Đề tài Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước. Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, cung cấp ngoại tệ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế của mình và góp phần vào việc phát triển khoa học kĩ thuật, đào tạo và giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng trong nước và quốc tế. Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, trong vài năm gần đây, Hoạt động du lịch ở nước ta cũng đã chứng kiến những bước phát triển rầm rộ. Là một quốc gia có sông dài, biển rộng, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng chục triệu người Việt Nam. Trong những năm sắp tới, chắc chắn du lịch sẽ trở thành một trong những nhu cầu tất yếu khách quan, một nhu cầu giải trí lành mạnh vô cùng cần thiết trong đời sống kinh tế xã hội đang phát triển của toàn dân.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước. Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, cung cấp ngoại tệ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế của mình và góp phần vào việc phát triển khoa học kĩ thuật, đào tạo và giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng trong nước và quốc tế. Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, trong vài năm gần đây, Hoạt động du lịch ở nước ta cũng đã chứng kiến những bước phát triển rầm rộ. Là một quốc gia có sông dài, biển rộng, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng chục triệu người Việt Nam. Trong những năm sắp tới, chắc chắn du lịch sẽ trở thành một trong những nhu cầu tất yếu khách quan, một nhu cầu giải trí lành mạnh vô cùng cần thiết trong đời sống kinh tế xã hội đang phát triển của toàn dân. Như một tặng vật quý của tạo hóa ban cho Hội An - Quảng Nam, cụm đảo Cù Lao Chàm là một trong những cảnh đẹp có giá trị du lịch lớn còn mang đậm nét hoang sơ thiên tạo, hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về sinh học, cảnh quan, và là điểm du lịch lý tưởng. Tất cả những yếu tố đó chính là nguồn tiềm năng, lợi thế có tính chất quyết định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Cù Lao Chàm trước mắt lẫn lâu dài. Cùng với việc các di tích khảo cổ - kiến trúc nghệ thuật ở Cù Lao Chàm được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia và địa danh này chắc chắn sẽ được khẳng định hơn, tôn vinh hơn khi mà cả một vùng đảo - biển rộng lớn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong phạm vi ảnh hưởng của nó, chắc chắn Cù Lao Chàm sẽ là một thực thể sống động, giữ vai trò trung tâm khởi phát của những bước nhảy vọt về kinh tế du lịch - thương mại ở khu vực. Nếu khu phố cổ Hội An đã và đang tạo nên sức hút chung cho hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Nam và cả khu vực miền Trung thì trong tương lai, Cù Lao Chàm sẽ là điểm đến làm nhân đôi sức hấp dẫn ấy. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm vẫn còn đang rất hạn chế, chưa có nhiều sự quy hoạch đầu tư xây dựng của con người và chưa có được nhiều các doanh nghiệp du lịch chú trọng. Như vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khu du lịch biển đảo Cù Lao Chàm chưa thực sự trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn tương xứng với tiềm năng và vị trí của nó. Mặt khác, trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về Cù Lao Chàm ở một số lĩnh vực đặc biệt là môi trường sinh thái nhưng nghiên cứu về địa danh này ở góc độ du lịch thì còn rất ít, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện và sâu sắc. Là một sinh viên khoa Văn hoá du lịch, được tiếp thu những kiến thức từ nhà trường và xã hội, em mong muốn được nghiên cứu đề tài về nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại biển-đảo Cù Lao Chàm , để đánh giá đúng tiềm năng du lịch nơi đây và từ đó đề ra những định hướng, những giải pháp tích cực nhằm sử dụng hợp lí khu du lịch biển-đảo Cù Lao Chàm theo hướng bền vững. Điều đó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn liền với việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những lí do trên, nên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm”. tại trung tâm văn hoá thể thao thành phố Hội An. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 7 I. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái (DLST)và chương trình du lịch (CTDL). 7 1. Khái niệm về du lịch sinh thái: 7 2. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch 8 2.1 Khái niệm về chương trình du lịch: 8 2.2 Phân loại chương trình du lịch: 8 3. Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch: 9 3.1 Nội dung của chương trình du lịch 9 3.2 Đặc điểm của chương trình du lịch: 9 4.Tính hấp dẫn và khả năng sinh lợi của chương trình du lịch : 10 4.1 Tính hấp dẫn của chương trình du lịch : 10 4.2. Khả năng sinh lợi của chương trình du lịch 10 II. Kinh doanh lữ hành. 11 1. Khái niệm kinh doanh lữ hành. 11 2. Bản chất kinh doanh lữ hành. 12 3. Chức năng và vai trò của kinh doanh lữ hành 13 3.1. Chức năng 13 3.2.Vai trò: 13 4. Sản phẩm lữ hành 14 5. Vai trò và chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 14 5.1.Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 14 5.2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 15 5.3. Phân loại những doanh nghiệp lữ hành 16 Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGCHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH BIỂN “HỘI AN-CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA 17 I. Tổng quan về trung tâm văn hóa: 17 1. Giới thiệu chung về trung tâm văn hoá Hội An: 17 2. Qúa trình thành lập và phát triển tại văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ Hội An. 17 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm: 18 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 18 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng hướng dẫn 20 4. Cơ sở vật chất kỷ thuật tại trung tâm: 21 5. Hệ thống sản phẩm của Trung Tâm: 22 II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại trung tâm văn hoá Hội An. 23 1. Tình hình hoạt động kinh doanh. 23 1.1. Ngành du lịch và dịch vụ thương mại: 23 1.2. Đội ngũ hướng dẫn viên: 25 2 . số liệu lượng khách Cù lao Chàm tại trung tâm: 25 III. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng khai thác du lịch biển “Hội An-Cù Lao Chàm”tại trung tâm văn hóa trong thời gian qua. 27 1. Các tour du lịch về biển Hội An-Cù Lao Chàm. 27 2. Tình hình biến động nguồn khách đến Cù Lao Chàm. 32 3.Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 33 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo cù lao chàm 36 Phần III: MỘT SỐ GIAỈ PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂN “ HỘI AN- CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỘI AN 37 I. Cơ sở đưa ra đề tài: 37 1. Dựa vào tầm vĩ mô: 37 1.1.Về nhân tố kinh tế : Khi xét về nhân tố này người ta dựa vào: 37 1.2. Nhân tố thể chế và pháp lí: 38 1.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các yếu tố: 39 1.4. Nhân tố tự nhiên: 40 1.5. Nhân tố công nghệ và kỷ thuật: 41 2. Môi trường vi mô: 42 2.1.Đối thủ tiềm tàng 42 2.2.Các doanh nghiệp cạnh tranh: 42 2.3.Khách hàng hay du khách 44 2.4. Nhà cung ứng: 44 2.5. Sản phẩm thay thế: 45 II. Một số giải pháp nhằm “nâng cao chất lượng chương trình biển Hội An- Cù Lao Chàm”. Tại trung tâm văn hóa Thành phố Hội An. 45 1. Chiến lược và mục tiêu của trung tâm trong thời gian đến 45 1.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. 45 1.2 . Mục tiêu phát triển. 49 1.3. Các tính toán dự báo. 49 2.Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giải pháp 51 2.1. Thuận lợi: 51 2.2.Khó khăn 51 3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại biển – đảo Cù Lao Chàm. 52 3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch. 52 3.2. Giải pháp về quy hoạch đầu tư phát triển 53 3.3. Giải pháp về môi trường 54 3.4. Giải pháp mang tính ngiệp vụ 57 4. Giải pháp về tuyên truyền xúc tiến quảng bá 57 III. Kiến nghị và Kết luận 61 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái (DLST)và chương trình du lịch (CTDL). 1.Khái niệm về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều thống nhất quan niệm cho rằng các hình thức du lịch có liên quan đến thiên nhiên, trong đó bao gồm các hoạt động như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái. Ngoài ra du lịch sinh thái còn được hiểu dưới nhiều tên gọi khác nhau: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường hay du lịch xanh, du lịch thám hiểm… Đi kèm với những tên gọi trên là một loạt những định nghĩa về du lịch sinh thái của nhiều quốc gia và nhà du lịch học…Trong đó có hai định nghĩa chú ý nhất là: Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường,có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Như vậy hai định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm đặc trưng của du lịch sinh thái đó là bao gồm tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó có mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa, truyền thống các vùng thiên nhiên đó. Ngoài đặc điểm trên, tổ chức du lịch thế giới (WTO), còn tóm tắt một số đặc điểm khác của du lịch sinh thái liên quan đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của du khách cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về môi trường tự nhiên và văn hóa- xã hội. 2. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch 2.1 Khái niệm về chương trình du lịch Chương trình du lịch hay tour du lịch là những lịch trình mẫu để tổ chức các chuyến du lịch trong đó tất cả những vấn đề chủ yếu liên quan đến chuyến đi đều được hoạch định trước, bao gồm: -Tổng quỷ thời gian: n ngày và n-1 đêm. -Tuyến hành trình: (lộ trình). -Kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng ngày. -Phương án vận chuyển, ăn uống, lưu trú cùng các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí… -Các điều khoản, điều kiện của chương trình: từ cách pháp nhân của doanh nghiệp, tổ chức, mức giá, thời gian thanh toán, tiền đặt trước, số lượng khách đăng ký,định suất cho trẻ em, phương thức hủy bỏ và trách nhiệm vật chất… 2.2 Phân loại chương trình du lịch Chương trình du lịch được phân loại theo những căn cứ: - Căn cứ vào phương thức tổ chức: có ba loại, đó là những chương trình du lịch được xây dựng. + Theo nguyện vọng của khách +Do công ty lữ hành tổ chức xây dựng và thực hiện. +Kết hợp hai hình thức trên. - Căn cứ vào nội dung, mục đích của chuyến du lịch: có các chương trình du lịch nghĩ ngơi, giải trí, chữa bệnh, tham quan thành phố, thể thao, du lịch với các chuyên đề đặc biệt như: tham quan chiến trường xưa… -Căn cứ vào thời gian tổ chức chương trình: có chương trình dài ngày và ngắn ngày. - Căn cứ vào mức giá của chương trình ta có thể phân chương trình thêm: mức giá trọn gói, mức giá cơ bản, mức giá một phần. - Căn cứ vào một số tiêu thức khác như tiêu thức địa lý, số lượng khách… 3. Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch 3.1 Nội dung của chương trình du lịch Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu của khách du lịch có tính chất quyết định. Tuy nhiên về cơ bản một chương trình du lịch bao gồm những nội dung sau: - Tên chương trình- số liệu: Khi giới thiệu một chương trình du lịch tốt hơn hết là đặt tên cho nó nhằm mục đích tạo cho khách một ấn tượng ban đầu. - Thời điểm tổ chức: đây là trường hợp doanh nghiệp lữ hành chào bán các tour du lịch và để có thể thực hiện được họ thường phải ấn định thời gian thực hiên. Điều này giúp cho khách hàng có quỹ thời gian không phù hợp có thể đăng kí vào thời gian khác… - Tổng thời gian của chương trình: là tổng ngày và đêm dành cho chuyến hành trình kể từ xuất phát cho đến khi chia tay trả khách. - Các hoạt động chi tiết từng ngày: bao gồm giờ xuất phát, lộ trình, điểm tham quan, giờ và địa điểm ăn, ngủ và ngỉ ngơi. - Gía của chương trình: đây một trong những yếu tố chính để biết được chương trình có thể thực hiện được không vì cần phải tính đến khả năng chi trả của du khách và không nên cao hơn đối thủ cạnh tranh. - Các điều khoản của chương trình: khi in chương trình, nên in đậm các điểm hấp dẫn của chương trình để kích thích sự tham gia của khách…Đây chính là yếu tố quyết định yếu tố quan trọng khiến du khách quyết định mua chuyến du lịch và chấp nhận mức giá cao… 3.2 Đặc điểm của chương trình du lịch - Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch. Tính chất đặc biệt này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau : + Bản thân của chương trình du lịch là sản phẩm du lịch, do đó nó mang những nét đặc trưng nhất định. + Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch tổng hợp từ các dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp, ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác. - Chương trình du lịch là sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất giữa các giá trị sử dụng tạo ra chuyến du lịch trọn gói. - Chủ đề của chương trình du lịch : Đó là đặc trưng cơ bản của mỗi chương trình, được quyết định bởi các tuyến điểm tham quan chủ yếu. 4.Tính hấp dẫn và khả năng sinh lợi của chương trình du lịch 4.1 Tính hấp dẫn của chương trình du lịch Một chương trình du lịch tạo tra, muốn bán được đòi hỏi chương trình đó phải có điểm hấp dẫn du khách. Yếu tố hấp dẫn thể hiện qua : - Tài nguyên du lịch tham gia vào chương trình du lịch bao gồm đối tượng tham quan, điểm du lịch, vùng du lịch. Xem xét các tài nguyên này trên phương diện mức độ nổi tiếng ; mức độ tập trung ; mức độ tiếp cận ; giá trị khai thác, sự mới lạ… - Sự hấp dẫn du khách còn được xem xét ở mức giá của chương trình ( giá ở đây chỉ xét ở góc độ mỗi mức giá khác nhau là sự cấu thành khác nhau của tất cả các dịch vụ trong chương trình và khác nhau về yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật như phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, các dịch vụ kèm theo hay các hoạt động vui chơi giải trí). Một cách vô hình hơn khi xem xét tính hấp dẫn của CTDL là khả năng đáp ứng của nó với một số đối tượng khách nhất định, nó có phù hợp với tâm lý, sở thích hay những yêu cầu thiết yếu nhất ? 4.2. Khả năng sinh lợi của chương trình du lịch Với một chương trình doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức bán nhiều lần trong những khoảng thời gian khác nhau, lợi nhuận về từ một chương trình du lịch với tỷ lệ tương đối cao (10%-40%) giá thành của chương trình. Nếu khách đi theo đoàn lớn thì lợi nhuận đạt được cho chuyến đi là rất lớn, do vậy khi thiết kế nên chú ý mức lãi dự kiến cho mỗi chương trình du lịch. II. Kinh doanh lữ hành. 1. Khái niệm kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng phát triển du lịch hiện đại - Các bậc chuyên gia đã đặc biệt quan tâm giành sự nghiên cứu thỏa đáng về kinh doanh lữ hành phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng chúng trong kinh doanh. - Có hai xu hướng cơ bản: Một, chú trọng đến những đặc trưng trung nhất trong hoạt động lữ hành, ta có thể xem xét kinh doang lữ hành là lĩnh vực thu hút khách du lịch đến các điệm du lịch nhằm thu lợi nhuận. Hai, chú trọng đến những khía cạnh riêng, không tông quát trong hoạt động lữ hành. Ta có thể xem xét kinh doanh lữ hành là tổ chức trung gian, tổ chức bán và thực hiện các chuyến du lịch cũng như phục vụ khách trong hành trình và có nhiều quan niệm khách nhau về loại hình này. Xây dựng khái niệm kinh doanh lữ hành ta cần nghiên cứu nắm bắt những điểm chung nhất, phân biệt những điêm riêng, có sự đa dạng của lĩnh vực lữ hành. Ta tiến hành xem xét mô hình vận động tổng thể quá trình du lịch Hình thức du lịch (CTDL) Như vậy hoạt động kinh doanh lữ hành gắn chặt với nội dung. Tính chất hoạt động du lịch của vùng lảnh thổ mà tổ chức kinh doanh lữ hành tồn tại các hoạt động. Kinh doanh lữ hành hoạt động rất phong phú và đa dạng, thể hiện đày đủ sự phân công chuyên môn hóa trong quá trình du lịch. Mức độ phát triển của nhu cầu du lịch cũng như sự hoàn thiện các yếu tố của nguồn cung sẽ tạo ra sự đa dạng trong hoạt động lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành phục vụ mọi đối tượng khách du lịch. 2. Bản chất kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành là một loại kinh doanh du lịch đặc biệt, tính chất đặc biệt của nó được thể hiện trong phân công lao động trong qua trình du lịch. Sản phẩm trong kinh doanh lữ hành là một sản phẩm du lịch đặc biệt. Một mặt nó mang tính đặc biện như bao sản phẩm du lịch khác: không lưu kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, vô hình. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh lữ hành thể hiện phần lớn là các chương trình du lịch. Các chuyến du lịch trọn gón đáp ứng gần như toàn bộ quá trình du lichkcủa du khách. Bên cạnh đó do tính chất đa dạng của nhu cầu du lịch mà tổ chức kinh doanh, lữ hành còn phải tổ chức cung cấp các dich vụ riêng lẻ của hành trình và lưu trú cho du khách có nhu cầu. Thực hiện hoạt động này tổ chức kinh doanh lữ hành thực sự trở thành chiếc cầu nối quan trọng trong sự phát triển du lịch của một quốc gia. Trong quá trình hoạt động cung cáp các chương trình du lịch bao gồm cả việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch đó, tổ chức kinh doanh lữ hành đóng vai trò như doanh nghiệp sản xuất. Ở đó nó thể hiện đầy đủ bản chất của doanh nghiệp sản xuất.Việc tiến hành sản xuất các dịch vụ cũng như các chương trình du lịch phải trên cơ sở những quan điểm kinh doanh tức lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi. Trong hoạt động trung gian phải tổ chức kinh doanh đã tồn tại nhờ vào nguồn hoa hồng của các tổ chức kinh doanh du lịch riêng rẽ vì lực lượng của tổ chức lữ hành đóng vai trò như là: tổ chức thu hút khách hàng và tạo điều kiện giúp cho các tổ chức này tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của mình. Tóm lại: Có thể nhận thấy bản chất của kinh doanh lữ hành thông qua hoạt động của nó trong môi trường phát triển du lịch và kinh doanh du lịch của nền kinh doanh lữ hành. 3. Chức năng và vai trò của kinh doanh lữ hành 3.1. Chức năng - Chức năng cơ bản: tổ chức chủ yếu quá trinh du lịch nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa việc sản xuất ra các chương trình du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đó nhằm thõa mãn nhu cầu đi du lịch của du khách với chi phí ít nhất và du khách hài lòng. - Chức năng cụ thể: Bao gồm hai chức năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Chức năng thực hiện giá trị chuyến, du lịch và chức năng thực hiện giá trị sử dụng của nó. 3.2.Vai trò Để có thể nhận thấy vai trò kinh doanh lữ hành ta tiến hành xem xét các mối quan hệ trong hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mà tổ chức lữ hành đã và đang thực hiện. Những mối quan hệ trong quá trình thực hiện chức năng của kinh doanh lữ hành. + Kinh doanh lữ hành với tổ chức tổ chức kinh doanh khách hạn. + Kinh doanh lữ hành với tổ chức kinh doanh ăn uống. + Kinh doanh lữ hành với các điểm du lịch, các điểm thu hút khách. + Kinh doanh lữ hành với các tổ chức du lịch của cả nước. + Kinh doanh lữ hành với các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như: hàng không, ngành văn hóa thông tin, ngành nội vụ, cộng đồng dân cư địa phương. Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch ta có thể thấy vai trò của ngành công nghiệp lữ hành trong quá trình phát triển du lịch của một số quốc gia biểu hiện. Tạo điều kiện cho các tổ chức này tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình. Thúc đẩy sự phát triển của tổ chức kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi thông tin có liên quan đến du khách nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Thu hút khách đến một vùng, một đát nước mở rộng giao lưu đến các miền khác nhau của đất nước. Lữ hành phát triển thể hiện vị trí của ngành du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới. 4. Sản phẩm lữ hành Sản phẩm lữ hành là một loại sản phẩm đặc biệt nó không giống như các sản phẩm của ngành khác vừa mang tính vô hình vừa mang tính hữu hình. Sản phẩm lữ hành không thể nào lưu kho hoặc cất giữ được. Sản phẩm lữ hành thể hiện phần lớn các chương trình du lịch mà Công ty lữ hành đưa ra. Chất lượng sản phẩm có thành công hay không phụ thuộc vào sự tiêu thụ của khách hàng và đánh giá của khách hàng, thông qua chương trình du lịch đó, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Công ty và sự tồn tại cua Công ty. Sản phẩm của lữ hành dễ bắt chước hay sao chép vì các đặc tính của nó.Vì vậy ta cần phải đưa ra chính sách phù hợp để lượng khách đến với Công ty không bao giờ ngừng. Các chính sách đó cũng phải phù hợp với Công ty và các chương trình du lịch mà Công ty đua ra. 5. Vai trò và chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 5.1.Vai trò của doanh nghiệp lữ hà
Luận văn liên quan