Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế
không những đem lại nguồn ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá của nước ta mà còn là một trong những hoạt động tất yếu của quá trình quốc tế
hoá, hội nhập khu vực và thế giới.
Hiện nay, việc xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng và đa dạng hoá.
Trong đó Nam Mỹ là một trong những thị trường có tiềm năng lớn mà chúng ta đang
nhắm tới. Với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là khá cao trên thế giới và chính sách
kinh tế đối ngoại ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam thì
việc chọn Nam Mỹ là thị trường tiềm năng phát triển xuất khầu là một hướng đi đúng
trong tương lai. Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nam Mỹ- một trong những
thị trường xuất khẩu của Việt Nam” với mục đích phân tích thực trạng và đề ra
những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp
những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ các nhân tố tình hình
thực tại và các nhân tố ảnh hưởng.
Bài viết này nhóm tập trung phân tích thực trạng của xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường Nam Mỹ qua các năm, phân tích các nhân tố tác động chủ quan
và khách quan đến những thay đổi đó, đồng thời thống kê các mặt hàng xuất khẩu
chính vào thị trường này. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành phân tích chi tiết bốn
quốc gia tại Nam Mỹ mà Việt Nam xuất khẩu vào nhiều nhất bao gồm: Me xico,
Cộng hòa Panama, Chile và Braxin về tổng quan, nhu cầu, các mặt hàng nhập khẩu
chính từ Việt Nam và các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Từ những phân tích đó
nhóm sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị
trường này.
148 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mỹ Latinh - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9i
Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Khoa Thương mai – Du lịch - Marketing
GVHD: Thạc sĩ Ngô Thị Hải Xuân
Lớp Ngoại Thương 1 Khóa 33
Nhóm 6:
Trần Kiều Hạnh
Lê Thị Hồng Nguyệt
Dương Thị Phương Thảo
Đề tài:
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2010
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
2 | P a g e
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I : TÌNH HÌNH CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM .............7
I. Tổng quan tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam: .............................................7
1. Thị trường Asean ...........................................................................................................9
2. Thị trường EU..............................................................................................................10
3. Thị trường Hoa Kì .......................................................................................................11
4. Thị trường Nhật Bản....................................................................................................12
5. Thị trường Trung Quốc :..............................................................................................13
6. Thị trường Úc: .............................................................................................................13
7. Thị trường Châu Phi: ...................................................................................................14
PHẦN II : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA THỊ TRƯỜNG MỸ
LA TINH NÓI CHUNG ....................................................................................................................
16
I. Sơ lược về khu vực Mỹ La tinh: ........................................................................................16
1. Tổng quan : ..................................................................................................................16
2. Sơ lược về Kinh Tế - Chính Trị...................................................................................18
3. Văn Hóa - Xã Hội: .......................................................................................................20
II. Đặc điểm thị trường Nam Mỹ nói chung : .........................................................................21
III. Nhu cầu của thị trường Nam Mỹ: ......................................................................................23
IV. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nam Mỹ: ............................................25
1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường ......................................................25
Mỹ La Tinh nói chung: ..........................................................................................................25
2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Latinh: ................................26
3. Phân tích các nhân tố tác động : ..................................................................................37
V. Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ.......................................43
PHẦN III : PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC VÀ TIỀM NĂNG
KHU VỰC MỸ LA TINH .................................................................................................................
46
I. THỊ TRƯỜNG MEHICO: .................................................................................................47
1. Đặc điểm thị trường : ...................................................................................................47
2. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................50
3. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mehico :................................................51
4. Các rào cản chính sách thương mại: ............................................................................55
5. Các rào cản phi thuế quan :..........................................................................................58
II. Thị trường Panama:............................................................................................................60
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
3 | P a g e
1. Tổng quan : ..................................................................................................................60
2. Đặc điểm thị trường: ....................................................................................................62
3. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................64
4. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng hòa Panama : ..............................65
5. Các rào cản chính sách, thương mại: ...........................................................................70
III. Thị trường Chile:................................................................................................................73
1. Đặc điểm thị trường: ....................................................................................................73
2. Nhu cầu thị trường :.....................................................................................................76
3. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile : ...................................................77
4. Các rào cản chính sách thương mại .............................................................................82
IV. Thị trường Brazil:...............................................................................................................94
1. Tổng quan về brazil .....................................................................................................94
2. Nhu cầu thị trường:....................................................................................................100
3. Ngành hàng ................................................................................................................103
4. Các rào cản thương mại, chính sách luật lệ ...............................................................108
PHẦN IV PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ...........................................................120
I. Cơ hội...............................................................................................................................120
II. Nguy cơ ............................................................................................................................122
III. Điểm mạnh .......................................................................................................................124
IV. Điểm yếu ..........................................................................................................................126
PHẦN V GIẢI PHÁP ................................................................................................133
I. Giải pháp chung : .............................................................................................................133
II. Kiến nghị đối với nhà nước: ............................................................................................135
1. Thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng và bền vững về nhiều lĩnh vực giữa chính phủ
Việt Nam đối với các quốc gia thuộc châu Mỹ Latin: ........................................................135
2. Chính phủ Cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ Latin:............................................................................................136
III. Giải pháp đối với doanh nghiệp : .....................................................................................138
1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại:.................................................................................138
2. Nâng cao năng lực cập nhật thông tin: ......................................................................139
3. Đa dạng hóa ngành hàng xuất khẩu ...........................................................................139
4. Xây dựng chiến lược thâm nhập phù hợp..................................................................140
5. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp ......................................141
6. Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm ............................................141
7. Nhóm giải pháp về nâng cao thương hiệu: ................................................................142
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
4 | P a g e
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế
không những đem lại nguồn ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá của nước ta mà còn là một trong những hoạt động tất yếu của quá trình quốc tế
hoá, hội nhập khu vực và thế giới.
Hiện nay, việc xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng và đa dạng hoá.
Trong đó Nam Mỹ là một trong những thị trường có tiềm năng lớn mà chúng ta đang
nhắm tới. Với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là khá cao trên thế giới và chính sách
kinh tế đối ngoại ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam thì
việc chọn Nam Mỹ là thị trường tiềm năng phát triển xuất khầu là một hướng đi đúng
trong tương lai. Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nam Mỹ- một trong những
thị trường xuất khẩu của Việt Nam” với mục đích phân tích thực trạng và đề ra
những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp
những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ các nhân tố tình hình
thực tại và các nhân tố ảnh hưởng.
Bài viết này nhóm tập trung phân tích thực trạng của xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường Nam Mỹ qua các năm, phân tích các nhân tố tác động chủ quan
và khách quan đến những thay đổi đó, đồng thời thống kê các mặt hàng xuất khẩu
chính vào thị trường này. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành phân tích chi tiết bốn
quốc gia tại Nam Mỹ mà Việt Nam xuất khẩu vào nhiều nhất bao gồm: Mexico,
Cộng hòa Panama, Chile và Braxin về tổng quan, nhu cầu, các mặt hàng nhập khẩu
chính từ Việt Nam và các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Từ những phân tích đó
nhóm sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị
trường này.
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
5 | P a g e
Phần I - "Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2004-2009
và 6 tháng đầu năm 2010
Trước khi bắt đầu phân tích sâu, người đọc cần có một cái nhìn tổng quan,
sơ lược nhất về tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam thông qua một vài số
liệu và phân tích khái quát ở phần 1 này. Mở đẩu phần phân tích này là một vài số liệu
về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các nhóm thị trường chính. Sau đó, nhóm
tiến hành đi sâu vào thống kê phân tích tình hình xuất khẩu qua các năm của Việt
Nam sang một số thị trường tiêu biểu. Ngoài ra phần phân tích này còn cung cấp cho
người đọc thông tin có thể dùng để so sánh số liệu xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ
được phân tích ở phần tiếp theo.
Phần II - "Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam sang thị trường
Nam Mỹ"
Đây là một trong hai phần quan trọng nhất và có ý nghĩ thực tiễn cao nhất
trong bài viết này. Phần này có 3 ý lớn quan trọng nhất được phân tích. Phần đầu tiên,
nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những thông tin tổng quan về khu vực Nam Mỹ như tình
hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tại khu vực này, làm tiền đề cho các phần phân
tích tiếp theo. Ngòai ra, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những đặc điểm chủ yếu của
thị trường Nam Mỹ bao gồm những thành tựu đã đạt được và một số hạn chế còn tồn
tại. cũng như nhu cầu của thị trường này. Nội quan trọng và có tính thực tiễn cao
trong phần hai này là quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ. Nhóm thống
kê số liệu về tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua cụ thể từng quốc gia Nam Mỹ qua
các giai đoạn, các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước này, sau đó, tiến hành
phân tích nhận xét và đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến
thực trạng này. Phần phân tích này có ý nghĩa quan trọng vì là nền tảng để đề ra giải
pháp phát triển cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này được phân tích ở phần 4.
Phần III - "Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam"
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
6 | P a g e
Phần tiếp theo này nhóm tiến hành thống kê phân tích bốn quốc gia tại thị
trường Nam Mỹ mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn là: Mexico, Panama, Chile
và Braxin. Nhóm tiến hành hành phân tích theo các khía cạnh lớn là đặc điểm thị
trường, nhu cầu thị trường, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường đó và
cuối cùng là các chính sách thuế thương mại và chính sách phi thuế quan được áp
dụng tại các quốc gia này. Phần phân tích này sẽ là thông tin rất hữu ích cho các
doanh nghiệp đã và sắp xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng này.
Chương IV - "Phân tích ma trận SWOT"
Phần phân tích nảy nhóm sẽ đúc kết từ các phần trình bày phía trên để đưa
ra các yếu tố: cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh điểm yếu của các thị trường này, từ đó có
hướng đề ra các giải pháp phù hợp để mở rộng thị phần tại Nam Mỹ sẽ được đề cập
trong phần cuối cùng.
Chương IV - "Giải pháp"
Thông qua việc đánh giá SWOT của hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam
sang thị trường Nam Mỹ, nhóm nghiên cứu đưa ra những định hướng, mục tiêu phát
triển trong tương lai bên cạnh những giải pháp cần thiết cho nhà nước và doanh
nghiệp xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp
mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam
trên thế giới.
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
7 | P a g e
PHẦN I : TÌNH HÌNH CÁC THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
I. Tổng quan tình hình các thị trường xuất khẩu
của Việt Nam:
Nếu như trong những năm 1975-1989 Việt Nam ta chỉ quan hệ tngoại thương với
các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa là chủ yếu như Trung Quốc, Đông Âu và Liên Xô
thì đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại với hơn 235 nước và vùng
lãnh thổ. Đây chính là kết quả của tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
của Việt Nam, đươc đánh dấu bởi các sự kiện như:
Tháng 1/2006 Việt Nam thực hiện xong chương trình thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) của Asian
Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới.
Bên cạnh đó là rất nhiều những hiệp định thương mại song phương và đa phương
khác được kí kết với các nước và khu vực như Asean, Nhật bản, EU..Vì vậy mà có thể
nói trong giai đọan này thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam phát triễn theo
cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Điển hình là các thị trường ngày càng được mở rộng ra khắp
thế giới với cơ cấu các mặt hàng ngày càng đa dạng và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua
các năm. Trong đó Việt nam đã xây dựng được cho mình những thị trường xuất khẩu chủ
lực có ý nghĩa chiến lược mà chính phủ luôn có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cũng như
chính sách khuyến khích phát triển như Asean, EU, Mỹ, Nhật Bản.. Cụ thể tình hình xuất
khẩu của nước ta với các thị trường chủ lực như sau:
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
8 | P a g e
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua một số thi trường chủ
lực trong giai đọan 2005-7tháng/ 2010
Nguồn:Tổng cục thống kê
Bảng: tỷ trọng các thị trường chủ lực của Việt nam trong
giai đọan 2005-7tháng/2010
Khối thị trường, nước2005 2006 2007 2008 2009
Asean 5.743,5 6.632,6 8.110,3 10.337,7 8.591,9 6.200,0
EU 5.517,0 7.094,0 9.096,4 10.895,8 9.378,3 5.979,0
Châu Phi 647,5 610,0 683,5 1.327,7 1.560,0 670,0
Hoa Kì 5.924,0 7.845,1 10.104,5 11.886,8 11.355,8 7.658,0
Trung Quốc 3.228,1 3.242,8 3.646,1 4.850,1 4.909,0 3.429,0
Nhật Bản 4.340,3 5.240,1 6.090,0 8.467,8 6.291,8 4.153,0
Úc 2.722,8 3.744,7 3.802,2 4.351,6 2.276,7 1.562,0
Tổng kim ngạch 32.447,1 39.826,2 48.561,4 62.685,1 57.096,3 38.521,0
7tháng
2010
Khối thị trường, nước2005 2006 2007 2008 2009
Asean 17,7% 16,7% 16,7% 16,5% 15,0% 16,1%
EU 17,0% 17,8% 18,7% 17,4% 16,4% 15,5%
Châu Phi 0,2% 0,2% 0,1% 0,2% 0,3% 1,7%
Hoa Kì 18,3% 19,7% 20,8% 19,0% 19,9% 19,9%
Trung Quốc 9,9% 8,1% 7,5% 7,7% 8,6% 8,9%
Nhật Bản 13,4% 13,2% 12,5% 13,5% 11,0% 10,8%
Úc 8,4% 9,4% 7,8% 6,9% 4,0% 4,1%
7tháng
2010
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
9 | P a g e
1. Thị trường Asean
Thị trường Asean: Tuy Việt Nam và các nước Asean có nhiều lợi thế tương
đồng, dẫn tới nhiều sản phẩm giống nhau như dầu thô, gạo, cao su, cà phê, nhưng
nhờ có các chương trình hợp tác kinh tế và thương mại của khối mà họat động
xuất nhập khẩu giữa Việt nam và các nước này vẫn được tăng cường và phát triển
qua cácnăm. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của nước ta qua thị trường này ở năm
2005 chỉ là 5743,5 triệu đô la Mỹ chiếm 17,7% cơ cấu các thị trường, đến năm
2008 đã tăng gần gấp đôi với giá trị là 10337,7 triệu Đola Mỹ với tỷ trọng giảm
còn 16,49%. Qua năm 2009 thì do tình hình chung của suy thoái kinh tế kim ngạch
giảm so với năm 2008 nhưng có dấu hiệu phục hồi tốt vào 2010 kh i 7 thág đầu
năm Việt Nam đã xuất khẩu được 6200 triệu USD, và nếu chiều hướng tích cực
này vẫn còn được giữ vững vào những tháng cuối năm, kim ngạch sẽ đạt được giá
trị tương đương với giá trị năm 2008.
Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thì các nước Asean nhập khẩu hàng hóa từ
nước ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế. Trong 6 tháng đầu năm 2010, có thể thấy
các mặt hàng xuất khẩu qua Asean chủ yếu là gạo, dầu thô và máy móc thiết bị phụ tùng,
linh kiện điện tử, trong đó chỉ riêng hai mặt hàng là gạo và dầu thô đã chiếm đến gần
37% tổng kim ngạch. Tuy nhiên, chỉ có 2 mặt hàng này đạt tốc độ tăng trưởng âm trong 6
tháng đầu năm 2020, các nhóm hàng còn lại đều đạt tốc độ tăng trưởng dương, thậm chí
tăng mạnh như máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng gấp hơn 2 lần, sắt thép tăng
2,4 lần; xăng dầu các loại tăng 53,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tóm lại, thị trường Asea là một thị trường có tiềm năng vô cùng lớn đối với nước
ta với vô số những cơ hội mang lại cho họat động xuất khẩu của việt Nam như: hàng hóa
Việt Nam dưa vào những nước này sẽ chịu thuế thấp, các rào cản thuế quan và phi thuế
quan sẽ được bãi bỏ trong tương lai, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt nam cần cho các
nước như gạo, dầu thô..
Tuy nhiên ở thị trường này vẫn còn tiếm tàng một số khó khăn đe dọa tới các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như
MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33
10 | P a g e
Một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt nam còn yếu về sức cạnh tranh so vơí
doanh nghiệp các nước Asean, nên nếu không tăng nhanh khả năng cạnh tranh thì
hàng hóa Việt Nam không những sẽ rất khó xuất sang các nước này mà còn khó
tiêu thị được ở chính thị trường nội địa.
Các nước Asean có lợi thế kinh tế tương tự nhau nên sản phẩm xuất khẩu có cơ
cấu giống nhau.
Những nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô và
sơ chế nên hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao. Mặt khác, những mặt hàng này sẽ
từng bước được cắt giảm do nguồn nguyên liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần cũng
như việc thực hiện chính sách hạn chế tài nguyên xuất khẩu.
2. Thị trường EU
Thị trường EU: Cũng giống với xu hướng tăng tích cực của kim ngạch xuất khẩu
qua thị trường Asean, Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này vào năm 2005 chỉ là
5517 triệu USD, thấp hơn qua thị trường Asean. Tuy nhiên với tốc độ tăng mạnh
hơn vào những năm 2006-2008, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 10895 triệu USD
vào năm 2008 chiếm 17.38% tỷ trọng vuợt qua tỷ trọ