Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nư¬ớc ta từ trư¬ớc đến nay đối với trẻ em là các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trư¬ờng hợp, quan điểm này đư¬ợc thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trư¬ờng an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi [17]. Điều 65 Hiến pháp năm 1992, quy định: "Trẻ em đ¬ược gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục". Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nư¬ớc, các chế định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật nh¬ư: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình . Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật cụ thể quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em) v.v

doc95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ em là các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi [17]. Điều 65 Hiến pháp năm 1992, quy định: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục". Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chế định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình…. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật cụ thể quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em) v.v… Trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ án hình sự liên quan đến tổ chức và công dân người nước ngoài có hành vi phạm tội xâm hại đến trẻ em như: hiếp dâm trẻ em, dâm ô với nhiều trẻ em, buôn bán trẻ em v.v… Trẻ em đang là đối tượng bị tội phạm xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần, đã và đang gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho quá trình học tập và trưởng thành của bản thân các em, cũng như tương lai của đất nước. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (từ năm 2000 – 2004) của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã nêu rõ: Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, loại tội phạm lứa tuổi vị thành niên giảm chưa cơ bản, vững chắc, thậm chí một số tội phạm xâm hại trẻ em như: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em và trẻ vị thành niên hoạt động theo băng, ổ nhóm gây án nghiêm trọng còn xảy ra nhiều [12]. Trong thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Theo thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng, mỗi năm có hàng trăm vụ án hình sự được điều tra, truy tố và xét xử về các tội xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của trẻ em là người bị hại trong điều tra truy tố, xét xử vụ án hình sự hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định từ giai đoạn điều tra đến truy tố và xét xử. Việc thu thập chứng cứ đối với người bị hại là trẻ em gặp khó khăn hơn nhiều lần so với người bị hại thành niên; việc xác định trẻ em hay không phải là trẻ em cũng có vấn đề về thủ tục pháp lý khi mà nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không có giấy khai sinh hoặc những tài liệu khác chứng minh về độ tuổi; thủ tục giám định y khoa đối với trẻ em cũng còn nhiều bất cập; không ít những người tiến hành tố tụng trong vụ án có người bị hại là trẻ em chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của trẻ em; việc mời người bảo vệ quyền lợi của đương sự (luật sư) để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là trẻ em trong vụ án hình sự cũng không đơn giản, do nhận thức và cả những khó khăn về tài chính; sự tham gia của gia đình, tổ chức xã hội vào vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cũng có những vấn đề cần phải giải quyết, v.v… Tất cả những vấn đề được đề cập trên đây đã gây nên những khó khăn, thiếu sót, tồn tại không nhỏ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: " Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em" là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay để góp phần tích cực bảo vệ các quyền và sự phát triển bình thường của trẻ em. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự duy nhất chỉ có người bị hại là trẻ em xảy ra từ năm 2001 đến năm 2005 trong phạm vi toàn quốc, theo 7 tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, bao gồm các tội sau đây: - Tội giết con mới đẻ (Điều 94); - Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); - Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); - Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); - Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116); - Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); - Tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ những tồn tại, thiếu sót hiện nay của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc giải quyết vụ án hình sự tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em hiện nay; phát hiện những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, tồn tại của hoạt động này trên các phương diện xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật để đưa ra được những đề xuất và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực pháp luật về tư pháp hình sự; đưa ra những ý kiến đề xuất về xây dựng đội ngũ những người tiến hành tố tụng có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta trong giải quyết các vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu cần giải quyết một số nhiệm vụ: nghiên cứu pháp luật quy định về trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật; nghiên cứu pháp luật quy định về những người tiến hành tố tụng tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật nhằm phát hiện những bất cập để có đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự; nghiên cứu thực trạng tình hình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án loại này để đưa ra những nhận định, kết luận liên quan đến đề tài. 4. Cơ sở lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; lý luận về khoa học tư pháp hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự; khoa học tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài là kết quả quá trình nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, báo cáo chuyên đề, hồ sơ vụ án hình sự đã xét xử, trao đổi tọa đàm với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Luật sư là những người trực tiếp tiến hành và tham gia tố tụng những vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân khi được phân công làm chủ tọa phiên tòa, hoặc tham gia Hội đồng xét xử trực tiếp xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc nghiên cứu dựa vào cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận về nhà nước và pháp luật Việt Nam; quan điểm của Đảng về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em và chính sách hình sự có liên quan; các chế định pháp luật về hình sự; quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu là các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học về những nội dung liên quan đã được trình bày ở phần trên. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài được thể hiện bằng kết quả nghiên cứu, mong muốn góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn trên các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, góp phần hoàn thiện lý luận về khoa học điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em; Thứ hai, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em, đến tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em; Thứ ba, góp phần khắc phục những tồn tại, thiếu sót thường mắc phải của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em; Thứ tư, góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em nói chung và các tội xâm hại trẻ em nói riêng tại các học viện, trường đại học, trung tâm bồi dưỡng chính trị, pháp luật trong cả nước. 7. Những điểm mới của luận văn Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với vụ án loại này trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới cho khoa học tư pháp hình sự. Cụ thể: - Lần đầu tiên vấn đề điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em được nghiên cứu một cách toàn diện trong khoa học tư pháp hình sự nên có nhiều vấn đề mới sẽ được đề cập liên quan đến quyền trẻ em, người bị hại là trẻ em trong vụ án hình sự; - Những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án loại này nhằm bảo vệ quyền của trẻ em; - Làm rõ được mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương. Chương 1 Những vấn đề chung về điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em 1.1. Nhận thức chung về "trẻ em" và "người bị hại là trẻ em" trong pháp luật Việt Nam 1.1.1. Khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam Thuật ngữ "trẻ em" được quy định ở mỗi quốc gia không giống nhau tùy thuộc vào những đặc điểm riêng về sự phát triển sinh học, cũng như quan điểm về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục đối với trẻ em của mỗi nước. Trong hệ thống pháp luật Quốc tế liên quan đến trẻ em, đã có nhiều văn bản quy định về quyền của trẻ em; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em như: Tuyên bố Giơnevơ 1924; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1959; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em; Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại; Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.v.v.. Liên quan đến khái niệm trẻ em, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn" [16]. Như vậy, để xác định một người có phải là trẻ em hay không còn phụ thuộc vào luật áp dụng của từng quốc gia quy định về độ tuổi trẻ em. Có thể nói, mỗi quốc gia có luật áp dụng khác nhau đều có những quy định về độ tuổi xác định là trẻ em khác nhau. Ngay trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga 1996 quy định, trẻ em được hiểu là người chưa thành niên và là người chưa đủ 18 tuổi. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp Quốc. Pháp luật Việt Nam một mặt thừa nhận, tôn trọng những nguyên tắc và chế định cơ bản của Công ước Quyền trẻ em, mặt khác căn cứ vào các đặc điểm về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường sống và các đặc tính riêng biệt của con người Việt Nam để qui định về độ tuổi của trẻ em cho phù hợp. Mọi văn bản pháp luật của Việt Nam đều quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Đối với trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam qui định: "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Như vậy khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam không đồng nhất với khái niệm "người chưa thành niên", trẻ em là người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên có thể không phải là trẻ em. Nói chung, trẻ em là người chưa phát triển về thể chất, tinh thần, hoặc là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ. Họ là những người đang trong quá trình trưởng thành nên chưa nhận thức đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, cũng như họ chưa có đầy đủ khả năng thực hiện và khả năng tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trên cơ sở giới hạn về độ tuổi, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta cũng giới hạn về quyền, nghĩa, vụ, trách nhiệm của trẻ em khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật lao động; Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và hệ thống các văn bản dưới luật như: Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư v.v... đã quy định một cách đầy đủ các quyền của trẻ em. Có thể chia quyền trẻ em thành 4 nhóm cơ bản phản ánh những đặc trưng riêng về quyền con người là trẻ em một cách thiết thực, gắn với cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, đồng thời cũng thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với trẻ em. Thứ nhất, quyền được sống hay quyền sinh tồn, được chăm sóc nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền có họ tên; quyền được khai sinh; quyền được mang quốc tịch; quyền được cung cấp hoặc đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tồn tại như việc chăm sóc sức khỏe, mức sống dinh dưỡng, quần áo, nhà ở… Thứ hai, quyền được phát triển: đó là các quyền được học tập; nghỉ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyền tự do bày tỏ ý kiến, tiếp cận thông tin; quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền được tham gia các hoạt động xã hội nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tốt nhất về nhân cách và tài năng, rèn luyện trau dồi kinh nghiệm và các kỹ năng xã hội chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của trẻ em. Thứ ba, quyền được Nhà nước và xã hội tôn trọng, quyền được pháp luật bảo vệ: trẻ em có quyền được nhà nước, xã hội và mọi người tôn trọng danh dự và nhân phẩm, được pháp luật bảo vệ trước mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm. Tuy nhiên vì "còn non nớt về thể chất và trí tuệ", nên trẻ em không thể tự bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại nói chung và của tội phạm nói riêng, đặc biệt là những hành vi xâm hại được thực hiện bởi người lớn. Do vậy, quyền được bảo vệ của trẻ em là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em để chống lại tội phạm xâm hại; sự bóc lột về lao động; sự cưỡng bức hay lạm dụng về tình dục; sự ép buộc sử dụng trái phép chất ma túy, hoặc các hành vi xâm hại khác. Trẻ em "cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt", vì vậy Bộ luật hình sự quy định phạm tội đối với trẻ em đều là những tội danh cụ thể, những tình tiết định khung hình phạt, hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt nghiêm khắc. Sự bảo vệ của pháp luật không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hình sự, mà còn được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác như: Dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình... Thứ tư, quyền được có tài sản, quyền thừa kế và được hưởng các chế độ bảo hiểm: Tài sản riêng của trẻ em được tạo lập từ nguồn tài sản được thừa kế, quà tặng và từ nguồn thu nhập bằng sức lao động của chính các em. Vì các em là những người chưa thành niên cho nên tài sản của các em phải được cha mẹ hoặc người đỡ đầu quản lý. Việc quản lý cũng như định đoạt tài sản riêng của các em phải xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ. Trẻ em, không phân biệt gái trai, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con riêng hay con nuôi đều có quyền được hưởng di sản thừa kế. Pháp luật thừa kế một mặt thừa nhận quyền định đoạt của người để lại di chúc, nhưng nếu có sự phân biệt và đối xử trái pháp luật hay đạo đức xã hội giữa các con, nhất là đối với trẻ em thì pháp luật có thể điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội nói chung chưa thế đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nhưng pháp luật cũng ghi nhận để tạo cơ sở pháp lý cho các em được hưởng đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội khi điều kiện cho phép. Do trẻ em là người đang nằm trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu của người chưa thành niên, họ chưa có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong mọi ứng xử và tình huống của cuộc sống. Chính vì vậy, trẻ em là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ khi tham gia các quan hệ pháp luật. Tùy theo mỗi ngành luật mà năng lực trách nhiệm của trẻ em cũng được quy định khác nhau. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định người chưa đủ sáu tuổi không có hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện; người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Pháp luật hình sự quy định trẻ em chưa đủ 14 tuổi do thể chất và trí tuệ chưa phát triển, chưa nhận thức và làm chủ được hết hành vi của mình. Vì vậy, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Pháp luật hành chính quy định, trẻ em dưới 12 tuổi không có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính. Tóm lại, khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam được coi là người chưa đủ 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhưng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm. 1.1.2. Khái niệm "người bị hại là trẻ em" trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Người bị hại là trẻ em mang đầy đủ đặc điểm của người bị hại, nhưng gắn liền với trẻ em. Điều 51, khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.". Như vậy, người bị hại phải là một con người cụ thể bị tội phạm gây nên những thiệt hại nhất định về thể chất, tinh thần, tài sản. Khái niệm về "người bị hại là trẻ em" trong khoa học tư pháp hình sự, một mặt dựa trên khái niệm về trẻ em trong khoa học pháp lý, mặt khác bao gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của trẻ em khi tham gia quan hệ pháp luật hình sự. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện trực tiếp gây nên thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản cho người dưới 16 tuổi đều bị coi là phạm tội đối với trẻ em và người bị hại trong trường hợp này được xác định là "người bị hại là trẻ em". Bên cạnh việc nghiên cứu về nội dung các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, khoa học tư pháp hình sự cũng đi sâu nghiên cứu các điều kiện, đặc điểm của trẻ em để có những chế định tố tụng hình sự (hình thức tham gia quan hệ pháp luật tố tụng) cho phù hợp với địa vị pháp lý của người bị hại là trẻ em. Mặc dù trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam không có điều luật nào quy định cụ thể về "người bị hại là trẻ em", nhưng trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về trẻ em và người bị hại trong khoa học
Luận văn liên quan