Việt Nam được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Braxin), thế nhưng, trên thực tế, lượng cà phê xuất khẩu đã qua chế biến của Việt Nam chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn 10.000 tấn (khoảng 5% tổng sản lượng) - chẳng “thấm tháp” so với 1 triệu tấn cà phê mà người dân sản xuất ra mỗi năm. Trong khi đó, tiêu dùng nội địa lại rất thấp: chưa được 0,5kg/người/năm. Điều này có nghĩa là hàng năm, cà phê Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, và lại là xuất khẩu thô. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam trên trường thế giới. Trong thời buổi hội nhập kinh tế, việc nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói chung, và xuất khẩu cà phê nói riêng, đã thực sự trở thành một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Braxin), thế nhưng, trên thực tế, lượng cà phê xuất khẩu đã qua chế biến của Việt Nam chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn 10.000 tấn (khoảng 5% tổng sản lượng) - chẳng “thấm tháp” so với 1 triệu tấn cà phê mà người dân sản xuất ra mỗi năm. Trong khi đó, tiêu dùng nội địa lại rất thấp: chưa được 0,5kg/người/năm. Điều này có nghĩa là hàng năm, cà phê Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, và lại là xuất khẩu thô. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam trên trường thế giới. Trong thời buổi hội nhập kinh tế, việc nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói chung, và xuất khẩu cà phê nói riêng, đã thực sự trở thành một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.
Bài viết sẽ dẫn nhập các giá trị số liệu về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam và chất lượng của cà phê xuất khẩu, từ đó, nêu ra một số định hướng giải pháp. Qua quá trình thực hiện, bài viết không thể tránh được những thiếu sót, rất mong được thầy quan tâm và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn!
Chân thành cảm ơn,
Nhóm thực hiện_kinh tế học_K34
MỤC LỤC
Tình hình xuất khẩu và chất lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian qua…………4
Những yếu tố tác động đến chất lượng cà phê xuất khẩu…………………………..7
Kĩ thuật thu hoạch, chất lượng giống, quy trình sản xuất cũ
Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch
Cơ cấu sản xuất
Một số định hướng giải pháp nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu…………………..9
Nâng cao chất lượng giống
Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến
Thực hiện các biện pháp quản lý xuất khẩu cà phê
I. Tình hình xuất khẩu và chất lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian qua:
Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng, đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Hiện nay, ngành cà phê ở Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 1996 đến 2005
Năm
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
1996
237,631
349,490,645
1997
372,164
475,531,714
1998
387,216
600,609,873
1999
466,149
565,810,364
2000
694,860
459,124,717
2001
844,791
338,139,680
2002
702,141
300,391,476
2003
695,459
447,618,696
2004
889,705
576,087,360
2005
803,647
634,230,772
Nguồn:
Vụ 2000-2001, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đi 61 nước, trong đó, 10 nước nhập khẩu cà phê đứng đầu gồm:
STT
Tên nước
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%)
1
Bỉ
138.603
57.947.984
15,85
2
Mỹ
137.501
59.371.585
15,72
3
Đức
134.321
60.054.805
15,36
4
Tây Ban Nha
73.852
31.666.889
8,44
5
Ý
62.559
27.796.789
7,15
6
Pháp
45.998
20.147.381
5,26
7
Ba Lan
38.155
17.171.839
4,36
8
Anh
30.153
13.055.058
3,45
9
Nhật
26.905
13.274.686
3,08
10
Hàn Quốc
26.288
11.310.104
3,01
Nguồn:
Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam không ngừng tăng lên nhanh chóng. Trên thị trường cà phê thế giới Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ hai về sản lượng xuất khẩu chỉ sau Brazil. Đây là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam.
Tuy nhiên về chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Mặt khác, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối) có chất lượng không cao bằng cà phê Arabica (cà phê chè) nên trên thị trường Arabica được giao dịch với giá 2.670 USD/tấn trong năm 2009, trong khi Robusta có giá 1375 USD/tấn. Do đó giá trị mang lại từ xuất khẩu cà phê của nước ta chưa tương xứng với sản lượng xuất khẩu. Tuy vẫn xếp thứ hai về sản lượng nhưng tổng giá trị xuất khẩu cà phê thì Việt Nam chỉ xếp hàng thứ tư trên thế giới
Xuất khẩu cà phê Việt Nam 11 tháng đầu năm 2009
CÀ PHÊ XUẤT KHẨU
(Tính từ 01/01/2009 đến 30/11/2009)
Thời điểm
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Giá TB (USD/tấn)
Tháng 1
136,487
210,592,308
1,543
Tháng 2
152,556
233,766,661
1,532
Tháng 3
136,195
198,473,857
1,457
Tháng 4
123,909
180,184,932
1,454
Tháng 5
91,588
131,802,924
1,439
Tháng 6
79,462
115,215,385
1,450
Tháng 7
53,255
76,089,959
1,429
Tháng 8
53,964
77,182,833
1,430
Tháng 9
47,652
69,525,274
1,459
Tháng 10
54,800
79,170,243
1,445
Tháng 11
74,153
105,203,198
1,419
11 tháng đầu năm 2009
1,004,021
1,477,207,574
1,471
Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu của Tổng cục Hải quan
Năm 2009 là năm ngành cà phê Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu giảm cả về giá và sản lượng. Nguyên nhân của tình trạng giảm giá là do cầu tiêu thụ sản phẩm giảm do vẫn còn chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ngoài ra sản lượng cà phê từ các nước xuất khẩu khác tăng lên dẫn tới lượng cung vượt quá lượng cầu. Tuy nhiên năm 2009, sản lượng cà phê Việt Nam sụt giảm do diện tích cà phê già cỗi ở Việt Nam chiếm 20% diện tích, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi, và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã khiến sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm nhiều.
Tình hình xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2010:
Tình hình xuất khẩu cà phê robusta và cà phê Arabica 8 tháng năm 2010 đạt khối lượng 740 ngàn tấn, kim ngạch 1.057triệu USD, về sản lượng giảm 20.000 tấn, về kim ngạch giảm kim ngạch 1.131triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến đối với mặt hàng cà phê là trái chiều so với hầu hết các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do cung cà phê thế giới dự báo sẽ tăng cao trong năm nay, vượt quá khả năng tiêu thụ của thị trường, dẫn tới dư thừa một lượng khá lớn.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá cà phê Arabica trong năm 2010 sẽ giảm còn khoảng 2.240 USD/tấn so với mức 2.670 USD/tấn của năm 2009. Tuy nhiên, giá cà phê Robusta được dự báo sẽ dần phục hồi trong thời gian tới, khi qua thời điểm thu hoạch chính vụ và nhu cầu tiêu dùng cà phê được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại. Cũng theo dự báo của WB, giá cà phê Robusta trong năm 2010 sẽ đứng ở mức 1.470 USD/tấn, tăng khoảng 6,5% so với năm 2009.
II. Những yếu tố tác động đến chất lượng cà phê xuất khẩu:
Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới. Xu hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới. Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê Việt Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.
1. Kĩ thuật thu hoạch, chất lượng giống, sử dụng quy trình sản xuất cũ:
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại.
Mặt khác hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Đây là lý do các nhà nhập khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam.
Hiện tượng cà phê bị loại thải nhiều là do kết quả của việc thu hái, chế biến cà phê chưa phù hợp và cả khâu mua bán không áp dụng tiêu chuẩn mà còn thoả thuận theo những tiêu chí đơn giản nhưng không phù hợp với việc mua bán trên thương trường quốc tế. Các yếu tốt về độ ẩm (12,5%), tạp chất (0,5-1%), hạt đen, vỡ chúng ta đều có khả năng khắc phục được.
Chậm cải tiến các quy trình sản xuất cũ, đưa các quy trình sản xuất mới vào còm hạn chế do thiếu để nâng cao chất lượng cà phê. Mà nguyên nhân chính là do chính sách còn hạn chế, tài chính không đủ lực nên việc lồng ghép vào các chương trình khuyến nông còn kém hiệu quả. Về phía các doanh nghiệp, mặc dù biết rõ lợi ích của sản xuất cà phê theo quy trình và giá trị gia tăng của cà phê có chứng chỉ nhưng do năng lực tài chính còn hạn chế nên các doanh nghiệp chỉ triển khai dự án trên phạm vi nhỏ, hoạt động của các dự án này chủ yếu dưới dạng tập huấn và phổ biến thông tin. Về phía người trồng cà phê, chênh lệch giá thu mua cà phê nhân sản xuất theo quy trình và chăm sóc truyền thống trên thị trường tự do không lớn nên chưa tạo được động lực để họ thay đổi nhận thức và hành động.
2. Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch
Tình trạng tự phát, manh múng không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượt cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà nước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi người dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý được sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn đến bị lỗ khá lớn, đồng thời cũng làm cho chất lượng cà phê không đảm bảo yêu cầu của các bạn hàng nước ngoài.
3. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê Robusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà phê đang được thị trường ưa chuộng giá cao. Cà phê vối được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè. Điều này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trong cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Chậm cải tiến các quy trình sản xuất cũ, đưa các quy trình sản xuất mới vào còm hạn chế do thiếu để nâng cao chất lượng cà phê. Mà nguyên nhân chính là do chính sách còn hạn chế, tài chính không đủ lực nên việc lồng ghép vào các chương trình khuyến nông còn kém hiệu quả. Về phía các doanh nghiệp, mặc dù biết rõ lợi ích của sản xuất cà phê theo quy trình và giá trị gia tăng của cà phê có chứng chỉ nhưng do năng lực tài chính còn hạn chế nên các doanh nghiệp chỉ triển khai dự án trên phạm vi nhỏ, hoạt động của các dự án này chủ yếu dưới dạng tập huấn và phổ biến thông tin. Về phía người trồng cà phê, chênh lệch giá thu mua cà phê nhân sản xuất theo quy trình và chăm sóc truyền thống trên thị trường tự do không lớn nên chưa tạo được động lực để họ thay đổi nhận thức và hành động.
III. Một số định hướng giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu
1. Nâng cao chất lượng giống cà phê:
Diện tích cà phê ở Việt Nam không ngừng được mở rộng nhưng diện tích chủ yếu trồng giống cà phê Robusta có chất lượng không cao. Hơn nữa, diện tích trồng cà phê già cỗi chiếm một tỷ lệ tương đối lớn( khoảng 20% tổng diện tích) làm giảm năng suất và chất lượng cà phê thu hoạch. Do đó, muốn nâng cao chất lượng cà phê thành phẩm cần phải quan tâm tới việc nghiên cứu, lai tạo ra những giống cà phê mới vừa phù hợp với thời tiết khí hậu ở Việt Nam vừa nâng cao được chất lượng cà phê để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như điều kiện tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên phù hợp với sự phát triển của giống cây cà phê Robusta nên cần nghiên cứu để cải tạo giống cà phê này để nâng cao chất lượng của giống cây trồng. Điều kiện tự nhiên của khu vực cao nguyên phía Bắc thích hợp với giống cà phê Arabica hơn nên cần lai tạo ra giống mới thích nghi để với điều kiện sống và cho năng suất, chất lượng cao hơn.
2. Áp dụng Công Nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm:
a. Về kỹ thuật thu hái cà phê:
Để có chất lượng thu hoạch cao hơn cần áp dụng mức giá cà phê chuẩn và rồi mức giá này sẽ hạ thấp cho các bao cà phê có nhiều trái xanh và nâng cao hơn cho các bao cà phê có quả đạt chất lượng. Việc làm này giúp cho nông dân thấy được lợi ích của việc thu hoạch có chọn lọc để họ thay đổi thói quen và khuyến khích doanh nghiệp thay đổi chất lượng đầu vào sản phẩm.
b. Về kỹ thuật bảo quản, phơi sấy, chế biến
Các doanh nghiệp cần phải đầu tư hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến, sàng, phân loại, hệ thống bắn mầu, máy sấy... theo công nghệ hiện đại. Quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; gắn kết nhà máy chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu, các cơ sở chế biến chủ động nguồn nguyên liệu, tăng cường thiết bị hiện đại kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực quản lý vận hành nhằm từng bước làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. tiến đến đại đa số các cơ sở sản xuất cà phê có thể đăng ký sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP góp phần tăng uy tín sản phẩm cà phê trên thị trường trong nước và thế giới.
3. Thực hiện các biện pháp quản lý cho xuất khẩu cà phê:
3.1. Vĩ mô:
a. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
Phối hợp với các cơ quan có chức năng để nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho việc tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới. Qua đó, tạo điều kiện ổn định cho phát triển cà phê, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
b. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ
Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất lớn. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm nông hộ sản xuất cà phê.
Thực hiện liên kết “5 nhà”- Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp – nhà băng nhằm tạo sự linh hoạt trong trồng trọt, sản xuất, lẫn tiêu thụ sản phẩm. Nhà nông liên kết với các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp cùng triển khai quy trình sản xuất an toàn như là sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, áp dụng biện pháp kỹ thuật an toàn... làm cho việc tiêu thụ dễ dàng, sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, doanh nghiệp liên kết với nông dân và nhà khoa họa tạo ra nguồn cung cấp sản phẩm có chất lượng, sạch và ổn định; việc này giúp cho doanh nghiệp tận dụng được lợi thế này sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh mà các loại hình doanh nghiệp khác khó có được. Ngoài ra nhà khoa học còn xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.
Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản và cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước (như đầu tư đường, thuỷ lợi, giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật…).
Với biện pháp này, vốn đầu tư vào giống, kĩ thuật trồng trọt và thu hoạch sẽ được nâng cao rõ rệt, qua đó, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
3.2. Vi mô:
a. Tiêu chuẩn hóa cà phê:
Mục tiêu là cung cấp cho cả người bán và người mua một sự đảm bảo về nguồn gốc, đặc tính và chất lượng hàng hóa. Việc tiêu chuẩn hóa cũng tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước ngăn cấm việc xuất khẩu những lô hàng cà phê có chất lượng quá thấp, không phù hợp với tiêu chuẩn và làm tổn hại đến tiếng tăm của nước sản xuất.
Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 cho vụ cà phê mới 2007/2008 từ ngày 01/10/2007 gồm 3 bước:
+Bước 1 (Hết tháng 12/2008), tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.
+Bước 2 (từ tháng 1/2009 đến 3/2010), phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc.
+Bước 3 (từ tháng 4/2010 trở đi), tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193:2005 trước khi thông quan.
TCVN 4193:2005 (mới) hạng R3
-Màu sắc: màu đặc trưng từng loại cà phê nhân
-Mùi: không có mùi vị lạ
-Độ ẩm: < + 12,5%
-Tạp chất, hạt đen, nâu, sâu, vỡ và hạt khuyết tật… bắt theo lỗi
*Xác định trị số lỗi cho phép: tối đa 250 lỗi trong 300 gam mẫu đối với cà phê vối và 150 lỗi trong 200 gam mẫu đối với cà phê chè.
-Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: (% khối lượng)
+Cà phê Arabica: được lẫn R: < = 5% + C: < = 1%
+Cà phê Robusta: được lẫn C: < = 5% + A: < = 5%
-Tỷ lệ trên sàng 4,75 ly/4 ly tối thiểu (%): 90/10
Tuy nhiên, việc cải tiến quy chuẩn chất lượng cà phê diễn ra chậm, nỗ lực đưa tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam (TCVN 4193: 2005) ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế chưa được các doanh nghiệp đón nhận.Thời gian tới, chắc chắn hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ bất lợi hơn về giá và thị trường, nếu các hộ tiêu thụ cà phê chính như Mỹ, EU chuyển sang tiêu thụ cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận xuất xứ. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam còn có thể gặp phải các rào cản kỹ thuật trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi thâm nhập các thị trường Mỹ và EU.
Theo một số doanh nghiệp, nếu sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn mới thì phải bán cao hơn cà phê thường 30 USD/tấn mới bù đắp được chi phí.
Theo Vụ Xuất nhập khẩu, nên có chế t