Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hủy - Thái nguyên

Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay. Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là:“.đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ( NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học và đây cũng là nội dung cần cải tiến , đổi mới của trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Trường THPT Đồng Hỷ là một trường thuộc huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình quản lý và thực hiện công tác giáo dục đào tạo chương trình trung học phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện, nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và có hiệu quả. Song cũng như nhiều trường THPT khác trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra là chất lượng dạy học đại trà, xét một cách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tăng cường quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”.

doc33 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4321 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hủy - Thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài ......................................................................................2 2- Mục đích nghiên cứu ................................................................................3 3- Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................3 4- Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3 5- Phương pháp nghiên cứu............................................................................4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 1.1-Cơ sở lý luận...............................................................................................5 1.2-Cơ sở pháp lý..............................................................................................6 1.3-Cơ sở thực tiễn............................................................................................7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN. 2.1- Sơ lược về đặc điểm của trường THPT Đồng Hỷ ....................................8 2.2- Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý dạy học trường THPT Đồng Hỷ..........................................................................11 2.3- Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ.....12 2.4- Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ trong giai đoạn hiện nay...................13 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 3.1- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học..15 3.2- Kiện toàn bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người cán bộ quản lý............................................16 3.3- Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học.....................................17 3.4- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ...................................................20 3.5-Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên..........................23 3.6- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho dạy học .......................................................................................25 PHẦN KẾT LUẬN 1. Một số kết luận...........................................................................................28 2. Một số khuyến nghị ...................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay. Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là:“...đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ( NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học và đây cũng là nội dung cần cải tiến , đổi mới của trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Trường THPT Đồng Hỷ là một trường thuộc huyện miền núi phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình quản lý và thực hiện công tác giáo dục đào tạo chương trình trung học phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện, nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và có hiệu quả. Song cũng như nhiều trường THPT khác trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra là chất lượng dạy học đại trà, xét một cách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tăng cường quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Xác định cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. 3.2.Phân tích thực trạng quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường THPT đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Nhóm phương pháp lý luận : Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục - đào tạo và lý luận dạy học. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. 5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đồ... PHẦN NỘI DUNG Chương I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tực giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã được đặt ra. Sơ đồ hoạt động dạy học như sau: THIẾT KẾ BÀI HỌC GIÁO VIÊN - Chỉ đạo + Tổ Chức + Điều khiển KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH - Chủ động + Tích cực + Tự giác +Tự điều khiển Cộng tác giúp đỡ Phản ánh kết quả từng bước Quá trình dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là: - Hình thành tri thức. - Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức. - Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội. 1.1.2. Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đặt ra. 1.1.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học gồm các công việc sau: a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học. b. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học d. Tổ chức phong trào thi đua "dạy học, học tốt" e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 1.1.4. Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học, trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, nhất là các ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Cơ sở pháp lý: 1.2.1. Mục tiêu của giáo dục THPT. Điều 27 mục 1 của luật Giáo dục đã nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam XHCN . . ." 1.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông: Theo điều 28 luật Giáo dục: a) Giáo dục phổ thông phải củng cố, phát triển nội dung đã học ở THCS, hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. b) Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khă năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.2.3. Hoạt động giáo dục ở trường THPT: Theo điều 24 - chương III của Điều lệ trường trung học: Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành qua việc dạy và học các môn học bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục THPT do bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 1.2.4. Nhiệm vụ năm học 2005 - 2006: Theo chỉ thị 22/2005/CT - BGD - ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005 - 2006:" Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục". 1.3. Cơ sở thực tiễn: Thực tế giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả to lớn góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo một bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Song còn nhiều yếu kém bộc lộ cả về quy mô và mục tiêu, vẫn còn một số cơ sở chậm đổi mới và phát triển, không tạo ra các nhân tố điển hình cho công tác đổi mới để đáp ứng với nhu cầu đồi hỏi của đất nước. Nhiều vấn đề bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá, thi cử, các yếu tố tiêu cực trong quá trình thi, đánh giá chất lượng vẫn còn sơ cứng không phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trường THPT Đồng Hỷ trong nhiều năm trở lại đây tuy đã có bước phát triển về chất lượng giáo dục, quy mô trường lớp đã ổn định, đạt được một số thành tích nhất định trong công tác dạy và học. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý dạy và học. Sự không đồng bộ giữa việc phân bổ cơ cấu đội ngũ, loại hình bán công trong trường công lập tuy giải quyết được một số vấn đề về tài chính hoặc đa dạng hoá loại hình đào tạo, nhưng còn bộc lộ những yếu tố bất cập về chất lượng từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Chương II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN. 2.1 Sơ lược về đặc điểm của trường THPT Đồng Hỷ Trường THPT Đồng Hỷ nằm trên địa bàn thị trấn Chùa Hang huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh gồm 20 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã vùng cao đặc biệt khó khăn ( Văn Lăng, Tân Long, Cây Thị, Hợp Tiến ). Đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu thốn, đi lại khó khăn. Nhìn chung thu nhập thấp, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức và điều kiện đầu tư cho con em học tập còn hạn chế. Bên cạnh đó huyện Đồng Hỷ là huyện mới được tái lập năm 1986 nên cơ sở vật chất của huyện nói chung, cơ sở vật chất đầu tư cho ngành giáo dục còn nhiều hạn chế và thiếu thốn. Cùng với việc tái lập huyện Đồng Hỷ, năm 1986 trường THPT Đồng Hỷ được thành lập với nhiệm vụ đào tạo học sinh ở bậc THPT cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện. Sau 20 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục, nhà trường đã lớn mạnh về mọi mặt. Năm học 2005 - 2006 trường đã có 54 lớp với tổng số 2771 học sinh trong đó có 35 lớp công lập và 19 lớp bán công. Cơ sở vật chất phục vụ cho nhà trường được cải thiện đáng kể. Tổng số phòng học là 36 phòng ( gồm 27 phòng học cao tầng và 9 phòng học nhà cấp 4 ). Khu Hiệu bộ với diện tích 520 m2 , khu làm việc của các tổ chuyên môn là 250 m2 nhà cấp 4 và 1 nhà đa năng có diện tích 320 m2 . Môi trường, cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, có hệ thống xử lý rác thải, hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, các công trình vệ sinh đảm bảo theo nhu cầu sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo an ninh trật tự trường học. Ban giám hiệu nhà trường hiện nay có 4 người: Hiệu trưởng và 3 hiệu phó. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường gồm 108 người, trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 98 người. Cơ cấu và trình độ được thể hiện trong bảng thống kê sau: Môn Tổng Trình độ GV giỏi GV đang Số chưa Ghi chú học Số Thạc sỹ Sau ĐH Đại học Cao đẳng cấp tỉnh học thạc sỹ đạt chuẩn Toán 18 2 1 15 0 6 1 0 Vật lý 9 0 0 9 3 Hoá học 8 8 0 4 1 Sinh KTNN 9 2 7 5 Văn 17 2 2 14 0 3 1 0 Lịch sử 7 7 1 1 Địa lý 6 6 1 1 Tiếng Anh 12 10 1 2đang học ĐH KTCN 0 Thể dục 7 1 2 6 đang học ĐH Tin học 1 1 GDCD 4 4 Từ đặc điểm của nhà trường cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dạy học của trường THPT Đồng Hỷ như sau: 2.1.1: Thuận lợi: - Trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên . - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được cải thiện. - Ý thức phấn đấu của đại bộ phận giáo viên và học sinh ngày càng được nâng cao. - Sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức khác đối với công tác dạy và học ở trường có xu hướng tích cực hơn. - Nội bộ đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhiều năm đạt trong sạch, vững mạnh. - Các tổ chức đoàn thể của nhà trường như Công đoàn, Đoàn TNCS HCM hoạt động đều tay, có hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đến công tác quản lý chỉ đạo dạy và học của nhà trường. - Đội ngũ giáo viên mới được bổ xung đều có trình độ chuẩn từ đại học chính quy trở lên, có khả năng cập nhật kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học tích cực. 2.1.2: Khó khăn: - Trường đóng trên địa bàn huyện miền núi, địa bàn rộng mà đa số các xã có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn hạn chế ảnh hưởng tới tư duy và nếp nghĩ của nhân dân đối với việc dạy học của nhà trường . - Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học. Do thiếu phòng học trường phải học 2 ca nên rất khó khăn trong việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. Nhà trường chưa có phòng thí nghiệm, thực hành nên hạn chế trong việc dạy các bài thí nghiệm, thực hành cho học sinh. - Chất lượng đầu vào rất thấp thể hiện qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của khối 10. Biểu thống kê số liệu chất lượng đầu vào: Năm học Số học sinh được tuyển vào lớp 10 Số học sinh có tổng điểm 2 môn Văn - Toán từ 10 điểm trở lên Tỷ lệ % 2003-2004 941 162 17,22 2004-2005 1011 351 34,72 2005-2006 1082 154 14,23 Công tác an ninh trật tự của địa phương nhiều năm gần đây có chiều hướng phức tạp, tai tệ nạn xã hội gia tăng nhất là nạn nghiện hút ma tuý. Số con nghiện trên địa bàn Đồng Hỷ hiện có khoảng hơn 1000 ( cao nhất trong toàn tỉnh ) dẫn đến sự tiềm ẩn các mối đe doạ cho nhà trường. - Số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng nhiều, do đó kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, hơn nữa đa số đang dạy hợp đồng nên tâm lý chưa yên tâm công tác, chưa thực sự chú tâm tới công việc. - Số học sinh bán công còn nhiều, ý thức và động cơ học tâp chưa tốt, chất lượng đầu vào rất thấp ảnh hưởng tới kết quả đào tạo và gây khó khăn cho công tác quản lý dạy học của nhà trường. Kết quả học tập của học sinh trong 3 năm gần đây : Năm học Xếp loại học lực Tốt Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém nghiệp 2002-2003 1,9% 29,6% 55,4% 12% 0,6% 84 % 2003-2004 2,0% 30,2% 52,3% 15% 0,5% 96,81% 2004-2005 1,3% 19,3% 39,4% 34,6% 5,3% 96,96 % 2.2 Một số kết quả đã đạt được trong công tác quản lý dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ. - Nhà trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. - Với sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên, dưới sự quản lý có hiệu quả của Ban Giám hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể, đã xây dựng được Hội đồng giáo dục đoàn kết, gắn bó, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Các tổ chức đoàn thể nhà trường luôn có sự phối hợp, gắn kết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường. - Công đoàn nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh, công đoàn cơ sở xuất sắc. - Đoàn TNCS HCM của trường được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen. - Chất lượng đại trà từng bước đạt chỉ tiêu của cấp trên đề ra. - Số lượng học sinh giỏi toàn diện tương đối ổn định so với chỉ tiêu đề ra + Năm học 2002-2003: 124 giải ( Khối 10, 11, 12 ) + Năm học 2003-2004: 126 giải ( Khối 10, 11, 12 ) + Năm học 2004-2005: 67 giải ( Khối 12) - Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và ổn định trong xu thế phát triển . - Nền nếp, kỷ cương, trật tự trên các lĩnh vực của nhà trường tương đối tốt. 2.3 Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT Đồng Hỷ. 2.3.1. Về chất lượng dạy học: - Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tuy đã tăng nhưng chưa có học sinh giỏi quốc gia. - Chất lượng đại trà: Tỷ lệ tốt nghiệp khá cao nhưng kết quả khảo sát chất lượng của học sinh khối 10, 11 còn thấp, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng hàng năm chưa cao. 2.3.2. Phân tích nguyên nhân: a. Chất lượng đầu vào: Những học sinh xuất sắc ở trung học cơ sở thì hầu hết đã sang trường chuyên hoặc các trường điểm của thành phố, chỉ có rất ít em do hoàn cảnh khó khăn mới học tại trường, do đó chất lượng mũi nhọn của nhà trường rất hạn chế. b. Chất lượng đội ngũ giáo viên: - Bên cạnh những giáo viên giỏi, hăng say công tác còn tồn tại một số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Một số giáo viên cao tuổi, sức khoẻ yếu có biểu hiện chủ quan, ngại đổi mới. c. Việc chỉ đạo quá trình dạy học: - Nền nếp dạy học được duy trì tốt, nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên, vẫn còn một số ngại khó, làm chưa thực chất, còn có tính đối phó, hình thức. Cán bộ quản lý còn e ngại, nể nang, có nhắc nhở nhưng chưa đôn đốc, uốn nắn một cách kiên quyết. - Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện tương đối tốt nhưng chưa đồng đều ở các tổ, có tổ tiến hành còn chưa có chất lượng, sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính sự vụ, hành chính. - Phần lớn các em học sinh học tập tích cực, hăng say nhưng một số học sinh chưa chăm học, đáng chú ý là số học sinh này có phương pháp học tập thụ động, ỷ lại, không chịu khó suy nghĩ, về
Luận văn liên quan