Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học tin học với NetopSchool

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2009 - 2010 này, năm học của ứng dụng CNTT. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, tin học phát triển, việc phụ huynh trang bị cho con em mình một chiếc máy tính là điều có thể. Ngày nay xu thế sử dụng máy tính của người dân đang phát triển mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác được chức năng, cũng như sử dụng máy tính sao cho hiệu quả nhất. Bộ môn Tin học đã được đưa vào từ chương trình Tiểu học với mục đích đó. Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường Tiểu học, THCS, cần mang lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động. Chính vì thế để học tốt bộ môn Tin học thì giáo viên giảng dạy cần chú ý đến các tiết thực hành nhiều, việc tiếp xúc với công nghệ mới, không nên quá chú trong vào lý thuyết, chỉ thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức. Vấn đề đặt ra là thực hành như thế nào thì đạt được hiệu quả cao nhất? Đối với một số trường phòng máy thì chỉ tầm 10 máy, việc đảm bảo 2 học sinh/1 máy là điều khó khăn, máy chiếu thì chưa được trang bị, mà giả sử có được trang bị máy chiếu thì cũng không sử dụng liên tục được. Giải pháp đơn giản là kết nối mạng Lan cho hệ thống máy. Sử dụng phần mềm NetopSchool để quản lí phòng máy, đó là đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học với NetopSchool” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Tin học III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Học sinh Khối 7 Trung học cơ sở Ngọc Trạo IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Theo dõi quá trình học tập của học sinh.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học tin học với NetopSchool, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2009 - 2010 này, năm học của ứng dụng CNTT. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, tin học phát triển, việc phụ huynh trang bị cho con em mình một chiếc máy tính là điều có thể. Ngày nay xu thế sử dụng máy tính của người dân đang phát triển mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác được chức năng, cũng như sử dụng máy tính sao cho hiệu quả nhất. Bộ môn Tin học đã được đưa vào từ chương trình Tiểu học với mục đích đó. Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường Tiểu học, THCS, … cần mang lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động. Chính vì thế để học tốt bộ môn Tin học thì giáo viên giảng dạy cần chú ý đến các tiết thực hành nhiều, việc tiếp xúc với công nghệ mới, không nên quá chú trong vào lý thuyết, chỉ thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức. Vấn đề đặt ra là thực hành như thế nào thì đạt được hiệu quả cao nhất? Đối với một số trường phòng máy thì chỉ tầm 10 máy, việc đảm bảo 2 học sinh/1 máy là điều khó khăn, máy chiếu thì chưa được trang bị, mà giả sử có được trang bị máy chiếu thì cũng không sử dụng liên tục được. Giải pháp đơn giản là kết nối mạng Lan cho hệ thống máy. Sử dụng phần mềm NetopSchool để quản lí phòng máy, đó là đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Tin học với NetopSchool” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Tin học III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Học sinh Khối 7 Trung học cơ sở Ngọc Trạo IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Theo dõi quá trình học tập của học sinh. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 - 2010 của ngành. Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang được được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Việc đào tạo con người cho công nghệ thông tin là một trong hững việc cần thiết, cấp bách hàng đầu trong nền kinh tế mới. Đa số phòng máy của các trường THCS chưa được trang bị máy chiếu, gây không ít khó khăn trong việc học sinh lĩnh hội các kiến thức về công nghệ thông tin. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi. - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường. - Giáo viên giảng dạy đạt chuẩn về chuyên ngành tin học, đáp ứng được công tác giảng dạy Tin học ở trường THCS. - Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. - Đời sống kinh tế gia đình của một số em học sinh ở nhà đã có máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học - Trường đã có phòng máy được kết nối mạng Internet, có máy chiếu phục vụ việc dạy học. 2. Khó khăn. - Trường đã có một phòng Vi Tính nhưng số lượng mới có 10 máy, mỗi tiết thực hành, học sinh phải ngồi 3 đến 4 em một máy khiến các em không có nhiều thời gian thực hành. - Đa số gia đình các em chưa có máy, nên chủ yếu các em khám phá, tìm tòi, học tập máy nhà trường là chính. - Nguồn điện ở địa phương chưa thực sự ổn định. III. THỰC TRẠNG Khi phòng máy chưa kết nối mạng Lan, chưa có máy chiếu, khi tổng hợp kết quả thu được ở học sinh khối 7 trường THCS Ngọc Trạo. Thao tác Thao tác nhanh, đúng Thao tác đúng Thao tác chậm Chưa biết thao tác 7A 3/25 10/25 7/25 5/25 7B 2/25 9/25 11/25 3/25 IV. GIẢI PHÁP 1. Điều kiện để thực hiện đề tài: - Phòng máy phải được kết nối mạng Lan. - Tải phần mềm NetopSchool tại địa chỉ: 2. Tiến hành cài đặt phần mềm. a, Cài đặt vào máy chủ: - Nháy đúp chuột vào biểu tượng sau khi tải về - Nháy đúp chuột vào biểu tượng chương trình uk.exe - Bấm , bấm tiếp - Nếu như cài vào máy chủ thì chọn - Bấm , bấm tiếp - Chọn - Bấm - Điền mã đăng ký sẵn phần mềm, bấm - Chọn cài đầy đủ (Typical) - Bấm - Bấm để cài đặt. Sau đó bấm để kết thúc quá trình cài đặt. - Khởi động - Bấm , bấm tiếp - Chọn , bấm - Chọn , bấm - Bấm b, Cài đặt vào máy trạm: - Tương tự như cài đặt vào máy chủ, ta chỉ lựa chọn - Khi cài đặt thành công. Khởi động - Bấm , cấu hình như sau: - Bấm , bấm , bấm - Chọn , bấm - Bấm 3. Sử dụng phần mềm - Giao diện của phần mềm (Máy chủ) - Ở đây chúng ta có 8 máy trạm đang được kết nối với máy chủ, tên máy trạm ở phần Computer Name. - Một số chức năng của phần mềm NetopSchool. a, Chuyển màn hình từ máy chủ xuống các máy trạm Đây là chức năng quan trọng, giáo viên chỉ cần thực hiện các thao tác ở máy chủ, học sinh ngồi theo các nhóm ở máy trạm, quan sát các thao tác của máy chủ, đồng thời nghe giáo viên giải thích, việc làm khiến cho học sinh thấy được hình ảnh trực quan, vừa khiến cho giáo viên đỡ mất nhiều thời gian đến từng máy của học sinh thao tác và giải thích. - Chọn 1 hoặc nhiều máy trạm. - Bấm chuột vào biểu tượng (Demonstrate) - Thanh điều khiển ở máy chủ Lúc bấy giờ máy trạm bị khống chế bởi máy chủ, học sinh không thao tác được nữa, màn hình máy trạm chính là màn hình của máy chủ, mọi thao tác trên máy chủ máy trạm quan sát được toàn bộ. - Muốn huỷ bỏ, bấm chuột vào biểu tượng trên thanh điều khiển. b, Quan sát màn hình máy trạm. Mỗi khi học sinh thao tác dưới các máy trạm, giáo viên có thể quan sát được màn hình máy trạm thông qua máy chủ, khi đó màn hình của máy trạm được hiển thị lên màn hình của máy chủ. - Chọn máy trạm cần quan sát. - Bấm chuột phải chọn Monitor this Student - Muốn huỷ bỏ bấm vào Stop trên thanh điều khiển Việc quan sát trên màn hình máy trạm giúp cho Giáo viên biết được học sinh nào trình bày đúng, thiếu, … hoặc không chú ý vào việc học tập để có biện pháp nhắc nhở kịp thời. c, Ngồi máy chủ điều khiển máy trạm. NetopSchool cho phép chúng ta chỉ cần ngồi trên máy chủ nhưng vẫn theo dõi được quá trình làm việc ở các máy trạm, ở máy chủ không những chỉ mình quan sát màn hình máy trạm mà còn có thể điều khiển được máy trạm. Để thực hiện được chức năng điều khiển máy trạm, trước tiên ta cần phải: - Chọn một máy trạm cần điều khiển - Nháy chuột phải chọn Remote Control This Student - Lúc bây giờ máy chủ có thể thao thác trên máy trạm (Lưu ý: Máy trạm không bị khống chế, máy trạm vẫn sử dụng bình thường). - Muốn huỷ việc điều khiển máy trạm, nháy chuột vào biểu tượng Close Việc ngồi máy chủ để điều khiển máy trạm giúp người giáo viên có thể khắc phục các lỗi của Học sinh mắc phải mà học sinh chưa tìm ra cách giải quyết. Giáo viên chỉ cần ngồi trên máy chủ, hướng dẫn cho máy trạm đó làm mà không phải trực tiếp xuống máy trạm để hướng dẫn, thao tác này tiết kiệm được rất nhiều thời gian đối với Giáo viên và Học sinh. d, Trao đổi tài liệu giữa máy chủ và máy trạm Học sinh sau khi làm bài xong, lưu vào trong máy, Giáo viên chỉ cần ngồi tại máy chủ vẫn có thể thu bài, kiểm tra được bài làm của học sinh, ngoài ra giáo viên còn có thể gửi một số mẫu tài liệu xuống máy trạm cho học sinh. Đó là chức năng trao đổi tài liệu hai chiều giữa máy chủ và máy trạm, chức năng này tiện lợi trong việc thu các bài kiểm tra của học sinh. Muốn khởi động chức năng này, ta làm như sau: - Chọn vào máy trạm muốn trao đổi tài liệu. - Nháy chuột phải chọn File Transfer With This Student. - Màn hình File Manager xuất hiện Máy trạm của Học Sinh Máy chủ của Giáo viên - Cửa sổ bên trái là cửa sổ quản lý tài liệu của máy chủ, cửa số bên phải là cửa sổ quản lý tài liệu của máy trạm. Muốn thực hiện thao tác gửi tài liệu đến máy trạm, ta làm như sau: + Bên cửa sổ của máy chủ: - Tìm đến tài liệu muốn gửi tới máy trạm + Bên cửa số của máy trạm - Chọn vị trí cần gửi tài liệu đến (Nên chọn là My Document của máy trạm, ví dụ: C:\Documents and Settings\Hai Hoa\My Documents\) + Thao tác: Bấm và kéo thả chuột tài liệu từ máy chủ và chuyển qua cửa sổ bên máy trạm. Tương tự như vậy, chỉ cần bấm và kéo thả chuột tài liệu từ mày trạm qua máy chủ để thực hiện thao tác thu bài làm từ phía học sinh. e, Khống chế, không cho học sinh sử dụng máy trạm Ta sử dụng chức năng này để khoá máy trạm khi có những biểu hiện không tập trung vào bài học của học sinh hoặc khi nghỉ giờ giải lao. - Để thực hiện chức năng này, ta chọn vào máy trạm cần khoá chức năng sử dụng, sau đó bấm chuột vào biểu tượng: - Muốn đưa máy trạm về trạng thái hoạt động bình thường, ta bấm chuột vào biểu tượng: f, Thực hiện các lệnh hệ thống trên máy trạm. Ngồi trên máy chủ, ta có thể thực hiện được một số lệnh hệ thống trên máy trạm như: Log Off, Restat, Shut Down. - Chọn máy trạm cần thực hiện các lệnh hệ thống - Nháy chuột phải vào máy trạm - Chọn thao tác: b, Chát với máy trạm Chức năng này cho phép giữa máy chủ và máy trạm có thể Chát với nhau thông qua mạng Lan. Để thực hiện được, ta làm như sau: - Chọn vào máy trạm - Nháy chuột phải, chọn: - Hộp thoại hiện ra, gõ tên mình vào: - Giao diện màn hình chát hiện ra - Ta gõ vào nội dung rồi Enter C. KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Sau khi thực hiện chuyên đề Tỷ lệ tăng, giảm Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 5/50 10% 20/50 40% Tăng: 30% Thao tác đúng 19/50 38% 21/50 42% Tăng: 4% Thao tác chậm 18/50 36% 9/50 18% Giảm: 18% Chưa biết thao tác 8/50 16,% 0/50 0% Giảm: 16,% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Tôi đã từng sử dụng phần mềm này cho công tác thi nghề Tin học ứng dụng khối THCS vừa qua, tôi thấy rằng hiệu quả của công tác chấm, thu bài được nâng cao rất nhiều khi được hỗ trợ bởi phần mềm này. Việc khai thác chức năng của phần mềm còn chưa hết, nếu có gì thiếu sót, tôi kính mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý để ta cùng trao đổi, thảo luận về những ứng dụng của phần mềm trong công tác dạy học bộ môn Tin học tự chọn hiện nay. Tôi xin chân thành cám ơn! Ngọc Trạo, ngày 12 tháng 03 năm 2010 Người viết HÀ VĂN HẢI