Đề tài Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận bàn nhà hàng Tao Li- Khách sạn Nikko Hà Nội

Ngành kinh doanh khách sạn ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã không còn mới mẻ từ lâu và cho đến nay “ngành công nghiệp không khói này” đã phát triển đạt đến một độ nhất định, thể hiện ở số liệu thống kê. Hiện nay Hà Nội có khoảng 420 khách sạn với 12000 phòng đạt tiêu chuẩn và nhiều cơ sở lưu trú khác. Cùng với nó là sự tăng đột biến khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 3 tháng đầu năm 2007 tổng số lượt khách quốc tế vào Việt Nam là 1.111.353 lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượt khách quốc tế năm 2006 là 3.583.486 lượt khách, tăng 3% so với 2005. Thời kỳ mở cửa hội nhập với sự kiện “con tàu Việt Nam ra biển lớn” đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp cả nội địa và liên doanh với nước ngoài. Cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu và trở thành vấn đề cần thiết mang tính sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trải qua 2 tháng thực tập tại nhà hàng Tao Li khách sạn Nikko Hanoi, tôi thấy rằng Nhà hàng đã đạt được những thành công nhất định trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế của nhà hàng cũng như của khách sạn trên thị trường.

doc97 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6956 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận bàn nhà hàng Tao Li- Khách sạn Nikko Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài . Ngành kinh doanh khách sạn ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã không còn mới mẻ từ lâu và cho đến nay “ngành công nghiệp không khói này” đã phát triển đạt đến một độ nhất định, thể hiện ở số liệu thống kê. Hiện nay Hà Nội có khoảng 420 khách sạn với 12000 phòng đạt tiêu chuẩn và nhiều cơ sở lưu trú khác. Cùng với nó là sự tăng đột biến khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 3 tháng đầu năm 2007 tổng số lượt khách quốc tế vào Việt Nam là 1.111.353 lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượt khách quốc tế năm 2006 là 3.583.486 lượt khách, tăng 3% so với 2005. Thời kỳ mở cửa hội nhập với sự kiện “con tàu Việt Nam ra biển lớn” đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp cả nội địa và liên doanh với nước ngoài. Cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu và trở thành vấn đề cần thiết mang tính sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trải qua 2 tháng thực tập tại nhà hàng Tao Li khách sạn Nikko Hanoi, tôi thấy rằng Nhà hàng đã đạt được những thành công nhất định trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế của nhà hàng cũng như của khách sạn trên thị trường. Từ nhận thức đó tôi đã chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận bàn nhà hàng Tao Li- khách sạn Nikko Hà Nội 2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trong bài chuyên đề này chỉ dừng lại ở phạm vi nhà hàng Tao Li khách sạn Nikko Hà Nội Phương pháp nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu 3. Nội dung nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: - Những cơ sở lí luận về chất lượng dịch vụ bộ phận bàn trong kinh doanh khách sạn Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn tại nhà hàng Tao Li: Giới thiệu cơ bản về khách sạn Nikko Hanoi và các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhà hàng Tao Li và các hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn nhà hàng, các giải pháp nhà hàng đang áp dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ và phân tích mô hình SWTO các hoạt động của nhà hàng. - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn nhà hàng Tao Li 4. Cấu trúc chuyên đề Chuyên đề gồm các phần chính sau: Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn trong kinh doanh khách sạn Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn nhà hàng TaoLi Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn nhà hàng Tao Li Kết luận Phụ lục Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN BÀN TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Một số lí luận về kinh doanh khách sạn 1.1.1. Khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều khái niệm về kinh doanh khách sạn. Muốn hiểu rõ nội dung của khái niệm “kinh doanh khách sạn” cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn. Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó cùng với những đòi hỏi thoả mãn nhu cầu nhiều hơn thì hoạt động kinh doanh cũng mở rộng thêm. Từ đó khái niệm này được hiểu theo 2 nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho khách Càng về sau nội dung của khái niệm này càng được mở rộng và phong phú đa dạng về thể loại. Trên phương diện chung nhất, có định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi” (1) Kinh doanh ăn uống giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi 1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Chỉ có nơi nào có tài nguyên du lịch thì kinh doanh du lịch mới thành công được bởi tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch nơi đó không thể có khách du lịch tới. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc kinh doanh của khách sạn còn khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến qui mô của khách sạn trong vùng, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Vì những lí do trên mà khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn phải phân tích kĩ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như các nhóm khách hàng mục tiêu... Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Dung lượng vốn đầu tư ban đầu cao là do yêu cầu cao về chất lượng của sản phẩm khách sạn: cơ sở vật chất kĩ thuật, sự sang trọng của các trang thiết bị bên trong. Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng, đất đai... Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao, thời gian phục vụ lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì thế phải sử dụng một số lượng lớn lao động trực tiếp phục vụ trong khách sạn, việc này đòi hỏi chi phí lớn. Một nhà quản lý khách sạn phải giảm thỉểu chi phí này vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn Kinh doanh khách sạn mang tính qui luật Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số qui luật: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người...Những quy luật này gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực đối với kinh doanh khách sạn vì thế phải nghiên cứu kỹ các quy luật này để có biện pháp khắc phục bất lợi và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn có một số đặc trưng cơ bản Tổ chức ăn uống chủ yếu là cho khách ngoài địa phương, và các khách này thường có thành phần rất đa dạng nên muốn tổ chức ăn uống tốt cần phải hiểu rõ tập quán ăn uống của từng đối tượng khách Phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch từ bữa ăn chính đến bữa sáng hay đồ uống...vì các khách sạn thường ở những nơi cách xa địa điểm cư trú thường xuyên của khách. Phục vụ tại chỗ theo nhu cầu tạo sự thuận lợi tối đa cho khách Kết hợp các hoạt động giải trí, bố xung thoả mãn nhu cầu và nâng cao doanh thu 1.1.3. Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn Ý nghĩa kinh tế Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với một quốc gia vì nó là một trong những hoạt động chính của nghành du lịch. Kinh doanh khách sạn tác động đến sự phát triển của nghành du lịch và đời sống kinh tế xã hội nói chung của một quốc gia Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn vì thế góp phần làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia. Kinh doanh khách sạn góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân Tạo cơ hội cho sự phát triển của các nghành khác vì hàng ngày khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các nghành như: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ. Giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm cho lao động Tất cả những điều trên làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ý nghĩa xã hội Kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. Đồng thời việc thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu của mọi người từ khắp nơi, từ các quốc gia châu lục trên thế giới tới Việt Nam. Như vậy kinh doanh khách sạn có một ý nghĩa to lớn đối với kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia, ngày nay đã trở thành thế mạnh của một số quốc gia. Vì thế cần phải có những chiến lược biện pháp phát triển nghành công nghiệp không khói này đem lại lợi ích cho đất nước. 1.2. Một số lí luận về bộ phận bàn trong kinh doanh khách sạn Trong kinh doanh khách sạn, bộ phận ăn uống là một trong những bộ phận quan trọng cung cấp dịch vụ chính. Đó là sự phối hợp hoạt động của 3 bộ phận: Bộ phận bàn phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách trong và ngoài khách sạn. Bộ phận bar phục vụ nhu cầu về các loại đồ uống cho khách. Bộ phận bếp nơi chế biến món ăn cho khách. Ba bộ phận kia hoạt động riêng lẻ nhưng lại có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau với mục đích cuối cùng là đáp ứng cao nhất các nhu cầu ăn uống của khách. Ở đây chỉ xin đề cập đến bộ phận bàn. 1.2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận bàn Vị trí Trong kinh doanh khách sạn, bộ phận phục vụ bàn giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện công việc đón tiếp và phục vụ khách ăn uống hàng ngày và các bữa tiệc lớn nhỏ. Vai trò Thông qua việc phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống của khách, thực hiện chức năng bán hàng hóa dịch vụ và tăng doanh thu cho khách sạn. Trong quá trình phục vụ, nhân viên bộ phận bàn phải khéo léo giới thiệu với khách biết và thưởng thức. Họ cũng phải có khả năng hiểu biết được tâm lý, thị hiếu ăn uống của khách, từ đó tham gia với bộ phận bếp, bar thay đổi thực đơn và cách chế biến món ăn, đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách nhằm thu hút được nhiều khách hơn. Nhiệm vụ Bộ phận bàn có một số nhiệm vụ chính như: Phục vụ khách ăn, uống hàng ngày và các bữa tiệc lớn nhỏ trong khách sạn, nhà hàng. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bộ phận bar để phục vụ mọi yêu cầu của khách. Tổ chức sắp xếp, trang trí phòng ăn gọn gàng, mỹ thuật. Đảm bảo vệ sinh phòng ăn, phòng tiệc và mọi trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho khách trong khi ăn uống. Quản lý các tài sản vật tư hàng hoá của nhà hàng. Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày. Thường xuyên trao đổi học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, văn hoá, ngoại ngữ... 1.2.2. Tổ chức lao động của bộ phận bàn 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức lao động Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức lao động trong nhà hàng Nguồn: Giáo trình công nghệ phục vụ trong khách sạn và nhà hàng Nhân viên phục vụ trong nhà hàng được tổ chức thành tổ đội với những chức năng, nhiệm vụ riêng của từng người khác nhau. Ở các khách sạn nhà hàng lớn, bao gồm các chức năng sau: Met-đô-ten: Chịu trách nhiệm thừa hành lệnh của Giám đốc, quản lý chung và quan hệ với khách, theo dõi vệ sinh ăn uống và thái độ phục vụ của nhân viên, chủ trì các cuộc họp hàng tuần hàng tháng để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trưởng khu vực: Chịu trách nhiệm ở một khu vực nhất định của phòng ăn. Có thể giúp Mert-đô-ten nhận yêu cầu của khách, phục vụ khách. Trưởng dãy: Chịu trách nhiệm phục vụ nhiều bàn kê trong cùng một dãy (5 đến 10 theo khả năng phục vụ). Trải khăn, bày biện đồ dùng cần thiết trước bữa ăn Nhân viên phục vụ rượu: Phục vụ bia, rượu, nước ngọt…theo yêu cầu của khách, giới thiệu để khách biết các loại đồ uống dùng cho đúng với khẩu vị riêng của từng món. Nhân viên bưng bê: Liên lạc giữa khu vực bàn và khu vực bếp, bưng dọn bát đĩa, thức ăn thừa…vào trong và thức ăn từ bếp ra. Nhân viên phục vụ bàn trực tiếp khách tại bàn ăn Nhân viên thu dọn: Chịu trách nhiệm thu dọn các bàn đã xong, thay khăn bàn, quét dọn phòng ăn. Đây thường là công việc thực tập của những người mới vào nghề. Ngày nay việc phân công phục vụ chuyên môn hoá như vậy mất dần, tính kiêm nhiệm cao hơn và cường độ làm việc cao hơn vì thế cơ cấu tổ chức của nhà hàng điển hình theo sơ đồ trên. 1.2.2.2. Các yêu cầu về nguồn nhân lực Người lao động trong các nhà hàng khách sạn lớn phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau: Thể lực, đạo đức, nghiệp vụ và có khả năng giao tiếp. Riêng ở Việt Nam, quy định về du lịch ban hành ngày 26/3/1991 của Bộ Văn Hoá – Thông Tin - Thể Thao là người phục vụ khách du lịch phải đảm bảo tiêu chuẩn chung sau: Ngoại hình tốt, không dị tật, khoẻ mạnh, không mắc các bệnh ngoài da hay truyền nhiễm. Tươi tắn, nhanh nhen, lịch sự và có khả năng giao tiếp tốt. Mặc đúng trang phục làm việc, chỉnh tề, sạch sẽ. Ngoài ra đối với nhân viên bàn: Đã qua các lớp nghiệp vụ bàn chính qui Biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức giao tiếp trong nghề nghiệp 1.2.3. Quy trình phục vụ bàn Sơ đồ 1.2: Quy trình phục vụ bàn trong nhà hàng Nguồn: Giáo trình công nghệ phục vụ trong nhà hàng khách sạn Quá trình chuẩn bị phục vụ Quá trình chuẩn bị phục vụ là một quá trình quan trọng trong qui trình phục vụ của nhà hàng. Quá trình chuẩn bị được tiến hành trước thời điểm khách đến ăn tại nhà hàng. Các công việc chuẩn bị bao gồm: Vệ sinh phòng ăn, sắp xếp bàn ghế, trải bàn, bài trí phòng ăn, chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ, bày bàn và chuẩn bị cá nhân của nhân viên phục vụ. Thời điểm có thể khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đảm bảo phòng ăn luôn được sạch sẽ, sự sắp xếp trang thiết bị, bày đặt theo đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ của nhà hàng. Thông thường chuẩn bị phòng ăn bao gồm các công việc sau: Quét dọn lau chùi phòng ăn, cửa kính và khu vệ sinh Lau chùi và kê xếp lại toàn bộ bàn ghế, quầy hàng và những vật treo trên tường (quạt máy, hoa trang trí, tranh ảnh quảng cáo…) Trải khăn trải bàn. Lau chùi lại dụng cụ ăn uống. Cắm hoa tươi Trút thêm gia vị vào lọ hoặc thay mới theo định kỳ Xem kĩ thực đơn trong ngày hoặc thực đơn bữa Chuẩn bị bày dụng cụ ăn uống lên bàn ăn (theo thực đơn) Chuẩn bị dụng cụ phục vụ của nhân viên Chuẩn bị cá nhân trước khi phục vụ là công việc bắt buộc đối với nhân viên như: trang phục, vệ sinh thân thể và một số vấn đề khác Quy trình phục vụ trực tiếp Quy trình phục vụ khách ăn chọn món Hình thức khách tự lựa chọn món ăn theo thực đơn, khách ăn chọn món thường là khách lẻ ít người. Gồm các bước sau: Chào đón khách và xếp chỗ cho khách Đây là khâu quan trọng tạo ấn tượng ban đầu tốt hay không tốt cho khách, có tác dụng tâm lý rất cao. Chủ động chào đón khách là nguyên tắc trong giao tiếp. Yêu cầu là nhân viên đón khách của nhà hàng phải am hiểu những nghi thức lễ tân, lịch thiệp và có khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết tâm lý khách. Khi khách bước vào nhà hàng tiếp viên niềm nở chào đón, mời vào và đi cùng với khách cách khoảng 1,5m ở phía bên trái. Nếu khách đã đặt bàn trước thì mời khách đến thẳng bàn còn nếu chưa thì tuỳ vào tình trạng bàn lúc đó, số lượng yêu cầu của khách để sắp xếp bố trí chỗ hợp lý. Sau đó giới thiệu nhân viên trực bàn với khách Nhận thực đơn lựa chọn Nhân viên phục vụ phải có nhiệm vụ ghi nhận đầy đủ thông tin về các yêu cầu về món ăn của khách. Trong thời gian khách chọn món ăn nhân viên có thể giới thiệu thêm về các món ăn mới lạ hay đặc sản của nhà hàng. Nếu khách biết rõ và gọi tên món thì ghi order rõ ràng tên hay kí hiệu của món, số lượng, số bàn số người, còn nếu chưa rõ thì giải thích cho khách hiểu món ăn chế biến như thế nào, nguyên liệu ra sao… Lưu ý khách tour hay khách đi lẻ thì có những chú ý khác nhau. Chuyển lệnh gọi món vào nhà bếp Tuỳ theo qui mô, kiểu loại của bếp và nhà hàng mà hệ thống giao nhận lệnh gọi món với nhà bếp khác nhau. Một số nhà hàng chỉ cần truyền miệng, còn các nhà hàng lớn hay nhà hàng của khách sạn lớn thì nhân viên phải ghi rõ cụ thể yêu cầu món ăn của khách ra mẫu phiếu order, có kèm thời gian phục vụ để bếp làm theo thứ tự và ghi rõ cả tên người ghi order để chịu trách nhiệm trực tiếp khi có sai xót, order đó được chuyển trực tiếp cho bếp trưởng hay từng bộ phận bếp khác nhau Nhận món ăn từ nhà bếp Khi có tín hiệu nhà bếp thông báo món ăn đã được làm xong thì nhân viên phục vụ check lại các thông tin tên món ăn, số lượng, số bàn hay đối tượng khách cụ thể nào đó, sắp xếp kèm theo các dụng cụ ăn phù hợp để đưa ra phục vụ khách Phục vụ khách Đây là quá trình chuyển và phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách, phục vụ các nhu cầu ăn uống của khách trong một bữa ăn. Đây là khâu ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại nghề nghiệp của người phục vụ vì thế đòi hỏi người phục vụ phải thực hiện chuẩn các thao tác nghiệp vụ, xử lý nhanh các tình huống phát sinh Thanh toán Khi nhận được dấu hiệu thanh toán của khách, nhân viên quầy thu ngân mang hoá đơn đã được tính sẵn cho khách có thể theo hai cách: Đặt úp tờ hoá đơn trên một đĩa nhỏ rồi mời khách thanh toán ở quầy. Hoặc đặt ngửa tờ hoá đơn trên khay nhỏ mang đến cho khách, người chủ trì trả tiền và nhân viên trả lại tiền thừa cho khách nếu có Trưng cầu ý kiến và tiễn khách ra về Người phục vụ vui vẻ tiễn khách khi khách đứng dậy ra về kiểm tra xem khách có quên gì không để hoàn trả. Cảm ơn và tỏ ý hoan nghênh khách đến lần sau Thu dọn dụng cụ khi bữa ăn kết thúc Công việc này cần nhanh chóng ngay sau khi khách ra về, nhân viên phục vụ thu dọn toàn bộ mọi thứ trên bàn theo một trình tự nhất định rồi bày bàn mới lại theo yêu cầu chờ đón khách mới. Thứ tự thu dọn như sau: Đầu tiên là thu dọn khăn ăn và các menu hay các tờ quảng cáo promotion của nhà hàng, sau đó đến đồ thuỷ tinh pha lê dễ vỡ, gạt toàn bộ đồ ăn thừa vào âu, đồ sứ rồi đến dụng cụ kim loại thìa dĩa, tiếp đó là các dụng cụ đặt bàn như gạt tàn, lọ tăm, lọ gia vị…cuối cùng là thay khăn trải bàn và sắp xếp lại bàn ghế và lau dọn. Phục vụ khách ăn theo thực đơn Hình thức khách dùng các món ăn đã có sẵn trong thực đơn theo sự sắp xếp của nhà hàng chứ không lựa chọn từng món ăn một. Phục vụ theo hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà hàng kể từ khâu chế biến thức ăn đến khâu phục vụ, giúp cho nhà hàng cũng như nhân viên phục vụ chủ động hơn vì đã biết trước được các món ăn phục vụ. Công việc vẫn gồm các bước cơ bản như phục vụ theo hình thức chọn món. Chỉ có một số lưu ý về sự khác nhau giữa thực đơn ăn Âu và thực đơn ăn Á: Thực đơn ăn Âu: Bày bàn đầy đủ các dụng cụ theo thực đơn trước lúc khách vào ăn, phục vụ các món ăn theo thứ tự thực đơn, nếu khách ăn theo đoàn thì người phục vụ bê đi mời từng khách, nếu khách đi lẻ thì bày thức ăn vào đĩa phục vụ cho từng khách. Khách ăn xong món phải thay ngay dụng cụ rồi mới đưa món khác. Kết hợp hài hòa giữa phục vụ thức ăn và đồ uống cho khách Thực đơn ăn Á: phục vụ theo kiểu từng phần, các món ăn khai vị nguội được bày trước khi khách đến. Khi khách đã ngồi vào bàn ăn thì nhân viên phục vụ thứ tự lần lượt theo thực đơn có sẵn, nhưng không đợi khách ăn hết món nọ mới đem món kia ra. Quy trình thu dọn cuối ca Quy trình này gồm các công việc được thực hiện sau khi khách đã ra về. Bao gồm: Sắp đặt bàn ghế ngay ngắn Vệ sinh Thu các lọ gia vị bằng khay và tập trung tại nơi qui định Tập trung các phụ gia như nước sốt, mù tạc vào tủ lạnh hay bỏ đi tuỳ từng nhà hàng Thu dọn các dụng cụ phục vụ đồ uống như bình cafe, bình trà Chuẩn bị cho ca sau Trên đây là một số lí luận cơ bản về bộ phận bàn trong kinh doanh Khách sạn. Sau đây là một số lí luận về chất lượng dịch vụ của Nhà hàng 1.3. Lí luận về chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn 1.3.1. Khái niệm 1.3.1.1. Khái niệm v
Luận văn liên quan