Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội

Để nâng cao chất lượng giáo dục (theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII) và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, quyết định số 201/ 2001/QĐ - TTg) ngoài việc cải tiến phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học của trò và các nội dung khác thì việc phối hợp giáo dục nhuần nhuyễn giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Làm tốt nội dung này chính là đã góp phần đắc lực, quan trọng vào việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng " Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” và là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đó, ngay từ năm học 2001- 2002, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu thực trạng giáo dục để trên cơ sở đótìm ra các giải pháp phù hợp.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Xà HỘI . I. Đặt vấn đề II. Tình hình giáo dục trước khi thực hiện các giải pháp. III. Giải pháp thực hiện A. Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên: -Xây dựng kế hoạch hoá về công tác đội (trong ngoài trường). -Giáo dục tính tự giác. -Giáo dục truyền thống. B. Phối hợp giáo dục với gia đình: -Kí cam kết giữa nhà trường với gia đình, giữa gia đình với chính quyền địa phương. + Cam kết của gia đình. +Cam kết của nhà trường + Cam kết của chính quyền địa phương. -Cải tiến nội dung sinh hoạt phụ huynh. -Thông tin qua lại giữa gia đình, nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo dục con cái C. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong địa phương: - Với ban chấp hành Đảng bộ. -Với uỷ ban nhân dân. -Với từng khối phố (thôn, xóm). - Tắm mình trong thực tiễn. IV. Kết luận V. Kiến nghị NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Xà HỘI . I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Để nâng cao chất lượng giáo dục (theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII) và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, quyết định số 201/ 2001/QĐ - TTg) ngoài việc cải tiến phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học của trò và các nội dung khác thì việc phối hợp giáo dục nhuần nhuyễn giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Làm tốt nội dung này chính là đã góp phần đắc lực, quan trọng vào việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng " Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” và là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đó, ngay từ năm học 2001- 2002, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu thực trạng giáo dục để trên cơ sở đótìm ra các giải pháp phù hợp. II. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay về phần những yếu kém có đoạn viết: “Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của nghành giáo dục chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp, các lực lượng xã hội và nghành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục. Việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức" (Báo Giáo dục và thời đại số 25 ngày 26/2/2002). Trong bản góp ý về chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng có đoạn viết: "Yếu kém lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là một nền giáo dục tách rời thực tiễn và thấp về hiệu quả, nặng về học chữ và thi cử, ít quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt chưa kiên quyết tạo ra sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp và các lực lượng xã hội trong cả nước với nghành giáo dục thực hiện" (Báo Giáo dục thời đại số 25 ngày 26/2/2002). Để góp phần khắc phục tình trạng trên nhằm góp phần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 nâng cao chất lượng toàn diện, ở một trường trung học cơ sở vùng nông thôn nghèo, trong 10 năm qua ( 2001 - 2010), chúng tôi đã cố gắng tìm những hình thức thích hợp với nhà trường với địa phương trong từng năm học và tiến hành thực hiện theo một quy trình ba khâu liên kết. Từ việc cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên, giáo dục truyền thống đến việc kết hợp giáo dục với gia đình và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội với các biện pháp cụ thể như sau: III. GIẢI PHÁP Đà THỰC HIỆN: A.Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt Đội thiếu niên. Để làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa 3 môi trường (nhà trường, gia đình, xã hội) một trong những biện pháp cần làm trước tiên đó là cải tiến kế hoạh, nội dung sinh hoat Đội thiếu niên. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh góp phần đắc lực thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đó, hàng năm, ở nhà trường, chúng tôi có kế hoạch hoá về công tác Đội ngay từ đầu năm học. Bí thư Chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng, Thường vụ đoàn phường, các bí thư chi đoàn các khối phố, thôn xóm có hội thảo về công tác Đội, xây dựng kế hoạch hoạt động cho Đội (Ở nhà trường, ở từng khối phố, thôn xóm) theo một quy trình khoa học (dựa trên kế hoạch của Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn, Thành đoàn) theo chủ điểm hàng tháng và công việc cụ thể của hàng tuần. Trong kế hoạch phân rõ trách nhiệm cụ thể của từng thành viên đặc biệt là Đoàn Thanh niên ở nhà trường và ở địa phương. Đại hội đoàn xã (phường) có kế hoạch cụ thể phân rõ trách nhiệm cho từng chi đoàn về công tác Đội. Từng chi đoàn ở từng thôn xóm ( khối phố) và chi đoàn nhà trường đại hội chi đoàn phân rõ trách nhiệm của từng đoàn viên phụ trách từng đội viên cụ thể (đặc biệt là những đội viên chậm tiến). Cuối năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại đoàn viên. Trong xây dựng kế hoạch hoá công tác Đội chúng tôi đặc biệt coi trọng giáo dục tính tự quản cho các em học sinh bằng một định mức cụ thể trong từng tháng, từng tuần, từng ngày và cả năm học. Hàng ngày, các em học sinh tự rèn lưyện và tự đánh giá mình theo thang điểm dưới sự giám sát, quản lý của đội cờ đỏ (trong các tiết học, giờ ra chơi, cũng như trên đường về). Cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm học, điểm được tổng hợp xếp loại công khai ở bảng thi đua mỗi lớp cho mỗi đội viên. Kết quả này được thông báo cho mỗi chi đoàn điạ phương hàng tháng, hàng kì, và ngược lại được nhận thông báo về kết quả rèn luyện của từng đội viên ở các thôn xóm (khối phố). Hàng năm, cứ 3 tháng 1 lần, chúng tôi tổ chức họp giao ban giữa nhà trường với các chi đoàn địa phương, đánh giá hoạt động Đội trong thời gian qua, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch trong thời gian tới, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên, biện pháp khắc phục những thiếu sót trong thời gian tới. Trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đội, chúng tôi còn coi trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức nhân cách cho Đội viên bằng các việc làm cụ thể như: Nhân dip 26/3 tổ chức cho đội viên thăm hỏi tặng quà các gia đình dân quân (tiểu đội dân quân bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965), đón các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa (những cựu chiến binh trong đại đội pháo đóng ở núi Nài bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965). Nhân ngày 22/12, trước Tết nguyên đán, ngày khai giảng, tổ chức tổng vệ sinh, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ. Nhân ngày 27/7, tổ chức tặng quà cho các con em gia đình thương binh, liệt sĩ. Hàng tháng thường xuyên có các đợt giúp đỡ học sinh nghèo trong mỗi lớp và toàn trường. Nhân ngày 30/4, chúng tôi tổ chức cho các em hành hương về quê hương Lý Tự Trọng để thắp hương tưởng nhớ đến anh tại nhà thờ ở Việt Xuyên, Thạch Hà, tìm hiểu kĩ về thân thế, sự nghiệp của anh rồi hành hương về Ngã Ba Đồng Lộc thắp hương tưởng niêm 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, tìm hiểu thêm về các chiến công và sự hy sinh quả cảm của 10 cô. Nhân ngày sinh của đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, chúng tôi hành hương về Tùng Ảnh thăm bảo tàng và viếng mộ đồng chí . Ngày 19/5 chúng tôi về thăm quê Bác viếng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi tổ chức cho các em vào thắp hương và viếng mộ đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi xuân, Hà Tĩnh. Ở địa phương trường đóng, chúng tôi giáo dục cho các em biết tự hào về truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường. Tuy là một xã (phường) nghèo nhưng đã hình thành cách đây 200 năm (năm Minh Mạng thứ 13 (1832)) và đã bao lần đổi tên. Mỗi lần đổi tên đều gắn liền với một sự kiện cách mạng quan trọng của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, người dân nơi đây đã đoàn kết, gắn bó xây dựng nên truyền thống văn hoá mang sắc thái riêng, mang đậm cốt cách của người Hà Tĩnh. Đó là truyền thống lao động cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ, đoàn kết tương thân tương ái, hăng say lao động và giàu trí sáng tạo, hiếu học, tôn sư trọng đạo, sống thuỷ chung có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc cao cả và niềm tự hào của người dân nơi đây như Cụ: Nguyễn Hoành Tư, cụ Nguyễn Công Soan, cụ Nguyễn Công Thái – ngày nay có Cụ Hồ Tôn Trinh – Viện sĩ Viện Hàn lâm và nhiều Giáo sư, Tiến sĩ khác đã đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường còn giúp các em có những hiểu biết biết về những tấm gương tận tụy suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Những gương học sinh nhà nghèo học giỏi, thành đạt của Hà Tĩnh và địa phương nơi trường đóng qua việc giới thiệu sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ ở các thôn xóm, khối phố. Đó là một số biện pháp để đẩy mạnh hoạt động Đội thiếu niên ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp giáo dục với gia đình bằng các biện pháp sau: B. Phối hợp giáo dục với gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình là một môi trường giáo dục tốt, trong sạch, lành mạnh, góp phần đắc lực làm cho xã hội có môi trường giáo dục tốt. Từ suy nghĩ đó chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp sau : I. Ký cam kết giữa gia đình với nhà trường, giữa gia đình với chính quyền địa phương. Về phía gia đình: Gia đình ký cam kết với nhà trường và chính quyền địa phương thực hiện tốt các nội dung sau: 1.Giáo dục con em biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,anh chị 2.Mọi người trong gia đình sống mẫu mực trong cử chỉ, việc làm, lời nói để làm tấm gương sáng cho con em noi theo. 3. Hàng ngày, hàng tháng liên hệ với thầy cô giáo nắm chắc tình hình học tập, rèn luyện của con em có biệp pháp, khuyến khích việc làm tốt, uốn nắn việc làm chưa tốt. 4. Tham gia đầy đủ hội nghị cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm về hanh vi sai trái của con em mình 5. Tạo mọi điều kiện tổ chức ăn sáng cho gia đình, quản lí chặt việc cho con tiền ăn sáng, không cho con tiền ăn quà vặt, quản lý tốt tất cả các khoản tiền cho con 6. Nghiêm cấm không cho con chơi điện tử ở quán kinh doanh, không đến chỗ Karaoke, bàn Bida trong các buổi học. 7. Tuyệt đối cấm con em dùng các chất nổ, không chơi các trò chơi nguy hiểm, không đi học quá sớm, về muộn, la cà quán xá, không tắm ao hồ sông suối khi không có người lớn 8. Mua sắm đủ sách vở, đồ dụng học tập theo quy định đối với mỗi học sinh, từng khối lớp, nhắc nhở con em chuẩn bị sách vở đồ dùng trước khi đi học theo thời khoá biếu, không mang sách vở quá quy định 9. Có góc học tập, bàn ghế phù hợp với độ tuổi, đủ ánh sáng để con em ngồi học thoải mái, yên tĩnh thuận lợi. thường xuyên kiểm tra việc ghi bài, làm bài tập của con em, quản lý việc xem vô tuyến của con em để dành thời gian thích hợp cho học tập. Khi bố mẹ xem vô tuyến chú ý không làm ảnh hưởng đến việc học tập của con em mình 10. Tạo mọi điều kiện để con em ăn mặc nghiêm túc, sạch sẽ khi đến trường, không cho con em mang đồ trang sức bằng vàng, bạc đi học. 11. Tuyệt đối không cho con em điều khiển xe máy khi chưa dến tuổi. 12. Giáo dục cho em thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, không đi xe hàng hai, hàng ba, vượt đèn đỏ. 13. Mua sắm áo đồng phục theo mùa cho con em, đảm bảo cho con em mặc ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, không cho con em mặc quần áo cộc, may ô tới lớp. 14. Không vì danh hiệu, vì thành tích của con em mà làm những việc tiêu cực trái với tuyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam như chạy xin nâng điểm, chạy để đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Ÿ Về phía Nhà Trường: Toàn thể cán bộ, giáo viên cam kết thực hiện các nội dung sau: 1. Làm tốt công tác tuyên truyền mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục đặc biệt là cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo cô giáo là mỗi tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để mọi người mọi tổ chức, mọi đoàn thể hiểu rõ mục đích tác dụng của việc thực hiện các cuộc vận động , tạo sự đồng thuận trong xã hội. 2. Luôn trau dồi phẩm chất đạo đức để thực sự là tấm gương sáng cho phụ huynh, học sinh noi theo. 3. Nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, tuyệt đối không cắt xén nội dung chương trình , kế hoạch dạy học soạn bài đầy đủ có chất lượng trước khi lên lớp. 4.Tổ chưa phân loại học sinh để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiểu và kèm cặp những học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng toàn diện, không tổ chức dạy thêm, không bắt ép học sinh học thêm, không thu thêm tiền trái quy định. 5. Thực hiện đúng quy chế, đánh giá xếp loại học sinh, không cho điểm tuỳ tiện trong kiểm tra đánh giá dẫn đến sai lệch với thực chất trình độ năng lực phẩm chất của học sinh 6. Tổ chức kiểm tra theo sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy chế, đánh giá chính xác công bằng từng đối tượng học sinh, sắp xếp ngồi theo A,B, C trong kiểm tra khảo sát để từ đó có biện pháp thích hợp với từng đối tượng học sinh. 7. Chấm chữa bài học sinh, đúng quy định chính xác, tất cả các bài kiểm tra phải lưu giữ đầy đủ từ đầu năm đến cuối năm, các bài kiểm tra của học sinh vào điểm kịp thời, chính xác, không “cấy điểm” cho học sinh. 8. Trong các giờ dạy giáo viên luôn quan tâm đến đối tượng học sinh nhất là các học sinh yếu. 9. Phát động phong trào học thật, thi thật, tuyết đối không vì thành tích, không vì một áp lực nào mà cho điểm, đánh giá không chính xác, nâng điểm cho học sinh, báo cáo sai sự thật, cho học sinh lên lớp khi giáo dục, rèn luyện chưa đạt yêu cầu chuẩn kỹ năng, kiến thức. 10. Tăng cường các hoạt động kiểm tra nội bộ, kiểm tra các chuyên đề, kiểm tra thường xuyên, xử lý những hành vi quay cóp trong kiểm tra, thi cử hoặc làm ngơ với các hành vi tiêu cực trong thi cử. 11. Thường xuyên tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, với phụ huynh, với chính quyền địa phương để có những biện pháp hữu hiệu đảm bảo cho học sinh có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất để học tập như thiết bị dạy học, bàn ghế ngồi đúng chuẩn phòng học thoáng mát, hợp vệ sinh. 12. Đối với học sinh lớp 6 hướng dẫn cụ thể các em phương pháp học tập phù hợp nội dung chương trình giáo dục bậc trung học cơ sở. 13. Đối với các em học sinh lớp 9 hướng dẫn các em tự giác học tập, tự quản, gương mẫu trong học tập, sinh hoạt vui chơi để các em lớp dưới học tập, giáo dục giới tính, rèn luyện ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, tổ chức ôn tập tốt để dự thi vào trung học phổ thông, giáo dục ý thức, chấp hành nội quy, quy chế thi cử. 14. Thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời, tình hình học tập rèn luyện của con em cho gia đình biết để phối hợp giáo dục tốt. Ÿ Về phía địa phương: Đảng bộ và chính quyền địa phương cam kết thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Có các chủ trương, chính sách đúng, sát với tình hình thực tế của địa phương về giáo dục. Trong các nhiệm vụ chính trị của địa phương luôn đặt nhiệm vụ giáo dục là quốc sách hàng đầu. 2. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để con em mình học tập tốt, đủ phòng học, bàn ghế, sân chơi, bãi tập và các điều kiện phục vụ cho dạy và học, phấn đấu đạt và giữ vững trường chuẩn quốc gia. 3. Bản thân các cán bộ địa phương thực sự là tấm gương sáng về đạo đức để cho nhân dân noi theo. 4. Có các biện pháp lãnh đạo các đoàn thể, các tổ chức, các lực lượng xã hội phối hợp tốt giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. II. Cải tiến nội dung sinh hoạt phụ huynh: Thời gian mỗi năm ít nhất là 4 cuộc (đầu năm, giữa kì I, cuối kì I, cuối năm) nội dung sinh hoạt phụ huynh có bước cải tiến, không nặng về báo cáo thành tích, đóng góp các khoản tiền, mà tập trung vào nội dung chính là phối hợp giáo dục: Thông báo chương trình, hướng vào phương pháp chỉ đạo con em học ở nhà, bồi dưỡng tâm lý giáo dục nhi đồng, thiếu niên, sơ – tổng kết công tác giáo dục gia đình, nêu điển hình tốt để học tập. III. Thông tin qua lại giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác: Sử dụng Sổ liên lạc thông tin một tháng một hoặc hai lần những mặt tốt, những mặt chưa tốt để uốn nắn. Từng ngày, từng buổi, từng giờ nếu có những sự việc bất thường như (con em bỏ học đi chơi điện tử, gây gỗ đánh nhau,…) thì thông báo ngay cho phụ huynh biết để phối hợp giáo dục kịp thời. Đến từng gia đình: Giáo viên đến ngay để trao đổi, bàn bạc hoặc mời đến trường. Thông qua tổ chức đoàn thể (qua trực UBND phường, xã ) hay đoàn thể nếu cần. IV. Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo dục con cái cho phụ huynh. Kết hợp trong các cuộc họp phụ huynh: Giám hiệu chuẩn bị chu đáo trước cho chủ nhiệm về phương pháp giáo dục thiếu niên ở gia đình, các chủ nhiệm sẽ lên lớp báo cáo ở các cuộc họp phụ huynh. Kết hợp trong các cuộc họp, hội nghị, đại hội tổng kết các đoàn thể, các tổ chức, các ngành ở địa phương để báo cáo. Tổ chức cho giáo viên đến xóm (khối phố) sinh hoạt theo từng đơn vị báo cáo cho dân nghe. Tổ chức hội nghị tổng kết đúc rút kinh nghiệm những gia đình giáo dục con em tốt (tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền, hội đồng giáo dục để tổ chức). Ngoài các biện pháp nêu trên chúng tôi còn tổ chức kết hợp giáo dục với các tổ chức, các đoàn thể, các lực lượng xã hội trong địa phương mang lại hiệu quả tốt với các biện pháp sau: C. Phối hợp các tổ chức, các đoàn thể trong địa phương để nâng cao hiệu quả giáo dục: Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành tham mưu với Ban chấp hành Đảng uỷ, Đảng bộ ra nghị quyết về giáo dục. Đại hội Đảng bộ phường lần thứ 22 nêu rõ trong Nghị quyết: "Việc giáo dục con em và kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng của các em là một trong những tiêu chí xếp loại Đảng viên ở từng chi bộ khối phố (chi bộ xóm)". Cũng từ đại hội Đảng, Hội đồng nhân dân đã họp phiên bất thường và đã có nghị quyết về công tác giáo dục: “Huy động nguồn lực của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, công tác giáo dục tại gia đình và khối phố (thôn xóm). Hội đồng nhân dân giao cho Uỷ ban nhân dân phối hợp với Hội đồng giáo dục phường (xã), nhà trường, Đoàn thanh niên và các đoàn thể nhân dân có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của con em tại gia đình và khối phố (thôn xóm). Gắn việc xếp loại hạnh kiểm, học tập của con em với việc xét các danh hiệu các thành viên của các tổ chức đoàn thể". Uỷ ban nhân dân phường (xã) đã có chỉ thị về việc thực hiện các nghị quyết nói trên. Chỉ thị nêu rõ: “ Tập trung kiện toàn tiểu ban giáo dục do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban. Các thành viên là trưởng các đoàn thể cơ sở. Các tiểu ban giáo dục có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra mọi nề nếp học tập rèn luyện ở nhà của các em, kiểm tra các điều kiện cần thiết như góc học tập, môi trường học tập (các gia đình đã cam kết với trường và chính quyền địa phương). Giờ học buổi tối của các em tiến hành từ 7h.30 đến 10h.30. Riêng tối thứ 7 hàng tuần Đoàn thanh niên ở các khối phố (thôn, xóm) có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức sinh hoạt cho các em. Hàng năm, lấy ngày trung thu 15 tháng 8 Âm lịch tổ chức phát thưởng cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi, những học sinh thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng, những người có công với giáo dục, những học sinh nghèo có nỗ lực trong học tập. Các khối phố, thôn xóm nên tạo quỹ để hàng năm nhân ngày Quốc tế thiếu nhi mồng 1 tháng 6 phát thưởng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó trong khối phố (thôn, xóm) và thưởng cho những cha mẹ có công giáo dục con em tiến bộ”. Thường vụ Đảng uỷ chỉ thị: “Các chi bộ, tổ chức đoàn thể cần có phân công cụ thể cho các Đảng viên, các thành viên thực hiện công tác giáo dục một cách cụ thể như quản lý giáo dục một số em (2 đến 3 em) t
Luận văn liên quan