Đề tài Nâng cao chất lượng hiệu quả cong tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường THCS Trần Quý Cáp xã Bình Quý huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Bình

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con nguời, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ,chứ không phải sự nghiệp cá nhân anh hùng nào.Thành công của đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chứcvà phát huy lực lượng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân dưới cờ tất thắng của chủ nghĩa Mac – Lênin " Trong văn kiện đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định " Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hành đầu nhằm nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhânn tài, " vị trí giáo dục là quốc sách hành đầu cũng được tiếp tục khẳng định trongvăn kiện đại họi IX, đại hội X của Đảng . Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng với lĩnh vực sản xuất vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của xã hội . Trong thời đại phát triẻn như vũ bảo của cách mạng khoa học công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, gắn liền sự phân công lao động và hợp tác quốc tế ,gắn liền sáng tạo và trao đổi công nghệ mới, tài năng và trí tuệ; năng lực bản lĩnh trong lao động sánh tạo của con người không phải xuất phát một cách ngẫu nhiên tự phát mà phải trải qua một quá trình đào tạo công phu, có hệ hống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất , tach srời sản xuất mà là yếu tố bên trong yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội, không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư thích đáng cho nhân tố con người . Không thể xây dựng được quan hệ xản xuất mới XHCN nếu không được nâng cao trình độ học vấn , trình độ tổ chúc quản lí kinh tế cho cán bộ và nhân dân. Thực tiển chỉ ra rằng không có một quốc gia nào muốn phát triển mà đầu tư ít cho Giáo dục - đào tạo . Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan. Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ. Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục. Ngành giáo dục muốn hoàn thành vai trò ,nhiệm vụ của mình chính là phải dựa vào sức mạnh của quần chúng "giáo dục là sự nghiệp của nhân dân"(Hồ Chí Minh). Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, để toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Do vậy giáo dục muốn phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng thì công tác vận động quần chúng nhân dân cùng chia sẽ khó khăn của giáo dục, tạo nên một động lực mới phát triển giáo dục, dân vận đã trở thành nhiệm vụ của người quản lí giáo dục "quần chúng là người sáng tạo.quần chúng còn là người sáng tác nữa"(Hồ Chí Minh).Muốn phát huy tiềm lưc khả năng của quần chúng cho giáo dục thì trước hết phải hiểu, phải biết dân vận vì "lực lượng của dân rất to; việc dân vận rất quan trong, dân vận kém thị việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" (Hồ Chí Minh).Vì vậy thực hiện công tác dân vận là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng và rất cấp bách trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng hiệu quả cong tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường THCS Trần Quý Cáp xã Bình Quý huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CONG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP XÃ BÌNH QUÝ HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM A:LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con nguời, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ,chứ không phải sự nghiệp cá nhân anh hùng nào.Thành công của đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chứcvà phát huy lực lượng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân dưới cờ tất thắng của chủ nghĩa Mac – Lênin " Trong văn kiện đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định " Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hành đầu nhằm nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhânn tài, " vị trí giáo dục là quốc sách hành đầu cũng được tiếp tục khẳng định trongvăn kiện đại họi IX, đại hội X của Đảng . Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng với lĩnh vực sản xuất vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của xã hội . Trong thời đại phát triẻn như vũ bảo của cách mạng khoa học công nghệ, nhân loại đang vượt qua nền văn minh công nghiệp để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, gắn liền sự phân công lao động và hợp tác quốc tế ,gắn liền sáng tạo và trao đổi công nghệ mới, tài năng và trí tuệ; năng lực bản lĩnh trong lao động sánh tạo của con người không phải xuất phát một cách ngẫu nhiên tự phát mà phải trải qua một quá trình đào tạo công phu, có hệ hống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất , tach srời sản xuất mà là yếu tố bên trong yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội, không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư thích đáng cho nhân tố con người . Không thể xây dựng được quan hệ xản xuất mới XHCN nếu không được nâng cao trình độ học vấn , trình độ tổ chúc quản lí kinh tế cho cán bộ và nhân dân. Thực tiển chỉ ra rằng không có một quốc gia nào muốn phát triển mà đầu tư ít cho Giáo dục - đào tạo . Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan. Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ. Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục. Ngành giáo dục muốn hoàn thành vai trò ,nhiệm vụ của mình chính là phải dựa vào sức mạnh của quần chúng "giáo dục là sự nghiệp của nhân dân"(Hồ Chí Minh). Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, để toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Do vậy giáo dục muốn phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng thì công tác vận động quần chúng nhân dân cùng chia sẽ khó khăn của giáo dục, tạo nên một động lực mới phát triển giáo dục, dân vận đã trở thành nhiệm vụ của người quản lí giáo dục "quần chúng là người sáng tạo...quần chúng còn là người sáng tác nữa"(Hồ Chí Minh).Muốn phát huy tiềm lưc khả năng của quần chúng cho giáo dục thì trước hết phải hiểu, phải biết dân vận vì "lực lượng của dân rất to; việc dân vận rất quan trong, dân vận kém thị việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" (Hồ Chí Minh).Vì vậy thực hiện công tác dân vận là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng và rất cấp bách trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay. 2.Mục đích yêu cầu của đề tài: Từ trước đến nay trong các kì đại hội Đảng bộ, kì họp HĐND xã Bình Quý đã đề cập nhiều và ngày càng coi trọng đối với công tác giáo dục và đào tạo, chính nhờ luôn coi trọng nên sự nghiệp giáo dục đào tọa của xã Bình Quý nói chung và trường THCS Trần Quý Cáp nói riêng ngày càng trưởng thành và đạt được những thành tựu đáng khích lệ, bên cạnh những thành tựu chung của ngành giáo dục xã nhà bậc học THCS vẫn còn nhiều hạn chế, những khó khăn vấp váp nhất định. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém này là công tác tổ chức vận động trong cán bộ cong nhân viên chức của trường cũng như cán bộ và nhân dân chưa sâu chưa cụ thể, chưa tạo ra nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí của giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục chưa đi sâu vào đời sống của nhân dân, chưa tạo được động lực cho sự phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục chính vì thế mục đích yêu cầu của đề tài này,tôi muốn đi thẳng vào những vấn đề cơ bản có tính khả thi cao, khắc phục các nhược điểm đồng thời thực hiền tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường trong thời gian đến, để giúp các đồng chí lãnh đạo nhìn nhận đầy đủ hơn về giáo dục đào tạo và tạo ra nguồn lực mới cho giáo dục xã nhà, nhằm để sự nghiệp giáo dục thực sự là "sự nghiệp của quần chúng" . 3.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận Mac-Lênin, quan điểm đường lối của đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, trên cơ sỡ những kiến thức tiếp thu được sau hai năm hoc tập chương trình lí luận trung cấp chính trị, kết hợp với tình hình thực tế của sự nghiệp giáo dục đào tạo xã Bình Quý cụ thể ở trường THCS Trần Quý Cáp. Qua tìm hiểu các nghị quyết của đảng bộ xã, Nghị quyết của các kỳ họp hội đồng giáo dục xã,các hoạt động thực tiển của việc phối kết hợp ba môi tường giáo dục : Nhà trường – gia đình –xã hội, điều tra thống kê tình hình phát triển giáo dục qua ba năm học từ đó tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân tíh, chứng minh, tổng hợp, lý giải về thực trạng và giải pháp về công tác dân vận đối với sự phát triển giáo dục của trường THCS Trần Quý Cáp 4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Từ Quan điểm của HồChủ tịch "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng" từ trước đến nay có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm nhũng giải pháp, những chiến lược phát triển giáo dục. trong đó có vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân cụ thể là các tổ chức chính trị xã hội tham gia giáo dục, giúp cho Đảng, nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn huy động đực nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Vấn đề nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục ở từng địa phương, nhất là ở mỗi đơn vị cơ sở là vấn đề nóng, được mọi tầng lớp xã hội quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong đề tài nầy với khả năng có hạn của mình, bản thân nghiên cứu công tác dân vận của tổ chức chính trị xã hội , tổ chức xã hội ở địa phương đối với giáo dục, nghiên cứu về sự nghiệp giáo dục – đào tạo là vấn đề hết sức rộng lớn mang tính chất vĩ mô, ở đây với khả năng còn hạn chế của mình bản thân không có tham vọng đi hết nội dung rộng lớn mà chỉ tập trung nghiên cứu làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trườngTHCS Trần Quý Cáp , nơi mà bản thân tôi đang làm công tác quản lý. 5/ Cấu kết của đề tài: -Phần Một: Mở đầu. - Phần hai: Phần giải quyết các vấn đề gồm các nội dung : *Chương I: Cơ sở lý luận và quan điểm về công tác dân vận ,công tác giáo dục – đào tạo * Chương II: Thực trạng và kết qủa công tác dân vận đói với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở trường THCS Trần Quý Cáp trong thời gian qua * Chương III: Phuơng pháp và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục ở trường THCS Trần Quý Cáp trong thời gian tới - Phần Ba : Kết luận . B/ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN , CÔNG TÁC GIÁO DỤC: I/Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về công tác dân vận , công tác giáo dục- đào tạo: 1/ Về công tác dân vận : Theo quan điểm của Mác :" Toàn bộ lịch sử loài người từ trước đến naylà lịch sử đấu tranh giai cấp `"Từ cơ sở khoa học nầy , Lê nin cho rằng"Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dan lao động đối với đội ngũ tiên phong của mình , tức là đối với giai cấp vô sản , thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được . Nhưng sự đồng tình và ủng hộ không thể có ngay được và không phải do những cuộc bỏ phiếu quyết định, mà phải trải qua cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài , khó khăn gian khổ mới giành được " Như vậy chúng ta thấy rõ rằng chủ nghĩa mác –Lê nin đã chỉ rõ" Các Đảng cọng sản phải làm công tác quần chú , đó là công tác lâu dài và phải kiên trì, đó là cuộc đấu trang giai cấp của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình, giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động qua mỗi thời kỳ lao động khác nhau, phảt có những hình thức công tác dân vạn khác nhau " 2/ Về công tác giáo dục đào tạo : Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin " Giáo dục là một hoạt động xã hội có mục đích, có tổ chức nhằm đào tạo bồi dưỡng cho con người những hiểu biết, và phẩm chất cần thiết để họ tham gia vào hoạt động thục tiển theo một đường lối nhất định " 3/ Những quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng theo CN Mác- Lê nin: Theo Mác- Enghen " Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là những tư tưởng và công việc của quần chúng " Lê nin đã kế thừa và phát triển "CNXH sinh động và sáng tạo là sự nghiệp bản thân quần chúng nhân dân " -Lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau, lợi ích gắn liền với các cuộc đấu tranh, trong đó lợi ích kinh tế là thiết thân của người lao động là động lực rất mạnh mẽ. Hay nói cách khác : lợi ích là động lực thúc đẩy phong trào cách mạng quần chúng . - Mác và Enghen viết "Mục đích trước mắt của người cọng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác tổ chức người vô sản thành giai cấp lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản " -Đoàn kết là đò bẩy là nguyên tắc của giai cấp vô sản, phải đoàn kết thì cách mạng vô sản mới thành công, cách mạng phải đoàn kết . – Lý luận cũng sẽ trở thành lý luận vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng Mác- Enghen:"Mỗi bước tiến trong vận động thực tiển còn quan trọng hơn một tá cương lĩnh " Những quan điểm trên đề cập đến phương pháp vận động quần chúng II/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và giáo dục- đào tạo : 1/ Về công tác dân vận : Theo chủ tịch Hồ Chí Minh "Quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan. v.v....rồi đến toàn thể nhân dân " Thực hiện công tác dân vận là "Vận động tất cả lưc lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những việc nên làm, những công việc của đoàn thể chính phủ giao cho" Theo chủ tịch Hồ Chí Minh quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần. Người viết "Quần chúng là người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội . Quần chúng còn là người sáng tác nữa " Từ đó, Người đã khẳng định "Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được ." 2/ Về công tác giáo dục : Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu thời rất ham học là tấm gương hiếu học của thanh thiếu niên. Người đã từng là giáo viên của trường Dục Thanh ( Phan Thiết ), trước khi rời quê hương đi tìm đường cứu nước, Người thấu hiểu cảnh đọa đày của dân tộc mất nuớc, bị áp đặt bởi nền giáo dục nô lệ của bọn thực dân. Người sáng lập khai sinh nền giáo dục của nước Việt Nam mới Người nói " Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập , dân ta được hoàn toàn tự do , đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành " Suốt đời Người không ngừng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo con người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người " Khai giảng năm học đầu tiên, sau khi nước nhà được độc lập (1945)Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước giải thích sự khác nhau căn bản về bản chất mụcđích giữa nền giáo dục mới và nền giáo dục nô lệ, Người ân cần chỉ rõ :"Non sông Việt Nam có thể trở nên tươi đẹp hay không . Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang , sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu " Trong những năm cuối đời (1968), Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn hết sức ác liệt , Người vẫn luôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục , Bác đã ân cần căn dặn " Dù khó khăn đến đâu cũng phải ra sức thi đua dạy tốt- học tốt." Lời dạy của người mãi mãi là kim chỉ nam cho hành động của toàn dân Việt Nam, trong sự nghiệp giáo dục . 3/ Những tư tưởng chỉ đạo công tác dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh - Xác định vị trí vai trò của nhân dân ở một tầm cao mới, dân là quý nhất là quan trọng hơn hết là tối thượng, dân là gốc của cách mạng, dân là chủ mọi quyền lực thuộc về nhân dân . - Luôn luôn coi trọng công tác dân vận, Người khẳng định "Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của một hai người" về phương thức cơ bản của dân vận,Người chỉ rõ : dân vận không chỉ dùng báo chương , sách vở , mít tin, khẩu hiệu , truyền đơn là đủ mà trước hết phải tìm mọi cách giải thích cho mọi người dân hiểu rằng việc đó là lợi ích cho họ , họ phải hăng hái làm cho kỳ được III/Quan điểm của Đảng và Nhà nuớc về công tác dân vận, về giáo dục đào tạo 1/ Về công tác dân vận : Từ khi thành lập Đảng đến nay, mọi tháng lợi của cách mạng Việt Nam , dưới sự lãnh đạo của Đảng thì vai trò của quần chúng nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi. Quan điểm đó xuyên suốt trong quá trình lãnh đaọ của Đảng là : "Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" bản chất của nhà nước ta là " Nhà nước của dân, do dân, vì dân" Quan điểm nầy đã khẳng định vai rtò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta luôn luôn nhận thức được rằng cách mạng thành công, sự nghiệp đổi mới thắng lợi thì phải biết vận động quần chúng, phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng.Trong cương lĩnh thời kỳ quá độ ở nước ta , Đảng ta đã vạch rõ:" Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, mở rộng mọi lực lượng vì dân giàu, nước mạnh" Quan điểm nầy được cụ thể trong nghị quyết 8B (khóa 6) "Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp , các tầng lớp nhân dân , tạo nên sức mạnh của công đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam XHCN giàu mạnh , vì hạnh phức của nhân dân " Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, muốn vượt qua khó khăn và thử thách để giàng thắng lợi cũng phải từ sức mạnh của nhân dân, vì thế trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX Đảng ta một lần nữa khẳng định " Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạnh Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc" 2/ Về giáo dục đào tạo - Đảng cọng sản Việt Nam từ ngày thành lập đến nay trong từng giai đoạn cách mạng luôn đặt vai trò của giáo dục đào tạo đúng với vị trí quan trọng của nó. Đặt biệt vào cuối thập niên 80 đất nước đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế , thật sự bước vào thời kỳ đổi mới đất nước về mọi mặt trước hết là đổi mới kinh tế. trong bối cảnh đó ngành giáo dục đào tạo cũng phải đổi mới vươn lên. Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hànhTW Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết và tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo , đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, 12 chủ trương chính sách và biện pháp lớn. Nghị quyết Trung ương 4 đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu , giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển , là hạ tầng cơ sở xã hội , đầu tư cho giáo dục là một hướng đầu tư ưu tiên cho phát triển" Quan điểm đó của Đảng đã thổi bùng luồng sinh khí mới cho giáo dục, Giáo dục xuất hiện những nhân tố mới , đặc biệt là hai nhân tố đem lại hiệu quả đó là : Đa dạng hơn các loại hình đào tạo và xã hội hóa giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư IX đã tiếp tục khẳng định " Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài" Quan điểm nầy được cụ thể hóa bằng nghị quyết TW 2- khóa VIII:' Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững".Trong kỳ họp thứ 6 BCHTW Đảng khóa IX, Đảng ta đã ra nghị quyết về kết luận và tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII từ các quan điểm, các nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay"Giáo dục với khoa học công nghệ, đó là quốc sách hàng đầu". CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP THỜI GIAN QUA (2006- 2009) I/Đặc điểm tình hình chung của xã Bình Quý: 1/ 1/Đặc điểm tình hình : Bình Quý là một địa bàn thuộc khu vực đồng bằng là xã liền kề với với thị trấn Hà Lam , có quốc lộ 16 chạy qua và sông ly ly ở phía Bắc , trên địa bàn xã có ga phú cang và nhà máy sành sứ . a/ Diện tích đất: + Tổng diện tích đất đai tự nhiên:2800 ha ; + Đất nông nghiệp: .2000ha b/ Dân số: + Tổng số hộ toàn xã 3547 hộ với 12145 nhân khẩu số lượng nam là 6204 , nữ là 5941. Trong đó : Hộ nghèo 635 hộ, chiếm tỷ lệ 18,5%; Hộ cận nghèo 558 hộ, chiếm tỷ lệ 16,26%; c/ Địa giới hành chính xã Bình Quý + Phía đông giáp thị trấn Hà Lam và xã Bình Tú + Phía Tây giáp xã Bình Định + Phía Nam giáp xã Bình Phú và Bình Chánh +Phía Bắc giáp xã Bình Nguyên và Quế Cường huyện Quế Sơn Địa giới hành chính được chia làm 8 thôn với 45 tổ tự quản, đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp 90%, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp : 10% . Dân cư phân bố đều trên 8 thôn: d/Về Giáo dục : Toàn xã có 1 trường mẫu giáo , 2 trường tiểu học và 1 trường THCS + Trường mẫu giáo bán công Bình Quý có 18 lớp,tổng số cháu:.279 cháu; Tổng số CBGV:.18GV + Trường tiểu học Nguyễn Thành có .16 lớp, tổng số Học sinh: 364 HS, Tổng số CBGV:..32 GV + Trường tiểu học Nguyễn Khuyến có: 20 lớp, tổng số Học sinh:.472 HS; Tổng số CBGV: 36.GV + Trường THCS Trần Quý Cáp có : 24 lớp; tổng số Học sinh:.952 HS ; Tổng số CBGV: 64GV Trình độ đội ngũ 100% đạt chuẩn và trên chuẩn 2/ Thuận lợi khó khăn: +Là đơn vị trường học trên địa bàn gần khu trung tâm huyện Thăng Bình , dân cư sống tập trung II/Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng , chính quyền cơ sở và vai trò của mặt trận, các đo
Luận văn liên quan