Nếu như nói đến tín dụng là chỉ nói đến sự chuyển giao vốn giữa các
chủ thể với nhau, thì tín dụng tiêu dùng làm người ta nghĩ ngay đến mục đích
của việc chuyển giao đó. Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của Ngân hàng
tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên cùng với sự phát triển
của kinh tế xã hội, kèm theo đó là hàng loạt các đòi hỏi cần được thỏa mãn.
Khả năng tài chính trở thành yếu tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu
cầu đó, nhưng trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện
trước khi quỹ đầu tư cá nhân được hình thành. Tức là có sự tách biệt về yếu tố
thời gian đối với nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của mỗi người. Khi
đó người ta sử dụng tín dụng tiêu dùng như là sự ứng trước của quỹ đầu tư cá
nhân được hình thành trong tương lai để thỏa mãn các như cầu trong hiện tại.
Chính vì mục đích đó nên ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương
kích cầu bằng Cho vay tiêu dùng và được thực hiện bởi các Ngân hàng
Thương mại, thì loại hình này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía
người lao động.
Tín dụng tiêu dùng không những đem lại lợi ích cho Ngân hàng mà còn
mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động
ngày một tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ
quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc; từ đó có thể tăng năng lực lao động và
khả năng cống hiến cho xã hội. Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hóa
trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại và sự cạnh tranh gay gắt trong
việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của các Ngân hàng thì mảng Tín dụng
tiêu dùng được các Ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến
một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng.
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng vp bank – Chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh
Nghệ An
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu như nói đến tín dụng là chỉ nói đến sự chuyển giao vốn giữa các
chủ thể với nhau, thì tín dụng tiêu dùng làm người ta nghĩ ngay đến mục đích
của việc chuyển giao đó. Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của Ngân hàng
tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên cùng với sự phát triển
của kinh tế xã hội, kèm theo đó là hàng loạt các đòi hỏi cần được thỏa mãn.
Khả năng tài chính trở thành yếu tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu
cầu đó, nhưng trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện
trước khi quỹ đầu tư cá nhân được hình thành. Tức là có sự tách biệt về yếu tố
thời gian đối với nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của mỗi người. Khi
đó người ta sử dụng tín dụng tiêu dùng như là sự ứng trước của quỹ đầu tư cá
nhân được hình thành trong tương lai để thỏa mãn các như cầu trong hiện tại.
Chính vì mục đích đó nên ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương
kích cầu bằng Cho vay tiêu dùng và được thực hiện bởi các Ngân hàng
Thương mại, thì loại hình này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía
người lao động.
Tín dụng tiêu dùng không những đem lại lợi ích cho Ngân hàng mà còn
mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động
ngày một tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ
quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc; từ đó có thể tăng năng lực lao động và
khả năng cống hiến cho xã hội. Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hóa
trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại và sự cạnh tranh gay gắt trong
việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của các Ngân hàng thì mảng Tín dụng
tiêu dùng được các Ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến
một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VP Bank là một trong những
Ngân hàng Thương mại thực hiện cho vay tiêu dùng đầu tiên. Trong những
năm qua mảng tín dụng tiêu dùng đã mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng và
đang có chiều hướng phát triển hơn nữa. Nhưng bên cạnh đó, dưới sức cạnh
tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng Thương mại nội địa cùng sự du
nhập của các Ngân hàng quốc tế đã phần nào làm giảm đi tính hiệu quả của
nó. Trong tương lai, Ngân hàng VP Bank muốn tiếp tục phát triển và được
lòng tin trong lòng người lao động thì Ngân hàng cần có những điều chỉnh về
cách thức hoạt động của mình. Chính vì thế em chọn đề tài: “ Nâng cao chất
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 3
lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank –
Chi nhánh Nghệ An ”, để cùng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cho vay tiêu dùng cho Ngân hàng.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An.
- Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng VP Bank – Chi
nhánh Nghệ An trong những năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bài viết tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng và chất
lượng cho vay tiêu dùng, lấy số liệu thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An từ năm 2008 – 2010 làm cơ sở
minh chứng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử với các phương pháp phân tích nghiên
cứu lý luận, thực tiễn, so sánh…
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở bài và kết luận còn có hai nội dung
chính đó là:
- Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng – Chi nhánh Nghệ An.
- Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An.
PHẦN 1
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 4
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Nghệ An.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập theo Giấy phép
hoạt động số 0042/NH – GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 và giấy phép số 1535/QĐ – UB do Ủy ban
Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993với thời gian hoạt động 99
năm. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993. Tên ban
đầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Việt Nam, từ ngày 12/08/2010 đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng, tên giao dịch là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng,
tên viết tắt là VP Bank.
Trụ sở chính của VP Bank tại số 08 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội,
đây được coi là vị trí đắt giá nhất Hà Nội, nó nằm trong khu vực tập trung
nhiều trụ sở của các tập đoàn, các công ty tài chính và ngân hàng vì vậy việc
giao dịch rất thuận tiện và sôi đông. Hiện Ngân hàng đã có mặt tại 30 tỉnh
thành phố trên cả nước, mạng lưới giao dịch với hơn 134 điểm giao dịch, hơn
200 máy ATM toàn quốc và hơn 500 đại lý chi trả Western union.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Nghệ An được thành
lập ngày 12/01/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 30/01/2007.
• Các Công ty trực thuộc của VP Bank bao gồm:
- Công ty quản lý tài sản VP Bank (VP Bank AMC).
- Công ty chứng khoán VP Bank (VPBS).
• Cổ đông chiến lược (OCBC – Oversea Chinese banking Corporation).
Đây là tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng có lịch sử hoạt động hơn 100
năm tuổi, là một trong những định chế tài chính lớn nhất Singapore và trong
khu vực với tổng tài sản lên đến 183 tỷ USD; hơn 480 chi nhánh văn phòng
đại diện ở 15 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại VP Bank là
14,88%.
• Phương châm hoạt động:
- Lợi ích khách hàng là trên hết.
- Lợi ích của cổ đông được chú trọng.
- Lợi ích của người lao động được quan tâm.
- Đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
• Sứ mệnh:
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 5
- Đối với khách hàng: VP Bank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của
khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ
phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với cổ đông: VP Bank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy
trì mức cổ tức cao hàng năm.
- Đối với nhân viên: VP Bank quan tâm đến đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của người lao động. VP Bank đảm bảo mức thu nhập ổn định
và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành Tài chính ngân
hàng, đảm bảo người lao động thường xuyên chăm lo nâng cao trình độ
nghiệp vụ, được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hóa…
- Đối với cộng đồng: VP Bank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính
đối với Ngân sách Nhà nước. Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ
thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
• Giá trị cốt lõi:
- Chuyên nghiệp: vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách
làm việc chuyên nghiệp chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/
dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng.
- Tận tụy: nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của
khách hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm/ dịch vụ của Ngân hàng một
cách rõ ràng và cụ thể.
- Khác biệt: luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến
những sản phẩm/ dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách
hàng.
- Đơn giản: tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ
tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ
khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
• Các chức năng hoạt động chủ yếu:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các
thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn
bằng đồng Việt Nam.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong
nước.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy
theo tính chất và khả năng nguồn vốn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
- Góp vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 6
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy
động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan
hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh
nghiệp và bảo lãnh phát hành.
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản.s
• Các thành tích và sự công nhận của xã hội
- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho tập thể lao
động xuất sắc.
- Hai năm liền được trao tặng giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán
uy tín” – 2008, 2009.
- 4 năm liền đạt cúp vàng “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia” (2005- 2008).
- 4 năm liền được The Bank of NewYork trao tặng chứng nhận Ngân
hàng thanh toán xuất sắc.
- Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Citibank trao tặng năm
2006.
- Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Wachovia trao tặng
năm 2007.
1.1.2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank Chi nhánh Nghệ
An.
Ngân hàng VP Bank Nghệ An là một trong 90 chi nhánh của VP Bank
Việt Nam. Cũng như các NHTM khác, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ
các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, thông qua đó, sử dụng đồng vốn đã huy
động được để cho vay. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như: thanh toán
xuất nhập khẩu, phát hành thẻ và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá nhân.
VP Bank chi nhánh Nghệ An hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền
tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của
các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá; góp vốn và liên doanh theo luật định.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế. Huy động các
nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến
nước ngoài khi được NHNN cho phép.
- Hoạt động bao thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt
chuyển tiền nhanh Western Union.
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 7
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VP Bank Chi nhánh Nghệ An
1.1.3.1. Về nhân sự
Hiện chi nhánh có 60 cán bộ, trong đó 48 đại học và trên đại học, 9 cao
đẳng và trung cấp, còn lại là sơ cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân
viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với
mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác
quản trị.
1.1.3.2. Về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát về mô hình tổ chức của Chi nhánh như sau:
- Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc
- Các phòng ban:
+ Phòng Hành chính tổ chức
+ Phòng phục vụ khách hàng
+ Phòng kế toán giao dịch ( bao gồm cả tin học )
+ Phòng Giao dịch Cửa Đông
+ Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Cừ
+ Phòng Giao dịch Chợ Vinh
+ Phòng Giao dịch Bến Thủy
+ Phòng Giao dịch Xô Viết Nghệ Tĩnh
+ Phòng Giao dịch Đội Cung
+ Ban quản lý tín dụng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VP Bank – Nghệ An
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 8
1.1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ
Giám đốc
Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh hàng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý
và trước Hội đồng Quản trị Ngân hàng VP Bank đối với tất cả mọi hoạt động
của Chi nhánh.
Phó Giám đốc
- Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như trong các công
tác khác.
- Thay mặt điều hành quản lý khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức hành chính
Nhiệm vụ của phòng là phối hợp với văn phòng VP Bank để thực hiện
công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, cộng tác với văn thư,
hành chính và lễ tân. Quản lý và mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị,
phương tiện làm việc của cả chi nhánh: tổ chức tốt công tác bảo vệ cơ quan,
phối hợp bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ; đảm bảo phương tiện di
chuyển, vận chuyển tiền an toàn.
Phòng phục vụ khách hàng ( A/O )
Bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nhiệm vụ chính là
thu thập các tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của khách
hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện
Giám đốc
Ban quản
lý tín
dụng
Phòng
phục vụ
khách hàng
Phòng kế
toán -
giao dịch
Phòng
hành chính
– tổ chức
PGD Cửa
Đông
PGD
Nguyễn
Văn Cừ
PGD Chợ
Vinh
PGD Đội Cung
PGD Bến Thủy
PGD Xô Viết
Nghệ Tĩnh
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 9
các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng. Chịu trách nhiệm về pháp lý liên
quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Phòng kế toán giao dịch
Thực hiện chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch
vụ của Ngân hàng, thực hiện mở các tài khoản tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền,
giữ hộ, thu chi hộ… thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ
quá hạn. Thực hiện thu đổi ngoại tệ, tiền mặt cho khách hàng theo đúng các
quy định của các phòng có liên quan và đúng với quy định của VP Bank.
Phía bên tin học thực hiện quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi
phí, phải thu phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng tính chất. Tiếp
nhận và kiểm soát lại chứng từ từ Phòng giao dịch Ngân quỹ và các bộ phận
khác đưa đến, đưa vào máy tính, lên cân đối tài khoản. Bảo mật số liệu, lưu
trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy tính, quản lý mạng vi tính của toàn chi
nhánh.
Ban quản lý tín dụng
Thực hiện đánh giá, thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản đảm
bảo. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tài sản. Xây dựng
tiêu chuẩn phân hạng và thực hiện phân hạng tài sản đảm bảo. Khai thác các
hệ thống kho bãi để quản lý tài sản cầm cố, soạn thảo các hợp đồng thuê kho
bãi. Định kỳ tái định giá tài sản đảm bảo, kiểm tra thường xuyên các tài sản,
hệ thống kho bãi và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh
để đảm bảo an toàn tín dụng.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank Chi nhánh Nghệ
An
1.2.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động
tiếp theo của quá trình kinh doanh Ngân hàng. Trong 3 năm gần đây đặc biệt
là năm 2008 và năm 2009, thị trường tài chính trong nước rất sôi động. Với vị
trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, chi nhánh VP Bank Nghệ An đã hoàn
thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào
thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống . Các kết quả đạt được trong
công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Nghệ An
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 10
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
TG DN 67.582 20,8 120.273 23,37 89.127 15,53
TG DC 257.423 79,2 394.323 76,63 484.690 84,47
Tổng 325.005 100 514.596 100 573.817 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VP Bank – Nghệ An 2008 – 2010)
Biểu 1.1. Tình hình huy động vốn của VP Bank – Nghệ An
Như vậy nguồn vốn huy động của VP Bank chi nhánh Nghệ An tăng
trưởng tương đối đều qua các năm. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp,
đa dạng hoá các sản phẩm huy động cũng như các chương trình khuyến mãi
có quà tặng hấp dẫn. Mặt khác trong những năm gần đây mạng lưới hoạt động
của VP Bank Nghệ An được mở rộng. Đến cuối năm 2010, nguồn vốn huy
động đạt 573.817 triệu, tăng gấp 1,7 lần so với cuối năm 2008; 1,1 lần so với
cuối năm 2009. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nguồn vốn huy động của VP Bank Nghệ An (khoảng 80%).
Chi nhánh VP Bank Nghệ An đã thực hiện rất tốt các chỉ tiêu về hoạt
động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn
hệ thống. Thấy được những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn VP Bank
Nghệ An đã có những cố gắng rất lớn trong công tác huy động vốn bằng cách
đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn, chi nhánh đã áp
257.423
67.582
394.323
120.273
484.69
89.127
0
100
200
300
400
500
600
Triệu đồng
2008 2009 2010
Năm
TG doanh nghiệp
TG dân cư
Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank – Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Loan Lớp 49B2 - TCNH 11
dụng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi không kì hạn bằng VND. Theo
đánh giá thì chi nhánh là một trong các ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao.
Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp
tốt chính sách khách hàng như thực hiện ưu đãi lãi suất tiền gửi, thực hiện
nghiệp vụ nhanh chóng bằng máy móc thiết bị mới, hiện đại. Với trụ sở khang
trang thuận tiện cho khách hàng giao dịch, thái độ phục vụ của nhân viên tận
tình, hòa nhã, lịch sự và có những biện pháp quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng và một số biện pháp khác. Do vậy, nguồn vốn huy động
của VP Bank Nghệ An không những tăng đều mà còn nhanh, đảm bảo được
cân đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh tín dụng của chi
nhánh. Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ
dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng trên thể hiện trạng thái dư tiền trong dân
do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong
dân cư tăng. Mặt khác, đó còn là do trong thời gian qua chúng ta đã kiểm soát
được tốc độ lạm phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên
dân chúng đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết
kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2010,
với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán
lẻ và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích
của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch
viên trẻ trung năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp
phần tăng trưởng vốn hoạt động của chi nhánh.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn.
Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay là
hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh
cuả chi nhánh. Ngân hàng cho vay ngoài các dự án trong nước còn có các dự
án lớn liên kết với nước ngoài. Với uy tín của mình, Ngân hàng VP Bank
Nghệ An có rất nhiều khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả và thường
xuyên giao dịch với ngân hàng. Kết quả kinh doanh của chi nhánh được trình
bày trên bảng 1.2.
Hiện nay, nghiệp vụ t