Trên thếgiới cũng như ởViệt Nam, trong hoạt động của các NHTM thì tín
dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cảhai phương diện: Quy mô sử
dụng vốn và khảnăng tạo ra lợi nhuận. Ởphương diện sửdụng vốn thì đa phần
các NHTM đều có tín dụng chiếm khoảng 70% trên tổng tài sản có. Do đó lợi
nhuận và rủi ro từhoạt động này là cao nhất mà một NHTM phải đối mặt. [33]
Trong nền kinh tếthịtrường, khi nhắc đến tín dụng thì tất cảmọi người kể
cảcác nhà kinh tế đều đềcập đến vai trò to lớn của tín dụng đó là: Tín dụng là
một kênh dẫn vốn từngười thừa vốn chưa có nhu cầu sửdụng đến người đang có
nhu cầu sửdụng vốn. Theo đó, người cho vay sẽthu được lãi, người sửdụng cuối
cùng sốvốn đó sẽtạo ra lợi nhuận, nền kinh tếsẽtạo ra được thêm việc làm. Từ
các hệquảtrên, ta thấy tín dụng đã góp phần ổn định và phát triển nền kinh tếvà
có thểcoi đây nhưlà mạch máu trong một cơthểsống. Nhưng chính hoạt động tín
dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hệquảcủa nó gây ra cho nền kinh tếlà vô cùng
to lớn. [33]
Ngày nay, hòa mình vào xu thếhội nhập kinh tếthếgiới, các doanh nghiệp,
tổchức nước ngoài sẽxâm nhập thịtrường Việt Nam mởra nhiều cơhội cùng với
nhiều thách thức. Quá trình tựdo hóa tài chính và hội nhập quốc tếsẽtạo ra một
môi trường cạnh tranh gay gắt từ đó làm cho nợxấu có thểgia tăng gây ảnh
hưởng đến sựphát triển của nền kinh tếnói chung và của hệthống ngân hàng
thương mại nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các nhà quản l ý vềtài
chính – ngân hàng phải ứng dụng một biện pháp quản trịrủi ro sao cho hiệu quả
nhất. Và nội dung của hiệp ước Basel II (06/2004) về“Tiêu chuẩn vốn quốc tế”
giúp đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro, qua đó giảm thiểu được rủi ro
mà nhất là rủi ro tín dụng, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận đã được xem như
là giải pháp nâng cao tiêu chuẩn ngân hàng tại hội nghịlần thứ21 của Hiệp Hội
Ngân Hàng Châu Á.
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Tân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong hoạt động của các NHTM thì tín
dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cả hai phương diện: Quy mô sử
dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Ở phương diện sử dụng vốn thì đa phần
các NHTM đều có tín dụng chiếm khoảng 70% trên tổng tài sản có. Do đó lợi
nhuận và rủi ro từ hoạt động này là cao nhất mà một NHTM phải đối mặt. [33]
Trong nền kinh tế thị trường, khi nhắc đến tín dụng thì tất cả mọi người kể
cả các nhà kinh tế đều đề cập đến vai trò to lớn của tín dụng đó là: Tín dụng là
một kênh dẫn vốn từ người thừa vốn chưa có nhu cầu sử dụng đến người đang có
nhu cầu sử dụng vốn. Theo đó, người cho vay sẽ thu được lãi, người sử dụng cuối
cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế sẽ tạo ra được thêm việc làm. Từ
các hệ quả trên, ta thấy tín dụng đã góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế và
có thể coi đây như là mạch máu trong một cơ thể sống. Nhưng chính hoạt động tín
dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hệ quả của nó gây ra cho nền kinh tế là vô cùng
to lớn. [33]
Ngày nay, hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp,
tổ chức nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cùng với
nhiều thách thức. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế sẽ tạo ra một
môi trường cạnh tranh gay gắt từ đó làm cho nợ xấu có thể gia tăng gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng
thương mại nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các nhà quản l ý về tài
chính – ngân hàng phải ứng dụng một biện pháp quản trị rủi ro sao cho hiệu quả
nhất. Và nội dung của hiệp ước Basel II (06/2004) về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế”
giúp đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro, qua đó giảm thiểu được rủi ro
mà nhất là rủi ro tín dụng, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận đã được xem như
là giải pháp nâng cao tiêu chuẩn ngân hàng tại hội nghị lần thứ 21 của Hiệp Hội
Ngân Hàng Châu Á.
2
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động của NHTM, trong sự vận động của nền kinh tế, đồng thời thấy được tính ưu
việt trong nội dung của Hiệp ước Basel II đối với quản trị rủi ro trong đó có rủi ro
về tín dụng. Vì thế em quyết định thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng quản
trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á –
Phòng giao dịch Tân Hiệp” với mong muốn đem đến cái nhìn tổng quát về hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng hiện tại. Qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
khả năng ứng dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM nói chung và Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp nói riêng.
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên các diễn đàn kinh tế cũng như trong thực tế hoạt động của các
NHTM, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất. Nó được ví
như là mắc xích quan trọng trong quản trị rủi ro của một ngân hàng NHTM.
Tại hội nghị thường niên của Hiệp Hội Ngân Hàng Châu Á (ABA) tổ chức
vào hai ngày 4 và 5/11/2004 với chủ đề: “Các Ngân Hàng Châu Á Vươn Lên
Ngang Tầm Với Những Thách Thức” đã bàn đến việc ứng dụng nội dung Hiệp
ước Basel II trong hệ thống NHTM để có thể hạn chế được các rủi ro. Chủ tịch
ABA - Dong Soo Choi cho rằng: “Tất cả các ngân hàng trong khu vực cần nâng
cấp hơn nữa để đáp ứng được những quy định của Basel II”. [31]
Trong ngành Tài chính - Ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng luôn là đề tài
nóng được các sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh và các chuyên gia tham gia
bàn luận sôi nổi bằng các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu nhằm tạo
sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn để tìm được cách giải quyết hợp lý và khoa
học nhất trong lĩnh vực này.
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học Lạc Hồng thì đề
tài về nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng đã có một số sinh viên thực
hiện. Các đề tài đều đã đề ra được một số biện pháp tháo gỡ những khó khăn tồn
3
tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu
quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi tác giả
thực hiện đề tài của mình trong thời gian, không gian, và tình hình kinh tế xã hội
khác nhau nên sẽ có những đề xuất, kiến nghị khác nhau mà trong đó sẽ có những
đề xuất không còn phù hợp trong tình hình kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập
toàn cầu, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Do đó, em quyết định tiếp tục thực
hiện đề tài này nhưng sẽ đi sâu nghiên cứu về khả năng ứng dụng Basel II – một
giải pháp được nhiều nước phát triển áp dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng. Từ đó nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM nói chung
và Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
¾ Tiếp cận và nắm bắt được tình hình QTRRTD tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp.
¾ Phân tích được ưu và nhược điểm của công tác QTRRTD hiện tại, đánh
giá mức độ ứng dụng Basel II trong QTRRTD tại ngân hàng.
¾ Đề ra giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao khả năng
ứng dụng Basel II trong QTRRTD từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á cũng như PGD Tân Hiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QTRRTD và ứng dụng Basel II tại Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2008, 2009, 2010.
- Không gian nghiên cứu: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á –
Phòng giao dịch Tân Hiệp.
4
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tại bàn sách: Thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu.
- Phương pháp thực tế hiện trường: Thu thập số liệu qua khảo sát thực tế,
phỏng vấn trao đổi với cán bộ phụ trách đơn vị.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đất nước ngày càng đi lên với sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ.
Theo đó thì tất cả các lĩnh vực, các thành phần trong nền kinh tế đều có sự chuyển
mình theo từng ngày, từng giờ cho phù hợp với tình hình mới trước những biến
động trong nước và trên thế giới. Và ở lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng thì yêu cầu
đổi mới là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đề tài “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp” được
tiến hành trên cơ sở thu thập mới số liệu trong hoạt động tín dụng, và việc ứng
dụng Basel II trong QTRRTD của hệ thống NHTM nói chung và Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Đại Á nói riêng trong năm 2010 sẽ đem đến cái nhìn tổng
quát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới
theo tinh thần Hiệp ước Basel II. Qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả
năng ứng dụng Basel II trong QTRRTD, từ đó nâng cao hiệu quả QTRRTD của
các NHTM trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
7. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan lý luận về QTRRTD theo Basel II trong NHTM.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng Basel II trong QTRRTD tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp.
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong
QTRRTD tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á – Phòng giao dịch Tân
Hiệp.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO BASEL II TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Lý luận về RRTD trong hoạt động của NHTM
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một thuật ngữ có gốc từ tiếng La Tinh là: Creditum, mang ý
nghĩa “tin tưởng, tín nhiệm”. Trong Tiếng Anh đó là “Credit” và theo Tiếng Việt
diễn giải đó là sự vay mượn. [13]
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển
giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định dựa trên
nguyên tắc có sự hoàn trả cả vốn và lãi theo thời hạn đã thỏa thuận. [13]
Cho vay vốn
Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay
(Lender) Hoàn trả vốn và lãi (Borrower)
Sơ đồ 1.1 Định nghĩa tín dụng [13]
(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Nga, Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh 7 TPHCM) [13]
Bài nghiên cứu này chúng ta chỉ xem xét tín dụng của NHTM và tín dụng
trong hoạt động của một ngân hàng được định nghĩa như sau:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH
cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. [11]
Cũng như quan hệ TD khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: [11]
¾ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang
cho người sử dụng; [11]
¾ Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời; [11]
¾ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. [11]
1.1.2 Rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Khái niệm RRTD
Theo điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý RRTD trong hoạt động NH của TCTD (ban hành theo Quyết định
6
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN) thì “RRTD trong
hoạt động NH của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”. [15]
Nói cách khác, RRTD là rủi ro phát sinh khi khách hàng không thực hiện
đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng TD sau khi được NH cấp TD.
1.1.2.2 Phân loại RRTD
Theo nguyên nhân dẫn đến RRTD thì RRTD được phân loại theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Phân loại RRTD [4]
(Nguồn: Trần Tiến Chương, Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) [4]
Theo như sơ đồ thì RRTD được phân thành hai loại chính: Rủi ro giao dịch
và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp TD cho
khách hàng. Nó bao gồm các rủi ro sau:
• Rủi ro lựa chọn: Xuất phát từ những sai sót trong các khâu về thẩm
định, xét duyệt hồ sơ cấp TD cho khách hàng.
• Rủi ro bảo đảm: Là loại rủi ro liên quan đến những điều khoản đảm
bảo và cam kết trong hợp đồng TD có chỗ chưa rõ ràng hoặc sơ hở làm cho ngân
hàng không thu hồi được khoản TD đã cấp đúng như mong đợi.
Rủi ro tín
dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro danh
mục
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro nội
tại
Rủi ro tập
trung
7
• Rủi ro nghiệp vụ: Phát sinh từ việc thiếu quản lý, giám sát khoản TD đã
cấp, để cho người đi vay sử dụng khoản TD đã cấp không đúng như cam kết dẫn
đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng hoàn trả.
Tiếp đến là rủi ro danh mục, đây là rủi ro xuất phát từ những hạn chế trong
việc quản lý nhiều khoản TD kết hợp với nhau trong danh mục TD của ngân hàng.
Nó bao gồm hai loại rủi ro là: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
• Rủi ro nội tại là rủi ro liên quan đến những đặc điểm riêng có của từng
loại TD như là: Cho vay tín chấp hay thế chấp, thời hạn vay dài hay ngắn, lĩnh vực
hoạt động của khoản TD được cấp.
• Rủi ro tập trung xuất hiện khi ngân hàng thiếu sự đa dạng trong hoạt
động cấp TD như chỉ tập trung cấp TD có các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh
vực, cấp TD với lãi suất cao, … tất cả những điều này một khi có sự biến động
không tốt xảy ra thì danh mục TD của ngân hàng sẽ bị tác động toàn bộ do mang
tính tập trung nên hiệu ứng sẽ xảy ra cùng lúc.
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh RRTD trong NHTM
1.1.3.1 Từ phía khách hàng
Khách hàng là chủ thể được cấp TD nên các nguyên nhân phát sinh RRTD từ
đối tượng này là chủ yếu nhất, như là:
Sau khi được cấp TD, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như cam
kết, làm ăn thua lỗ gây thất thoát vốn từ đó mất khả năng trả lãi và vốn gốc cho NH.
Khách hàng sau khi được cấp TD có hành vi vi phạm pháp luật bị cơ quan
công an truy tố phải chịu án tù hay tử hình từ đó không còn khả năng trả nợ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây phát sinh RRTD từ phía khách hàng đó
chính là khách hàng không có thiện chí trả nợ. Cho nên dù có khả năng tài chính
đầy đủ nhưng khách hàng vẫn tìm mọi cách trì hoãn hay từ chối thanh toán vốn gốc
và lãi cho ngân hàng.
1.1.3.2 Từ phía ngân hàng
8
Ngân hàng dù luôn mong muốn hạn chế đến mức thấp nhất mọi RRTD
nhưng cũng chính trong bản thân chủ thể này vẫn tồn tại một số yếu tố tiềm ẩn có
thể gây ra RRTD như sau:
Quy trình TD của ngân hàng còn bộc lộ nhiều sai sót đặc biệt là ở khâu thẩm
định. Các quyết định sai lầm ở khâu này sẽ dẫn đến việc cấp TD cho những dự án
không khả thi, rủi ro cao hay cấp TD cho những khách hàng có lịch sử trả nợ không
tốt, có tài sản đảm bảo không đáng giá, không hợp pháp, nằm trong diện tranh chấp,
… từ đó làm cho RRTD cao, việc thu hồi nợ trở nên khó khăn.
Hiện nay việc lập hồ sơ, đánh giá để xét duyệt cấp TD là ở cán bộ TD nên
RRTD xuất phát từ đối tượng này là cao hơn bao giờ hết khi mà các cán bộ TD có
tư cách đạo đức không tốt, trục lợi cá nhân hoặc chuyên môn nghiệp vụ còn yếu
kém thì tất yếu việc cấp những khoản TD xấu sẽ không tránh khỏi.
Sau khi đã cấp TD, nếu ngân hàng không giám sát để cho khách hàng sử
dụng vốn vay không đúng như mục đích đã cam kết thì sẽ dẫn đến thất thoát vốn
thậm chí mất khả năng hoàn trả.
RRTD còn phát sinh do chính sách TD không hợp lý của ngân hàng. Khi áp
dụng chính sách thắt chặt, NH chỉ tập trung cấp TD cho một số lĩnh vực hoạt động
hay những dự án có tỷ suất sinh lợi cao như: Bất động sản, chứng khoán, … mà lợi
nhuận càng nhiều thì rủi ro sẽ càng cao. Do đó RRTD của ngân hàng cũng tăng lên.
Ngược lại, với chính sách TD mở rộng thực hiện trong tình hình cạnh tranh gay gắt
sẽ dẫn đến việc cấp TD quá dễ dàng có khi là liều lĩnh. Vì thế nếu có nhiều khoản
nợ không thể thu hồi khi thực hiện chính sách này thì đó là điều tất yếu.
1.1.3.3 Một số nguyên nhân mang tính khách quan khác
Tác động của môi trường vĩ mô: Giá cả, cung cầu hàng hóa, … làm cho kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không được như mong đợi, từ đó lợi nhuận của
doanh nghiệp có nguy cơ giảm xuống và thậm chí là thua lỗ.
Về phía khách hàng cá nhân, khi giá cả tăng lên dẫn đến chi phí sinh hoạt
ngày càng cao hơn so với các khoản thu nhập nên việc trả nợ trở nên khó khăn hơn.
9
Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh: Khi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh xảy
ra thì không một cá nhân hay tổ chức nào có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điển hình gần đây nhất đó là khi đại dịch H1N1 bùng nổ trên toàn cầu vào
năm 2010 thì Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu phong tỏa, tạm ngưng hoạt
động bất cứ đơn vị nào phát hiện có dịch để kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh lan
rộng. Trong tình hình như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
sẽ bị đình trệ nên khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
An ninh, chính trị quốc gia: Hoạt động trong một quốc gia mất an ninh xã
hội, bất ổn về chính trị thì RRTD của ngân hàng là vô cùng lớn. Vì sau khi được cấp
TD thì khách hàng khó có thể làm ăn, kinh doanh thuận lợi trong tình hình thiếu an
ninh và bất ổn về chính trị, như vậy thu nhập và lợi nhuận sẽ không ổn định dẫn đến
việc thanh toán lãi và nợ gốc cho ngân hàng cũng khó đảm bảo đúng như cam kết
trong hợp đồng TD.
Môi trường pháp lý: Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả
năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản
dưới luật chưa được đầy đủ và đồng bộ, không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho các hợp đồng kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho NH. [30]
Nói chung các nguyên nhân khách quan gây ra RRTD là những nguyên nhân
nằm ngoài tầm kiểm soát của cả khách hàng lẫn ngân hàng, nên cho dù ngân hàng
có các biện pháp phòng chống RRTD tuyệt vời, khách hàng có thiện chí trả nợ thì
ngân hàng cũng khó có thể thu hồi được khoản TD đã cấp như mong muốn.
1.1.4 Tác động của RRTD
RRTD luôn tồn tại trong mọi nghiệp vụ cấp TD của NHTM mà tác động của
nó không chỉ trong nội bộ của mỗi NHTM mà nó còn có tính lan truyền trong cả hệ
thống NH và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
1.1.4.1 Đối với hoạt động của NHTM
Như ta đã biết, NHTM hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, vốn
cho vay chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân hàng huy động được và lãi suất cho vay
10
phải lớn hơn lãi suất huy động thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đảm
bảo an toàn và có hiệu quả. Các khoản nợ quá hạn một mặt làm kéo dài thời hạn các
khoản TD, mặt khác có khả năng dẫn đến làm mất vốn của các NHTM làm cho các
NHTM rơi vào tình thế không đảm bảo khả năng hoàn trả vốn cho người gửi tiền.
Tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời có thể làm giảm uy tín của ngân hàng
một cách nghiêm trọng, đánh mất lòng tin của người gửi tiền đối với ngân hàng.
Những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Các
khoản nợ quá hạn luôn chứa đựng khả năng không thu hồi được vốn (một phần hoặc
toàn bộ) và đặt NHTM trước tình trạng mất vốn. [13]
1.1.4.2 Đối với hệ thống NHTM
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống
ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu
một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán
và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và
các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính
phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt
rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán.[4]
1.1.4.3 Đối với nền kinh tế
Ở mức độ trầm trọng, nợ quá hạn không chỉ làm cho một NHTM bị mất vốn,
mất khả năng thanh toán, đi đến phá sản ngân hàng mà còn kéo theo sự chao đảo
của một loạt các NHTM khác trong hệ thống các ngân hàng. Sự việc đó sẽ gây rối
loạn quá trình lưu thông tiền tệ trong nước, giảm giá đồng nội tệ, dẫn đến đình trệ
sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. [13]
1.1.4.4 Trong quan hệ kinh tế quốc tế
Khi hệ thống ngân hàng của một quốc gia xảy ra sự cố về RRTD dẫn đến
tính thanh khoản giảm. Điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín trong các quan hệ
hợp tác quốc tế của các NHTM trong nước và cũng như chính quốc gia đó.
11
Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ
khác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng,
không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc
và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình
trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì
vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện
pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.[4]
1.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá RRTD
RRTD là rủi ro không thu hồi được lãi và gốc của các khoản TD đã cấp cho
khách hàng. Vì thế các chỉ tiêu đánh giá RRTD chủ yếu ghi nhận từ các khoản nợ
quá hạn, nợ xấu. Do đó, chúng ta cần nắm rõ cách phân loại nợ của một NHTM
theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước (phụ lục 1) để hiểu được một số chỉ tiêu
đánh giá RRTD như sau:
1.1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó
tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Cách xác định chỉ
tiêu này với kết quả thấp sẽ chứng tỏ các khoản TD của ngân hàng đảm bảo chất
lượng, mức rủi ro trong việc cấp TD của ngân hàng là thấp. Ngược lại, nếu tỷ lệ này
cao thể hiện khả năng sử dụng đồng vốn của ngân hàng thấp. [8]
Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vay x100% [8]
Số khách hàng quá hạn Tỷ lệ nợ khách hàng
có nợ quá hạn = Tổng số khách hàng có dư nợ x100% [1]
1