Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh

Đất nước ta đang trong thời kì biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số những thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế th ị trường. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư thì vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội p hải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Bởi một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt khác nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì môi trường đầu tư cũng sẻ bị ảnh hưởng.

pdf48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 1 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ----------------- NGUYỄN HOÀNG GIANG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nghệ An, tháng 3 năm 2012 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 2 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ ----------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 3 - CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn : Đặng Thành Cương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Giang MSSV : 0854027234 Lớp : 49B2 - TCNH Nghệ An, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 4 - LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 Phần 1: Tổng quan về phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh ........................................................................................ 3 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh ...................................................................... 3 1.1.1 Lịch sử hình thànhvà phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ............................................................................................................. 3 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. ..................................................................... 4 1.1.3 Một số nét khái quát về địa phương đơn vị thực tập ............................ 5 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PGD NHCSXH .............................. 8 1.2.1 Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội .............................. 8 1.2.2 Bộ máy điều hành tác nghiệp ............................................................... 8 1.3 Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch trong những năm gần đây. ..... 10 1.3.1 Tình hình huy động vốn ....................................................................... 10 1.3.2 Tình hình cho vay ................................................................................ 12 1.3.3 Hoạt động khác.................................................................................... 15 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................. 16 Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện như thanh ........................................................................................................... 19 2.1 Khái quát chung về vấn đề cho vay hộ nghèo ......................................... 19 2.1.1 Sự cần thiết cho vay hộ nghèo ............................................................. 19 2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................................................... 20 2.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo ................................................. 20 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo ................... 22 2.2.3 Một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo .................. 23 2.2.3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo ............................ 23 2.2.3.2 Khả năng đôn đốc thu lãi, thu nợ gốc ................................................ 24 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................ 26 2.3.1 Những thành công ............................................................................... 26 2.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế .......................................................................... 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 5 - 2.3.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................... 28 2.3.1.3 Hiệu quả về góp phần an ninh- xã hội ............................................... 29 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục............................................... 30 2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ........................................................................ 32 2.4.1 Quan điểm cho vay hộ nghèo tại NHCSXH ......................................... 32 2.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo ............................. 32 2.4.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay ............................................... 32 2.4.2.2 Đẩy mạnh cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội ............ 34 2.4.2.3 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật ............................................................................................................. 35 2.4.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp .......................................................................................................... 36 2.4.3 Các giải pháp khác .............................................................................. 36 2.4.3.1 Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo ........................................ 36 2.4.3.2 Mở rộng mạng lưới dịch vụ .............................................................. 37 2.5 Kiến nghị ................................................................................................ 37 2.5.1 Kiến nghị với nhà nước ....................................................................... 37 2.5.2 Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam ..................... 38 2.5.3 Kiến nghị với UBND huyện Như Thanh .............................................. 38 2.5.4 Kiến nghị đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ............... 39 2.5.5 Kiến nghị đối với tổ chức Hội nhận ủy thác ......................................... 39 KẾT LUẬN ................................................................................................. 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 6 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội PGD Phòng giao dịch TK&VV Tiết kiệm và vay vốn HĐQT Hội đồng quản trị NHNo&PTNN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường DTTS Dân tộc thiểu số ĐBKK Đặc biệt khó khăn CNXH Chủ nghĩa xã hội UBND Ủy ban nhân dân Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 7 - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 1.1: Bảng so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh năm 2009-2011 .................................................................................................... 11 Bảng 1.2: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội ......................................... 12 Bảng 1.3: Kết quả dư nợ theo từng chương trình tín dụng ............................ 14 Bảng 1.4: Kết quả cho vay – thu nợ của Phòng giao dich NHCSXH huyện Như Thanh ................................................................................................... 16 Bảng 1.5 : Lịch giao dịch phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh ..... 18 Bảng 2.1: Bảng thống kê doanh số cho vay hộ nghèo ................................... 23 Bảng 2.2: Tỷ lệ thu lãi qua các năm 2009-2011 ............................................ 24 Bảng 2.3: Tỷ lệ thu nợ đến hạn các năm 2009-2011 ..................................... 25 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2009-2011 ........................................... 25 Sơ đồ: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức PGD NHCSXH huyện Như Thanh ...................... 9 Hình vẽ: Hình 1.1: Đồ thị so sánh giá trị các nguồn vốn của NHCSXH Như Thanh ..................................................................................................................... 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 8 - 1.LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số những thành tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư thì vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Bởi một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt khác nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì môi trường đầu tư cũng sẻ bị ảnh hưởng. Nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả, góp phần thu hẹp diện nghèo và chênh lệch thu nhập trong xã hội. Trong các chính sách ưu đãi đối với hộ gia đình nghèo nói chung thì chính sách về tín dụng ngân hàng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay các tổ chức tín dụng trong nước, các trương trình trợ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức quốc tế, các quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo…đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động còn hẹp, hiệu quả chưa cao. Thực tế đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội phải có những giải pháp tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô tín dụng, không ngừng nân cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhằm cũng cố kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo tại nhà trường và qua quá trình thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh, Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 9 - tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiêu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay hộ nghèo và các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh. Qua đó, đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình hình cho vay, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Tránh tình trạng lãng phí, phân bổ nguồn vốn không đúng đối tượng. Từ đó góp phần cải thiện đời sống của một bộ phân dân cư nghèo.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp đươc sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu đã thu thập, đã điều tra phải lựa chọn, phân tích đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ phân tích nhằm xác định vị trí cũng như tốc độ phát triển trong kỳ của đơn vị. - Một số phương pháp khác.  Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh.  Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. - Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc cho vay hộ nghèo trong 3 năm 2009-2011 Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung nghiên cứu được chia làm 2 phần bao gồm: Phần 1: Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 10 - PHẦN I TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. 1.1.1 Lịch sử hình thànhvà phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo".  Tên giao dịch : Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế : Việt Nam Bank For Social Policies  Tên viết tắt : VBSP Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 200 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo". Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho trên 11,4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 11 - triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ là hơn 11 triệu khách hàng, tăng hơn 9 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo; dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 13 triệu đồng/hộ vào cuối năm 2011. Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp gần 2,5 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu hút được gần 2,5 triệu lao động có việc làm mới; xây dựng được hơn 3,1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 2,4 triệu học sinh, sinh viên; 83 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ ở đồng bằng song Cửu long; gần 400 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; hơn 92 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,21% vào cuối năm 2011. NHCSXH còn là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) từ năm 2006; Hiệp hội Ngân hàng Phục vụ người nghèo (BWTP) từ năm 2007; Phong trào tín dụng vi mô toàn cầu (MCS) từ năm 1997. Ngoài ra, NHCSXH còn hợp tác với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) như: WB, ADB, AFD, JBIC, KFW, USAID, DFID, AusAID, DANIDA,... thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Hiện nay, NHCSXH đang hỗ trợ kỹ thuật cho Ngân hàng Chính sách Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (NAYOBY). Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm là 2%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo ở mức 5,25%, NHCSXH sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể xã hội hóa hoạt động; góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015; quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị - xã hội của đất nước. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh. Nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bản cả nước. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh,Tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định: : 611/QĐ-HĐQT, ngày 10/05/2003 “ Về việc thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh” và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/07/2003. Có trụ sở nằm tại trung tâm huyện Như Thanh.  Địa chỉ : Khu phố 1 - TT Bến Sung - Như Thanh - Thanh Hóa  STĐ : (0373) 848 749 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng - 12 - Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh gặp không ít những khó khăn về nhiều mặt: Cơ sở vật chất những năm đầu còn thiếu thốn, phương tiện đi lại, làm viêc, máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc chưa đáp ứng đủ. Địa bàn hoạt động rộng lớn, số lượng cán bộ còn ít, tuổi đời - tuổi nghề còn trẻ, cùng một lúc phải thực hiện một khối lượng công việc lớn nên đôi khi vẫn còn có những thiếu sót trong công việc. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Sở giao dịch NHCSXH Tỉnh, của các cấp Ủy, Chính quyền địa phương, Hội đồng quản trị NHCSXH, sự đồng tình và ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và đặc biệt là sự phấn đấu của lãnh đạo và cán bộ trong đơn vị. Đến nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh đã có một bề dầy trong lĩnh vực tín dụng chính sách trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, sau hơn 8 năm ra đời dựa trên cơ sở sắp xếp lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo với dư nợ ban đầu hơn 10 tỷ dồng, đến nay đã lên tới hơn 200 tỷ đồng. Đây là thành tích tăng trưởng vốn đầu tư cho huyện nhà giúp hộ nghèo có vốn tham gia
Luận văn liên quan