Đề tài Nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên

Năm 2007 là năm đã đánh dấu sự thành công rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,5%. Trong sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại. Mặc dù các NHTM nhà nước đang gặp khó khăn do sự lớn mạnh của các NHTM cổ phần hiện nay, tuy nhiên đây vẫn là năm thành công của khối NHTM Nhà nước. Họ liên tục tăng vốn điều lệ, lợi nhuận tăng cao, đầu tư vào các công nghệ hiện đại, các dịch vụ đa dạng nhằm thu hút khách hàng. Với sự lớn mạnh của nền kinh tế như hiện nay thì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất lớn và giải pháp tối ưu của họ là tìm đến ngân hàng để vay vốn. Để đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay của mình các NHTM thường yêu cầu khách hàng đi vay phải có tài sản bảo đảm(TSBĐ) cho khoản vay đó nhằm hạn chế rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của các NHTM khi khách hàng do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà không có khả năng trả nợ. Vì vậy mà việc thẩm định, quản lý TSBĐ là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng bảo đảm tài sản. Xuất phát từ việc nhận thấy được tầm quan trọng của TSBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM nên trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên, em đã chọn đề tài : “ ’’ để làm bài chuyên đề thực tập. Với chuyên đề này em xin đưa ra những nhận định tổng quát và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Chi Nhánh NHCT Thái Nguyên. Bài viết của em được chia thành ba chương như sau : CHƯƠNG 1 : Những vấn đề cơ bản về bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. CHƯƠNG 2 : Thực trạng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên. CHƯƠNG 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên.

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…………………...3 NHTM và hoạt động của NHTM…………………………………………3 Khái niệm NHTM……………………………………………………...3 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng………………………………….. ...3 Hoạt động huy động vốn……………………………………………3 Hoạt động tín dụng………………………………………………….4 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ…………………………………….6 Các hoạt động khác……………………………………………........6 Tổng quan về bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM…………….7 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM………………………………………………………………….7 Khái niệm bảo đảm tiền vay……………………………………………8 Các đặc trưng của bảo đảm tiền vay…………………………………...8 Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm…………8 Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ……………………………...9 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản………………………………………………………………9 Các nguyên tắc của bảo đảm tiền vay…………………………………9 Các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM………..10 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản…………………………………….10 Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản……………………………..11 Bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM…………...11 Khái niệm bảo đảm bằng tài sản……………………………………...11 Các hình thức của bảo đảm bằng tài sản……………………………..12 Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay vốn……………………..12 Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn…………………...14 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba……………………………...15 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay…………….16 Ưu và nhược điểm của bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM……………………………………………………………16 Ưu điểm……………………………………………………………16 Nhược điểm……………………………………………………….17 Chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM………………………………………………………………..17 Khái niệm…………………………………………………………….17 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM………………………………………………………………..18 Nhân tố thuộc về ngân hàng………………………………………18 Trình độ cán bộ tín dụng………………………………………….18 Công tác giám sát khách hàng……………………………………19 Một số công tác khác……………………………………………..19 Nhân tố thuộc về khách hàng……………………………………...20 Đạo đức, uy tín của khách hàng vay vốn………………………….20 Tài chính của khách hàng………………………………………….20 Nhân tố thuộc về môi trường……………………………………...21 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM….22 Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ……….22 Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm…..23 Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm……………………………..23 Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm……………………………24 Một số chỉ tiêu khác……………………………………………….25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT THÁI NGUYÊN…………...26 Tổng quan về chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………………26 Khái quát về NHCT Việt Nam………………………………………..26 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Thái Nguyên……..........................................................................................28 Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………29 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thái Nguyên trong thời gian vừa qua……………………………………………….31 Tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh…………………31 Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh……………………….34 Một số hoạt động khác…………………………………………….36 Thực trạng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên……………………………………………………...37 Cơ sở pháp lý của bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………………………………..37 Những hình thức được bảo đảm bằng tài sản được áp dụng tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………………………………...38 Hoạt động cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay vốn……………..40 Danh mục các tài sản dùng bảo đảm bằng cầm cố………………...40 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản cầm cố……………………. ………..40 Hoạt động thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn……………42 Danh mục các tài sản dùng bảo đảm bằng thế chấp……………….42 Dư nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp……………………………..42 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba……………………………………………………………………...44 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay………………..45 Đánh giá chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên……………………………………………………...46 Những kết quả đạt được tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên………….46 Hạn chế và nguyên nhân của bảo đảm trong hoạt động cho vay……..48 Hạn chế của bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh……..48 Nguyên nhân………………………………………………………48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN………………………………...50 Định hướng phát triển của chi nhánh NHCT Thái Nguyên trước tình hình hiện nay……………………………………………………………..50 Định hướng hoạt động chung của chi nhánh NHCT Thái Nguyên…...50 Định hướng cơ bản của chi nhánh NHCT Thái Nguyên về công tác thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay……...51 Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………………………………...53 Giải pháp chung………………………………………………………53 Nâng cao chất lượng trong việc quản lý tài sản bảo đảm…………53 Thành lập một hội đồng chuyên thẩm định, định giá tài sản……...54 Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định……54 Hoàn thiện công tác thẩm định, định giá tài sản………………......55 Một số giải pháp mở rộng…………………………………………….56 Về chính sách cho vay…………………………………………….56 Về lựa chọn tài sản bảo đảm………………………………………57 Về tiêu chí định giá tài sản bảo đảm………………………………57 Về rà soát phân loại dư nợ và định kỳ đánh giá chất lượng tín dụng………………………………………………………………..58 Kiến nghị……………………………………………………………...58 Với cơ quan hữu quan………………………………………………...58 Với chi nhánh NHCT Thái Nguyên…………………………………..59 KẾT LUẬN………………………………………………………………….60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………61 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007 là năm đã đánh dấu sự thành công rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,5%. Trong sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại. Mặc dù các NHTM nhà nước đang gặp khó khăn do sự lớn mạnh của các NHTM cổ phần hiện nay, tuy nhiên đây vẫn là năm thành công của khối NHTM Nhà nước. Họ liên tục tăng vốn điều lệ, lợi nhuận tăng cao, đầu tư vào các công nghệ hiện đại, các dịch vụ đa dạng nhằm thu hút khách hàng. Với sự lớn mạnh của nền kinh tế như hiện nay thì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất lớn và giải pháp tối ưu của họ là tìm đến ngân hàng để vay vốn. Để đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay của mình các NHTM thường yêu cầu khách hàng đi vay phải có tài sản bảo đảm(TSBĐ) cho khoản vay đó nhằm hạn chế rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của các NHTM khi khách hàng do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà không có khả năng trả nợ. Vì vậy mà việc thẩm định, quản lý TSBĐ là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng bảo đảm tài sản. Xuất phát từ việc nhận thấy được tầm quan trọng của TSBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM nên trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên, em đã chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thái Nguyên ’’ để làm bài chuyên đề thực tập. Với chuyên đề này em xin đưa ra những nhận định tổng quát và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Chi Nhánh NHCT Thái Nguyên. Bài viết của em được chia thành ba chương như sau : CHƯƠNG 1 : Những vấn đề cơ bản về bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. CHƯƠNG 2 : Thực trạng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên. CHƯƠNG 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHTM và hoạt động của NHTM. Khái niệm NHTM. NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận , góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động như : huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn. Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn. NHTM có thể huy động bằng cách huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. Cụ thể như : Hoạt động huy động tiền gửi không kỳ hạn : đây là loại tiền gửi mà chủ nhân của nó có thể rút tiền hoặc trả cho bên thứ ba bằng cách phát hành séc. Vì vậy mà nó còn có tên tiền gửi có thể phát hành séc. Ở Việt Nam tiền gửi này được thể hiện dưới hình thức tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi các nhân. Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn thấp nên để khuyến khích việc thanh toán quan ngân hàng các NHTM đã tiến hành trả lãi cho loại tiền gửi này. Tuy nhiên lãi suất của loại tiền gửi này thấp. Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: Đối với tiền gửi có kỳ hạn thì lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng. Đối với tiền gửi tiết kiệm gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiết kiệm dài hạn. Ở Việt Nam chủ yếu là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng… Huy động qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác: đây là các công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giậy nhận nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động trong đó cam kết trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định cho người mua. Hình thức này giúp các NHTM chủ động trong việc huy động vốn để thực hiện các dẹ án đầu tư dài hạn, nó có tính ốn định cao về thời gian sử dụng và lãi suất. Đây là một cách tạo vốn nhanh chóng. Huy động qua việc đi vay như vay ngân hàng nhà nước thường là vay tái chiết khấu, đây là sân sau đối với hoạt động huy động vốn nhằm gia tăng vốn khả dụng trong kinh doang của NHTM; vay các tổ chức tín dụng khác đó là khoản vay thông thường mà các NHTM vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của NHTM. Hoạt động tín dụng thu hút tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thởi nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững. Một số hoạt động tín dụng của NHTM như: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán…Cụ thể như sau: NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. NHTM cho các tổ chức, các nhân vay vốn dưới các hình thức: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. NHTM còn tiến hành các hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức, cá nhân. Tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Trong quá trình cho vay các NHTM cần xét duyệt việc cho vay theo một quy trình nhất định: lập hợp đồng tín dụng, thẩm định khách hàng vay vốn, ra quyết định tín dụng, tiến hành giải ngân, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, thu nợ và xử lý nợ. Quá trình thẩm định khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ tiến hành yêu cầu khách hàng công khai tình hình tài chính của mình, trình bày phương án, dự án đầu tư và thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. NHTM phải tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay, chính sách lãi suất, có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Mức cho vay, bảo lãnh đối với một hách hàng và tổng mức cho vay, bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM do NHNN quy định. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm bảo đảm an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng nhà nước quy định. Các dịch vụ đó như: Đối với dịch vụ ngân quỹ thì NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác theo quy định của NHNN. Các dịch vụ thanh toán của NHTM gồm có: Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN cho khách hàng , các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thu hộ và chi hộ, thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước ngoài ra NHTM còn cung ứng các phương tiện thanh toán nhằm đa dạng hoá thu hút khách hàng. Các hoạt động khác. Ngoài các hoạt động trên, NHTM còn có một số hoạt động khác như : NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa theo quy định của NHNN. NHTM được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN NHTM được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý. NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. NHTM được cung ứng các dịch vụ :Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, chi thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. NHTM không được trực tiếp kinh doanh bất động sản. Tổng quan về bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. Trong cho vay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất từ doanh tu thực tế đối với cho vay ngắn hạn; từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn. Trong cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập cá nhân như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gửi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập khác. Các nguồn thu nợ thứ nhất này thể hiện dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ của người đi vay. Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung tất yếu ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình các ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên. Nguồn thu nợ thứ hai chính là đảm bảo nợ vay, nó giúp ngân hàng phòng ngừa được những diễn biến không thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Khái niệm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay (hay còn gọi là bảo đảm tín dụng) là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Nhằm tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay, lãi vay và các khoản phí nếu có. Các đặc trưng của bảo đảm tiền vay. Xét một cách khái quát thù bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Tuy nhiên từ góc độ của người cho vay bảo đảm phải thể hiện được ba đặc trưng cơ bản sau : Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Bảo đảm tiền vay không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có nghĩa vụ thúc dục người đi vay phải trả nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản. Nhưng nếu giá trị của tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ có động cơ không trả nợ. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận lãi và các loại phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ. Thường thì giá trị của khoản cho vay tối đa bằng 70% so với giá trị của tài sản bảo đảm, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định các ngân hàng sẽ có tỷ lệ quy định nhất định đối với từng loại tài sản. Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ. Đây là điều kiện để ngân hàng có thể bán hoặc phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ.Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là tài sản khó bán thường khó được ngân hàng chấp nhận. Mức độ thanh khoản có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. Vì vậy, khi xem xét tài sản bảo đảm có thoả mãn nguyên tắc này hay không phải trả lời được các câu hỏi như : Tài sản có tuân theo quy định pháp luật không? Trên thị trường hiện tại có tài sản đó không? Tài sản đó có thể bán được dễ dàng hay không? Chi phí cho việc bán tài sản đó như thế nào? Biến động giá của tài sản đó cao hay thấp? Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau : tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của nguời đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở pháp lý để ngân hàng - chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn. Các nguyên tắc của bảo đảm tiền vay. Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản (gồm cả tài sản hình thành từ vốn vay) hoặc phải được bên thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, trừ trường hợp khách hàng vay được ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định số 181/NĐ-CP về vấn đề bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản bằng cầm cố, thế chấp của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba. Ngân hàng có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiền vay; lựa chọn bên thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì ngân hàng được nhận bảo đảm đối với tài sản hợp pháp, hợp lệ ở Việt Nam. Đối với tài sản đủ điều kiện làm bảo đảm tiền vay nhưng đang được bên bảo đảm cho thuê; ngân hàng chỉ được nhận thế chấp khi đảm bảo xử lý được tài sản cho thuê trong trường hợp xử lý để thu hồi nợ; hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và bên thuê có điều khoản quy định: Bên cho thuê phải giao tài sản cho ngân hàng và hợp đồng thuê tài sản sẽ chấm dứt (kể cả trường họp
Luận văn liên quan