Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên một tầm cao mới , tìm một vị thế mới để từng bước khẳng định mình cùng bạn bè khu vực và thế giới. Hòa mình cùng không khí hội nhập, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong trong việc phát triển nền kinh tế của cả nước . Cùng song hành với sự phát triển kinh tế, du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn quốc gia.Một ngành du lịch muốn phát triển thì cần hội đủ nhiều yêu cầu và một trong những yêu cầu không thể thiếu đó chính là sự phát triển của cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch.Trong bài tiểu luận này , nhóm chúng em tập trung phân tích đánh giá thực trạng của hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch miền Nam thông qua đó đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất miền Nam.
Bài tiểu luận gồm có 3 phần:
Phần 1 : Khái quát chung về vùng du lịch Nam Bộ
Phần 2 : Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam
Phần 3 : Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – Kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Đề tài: Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên một tầm cao mới , tìm một vị thế mới để từng bước khẳng định mình cùng bạn bè khu vực và thế giới. Hòa mình cùng không khí hội nhập, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong trong việc phát triển nền kinh tế của cả nước . Cùng song hành với sự phát triển kinh tế, du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn quốc gia.Một ngành du lịch muốn phát triển thì cần hội đủ nhiều yêu cầu và một trong những yêu cầu không thể thiếu đó chính là sự phát triển của cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch.Trong bài tiểu luận này , nhóm chúng em tập trung phân tích đánh giá thực trạng của hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch miền Nam thông qua đó đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất miền Nam.
Bài tiểu luận gồm có 3 phần:
Phần 1 : Khái quát chung về vùng du lịch Nam Bộ
Phần 2 : Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam
Phần 3 : Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng du lịch phía Nam
Khái quát chung về vùng du lịch Nam Bộ
Vùng du lịch Nam Bộ gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố: thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ . Khu vực này chia làm 2 vùng chính : Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng Đông Nam Bộ : có 5 tỉnh ( Bình Phước , Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu ) và 1 thành phố( TP Hồ Chí Minh).Đây là vùng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Có thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước. Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị , xã hội văn hóa , khoa học – kĩ thuật , du lịch … đối với cả vùng và cả nước. Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có ưu thế về lao động lành nghề ( đội ngũ cán bộ khoa học, các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học lớn), CSVC – KT , cở sở hạ tầng khá hoàn thiện (đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc) , có chính sách phát triển phù hợp , vì vậy kinh tế hàng hóa rất phát triển , cơ cấu kinh tế công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ phát triển hơn hẳn các vùng khác trong cả nước, có khả năng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ hoặc Miền Tây , có 12 tỉnh ( Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) và 1 thành phố ( thành phố Cần Thơ) . Đây là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước, trù phú và đông dân, được coi là vựa lúa của của cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được coi là một trong những vùng giàu tiềm năng du lịch Việt Nam,được thiên nhiên ưu đãi: tài nguyên rừng, biển, sinh vật dồi dào.Nguồn nước dồi dào của hệ thống sông Mê Công , khi vào Việt Nam chia thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang ra biển bằng chính cửa sông , mạng lưới kênh rạch chằng chịt cắt xẻ đồng bằng thành những ô vuông thuận lợi vê giao thông , sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn,
Những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được quan tâm khai thác phát triển và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Năm 2008, vùng ĐBSCL đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 8 triệu lượt khách nội địa. Những kết quả này thể hiện nỗ lực lớn của các địa phương trong vùng, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng to lớn của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các tỉnh phía Nam
2.1. Các công trình đầu mối giao thông
2.1.1. Sân bay
* Vùng du lịch phía Nam bao gồm 6 sân bay . Trong đó có 3 sân bay nội địa và 3 sân bay quốc tế với diện tích va công suất tiếp nhận khách lớn.Cụ thể :
- Sân bay Côn Đảo ( diện tích 13.320 m²) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Theo thống kê 2010 công suất khách giờ cao điểm tại nhà ga hành khách là 195 hành khách/ giờ , lượng khách tiếp nhận là 300.000 khách /năm.
+ Ước tính đến năm 2015 mở rộng sân đỗ lên 16.920 m², lượng khách tiếp nhận 500.000 lượt khách/ năm.
- Sân bay Cà Mau ( 1548 m² )
+ Theo thống kê năm 2006 phục vụ 8459 lượt khách đi đến
+ Ước tính năm 2015 phục vụ khoảng 200.000 lượt khách , lượng khách tiếp nhận 150 hành khách/giờ cao điểm.
- Sân bay Rạch Giá
+ Theo thống kê năm 2007 , phục vụ 40.000 lượt khách đi đến
+ Ước tính năm 2015 lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt hành khách/năm, nhà ga hành khách công suất 200 hành khách/giờ cao điểm. - Sân bay quốc tế Cần Thơ (20.750 m² , vốn đầu tư 3000 tỉ đồng )
+ Là sân bay lớn thứ 4 cả nước
+ Theo thống kê năm 2010 sân bay vận chuyển 150.000 lượt khách/ năm,2011 đạt mức tăng trưởng 39% với 211.000 lượt khách / năm
+ Ước tính năm 2015 đón 2.000.000 lượt khách/ năm
- Sân bay quốc tế Phú Quốc
+ Khánh thành vào trung tuần tháng 12/2012 là cảng hàng không quốc tế lớn thứ 3 miền Nam ( sau Hồ Chí Minh và Cần Thơ).
+Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người. Theo quy mô hiện tại công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm. Tổng mức đầu tư đến năm 2020 khoảng 8.050 tỷ đồng và đến năm 2030 là 16.200 tỷ đồng.
- Sân bay Tân Sơn Nhất : ( Diện tích 850 ha)
+ Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích lẫn công suất.
+ Theo thống kê năm 2011 tiếp đón 16.668.400 lượt khách/ năm
+ Theo thống kê năm 2010 nhà ga nội địa đã phục vụ 8 triệu lượt khách nội địa.Nhà ga quốc nội công suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách.
+ Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15-17 triệu lượt khách hành khách / năm
+ Ước tính đến năm 2015 tiếp đón khoảng 23,5 triệu lượt khách/ năm.
* Như vậy có thể thấy các sân bay ở khu vực phía Nam có quy mô về số lượng và đảm bảo về chất lượng phục vụ du khách. Trong đó phải kể đến sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất nước với lưu lượng hàng chục triệu khách hằng năm. Các sân bay quốc tế tại miền Nam được trang bị các thiết bị hiện đại tối tân, nhà ga hành khách có sức tải lớn , đường bay rộng là những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch, đưa du khách đến gân hơn với các điểm du lịch trong vùng .
Tuy nhiên tại những sân bay quốc nội ( Cà Mau, Rạch Giá ) tình trạng thiếu vắng khách vẫn diễn ra trong khi đó tại các sân bay lớn ( Tân Sơn Nhất ) tại đang quá tải, với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ gây nên tình trạng trì hoãn hàng giờ.
2.1.2. Nhà ga
Hệ thống đường sắt Bắc –Nam đi qua 3 tỉnh thành phía Nam với các nhà ga sau:
+ Tỉnh Đồng Nai : Ga Gia Ray , Bảo Chánh , Long Khánh, Dầu Giây, Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa
+ Tỉnh Bình Dương : Ga Dĩ An , Sóng Thần.
+ Sài Gòn : Ga Bình Triệu, Gò Vấp , Sài Gòn.
Trong thời gian tới , thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai xây dựng nhà ga Bến Thành với vị trí trung tâm có chức năng phức hợp, phục vụ kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị với nhiều phương thức vận tải hành khách, kết hơp các hoạt động dịch vụ đô thị thương mại đa dạng và phục vụ du lịch tại trung tâm thành phố
Tính tới thời điểm hiện tại trong 17 tỉnh thành phía Nam chỉ có duy nhất 3 tỉnh là có các nhà ga.13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xây dựng.Nhà ga ở cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách, bán vé cho hành khách, lên xuống tàu, lập tàu và giải thể tàu. Nhà ga hành khách thường có các công trình: phòng đọc sách, phòng ăn uống, khách sạn, phòng bảo vệ và ban quản lý ga, khu vệ sinh, phòng chờ tàu, nơi giao nhận hành lý, phòng bán vé...Nhà ga phát triển mạnh nhất tập trung nhiều lượng khách du lịch đến đây đó chính là Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đường sắt Việt Nam.Đây là một trong những ga đầu mối quan trọng nhất trên tuyến Đường sắt Bắc Nam do đây là ga đầu mối của khu vực Nam Bộ đi các tỉnh thuộc Trung Bộ và Bắc Bộ.
Thực tế trong thời gian gần đây, tình trạng tội phạm, các vụ lộn xộn xảy ra khá thường xuyên tại các nhà ga.Tình trạng buôn bán, lôi kéo khách đến mua hàng gây cảm giác khó chịu cho rất nhiều hành khác. Những cơ sở kinh doanh đường phố nằm ở trong tình trạng lộn xộn đang làm xấu đi trạng vệ sinh và không phù hợp với những yêu cầu an toàn hiện đại và phục vụ hành khách chất lượng. Các cửa hàng sẽ được rào xung quanh.
2.1.3. Bến cảng
Nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vùng Tàu gồm 44 cảng (21 cảng tổng hợp, 23 cảng chuyên dụng) . Cảng chính là cảng Sài Gòn, Tân Cảng , Bến Nghé Gò Dầu, Thị Vãi.
Nhóm cảng Đồng bằng sông Cửu Long có 13 cảng ( 12 cảng tổng hợp , 1 cảng chuyên dụng ). Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ
Nhóm cảng các đảo Tây Nam có 2 cảng nổi An Thới và Dương Đông (Phú Quốc)
Nhóm Côn Đảo gồm có cảng tổng hợp Bến Đầm.
2.1.4. Đường ô tô
Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông xuyên suốt của Việt Nam- Không chỉ có những quy hoạch thuộc trục xương sống mà các dự án giao thông đường bộ hiện đại cũng đang được xây dựng. Cụ thể là các đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây, Biên Hoà – Vũng Tàu, Bến Lức - Trung Lương dài 37km, 8 làn xe, tổng mức đầu tư 14.970 tỉ đồng và đoạn Dầu Giây- Long Thành dài 43km, 6 - 8 làn xe, tổng vốn đầu tư 16.340 tỉ đồng.
Tuyến đường bộ Long An – Nhơn Trạch – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã được triển khai rầm rộ và đồng bộ. Những lợi thế này đã tạo đà cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đang rất sôi nổi. . Những lợi thế này đã tạo đà cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đang rất sôi nổi.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là các xe du lịch của các hãng xe lớn ( xe du lịch 45 chỗ, 16 chỗ…), xe taxi với những hãng danh tiếng như Mai Linh , Vinasun..,Khối lượng xe phục vụ du lịch dày đặc với số lượng lớn.
Các tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực ÐBSCL năm 2007 đạt hơn 86 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so năm 2006, chiếm khoảng 44,3% GDP, trong đó vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương quản lý là 11.360 tỷ đồng. Có thể nói rằng giao thông đường bộ ở thành phố hồ Chí Minh là trọng điểm
Với khối lượng lớn các phương tiện vận chuyển trên đường phố , thực trạng hiện nay là mật độ xe lưu thông cao, nhiều công trình triển khai thi công, bố trí giao thông không hợp lý, xe buýt lạm dụng quyền ưu tiên, tình trạng "đại công trường" là những nguyên nhân khiến cho bức tranh giao thông thành phố xấu hơn. Nạn ùn tắt giao thông vào giờ cao điểm hàng nghìn phương tiện lưu thông ken chật cứng, tràn lên cả lề đường kéo dài hàng trăm mét, có hôm kẹt xe nghiêm trọng gần 3 giờ liền.Vấn đề vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.Tất cả điều đó đều tác động trực tiếp đến ngành du lịch.
2.1.5. Đường sắt
Vận chuyển đường sắt là hình thức vận chuyển trên bộ hiệu quả
Tại thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng tuyến đường sắt số 1 Bến Thành Suối Tiên để phục vụ du lịch.
Thời gian sắp tới khu vực phía Nam sẽ mở tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ đi qua 5 tỉnh thành gồm TP HCM , Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với tổng chiều dài 191km , vận tốc thiết kế 200km/h . Điểm đầu mối là thành phố Hồ Chí Minh , điểm cuối là ga Cái Răng ở Cần Thơ
Đường sắt khu vực phía Nam nằm trong tình trạng chung của ngành đường sắt Việt Nam. Đi du lịch trên tuyến đường sắtt là một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên có thể nói đường sắt của chúng ta vẫn đang trong tình trạng trì trệ về sự phát triển các thiệt bị hiện đại cũng như thu hút vốn đầu tư nâng cấpTrong khi hiện nay, chất lượng của các phương tiện xe khách đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực từ loại phương tiện, dịch vụ kèm theo đến cung cách phục vụ, ... thì ngược lại, chất lượng tàu hỏa và những dịch vụ đi kèm dường như vẫn không thay đổi, thậm chí còn thụt lùi so với trước.
Nếu xe khách chất lượng cao hiện nay đa phần được trang bị điều hòa không khí suốt tuyến, ghế ngồi rộng rãi, xe chạy đúng tốc độ quy định, an toàn, bao ăn, nước uống miễn phí, cung cách phục vụ chu đáo, thân thiện... thì những thứ vừa nêu đối với đường sắt dường như vẫn còn là thứ xa xỉ mà còn lâu hành khách mới có được.
Có trực tiếp đi lại bằng tàu hỏa, mới thấy hết cảnh nhếch nhát, tệ hại, khủng khiếp của tình trạng đường sắt hiện nay. Nào là chỗ ngồi chật như nêm, bán hàng rong lên xuống toa tàu như đi giữa chợ. Hành khách đứng nằm la liệt trên toa, xe bán hàng lưu động của tàu kéo qua, kéo lại không biết bao nhiêu lần trong một ngày. Tình trạng người say xỉn, đánh bài ngay trên toa tàu thường xuyên diễn ra. Thái độ phục vụ đanh đá, vô văn hóa của nhân viên trên tàu.
Nếu như trước đây khi đi tàu khách được phục vụ ăn uống miễn phí thì hiện nay tất cả đều được bán với giá cắt cổ, trong khi thực phẩm trên tàu quá dở, thậm chí nước uống miễn phí được đựng trong những can to và được đặt ngay trong nhà... vệ sinh
Bên trong các chuyến tàu đã vậy mà bên ngoài cũng chẳng khá gì hơn. Tình trạng tai nạn tàu hỏa vẫn xảy ra thường xuyên do chất lượng máy tàu, đường ray đã quá lỗi thời, cơ sở vật chất phần lớn đã hư hỏng. Đặc biệt nhất, hiện trạng đường sắt và đường bộ giao nhau, thậm chí cùng chạy trên một tuyến đường vẫn đang là nỗi ám ảnh thường trực của người tham gia giao thông. Tai nạn thảm khốc mới đây trên cầu Ghềnh tại Đồng Nai đã phần nào phản ánh thực trạng đáng buồn này của ngành đường sắt.
2.1.6. Đường thủy
Hầu hết khách du lịch đến với đồng bằng sông Cửu Long thì phương tiện đi lại chủ yếu của họ chính là các con thuyền trên các con sông , kênh rạch. Chính vì thế mà hoạt động cảng , bến thủy nội địa cũng gắn liền với hoạt động du lịch.Với trên 3.186km sông, kênh rạch, hoạt động giao GTĐT của 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực sự sôi nổi trong những năm qua. Điều này đòi hỏi việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông thủy, kiểm tra an toàn cảng, bến, an toàn thiết bị xếp dỡ... luôn được chú trọng.
Tuy nhiên, một vấn đề nan giải đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa có cách để xử lý triệt đê, đó là tình trạng hoạt động không phép của một số cảng, bến tự phát. Hiện nay, trên địa bàn quản lý của 2 đơn vị Cảng vụ III và IV, số lượng cảng, bến hoạt động không phép chiếm từ 10 đến 20% tổng số cảng, bến TNĐ đang hoạt động.
Các cảng, bến TNĐ này không đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động chủ yếu là do vùng nước của cảng, bến chồng lấn luồng chạy tàu trên các tuyến sông kênh hẹp, vị trí bến ngay khu vực giao nhau, trong hành lang an toàn đường bộ, cầu bến không đủ điều kiện an toàn, cầu bến được xây dựng san lấp lấn sông, ảnh hưởng đến giao thông thủy trên tuyến.
Qua các đợt kiểm tra vẫn còn nhiều phương tiện thủy chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Các chứng chỉ nghiệp vụ như chứng chỉ thủy thủ, thợ máy, chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở dầu... chưa được người tham gia vận tải chú trọng.
Mặc dù thời gian qua có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành về giao thông thủy, đã tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động bến, xử lý phạt vi phạm hành chính bến và phương tiện ra, vào những bến không phép nhưng vẫn không thể nào xử lý dứt điểm, khi đoàn kiểm tra ngừng thì bến tiếp tục hoạt động.
Theo thống kê, lượng hàng hóa vận tải bằng đường thủy chiếm hơn 2/3 hàng hóa vận tải của toàn xã hội, cao gấp 2 lần đường bộ. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước tại địa phương chưa được chú trọng, các địa phương còn xem nhẹ giao thông ĐTNĐ.
Trong toàn khu vực miền Nam có rất ít địa phương đầu tư vào mảng GTĐT, dẫn đến tình trạng xây nhà, công trình, bến TNĐ lấn chiếm sông, kênh rạch, sông ngòi ngày càng bị thu hẹp, nhất là các địa phương đang đô thị hóa nhanh. Hầu hết các cảng, bến TNĐ đều lợi dụng địa hình tự nhiên để hoạt động, tự gia cố bến theo kinh nghiệm, không theo thiết kế và loại hình phương tiện thủy... làm cho hoạt động cảng, bến rất phức tạp.
Trong khi đó, các địa phương vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về giao thông thủy để kiểm tra, xử lý tình trạng cảng, bến không phép. Một dẫn chứng cụ thể là trong các tỉnh ở khu vực phía Nam chỉ mới có TP.HCM và Đồng Nai đã thực hiện xong việc quy hoạch hệ thống GTĐT, các địa phương còn lại hoặc chưa thực hiện hoặc đang triển khai.
Một thực tế khác là các cơ quan quản lý chuyên ngành về giao thông ĐTNĐ như Cảnh sát đường thủy, các cảng vụ, đoạn quản lý ĐTNĐ... chỉ có thể quản lý kiểm tra kiểm soát trong một giới hạn hẹp và khó có thể thực hiện thường xuyên, trong khi hệ thống sông, kênh rạch tại các tỉnh phía Nam rất chằng chịt.
Cơ sở lưu trú
Sau 05 năm thực hiện các quy định tại Luật Du lịch, tính đến nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 1.461 cơ sở lưu trú du lịch với 34,092 phòng đã được phân loại, xếp hạng. Số khách sạn được công nhận hạng sao tăng hơn 5 lần so năm 2005, trong đó loại khách sạn 1 sao tăng đột biến từ 48 khách sạn (cuối năm 2005) lên 558 khách sạn (cuối năm 2010 cao lên gấp 10 lần). Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1.
Đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2000 - 2008, hệ thống cơ sở lưu của vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 - 2006 về hệ thống cơ sở lưu trú là 16,2%/năm. Đặc biệt là từ sau năm 2004 trở lại đây, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của vùng tăng nhanh về số lượng. Đến 2008, toàn vùng có 809 cơ sở lưu trú với tổng số 16.384 buồn, tập trung nhiểu nhất ở Kiên Giang (25%) và Cần Thơ (20%). Công suất sử dụng trung bình không cao, khoảng 57%.
Sự phân bố các cơ sở lưu trú của khu du lịch đồng bằng sông Cửu Long là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở một số địa phương như: thành phố Cần Thơ (156 cơ sở), Kiên Giang (195 cơ sở), An Giang (77 cơ sở)... Tại các địa phương, sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú cũng tập chung ở một số khu vực như Phú Quốc của Kiên Giang, quận Ninh Kiều Cần Thơ, và chủ yếu tập trung tại các đô thị...
Trong khu du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã có 19 cơ sở lưu trú được Tổng cục Du lịch xếp hạng 3 và 4 sao với 1.248 buồng (chiếm 1,6% số CSLT, 4,9% số phòng so với trong khu vực) trong đó có 4 khách sạn 4 sao nằm ở Cần Thơ; An Giang 1 khách sạn 4 sao, Kiên Giang 1 khách sạn với 90 buồng.
Nhìn chung các khách sạn ở đây chủ yếu có quy mô nhỏ (trung bình 20 phòng/khách sạn, với khách sạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên cũng chỉ có 58 phòng/khách sạn). Số lượng các cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng trong vùng vẫn còn lớn, tới 656 cơ sở với 11.334 buồng chiếm tỷ trọng 81% tổng số cơ sở lưu trú và 69,1% tổng số buồng có thể đưa vào phục vụ khách du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tại 2010, toàn tỉnh Cà Mau có 158 cơ sở lưu trú du lịch với 6.565 phòng, ước lượng doanh thu trong năm đạt 1.780 tỷ đồng, thu hút