thương vụ M&A tại Việt Nam chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bán lẻ và phân phối, hàng tiêu dùng… Tính chung toàn khu vực, các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là tài chính, công nghiệp và hàng tiêu dùng (mỗi lĩnh vực chiếm 20% số lượng thương vụ) thì tại Việt nam lĩnh vực tài chính chiếm 31% về số lượng thương vụ và 48% về giá trị giao dịch. Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng phải kể đến thương vụ Tập đoàn Daiichi mua Bảo Minh – CMG; Morgan Stanley trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC); Deutsche Bank trở thành đối tác chiến lược của Habubank; HSBC nâng tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Techcombank lên 20% … Còn trong sản xuất kinh doanh có Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé, Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama.
Tuy vẫn còn nhiều thách thức đối với Việt Nam để hoàn thiện hơn hoạt động M&A, đặc biệt là trong vấn đề tạo lập hành lang pháp lý riêng biệt để điều chỉnh một cách hợp lý, các chuyên gia vẫn có những phân tích khả quan rằng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa trong năm 2010, vì sự chưa hoàn thiện cũng cho thấy đây là một môi trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Theo đánh giá, lĩnh vực tài chính ngân hàng tiếp tục sôi động hơn do thời gian gấp rút sắp đến hạn của yêu cầu tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ VND, đồng thời những lĩnh vực khác như viễn thông, khai khoáng, y tế, chăm sóc sức khỏe và thủy sản cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Vai trò của yếu tố thương hiệu trong các quyết định M&A
Khi xem xét để ra quyết định việc mua bán, sát nhập hay hợp nhất doanh nghiệp, các nhà quản lý phải tính đến nhiều yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm hai loại: yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình. Theo một nghiên cứu gần đây của Công ty McKinsey (Mỹ), các tài sản vô hình đóng vai trò chính yếu trong định giá doanh nghiệp, tác động làm tăng hoặc giảm giá trị của một thương vụ M&A như:
văn hóa doanh nghiệp
đội ngũ nhân sự
tầm nhìn, chiến lược
tỷ lệ vốn có thể chiếm hữu
thương hiệu
sản phẩm độc quyền
tình trạng niêm yết
v.v….
Ngoài ra các yếu tố khác như sự kiên trì trong thương lượng giữa các bên, sự quan tâm của các cổ đông chính, cam kết của ban điều hành doanh nghiệp, sự tôn trọng lẫn nhau, tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấn, luật sư… cũng thúc đẩy việc thống nhất giá trị của một vụ M&A.
Trong số đó, thương hiệu là phần rất lớn và có thể coi là trung tâm của tài sản vô hình. Trong một số trường hợp, thương hiệu được coi là mục đích chính của giao dịch, chẳng hạn trường hợp khi công ty Unilever mua lại thương hiệu P/S của một DN Việt Nam với trị giá 5 triệu USD nhằm mở rộng thị trường- tại Việt Nam P/S là một nhãn hiệu kem đánh răng được tin dùng nhiều nhất bên cạnh Colgate. Trong thực tế thị trường hiện nay, cạnh tranh về mặt thương hiệu được coi là quan trọng hơn cả cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Theo một số nghiên cứu của tổ chức Interbrand phối hợp với J.P. Morgan năm 2002 kết luận rằng tính trung bình, thương hiệu chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonalds (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (51%).
Tuỳ thuộc vào phương thức và mục đích của giao dịch M&A mà thương hiệu đóng vai trò chính yếu hay phụ đạo trong quyết định của bên bán hay bên mua. Dưới đây sẽ phân tích 3 nguyên nhân chính mà hoạt động M&A được xúc tiến nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu.
Khi thấy một doanh nghiệp làm ăn tốt, doanh nghiệp khác muốn góp vốn để cùng khai thác lợi thế thương hiệu, lợi thế thị trường
Trong trường hợp này, có thể coi M&A như một sự hợp tác giữa hai bên. Yếu tố thương hiệu đóng vai trò chủ đạo trong quyết định của bên mua và lẽ dĩ nhiên, sau M&A thương hiệu của bên bán sẽ được giữ lại để đầu tư khai thác và đem lại lợi nhuận cho cả hai bên. Thông thường, giao dịch M&A được thực hiện với mục đích này xảy ra khi một doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào trong nước, nên chọn sử dụng một thương hiệu mạnh để xâm nhập thị trường nội địa.
Ví dụ: - Ngân hàng Á châu ACB bán 8,5% cổ phần cho Standard Chartered: Có thể thấy khi M&A có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam, do tính cạnh tranh yếu hơn, thường phải chấp nhận từ bỏ hoặc gộp chung thương hiệu mình với doanh nghiệp nước ngoài đó. Nhưng sau khi thực hiện hợp đồng mua bán này, ACB vẫn duy trì tốt tên tuổi của mình. Đây là một trường hợp hiếm hoi bởi ACB là một ngân hàng thương mại mạnh, cho đối tác tham gia góp vốn chủ yếu nhằm chuyển giao chuyên môn quản lý, kinh doanh và kỹ thuật công nghệ.
- Vào ngày 8/9, tập đoàn viễn thông Deutsche Telekom của Đức và France Telecom của Pháp cho biết, họ sẽ sáp nhập lĩnh vực cung cấp dịch vụ mạng di động tại thị trường Anh. Theo đó, hai nhà mạng T-Mobile của Deutsche Telekom và Orange của France Telecom sẽ về chung một nhà, tạo ra một nhà mạng hàng đầu mới tại xứ sở sương mù.
Một doanh nghiệp yếu kém được các thương hiệu mạnh hơn mua lại để sử dụng cơ sở hạ tầng và các quan hệ khách hàng sẵn có
Khi một doanh nghiệp đã được mua lại với mục đích này thì rõ ràng thương hiệu của doanh nghiệp đó không được đề cao trong việc tính giá trị thương vụ M&A. Dần dần, thương hiệu yếu đó sẽ bị lãng quên và thương hiệu mạnh hơn sẽ tiếp tục phát triển do tận dụng được nguồn lực mới. Xét một cách tổng thể, đây hoàn toàn không phải một điều không tốt. Thực tế, nó cho thấy tác dụng của giao dịch M&A trong việc loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém để thị trường vận hành thống nhất hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện M&A để loại bỏ những nhãn hiệu kém cỏi và khiến nhãn hiệu cốt lõi trở nên mạnh hơn bằng cách bán một phần của doanh nghiệp (không nhất thiết phải bán toàn bộ) cùng với nhãn hiệu không còn phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Điều này sẽ gúp doanh nghiệp đầu tư tập trung hơn và củng cố vị thế của những thương hiệu lớn, đồng thời có thể gia tăng lợi nhuận thỏa mãn cổ đông. Một trong những điển cứu kinh điển là trường hợp tập đòan Unilever tòan cầu đã mạnh dạn tinh giản hơn 1600 thương hiệu xuống còn khỏang 400!
Doanh nghiệp có thương hiệu tốt, nhưng làm ăn khó khăn bị mua lại để khai thác lại thương hiệu.
Với hoàn cảnh thực hiện M&A như trên, thương hiệu doanh nghiệp rõ ràng là yếu tố hấp dẫn và quyết định đối với bên mua. Giá trị hợp đồng M&A trong trường hợp này cũng vì thế mà phản ánh phần lớn giá trị thương hiệu.
Ví dụ: Merrill Lynch, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, đã đồng ý bán lại cho Bank of America với giá 50 tỷ đô la Mỹ, sau khi ngân hàng này chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính 2007. Mức giá này cao hơn rất nhiều mức giá của Merrill trên phố Wall lúc đó. Nhưng đối với Bank of America, thương vụ chuyển nhượng này thành công sẽ góp phần giúp ngân hàng này trong việc tuyên bố trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới với gần 20 ngàn chuyên gia tư vấn tài chính và khoảng 2,5 ngàn tỷ đô la tài khoản khách hàng.
Vấn đề định giá thương hiệu trong M&A
3.1. Khó khăn trong việc định giá thương hiệu- một tài sản vô hình
Các nhà đầu tư của một doanh nghiệp khi muốn một doanh nghiệp khác luôn đặt câu hỏi mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất. Do vậy việc định giá một doanh nghiệp để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Thông thường, cả hai bên trong thương vụ mua bán hay sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau: bên bán có khuynh hướng định giá doanh nghiệp của mình ở mức cao nhất có thể trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng. Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, có nhiều phương pháp phù hợp được đưa ra để định giá các doanh nghiệp. Phương thức phổ biến nhất là nhìn vào các doanh nghiệp có thể so sánh được trong cùng một ngành, tuy nhiên các nhà môi giới thường sử dụng nhiều công cụ khác nhau khi định giá. Một số phương pháp định giá mà các chuyên gia định giá thường sử dụng:
- Tỷ suất P/E: Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý.
- Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales): Với chỉ số này, bên mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu.
- Chi phí thay thế: Trong một số trường hợp, mua bán được dựa trên việc cân nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một công ty từ đầu so với mua một công ty đang có sẵn. Chẳng hạn, nếu tính một cách đơn giản giá trị công ty bao gồm toàn bộ tài sản cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp nếu áp dụng với ngành dịch vụ, nơi mà tài sản quan trọng nhất là con người và phương thức dựa trên ý tưởng là chính.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): Đây là một công cụ định giá quan trong trong mua bán và sáp nhập. Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của công ty dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai. Dòng tiền mặt ước tính (được tính bằng công thức “Lợi nhuận + khấu hao - chi phí vốn - thay đổi vốn lưu thông”) được chiết khấu đến giá trị hiên tại có tính đến trọng số trung bình vốn của công ty (WACC). Tuy DCF cũng có những hạn chế nhất định nhưng rất ít có công cụ nào có thể cạnh tranh được với phương thức định giá này về mặt phương pháp luận.
Tuy nhiên, các phương pháp định giá có tính định lượng cao như trên phần lớn thường được sử dụng cho việc cổ phần hóa (vì chủ doanh nghiệp có thể chủ động định giá thấp hoặc cao, phục vụ cho mục tiêu định giá của mình) và cho các vụ tranh tụng (ly dị, di chúc, thừa kế, tranh chấp nội bộ