Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện
nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. chính sách cho HSX vay vốn
để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển
khai tới toàn ngành, việc đầu tư vốn cho các HSX có nhu cầu vay vốn để sản
xuất - kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Đã tìm ra giải pháp
thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình m ở rộng mạng lưới trên khắp mọi miền
đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Có các quy định cụ thể về việc cho vay vốn hộ sản
xuất như QĐ 666/QĐ Nghị định 41 về cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì
lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm
đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín d ụng về với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn
bó, gần gũi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực sự đã là
người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ
đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo
đói một số hộ đã vượt lên làm giàu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho HSX là
rất cần thiết, thực sự là ý Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan
tâm giúp đỡ.
Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Hoằng Hoá chịu ảnh hưởng của
đặc điểm thị trường và khách hàng chi phối, quyết định.Với đặc điểm của thị
trường huyện chủ yếu là địa bàn nông thôn, rộng lớn về không gian. Đặc
điểm khách hàng phổ biến là HSX, trong đó HSX nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn, phổ biến khắp trên địa bàn và số vốn vay/hộ không lớn nên số
lượng tín dụng cho mỗi khách hàng ít, nhưng khối lượng công việc thì nhiều.
Vì vậy hệ thống mô hình, tổ chức, mạng lưới của NHNo &PTNT Hoằng Hóa
phụ thuộc vào các đặc điểm trên để xây dựng cho hợp lý và chính xác
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
-----------------
ĐÀO THÙY TRANG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa”
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Nghệ An, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
-----------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa”
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Bích Thủy
Sinh viên thực hiện : Đào Thùy Trang
MSSV : 0854028141
Lớp : 49B2 - TCNH
Nghệ An, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 3
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu.................................................................................................. 5
Phần 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa ............ 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Hoằng Hóa ................................................................................................. 7
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 7
1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm gần đây ...... 9
1.3.1 Môi trường kinh doanh ......................................................................... 9
1.3.2 Hoạt động huy động vốn ..................................................................... 10
1.3.3 Hoạt động tín dụng .............................................................................. 11
1.3.4 Các nghiệp vụ khác ............................................................................. 12
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX
tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa ........................................................... 15
2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa .... 15
2.1.1 Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại
NHNo&PTNT Hoằng Hoá ........................................................................... 15
2.1.2 Các chỉ tiêu định tính ........................................................................... 15
2.1.3 Các chỉ tiêu định lượng ........................................................................ 16
2.1.3.1 Tổng nguồn vốn ............................................................................... 16
2.1.3.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn ........................................................................ 19
2.1.3.3 Phân tích cho vay theo nghành nghề ................................................ 21
2.1.3.4 Chỉ tiêu nợ xấu .............................................................................. 21
2.1.3.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..................................................... 22
2.1.3.6 Chỉ tiêu lợi nhuận ............................................................................ 23
2.1.3.7 Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với HSX ............................. 23
2.1.4 Công tác cho vay đối với HSX ............................................................ 24
2.1.4.1. Về Dư Nợ HSX ............................................................................... 25
2.1.5 Doanh số cho vay HSX ....................................................................... 28
2.1.6 Công tác thu hồi vốn ........................................................................... 29
2.2 Đánh giá chất lượng hiệu quả tín dụng đối với HSX của NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa ......................................................................................... 30
2.2.1 Những kết quả đạt được ....................................................................... 30
2.2.1.1 Những mặt tồn tại ............................................................................. 31
2.2.1.2 Nguyên nhân tồn tại .......................................................................... 32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 4
2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa................................................................. 34
2.3.1 Định hướng hoạt động kinh tế của NHNo&PTNT Hoằng Hóa trong thời
gian tới ......................................................................................................... 34
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại NHNo&PTNT huyện
Hoằng Hóa ................................................................................................... 36
2.3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ ...................................................... 36
2.3.2.2 Giải pháp về tổ chức mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng .................. 42
2.3.2.3 Giải pháp về nhân sự ........................................................................ 43
2.3.2.4 Giải pháp về chỉ đạo điều hành ......................................................... 45
2.3.3 Những đề xuất và kiến nghị ................................................................. 46
2.3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ ............................................................ 46
2.3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN .................................................................. 49
2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam...................................... 50
2.3.3.4 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa ........................ 50
Kết luận ....................................................................................................... 52
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
NHNN Ngân Hàng Nhà nước
UBND Uỷ ban nhân dân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng Thương mại
HSX Hộ Sản Xuất
TDNH Tín Dụng Ngân Hàng
CBTD Cán Bộ Tín Dụng
CSTT Chính Sách Tiền Tệ
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HTX Hợp Tác Xã
HĐV Huy Động Vốn
TGTT Tiền gửi thanh toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
*BẢNG: Trang
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hoằng Hóa .............. 10
Bảng 1.2: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế ............................................... 11
Bảng 1.3: Tình hình cho vay ........................................................................ 12
Bảng 1.4: Tình hình thu nợ ........................................................................... 13
Bảng 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm ................................... 16
Bảng 2.2: Tình hình vốn huy động qua tiền gửi ............................................ 18
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ...................................................... 20
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo nghành kinh tế ............................................. 21
Bảng 2.5: Chỉ tiêu nợ xấu ............................................................................. 21
Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất ............................................ 22
Bảng 2.7: Chỉ tiêu lợi nhuận ......................................................................... 23
Bảng 2.8: Chỉ tiêu mức sinh lời ................................................................... 24
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay HSX ..................................................................... 25
Bảng 2.10: Dư nợ HSX theo kỳ hạn nợ ........................................................ 29
Bảng 2.11: Dư nợ bình quân HSX ................................................................ 27
Bảng 2.12: Doanh số cho vay HSX .............................................................. 28
Bảng 2.13: Doanh số thu nợ ......................................................................... 29
*BIỂU:
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên ......................................................... 8
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn các năm ............................................ 10
Biểu đồ 1.3: Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế ................................... 12
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay .................................................................... 13
Biểu đồ 1.5: Tình hình thu nợ ....................................................................... 13
Biểu đồ 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm................................. 17
Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn huy động ............................................................ 19
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ .................................................. 20
Biểu đồ 2.4: Chỉ tiêu nợ xấu ......................................................................... 22
Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu lợi nhuận ..................................................................... 23
Biểu đồ 2.6: Chỉ tiêu mức sinh lời ................................................................ 24
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay HSX .................................................................. 25
Biểu đồ 2.8: Dư nợ HSX theo kỳ hạn nợ ....................................................... 26
Biểu đồ 2.9: Dư nợ bình quân HSX ............................................................... 27
Biểu đồ 2.10: Doanh số cho vay HSX ........................................................... 29
Bảng 2.11: Dư nợ bình quân HSX ................................................................ 29
*SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh.............................................. 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện
nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ... chính sách cho HSX vay vốn
để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển
khai tới toàn ngành, việc đầu tư vốn cho các HSX có nhu cầu vay vốn để sản
xuất - kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Đã tìm ra giải pháp
thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình mở rộng mạng lưới trên khắp mọi miền
đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Có các quy định cụ thể về việc cho vay vốn hộ sản
xuất như QĐ 666/QĐ Nghị định 41 về cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì
lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm
đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng về với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn
bó, gần gũi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực sự đã là
người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ
đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo
đói một số hộ đã vượt lên làm giàu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho HSX là
rất cần thiết, thực sự là ý Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan
tâm giúp đỡ.
Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Hoằng Hoá chịu ảnh hưởng của
đặc điểm thị trường và khách hàng chi phối, quyết định.Với đặc điểm của thị
trường huyện chủ yếu là địa bàn nông thôn, rộng lớn về không gian. Đặc
điểm khách hàng phổ biến là HSX, trong đó HSX nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn, phổ biến khắp trên địa bàn và số vốn vay/hộ không lớn nên số
lượng tín dụng cho mỗi khách hàng ít, nhưng khối lượng công việc thì nhiều.
Vì vậy hệ thống mô hình, tổ chức, mạng lưới của NHNo &PTNT Hoằng Hóa
phụ thuộc vào các đặc điểm trên để xây dựng cho hợp lý và chính xác.
Chủ thể quan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu là HSX và nền kinh tế
hoạt động theo cơ chế thị trường nên đòi hỏi cần có những thay đổi để phù
hợp với quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và HSX,nhưng sự thay đổi đó phải
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phải đảm bảo tính pháp lý.
Chính vì vậy, em chọn đề tài:
" Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng
ngân hàng No&PTNT huyện Hoằng Hóa”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 8
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT
huyện Hoằng Hóa để thấy được những mặt được và chưa được, những vấn đề
còn tồn tại.
- Đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại, nâng cao chất
lượng tín dụng.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để thực hiện những giải
pháp đã nêu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thực tiễn cụ thể trong hoạt động tín
dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so
sánh, đánh giá.
- Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của NHNo &
PTNT huyện Hoằng Hóa.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng HSX
trong 3 năm 2009- 2011.
Đề tài nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, mặt khác do hạn
chế về thời gian, kiến thức nên đề tài nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại học Vinh, Giảng
viên hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Thủy cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân
viên ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa đã giúp em hoàn thành
đề tài thực tập này.
Hoằng Hóa, tháng 3 năm 2012
Sinh viên
Đào Thùy Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 9
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN
HOẰNG HÓA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa
- Ngày 06/05/1951 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15/ SL thành lập hệ thống
Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam – Sắc lệnh đánh dấu sự ra đời của hệ thống
Ngân hàng Quốc Gia phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. Trên cơ sở sắc
lệnh, hệ thống Ngân hàng dần được thành lập trên phạm vi cả nước.
- Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hoằng Hóa được
chia làm 2 giai đoạn với 2 thời kỳ khác nhau:
+ Giai đoạn thành lập đến khi chuyển sang hoạt động theo mô hình kinh
doanh thương mại ( từ 1958 – 1988) với yêu cầu phục vụ cho kháng chiến và
kiến quốc.
+ Giai đoạn chuyển sang kinh doanh và hoạt động của NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa từ năm 1988 đến nay, thực hiện quyết định số 65/ NH_QĐ
ngày 08/ 07/ 1988. NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa được thành lập và kế thừa
toàn bộ bộ máy tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN Hoằng Hóa.
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa hoạt động từ năm 1988 là một NH có
lịch sử phát triển 23 năm. Trong những năm qua NH huyện Hoằng Hóa đã có
hoạt động kinh tế phát triển không ngừng đổi mới nâng cao trình độ nghiệp vụ
cơ sở vật chất. Hiện nay đã có trụ sở chính đóng tại Thị trấn Bút Sơn – huyện
Hoằng Hóa và có 2 phòng giao dịch đó là phòng giao dịch Hoằng Lộc và
phòng giao dịch Nghĩa Trang. Do đặc thù địa lý kinh tế nên khách hàng chủ
yếu trên địa bàn sản xuất còn nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc
HĐV và cho vay của Ngân Hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Hoằng Hóa.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Bank for agriculture and rural
development HoangHoa town.
Trụ sở chính: Tiểu khu Đạo Sơn, Thị trấn Bút Sơn.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
- Cơ cấu tổ chức:
Tính đến nay tổng số cán bộ của NHNo&PTNT Hoằng Hóa là 45 người,
tất cả đều nằm trong biên chế, cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT
Hoằng Hóa được chia thành các bộ phận sau:
- Tại chi nhánh Nghĩa Trang gồm: 8 cán bộ nhân viên
- Tại chi nhánh Hoằng Lộc gồm: 9 cán bộ nhân viên
- Tại trung tâm gồm: 28 cán bộ nhân viên, trong đó:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 10
* Ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hóa gồm: 01 giám đốc và 02
phó giám đốc (phó giám đốc phòng tín dụng và phó giám đốc phòng kế toán)
- Cán bộ phòng tín dụng có 13 nhân viên và 1 trưởng phòng.
- Cán bộ phòng kế toán có 9 nhân viên, 1 ngân quỹ và 1 trưởng phòng.
- Trình độ nhân sự:
- Trình độ Đại học: 15 người chiếm 33,3%.
- Đang học Đại học: 07 người chiếm 15,5%.
- Trung cấp: 23 người chiếm 51,2%.
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên
Trình độ Đại học
Đang học Đại học
Trung cấp
( Nguồn: Số liệu phòng nhân sự của chi nhánh NHNo & PTNT Hoằng Hóa)
* Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa có 2 phòng nghiệp vụ:
- Phòng tín dụng.
- Phòng kế toán – ngân quỹ.
- Chức năng của các phòng:
- Giám đốc: có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do
NHNo&PTNT Việt Nam giao đồng thời trực tiếp điều hành các phòng (phòng
kinh doanh, phòng kế toán - ngân quỹ).
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: trực tiếp chỉ đạo phòng kế
toán ngân quỹ.
- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: là phòng tham mưu cho giám đốc chi
nhánh các dự kiến, kế hoạch kinh doanh tổng hợp phân tích hoạt động kinh
doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh, trực tiếp giao dịch với
khách hàng, lập các hợp đồng cho vay.
- Phòng kế toán ngân quỹ: là bộ phận thực hiện phản ánh ghi chép đầy đủ
các con số, các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ khách hàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 11
* Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính của NHNo & PTNT Hoằng Hóa)
1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm gần đây:
1.3.1 Môi trường kinh doanh:
Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển, là địa bàn cách thành phố
Thanh Hóa 5km về phía Đông Bắc, tổng diện tích 22.473,18 ha, lại nằm trên
trục quốc lộ 1A nên Hoằng Hóa có điều kiện để mở rộng các hoạt động dịch
vụ, thương mại, phát triển các khu công nghiệp. Đồng thời là địa bàn nằm giữa
2 sông: sông Mã và sông Tào, núi có 7km bờ biển là điều kiện phát triển kinh
tế biển, nuôi trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Những
năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền huyện, kinh tế trên địa bàn
huyện nhà đã có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường
xuyên đạt 14-15% /năm. Riêng năm 2011 tốc độ tăng 18.3%, gấp 3 lần so với
bình quân chung toàn tỉnh. Các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế xã
hội đã đạt được những kết quả ban đầu như Nghị quyết phát triển công nghiệp,
Giám đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng kế toán Tổ hành
chính
Phòng
ngân quỹ
Phòng giao dich
Hoằng Lộc
Phòng giao dịch
Nghĩa Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng 12
Nghị quyết phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp trang trại, Nghị quyết
về xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha và hộ có thu nhập 50 triệu đồng/ năm,
Nghị quyết về kinh tế biển…
Địa giới hành chính của huyện được tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc
- Phía nam giáp huyện Quảng Xương – Thị xã Sầm Sơn
- Phía đông giáp biển Đông
- Phía tây giáp huyện Đông Sơn – TP Thanh Hóa
- Tổng số dân t