Ngân hàng là ngành then chốt trong lĩnh vực huy động vốn đóng vai trò
chủ đạo trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Nếu như ngân hàng thương mại
hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên tục sẽ tạo đà cho nền kinh tế
phát triển. Trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nước ngoài được phép
vào hoạt động trên thị trường nước ta, cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra
vô cùng gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, ngân hàng cần
phải có một nguồn vốn đủ mạnh bởi vì vốn là tiền đề quan trọng nhất trong mọi
hoạt động của ngân hàng thương mại. Để có nguồn vốn đủ mạnh, các ngân
hàng thương mại phải thực hiện nhiều hoạt động nhằm huy động được nguồn
vốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại
Việt Nam có “thâm niên” hoạt động chưa dài, các hình thức huy động vốn còn
đơn điệu, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Quân đội cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn với hoạt động kinh
doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao
hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi
nhánh Thanh Hóa” làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh
Hóa
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 2
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU .......................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI
NHÁNH THANH HÓA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
chi nhánh Thanh Hóa .................................................................................... 6
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa ..... 7
1.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh ...................................................... 9
1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh
Thanh Hóa ................................................................................................... 12
1.4.1. Tình hình huy động vốn ...................................................................... 12
1.4.2. Tình hình sử dụng vốn ........................................................................ 19
1.4.3. Các hoạt động khác ............................................................................ 21
1.4.4. Kết quả kinh doanh ............................................................................ 23
PHẦN THỨ HAI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng TMCP
Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa ......................................................................... 25
2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền ........................................... 25
2.1.1.1. Huy động vốn nội tệ của Ngân hàng .......................................................... 25
2.1.1.2. Huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng ....................................................... 26
2.1.2. Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn ....................................... 27
2.1.3. Phân tích hoạt động huy động vốn theo đối tượng ......................................... 29
2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTMCP Quân Đội Chi nhánh
Thanh Hóa thời gian qua .................................................................................... 30
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài ............ 30
2.2.1.1. Chi phí vốn ................................................................................................ 30
2.2.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ......................................... 30
2.2.2. Những kết quả đạt được ......................................................................................... 33
2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................ 34
2.3. Giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa ....................................................... 36
2.3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của MB Thanh Hóa ............. 36
2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại MB Thanh Hóa ............... 38
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 3
2.3.2.1. Nhân tố bên trong ...................................................................................... 38
2.3.2.2. Nhân tố bên ngoài ...................................................................................... 40
2.3.3. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ... 41
2.3.3.1. Mở rộng các hình thức huy động vốn ................................................................ 41
2.3.3.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn ................................................ 43
2.3.3.3. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn ......................................................... 44
2.3.3.4. Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý ............................................. 46
2.3.3.5. Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ...................... 48
2.3.4. Một số kiến nghị .......................................................................................... 49
2.3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội .......................................... 49
2.3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................... 50
2.3.4.3.Kiến nghị đối với Chính phủ ....................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 53
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
QHKH Quan hệ khách hàng
QLTD Quản lý tín dụng
HCTH Hành chính tổng hợp
KT&DVKH Kế toán và dịch vụ khách hàng
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KHCN Khách hàng cá nhân
NSNN Ngân sách nhà nước
NHNN Ngân hàng nhà nước
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tố chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Số hiệu Tên bảng biểu Trang
Biểu 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức MB Thanh Hóa 7
Biểu 1.2 Quy mô khách hàng của MB Thanh Hóa giai đoạn 2009 –
2011
11
Biểu 1.3 Tổng nguồn vốn của MB qua các năm 2009, 2010, 2011 13
Bảng 1.1 Kết quả huy động vốn của MB Thanh Hóa giai đoạn 2009 –
2011
14
Bảng 1.2 Quy mô và cơ cấu cho vay tại MB Thanh Hóa giai đoạn
2009 – 2011
17
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa 21
Bảng 2.1 Huy động vốn nội tệ 23
Bảng 2.2 Huy động vốn ngoại tệ 25
Bảng 2.3 Huy động vốn theo kỳ hạn 26
Bảng 2.4 Huy động vốn theo đối tượng 27
Bảng 2.5 Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ 29
Bảng 2.6 Tình hình huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn 30
Bảng 2.7 Tình hình huy động và sử dụng vốn ngắn hạn 30
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng là ngành then chốt trong lĩnh vực huy động vốn đóng vai trò
chủ đạo trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Nếu như ngân hàng thương mại
hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên tục sẽ tạo đà cho nền kinh tế
phát triển. Trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nước ngoài được phép
vào hoạt động trên thị trường nước ta, cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra
vô cùng gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, ngân hàng cần
phải có một nguồn vốn đủ mạnh bởi vì vốn là tiền đề quan trọng nhất trong mọi
hoạt động của ngân hàng thương mại. Để có nguồn vốn đủ mạnh, các ngân
hàng thương mại phải thực hiện nhiều hoạt động nhằm huy động được nguồn
vốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại
Việt Nam có “thâm niên” hoạt động chưa dài, các hình thức huy động vốn còn
đơn điệu, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Quân đội cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn với hoạt động kinh
doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao
hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi
nhánh Thanh Hóa” làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Đánh giá thực trạng về công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị. Hy
vọng giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các phương thức, biện pháp huy
động vốn của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Quân Đội trên địa bàn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thực tế thông tin, số liệu, phân tích đánh giá các nguồn thông
tin. Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, phương pháp luận
khoa học gắn với thực tiễn.
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 7
5. Bố cục của đề tài
Nội dung của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận thì gồm hai phần
chính:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh
Thanh Hóa
Phần thứ hai: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 8
PHẦN THỨ NHẤT : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng TMCP Quân Đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung
của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ đạt
được trong nền kinh tế, cho phép Việt Nam chuyển thời kỳ đưa ra thực thi các
chính sách và mô hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị trường trong nền sản
xuất hàng hóa nhiều thành phần. Nhà nước chủ trương cải cách hệ thống ngân
hàng thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận và
cấp kinh doanh do các ngân hàng thương mại đảm nhận. Hoạt động của ngân
hàng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động và
phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời cũng trong thời kỳ này, Nhà
nước có chủ trương thành lập một số ngân hàng thương mại cổ phần nhằm thực
hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương mới này là sự
xuất hiện của hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần bên cạnh các ngân hàng
thương mại quốc doanh đã tồn tại khá lâu đời, góp phần vào sự phát triển
chung của thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam.
Theo quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hà Nội và giấy phép hoạt động 0054/NH-GP ngày 14/09/1994
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy phép kinh doanh số
060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày
27/12/2002), ngày 04/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức bắt đầu
đi vào hoạt động. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là nhanh chóng ổn định
hoạt động của chi nhánh về con người cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất,
triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm hoạt động là “Vững
vàng – Tin cậy”, tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng thông qua
việc tổ chức công tác tìm hiểu, tiếp cận khách hàng, tổ chức các dịch vụ tăng
tính tiện ích cho khách hàng nhất là các dịch vụ thu tiền mặt tại chỗ, xây dựng
nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán, tổ chức thảo luận trong toàn thể các
bộ công nhân viên...
Được thành lập dưới hình thức là ngân hàng thương mại cổ phần chuyên
kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là
25 tỷ đồng. Các cổ đông chủ yếu là các doanh nghiệp Quân Đội và một số thể
nhân đóng góp và thời gian hoạt động quy định trong điều lệ ngân hàng là 50
năm. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động Ngân hàng TMCP Quân Đội được coi là
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 9
một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập và được quyền tự chủ về tài chính,
chủ động kinh doanh và có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh
có trụ sở tại Số 3 – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội. Tên giao dịch là: “Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân Đội”. Tên giao dịch quốc tế là: “Military
Commerical Joint Stock Bank”. Số điện thoại: (84-4) 62661088, Fax: (84-4)
62661080. Email: info@mbbank.com.vn, Website: www.mbbank.vn
Với nhu cầu phát triển đi lên cùng với việc mở rộng mạng lưới, đưa tên
tuổi của Ngân hàng TMCP Quân Đội đến với mọi thành phần kinh tế trong xã
hội. Chính vì vậy Ngân hàng TMCP Quân Đội nắm bắt được điều đó và theo
Quyết định Số 231/QD-NHQD-HDQT do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân
hàng TMCP Quân Đội cấp ngày 08/04/2008, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã
mở rộng ra tỉnh Thanh Hóa với tên gọi “Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân Đội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch Thanh Hóa”.
Do bối cảnh kinh tế và sự phát triển của phòng giao dịch đã mang lại
doanh thu lớn cho Ngân hàng góp phần đáng kể cho việc tạo vị thế trên
thương trường của Ngân hàng. Ngày 23/10/2008 Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân Đội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch Thanh Hóa chính
thức khai trương và theo Quyết định Số 594/QD-NHQD-HDQT cấp ngày
15/12/2009 Phòng giao dịch đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép đổi
thành Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa.
Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
Đội Chi nhánh Thanh Hóa.
Tên viết tắt: MB Thanh Hóa.
Tên giao dịch: Ngân hàng Quân Đội
Trụ sở chính đặt tại: Số 253 Trần Phú - Phường Ba Đình - TP Thanh
Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.
Với tuổi đời hoạt động khá trẻ, tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh tiền tệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa đã có
những bước tiến vượt bậc trên tất cả mọi mặt. Trong những năm qua hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa đã liên tục
phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an
toàn, kết quả kinh doanh có lãi, trở thành một trong số những Ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu trên địa bàn.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh
Hóa
Khi mới thành lập Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa
chỉ có 18 người gồm có 3 phòng ban: Ban Giám đốc, Bộ phận Kế toán và Dịch
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 10
vụ khách hàng, Bộ phận Quan hệ khách hàng. Hiện nay, bộ máy tổ chức của
Chi nhánh ngoài Ban Giám đốc còn gồm 4 phòng ban khác nhau, bao gồm:
Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng, Bộ phận
Quản lý Tín dụng, Bộ phận Hành chính tổng hợp.
Biểu 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức MB Thanh Hóa
(Nguồn: Bộ phận Hành chính tổng hợp)
* Ban Giám đốc
Chỉ đạo, điều hành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa theo
chế độ một thủ trưởng, quyết định các vấn đề lớn và trực tiếp lãnh đạo tất cả các
phòng ban cấp dưới thông qua các Trưởng phòng.
* Phòng Quan hệ khách hàng
QHKH Cá nhân:
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đối với các khách
hàng là cá nhân với nhiều loại khoản vay như: ngắn han, trung và dài hạn…
ngoài ra bộ phận này còn quản lý dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế...
QHKH Doanh nghiệp:
Cũng thực hiện các nghiệp vụ như bộ phận QHKH Cá nhân nhưng với
đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý thêm
một số nghiệp vụ khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, L/C…
Bộ phận
QLTD
Ban Giám Đốc
Phòng
QHKH
Phòng
KT&DVKH
Bộ phận
HCTH
Bộ
phận
KH
DN
Bộ
phận
hỗ
trợ
Bộ
phận
KH
CN
Bộ
phận
giao
dịch
Bộ
phận
kho
quỹ
Kế
toán
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 11
Hỗ trợ tín dụng:
Thực hiện các công việc hỗ trợ, soạn thảo hợp đồng tín dụng, theo dõi
các khoản vay của khách hàng, làm các báo cáo theo yêu cầu của quản lý, kiểm
soát giải ngân.
* Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng
Bộ phận Kế toán:
Thực hiện các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán và thanh toán
của Chi nhánh. Đảm bảo Chi nhánh chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài
chính đối với NSNN và các quy định về nghĩa vụ tài chính trong hệ thống MB.
Bộ phận Giao dịch:
Thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi, tiết kiệm, thu lãi vay, giải
ngân, thanh toán và chuyển tiền tại quầy, đảm bảo lợi ích và làm hài lòng cho
khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại đơn vị.
Bộ phận Kho quỹ:
Thực hiện việc tiếp quỹ cho các giao dịch viên và nhận hoàn quỹ về cuối
ngày, đảm bảo cân quỹ, trực tiếp thu những khoản tiền lớn, thực hiện việc đóng
bó tiền và hoàn thành kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NHNN.
* Bộ phận Quản lý Tín dụng
Thực hiện quản lý món vay, giải ngân món vay, giám sát việc sử dụng
vốn sau khi cho vay, đề xuất giải pháp quản lý món vay. Nghiên cứu xây dựng
chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính
sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín
dụng khép kín. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc
thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
* Bộ phận Hành chính Tổng hợp
Thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính nhân sự. Đảm bảo hỗ
trợ kịp thời về nguồn lực, phương tiện lao động, phương tiện kỹ thuật và các hỗ
trợ về mặt hành chính khác đối với các bộ phận còn lại của Chi nhánh.
1.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh
Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên trong Chi
nhánh là 51 cán bộ. Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các
phòng như sau:
+ Ban Giám đốc: 01 cán bộ
+ Phòng Quan hệ khách hàng: 16 cán bộ
+ Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng: 11 cán bộ
+ Bộ phận Quản lý Tín dụng: 03 cán bộ
+ Bộ phận Hành chính tổng hợp: 05 cán bộ
Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: 49B2 - TCNH 12
+ Phòng giao dịch Phan Chu Trinh: 07 cán bộ
+ Phòng giao dịch Lê Hữu Lập: 08 cán bộ
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2011)
Về trình độ cán bộ trong Chi nhánh: đại học 48 người, trung cấp 1
người và 2 lao động phổ thông (lái xe, tạp vụ).
Qua đó, chúng ta có thể thấy số lượng nhân viên có trình độ Đại học
chiếm đa số (94%). Chất lượng nguồn nhân lực được Chi nhánh quan tâm hàng
đầu, nó ảnh hưởng trực tiếp và là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của
Chi nhánh. Chi nhánh đã có sự chọn lọc kĩ càng về trình độ cũng như những
hiểu biết, kĩ năng của các ứng cử viên để có thể xây dựng một đội ngũ nhân lực
tận tâm, chuyên nghiệp phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Ngày 22/12/2011, Chi nhánh mới thành lập thêm một phòng giao dịch
trên đường Lê Hữu Lập. Đến nay, Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh
Thanh Hóa gồm có 1 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch loại I.
- Trụ sở chính: 253 Trần Phú – Ba Đình – TP Thanh Hóa
Điện thoại : 0376 255 499, Fax : 0376 255 497
- Phòng giao dịch số 1: Lô 15 – Khu nhà ở Thương Mại – Phan Chu Trinh –
Điện Biên – TP Thanh Hóa
Điện thoại : 0376 253 068, Fax : 0376 253 069
- Phòng giao dịch số 2: 41 – 43 Lê Hữu Lập – Lam Sơn – TP Thanh Hóa
Điện thoại: 0376 252 711 – 0376 252 714 , Fax : 0376 252 713
Chức năng, nhiệm vụ của 2 Phó Giám đốc: Tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ của Phòng giao dịch, thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách
hàng theo đúng quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám
đốc Ngân hàng TMCP Quân đội và hướng dẫn của Ban giám đốc Chi nhánh.
Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng giao
dịch.
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân
Đội đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy Chi
nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí,
trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường lân cận nơi Chi nhánh
đóng trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện