Theo quy định của các bản Hiến pháp từ trước đến nay, đặc biệt là Hiến pháp 1992, ĐBQH nước ta có địa vị pháp lý rất quan trọng: là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Do có vị trí đặc biệt quan trọng đó, mọi hoạt động của ĐBQH có vai trò rất quan trọng trong xã hội, là tế bào sống, là yếu tố cấu thành quá trình thực hiện chức năng của Quốc hội. Bài viết xin làm rõ đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay”.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay (file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy định của các bản Hiến pháp từ trước đến nay, đặc biệt là Hiến pháp 1992, ĐBQH nước ta có địa vị pháp lý rất quan trọng: là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Do có vị trí đặc biệt quan trọng đó, mọi hoạt động của ĐBQH có vai trò rất quan trọng trong xã hội, là tế bào sống, là yếu tố cấu thành quá trình thực hiện chức năng của Quốc hội. Bài viết xin làm rõ đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay”.
NỘI DUNG
Đại biểu quốc hội
Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt cho nhân dân thực hiện hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. ĐBQH là những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, thuộc nhiều tầng lớp cư dân khác nhau trên phạm vi cả nước, được cử tri bầu và tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong khi thực hiện nhiệm vụ. Do đó khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích chung của cả nước, đồng thời phải chú ý quan tâm đúng mức lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật và thực tế địa phương.
Những quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của đại biểu Quốc hội được quy định ở Hiên pháp, Luật tổ chức Quốc hội và chi tiết hoá trong quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu quốc hội
Thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiếm của cử tri đối với các cơ quan nhà nước, với Quốc hội; báo cáo với cử tri hoạt động của bản thân với tư cách đại biểu và báo cáo hoạt động của Quốc hội; tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội có trách nhiệm trả lời nnhững yêu cầu kiến nghị của cử tri; có trách nhiện đôn đốc, giám sát các cơ quan giải quyết những yêu cầu, kiến nghị của cử tri.
Đối với Quốc hội đại biểu Quốc hội phải tham gia đầy đủ các kỳ họp với ý thức trách nhiệm cao, tham gia thảo luận các vấn đề thuộc quyền quyết định của quốc hội, có trách nhiệm làm cho kì họp Quốc hội đạt hiệu quả tốt. Đối với đại biểu là thành viên, các cơ quan của Quốc hội còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan đó, bảo đảm giải quyết tốt nhiệm vụ của từng cơ quan trong nhiệm vụ chung của Quốc hội.
Trong cuộc sống đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật có cuộc sống trong sạch lành mạnh; tôn trọng các quy tắc trong sinh hoạt công cộng, có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của công dân.
- Quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của QH tại các kỳ họp QH là quyền quan trọng nhất của Đại biểu quốc hội. ĐBQH có quyền tham gia thảo luận, tranh luận hoặc tham gia về các vấn đề ghi trong chương trình kỳ họp hoặc các vấn đề được đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của QH, tại các cuộc họp tổ, đoàn hoặc các tổ chức khác của QH mà các ĐBQH là thành viên. Khi phát biểu ĐBQH có thể được uỷ nhiệm thay mặt đoàn ĐBQH, thay mặt toàn thể tổ chức của mình hoặc nhân danh cá nhân với tư cách là đại biểu nhân dân. Ý kiến phát biểu của ĐBQH được ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng. ĐBQH chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu cuả mình. ĐBQH không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những lời phát biểu của mình trước QH.
- Quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch QH, thủ tướng chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC (điều 49LTCQH)
- Quyền trình dự án luật, kiến nghị về Luật ra trước QH, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định ( điều 48 LTCQH)
- Quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có hành vi vi phạm pháp luật thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật đó trong thời hạn quy định. Nếu hết thời hạn quy định mà các bên vi phạm đó không trả lời thì ĐBQH có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo với UBTVQH, xem xét quyết định (Điều 53 LTCQH)
Quyền gặp gỡ yêu cầu cơ quan nhà nước, UBMTTQ và các tổ chức thành viên mặt trận, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đại biểu (điều54).
Quyền tham gia bầu cử và có thể bầu vào các cơ quan nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức QH.
Quyền biểu quyết về các dự án Luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo…, quyền tự do thể hiện quan điểm của mình.
Quyền tham dự các kỳ họp của HĐND các cấp nơi mình được bầu (điều 55 LBCQH)
Quyền kiến nghị với UBTVQH xem xét trình QH việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn (điều 50 LTCQH)
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH
Hoạt động tiếp công dân
Điều 24, khoản, Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH nêu rõ: “Đoàn đại biểu QH có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp công dân của ĐBQH, tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà ĐBQH, đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết; mời đại diện HĐND, UBND ở địa phương tham dự các buỏi họp tiếp dân của ĐBQH; trong trường hợp cần thiết thì mời đại diện cơ quan hữu quan ở địa phương cùng tham dự để tiếp thu xử lí những vấn đề liên quan”.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của các ĐBQH nhận thấy các ĐBQH trong cả nước đã rất quan tâm đến hoạt động tiếp công dân. Từ thực tiễn hoạt động tiếp công dân của ĐBQH, cử tri có niềm tin sâu sắc vào các vị ĐBQH- người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Chính vì vậy, trong các buổi tiếp công dân của ĐBQH, có nhiều công dân đăng kí để gặp và trình bày nội dung liên quan với các vị ĐBQH.Thông qua hoạt động tiếp công dân, các ĐBQH không chỉ lắng nghe công dân trình bày ý kiến, kiến nghị của mình và tiếp thu một cách thụ động mà ĐBQH đã đành thời gian để tuyên truyền, giải thích về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để làm rõ nội dung về tâm tư, nguyện vọng ý kiến cũng như khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tuy nhiên, một số công dân đến trụ sở tiếp công dân gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến các vị ĐB lại chưa hiểu đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của ĐBQH. Phần lớn công dân đến gặp ĐBQH hiểu đơn giản (có trường hợp cố tình không hiểu) là ĐBQH khi tiếp nhân đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân rồi phải có trách nhiệm trực tiếp gải quyết và trả lời người có đơn, thư hoặc chỉ đại cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Công dân chưa nhận thức được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cảu ĐBQH là nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân và có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát đông đốc các cơ quan chức năng giải quyết và trả lời công dân.Chính vì công dân tố cáo khiếu nại không đạt được như ý muốn chủ quan của mình, nên đã biểu thị thái độ không đúng mực, cólúc gay gắt và cho rằng ĐBQH chỉ nhận đơn thư khiếu nại tố cáo nghiên cứu rồi lưu lại văn phòng.
Có nhiều hạn chế đó là do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu là do công dân đi khiếu nại, tố cáo chưa hiểu chính xác về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của ĐBQH trong lĩnh vực tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; do công tác giáo dục phổ biến tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật tổ chức QH quy định về chức năng, nhiệm vụ của ĐBQH trên các lĩnh vực và trong lĩnh vực tiếp
công dân còn hạn chế; Sự phối hợp giữa đoàn ĐBQH với thường trực HĐND, UBND, thanh tra (cơ quan chịu trách nhiệm chính thức trước UBND các cấp trong việc xác nhận đơn thư khiếu nại tố cáo và kiến nghị biện pháp giải quyết) các cấp nhất là cấp tỉnh chưa được tốt; các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo khi nhận được đơn, thư do các vị ĐBQH chuyển đến chưa nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình theo Luật định.
Bên cạnh đó là hoạt động tiếp xúc cử tri, thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn tình trạng tiếp xúc cử tri "chuyên nghiệp" khi các đại biểu về các địa phương, tiếng là tiếp xúc cử tri nhưng thực chất họ chỉ tiếp xúc với những cử tri do chính quyền địa phương lựa chọn, hay nói cách khác là tiếp xúc với Hội đồng quan chức địa phương.
Mặc dù thời gian qua trong TXCT đã có những đổi mới đó là cho phép cử tri tự do tham gia, qua đó khắc phục tình trạng "cử tri chuyên trách, đại biểu kiêm nhiệm" thường thấy ở nhiều cuộc TXCT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào, cuộc tiếp xúc nào, địa phương nào cũng cùng Đoàn ĐBQH thực hiện đúng và đủ mục tiêu đổi mới này. Nhiều cử tri mong muốn được phát biểu, tham gia ý kiến tại các cuộc tiếp xúc vẫn phải đứng ngoài cuộc hoặc phải gặp riêng những chuyên viên hay cán bộ địa phương thay vì đối diện với các ĐBQH. Một vấn đề nữa đó là việc tổ chức các cuộc TXCT trong không gian quá chật hẹp là một lý do. Sự hạn chế trong việc lựa chọn địa điểm tổ chức đã hạn chế việc thực hiện mục tiêu đổi mới nói trên. Với một địa điểm thiếu chỗ ngồi, dù ban tổ chức có muốn cho cử tri tự do góp mặt cũng "lực bất tòng tâm".
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp dân, tiếp xúc cử tri, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của ĐBQH, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:
Tiếp tục đề nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt các quy định liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
- Có thẩm quyền giả quyết khiếu nại, tố cáo khi nhận được đơn thư khiếu nại tố cáo do ĐBQH chuyển đến và quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH trong lĩnh vực tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại , tố cáo cảu công dân
Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân hiểu được đầy đủ, chính xác về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của ĐBQH, trong đó có lĩnh vực tiếp ông dân.
Hằng năm tổ chức tập huấn nâng cao kĩ năng dân nguyện nói chung và lĩnh vực tiếp công dân nói riêng cho ĐBQH và cả cán bộ Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH.
Thường xuyên tổ chức giao ban, trao đổi kinh nghiệm theo từng khu vực hay một số tỉnh, thành phố về các lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực tiếp công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Xây dựng hệ thống mạng vi tính về hoạt động dân nguyện để phục vụ các Đoàn ĐBQH, cung cấp trang bị, phần mềm theo dõi nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo cho các Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH các tỉnh thành phố để thống nhất theo dõi một mẫu chung trong cả nước.
Tăng cường sự phối hợp giữ các Đoàn ĐBQH và thường trực HĐND, UBND, thanh tra, công an, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh trong tổ chức tiếp công dân.
Các văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH cần tổ chức bộ phận riêng rẽ (cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn công tác) phục vụ hoạt động dân nguyện nói chung và đặc biệt là tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại và tham mưu cho ĐBQH cách thức giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân.
Về vấn đề chất vấn
Với vai trò là thành viên của Quốc hội, ĐBQH giám sát thông qua hoạt động chất vấn. Gần đây, hoạt động chất vấn của ĐBQH đã có những tiến bộ đáng kể. Tại mỗi kỳ họp, các ĐBQH đã thực hiện hàng trăm chất vấn đối với UBTVQH, chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và các nhân sự cấp cao khác giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước. Quá trình thực hiện chất vấn đã có sự phát triển mới về chất, đã có sự đan xen đối thoại, tranh luận trực tiếp tạo không khí cởi mở giữa người chất và người trả lời chất vấn. Hoạt động chất vấn của ĐBQH đã phần nào có tác động tích cực tới hoạt động lập pháp và cũng tạo cơ sở cho ĐBQH quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến đời sống thiết yếu của nhân dân thông qua hoạt động này đã được triển khai thực hiện kịp thời. Hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các đường lối chính sách của Đảng ở các lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đó Đảng có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thực hiện quyền chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH đã trở thành nếp sống sinh hoạt thường xuyên, dân chủ trong các kì họp quốc hội được cử tri cả nước quan tâm theo dõi và hoan nghênh. Tại kì họp thứ hai QH khoá XII đã xuất hiện hình thức chứng minh bằng hình ảnh trong khi ĐBQH chất vấn, điều này cũng góp phần làm cho hoạt động chất vấn mang tính thực tiễn hơn. Phát biểu kết thúc chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét: “ Không khí trả lời chất vấn là thẳng thắn, dân chủ, có tranh luận, trao đi, đổi lại. Tuy nhiên, hạn chế là còn mộ số trường hợp tản mạn chưa thật tập trun, kể cả đề cập đến những nội dung. Một số Đại biểu vẫn hỏi dài, không rõ ý khó trả lời…Một số Bộ trưởng trả lời còn vòng vo”.
Vì thế tại phiên họp thứ 9 UBTVQH khoá XII đã đề ra một số phiên họp chất vấn tại kỳ họp 4 QH khoá XII, đó là chất vấn theo vấn đề và theo Bộ, ngành. Chất vấn theo bộ, ngành có thể áp dụng cho hoạt động chất vấn tạo các phiên họp của UBTVQH. Các cuộc chất vấn này mang tính chuyên sâu vào các lĩnh vực của từng bộ, ngành và Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời. Còn chất vấn tại các phiên họp toàn thể của QH thì chất vấn theo vấn đề. Một vấn đề có thể liên quan tới trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ có trách nhiệm trả lời chất vấn, hoặc trả lời trực tiếp, hoặc uỷ nhiệm cho các bộ trưởng có liên qan. Chất vấn là một dạng giám sát trực tiếp, cho đồng bào, qua truyền hình, thấy được sự vận hành bộ máy nhà nước. Qua ba năm triển khai hoạt động này, tuy chưa hài lòng, cũng thấy mỗi lần chất vấn là mỗi lần tiến bộ; cả về phía người đặt câu hỏi và người trả lời câu hỏi. Chất vấn và trả lời chất vấn là một sinh hoạt dân chủ. Đây không chỉ là trả lời QH mà còn là trả lời cho nhân dân, vì được truyền hình trực tiếp. Cho nên, ý nghĩa phát huy dân chủ rất cao. Qua câu trả lời của những vị bị chất vấn, dân sẽ đánh giá nhận xét góp ý cho đại biểu QH. Công tác giám sát đại biểu nhờ vậy cũng tốt hơn. Mặc dù về cơ bản kì họp đã thành công nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế: Điểm chung lớn là các ĐB còn quá chừng mực. Rất ít ĐB truy xét trách nhiệm một cách cụ thể và đến cùng với những vấn đề còn tồn tại. Quỹ thời gian hạn hẹp thì vẫn là vấn đề muôn thuở của phần lớn các cuộc họp quan trọng. Chính điều này góp phần đưa tới việc cơ chế chất vấn của QH rất khó tạo điều kiện cho những cuộc “đối đáp”, “trao đi đổi lại” nhiều lần: Thường ĐB hỏi, bộ trưởng đáp, là xong. Rất ít ĐB truy vấn tiếp được, dù có thể không bằng lòng với câu trả lời. Cách chất vấn của các ĐB vẫn chỉ là “ gãi ngoài da” mà chưa đào sâu nguyên nhân, bản chất vụ việc. Các ĐB chất vấn trùng lặp, vòng vo, chưa thoát ý dẫn tới tình trang khó trả lời,đi vào những vấn đề quá chi tiết ở địa phương. Về phía Chính phủ, vẫn có bộ trưởng trả lời chưa thực sự thuyết phục, chưa đi thẳng vào vấn đề được chất vấn. Việc trả lời chất vấn vẫn còn tình trạng nêu thành tích và giải trình nhiều về các chủ trương chính sách thay cho việc phân tích trách nhiệm trong quản lý điều hành, tình trạng khiếu kiện đông người và kéo dài nhiều ngày vẫn xảy ra ảnh hưởng tới không khí kỳ họp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, ĐBQH cần phải có am hiểu và bản lĩnh, biết truy sát đến cùng. Việc trả lời chất vấn cũng cần phải có những quy định như phải nêu được thực trạng, giải pháp, thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề và trách nhiệm giải quyết các vấn đề này giao cho ai. Như vậy, hoạt động giám sát của QH dưới hình thức chất vấn sẽ cao hơn, thực chất hơn, trách nhiệm cũng rõ ràng hơn. Đặt câu hỏi chuẩn hơn, xoáy vào một vấn đề. Bộ trưởng trả lời ngắn gọn chuẩn xác hơn; phải cho biết kết quả giải quyết những vấn đề đã giải trình. Đặc biệt nên có sự trao đổi qua lại, tranh luận về những vấn đề bức xúc quan trọng
Cần đẩy mạnh công tác “hậu” giám sát của QH, cụ thể là cần có nghị quyết của QH về các vấn đề được chất vấn để đảm bảo những vấn đề đó được nghiêm túc giải quyết và có chế tài đối với việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. ĐBQH cần đề nghị QH quy định cụ thể trách nhiệm của người bị chất vấn khi trả lời chất vấn: phải trình bày sự việc đầy đủ. Đúng trọng tâm của chất vấn, nêu rõ đúng sai và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Một việc đã đề ra từ lâu là phải có kết luận lại của QH về các vấn đề được đặt ra với những nội dung mà mỗi vị được chất vấn lại phải trả lời, nhưng đến nay vẫn chưa làm được đầy đủ. Sau kỳ họp QH, các cơ quan của QH, căn cứ vào kết luận ở phiên chất vấn để tiến hành giám sát và có báo cáo với kỳ họp sau. QH đã bỏ thời gian ra để thảo luận thì cần phải có kết luận cho từng loại vấn đề. Những vấn đề rất quan trọng và là bức xúc mà nhân dân quan tâm nhiều, quan tâm đến dân sinh thì nêu ra nghị quyết. Việc nêu ra nghị quyết về vấn đề chất vấn sau mỗi phiên họp sẽ luật hoá lời hứa và nâng cao trách nhiệm của người bị chất vấn
Về quyền trình dự án Luật
Ba văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là hiến pháp, Luật TCQH, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH. Nhưng dường như, chính các ĐBQH cũng đã “quên” mất cả quyền năng hết sức quan trọng này? Các ĐBQH và các chuyên gia lập pháp tham dự Hội thảo Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ ĐBQH trình sáng kiến lập pháp
được VPQH tổ chức tại Hải Phòng chỉ ra rằng: Không phải ĐBQH “quên”, mà là, ĐBQH chưa có động lực để trình sáng kiến lập pháp.
Theo quy định của Hiến pháp, LTCQH, Luật ban hành văn bản QPPL, quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH bao gồm hai quyền cơ bản là: Quyền trình dự án luật, pháp luật và quyền kiến nghị luật. Viêc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH thể hiện vai trò, trách nhiệm, sự tích cực chủ động và sáng tạo của ĐBQH trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện nhằm chuyển tải đầy đủ ý chí nguyện vọng của nhân dân tới diễn đàn QH, góp phần làm cho hoạt động lập pháp của QH sát với cuộc sống hơn, khả thi hơn. Nhưng
từ năm 1992, khi HP ghi nhận quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH vẫn chỉ là một khái niệm pháp lý có phần sang trọng và hơi… xa xỉ.
Nguyên nhân dễ nhận thấy khiến cho việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH mờ nhạt trong thực tiễn lập pháp của QH chính là do sự thiếu
vắng của các quy định pháp luật cụ thể và thiếu các tiền lệ. Quy định được cho là chi tiết nhất liên quan đến sáng kiến quyền lập pháp cuả ĐBQH vẫn chỉ là: Giao trách nhiệm cho VPQH phải đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ biên tập các dự án luật, pháp lệnh do ĐBQH trình. Nhưng bảo đảm ra sao, các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ chức biên tập này như thế nào thì lại không được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản nào. Nguyên nhân dễ nhìn thấy nữa là tập quán pháp hướng tới việc xây dựng những đạo luật đồ sộ, phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp với nhiều chương mục, điều khoản trong khi đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian không có bộ máy giúp việc riêng biệt nên ĐBQH khó có thể trình được ra QH một dự án luật, pháp lệnh. Hơn nữa, để trình sáng kiến lập pháp thành công, ĐBQH còn phải thuyết phục được UBTHVQH đưa ra sáng kiến đó vào trương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kì hoặc từng năm của QH. Nhưng muốn thuyết phục được UBTVQH, ngoài việc xác lập những chính sách cơ bản của dự án luật, pháp lệnh (giông như các chủ thể trình dự án luật, pháp lệnh khác), theo tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, ĐBQH phải am hiểu luật chơi của QH. Tức là, ĐBQH phải biết cần phải tác động đến những khâu nào, quy trình nào trong toàn hệ thống để sáng kiến lập pháp của mình nhận được sự quan tâm của các ĐBQH khác và của UBTVQH. Chỉ khi nào sáng kiến lập pháp của ĐBQH được đưa vào chương trình lập pháp của QH thì những ý muốn trăn trở của ĐB mới có thể trở thành luật. Nhưng am hiểu luật chơi ở