Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: - Thứ nhất: ODA không phải là vốn cho không, nó vừa mang lại lợi ích cho quốc gia nhận viện trợ,vừa gây ra những tổn thất nếu không biết sử dụng hợp lý và hiệu quả cũng như tránh được các lợi ích bị đánh đổi với nước viện trợ. - Thứ hai: Trong những năm qua, Nhật Bản liên tiếp là quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam nhiều nhất, trong đó, một trong những nguyên nhân phải kể đến là do chúng ta sử dụng ODA tương đối hiệu quả. - Thứ ba: tuy rằng có sử dụng hiệu quả, song, chúng ta vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng ODA của Nhật. Do vậy, phải xem xét và khăc phục. - Thứ tư: Việc sử dụng ODA thế nào cho hợp lý là quan trọng, song chuẩn bị cho thời kỳ "hậu ODA" cũng cần được lưu tâm đúng mức.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA NHẬT TẠI VIỆT NAM. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA Sự cần thiết ODA là nguồn vốn quốc tế cần thiết cho các quốc gia đang phát triển. Chính phủ sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và đương nhiên phải có kế hoạch trả nợ trong tương lai. Vì vậy, nguồn vốn ODA nhất thiết phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới đầu những năm 1990, việc đánh giá hiệu quả của các dự án viện trợ nước ngoài cho các nước nghèo ở Châu Phi cho thấy hầu như tất cả các dự án đều có hiệu quả và đạt được các tiêu chí đề ra ban đầu. Tuy nhiên, để kết luận tổng quát rằng các nước này đã sử dụng vốn ODA một cách có hiệu quả thì hầu như tất cả các chuyên gia đều do dự, vì với một lượng ODA khá lớn đổ vào các nước nghèo ở Châu Phi trong những năm 1960 và 1970 mà kinh tế các nước này không tăng trưởng, tỷ lệ đói nghèo không giảm…các chỉ số xã hội ít được cải thiện. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA của một nước hoặc một ngành một dự án trước hết ta phân loại các hình thức đánh giá hiệu quả từ đó có cách nhìn toàn diện hơn, chuẩn xác hơn về các kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA Theo phạm vi đánh giá. Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm “vĩ mô” và “vi mô”. + Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vĩ mô: Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu chính dùng để đánh giá là: Tăng trưởng GDP; Tăng mức GDP trên đầu người; Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi bình quân...; Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành, chúng ta cũng dựa trên sự phát triển của toàn ngành, các chỉ tiêu chính phản ánh sự tăng trưởng của ngành trong kỳ đánh giá. + Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vi mô: Đánh giá vi mô là đánh giá khách quan một chương trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thực hiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu...) và những thành quả của dự án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án, số đối tượng hưởng lợi của dự án...). Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánh giá các kết quả thực hiện của dự án có đạt được theo các mục tiêu ban đầu đã đề ra/ký kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay không. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương trình/dự án như được định nghĩa trong "Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí: - Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ. Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra. -Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một chương trình/dự án. Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết quả đạt được trên thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu có). - Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính – liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/dự án sử dụng ít nguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi. Hay nói cách khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, đề thấy được quy trình thực hiện chương trình/dự án đã là hợp lý nhất chưa. Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút rađược những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất. - Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện dự án/chương trình tạo ra. Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi đó mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh. - Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường. Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không? Khi đánh giá hiệu quả của một chương trình/dự án xét theo 05 tiêu chí này thì cần phải trả lời những câu hỏi sau: Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA Tiêu chí  Các câu hỏi chính   Phù hợp  Chương trình/dự án có nhất quán với các mục tiêu chiến lược của quốc gia? Có thể thay đổi họat động của chương trình/dự án đó để làm nó phù hợp hơn với các mục tiêu chiến lược quốc gia? Chương trình/dự án đó có còn đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng? Phạm vi và cách thức tiếp cận của dự án có phù hợp hay không? Sự thay đổi của dự án sau khi triển khai có phù hợp với phạm vị ban đầu của dự án hay không? Những thay đổi trong thời gian tới như môi trường kinh tế, chính sách ... có ảnh hưởng đến tính phù họp của dự án hay không?   Hiệu quả  Có đạt được mục tiêu dự kiến không? Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của dự án? Có đạt được mục tiêu khi chương trình/dự án kết thúc không? Có kết quả đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục tiêu của dự án không? Liệu có thể giảm sản phẩm đầu ra mà không làm ảnh hưởng đến việc đạt kết quả của dự án không?   Hiệu suất  Có thể giảm số lượng yếu tố đầu vào đến mức nào nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra? Các yếu tố đầu vào có được sử dụng một cách phù hợp/đúng đắn để đạt được các mục tiêu đề ra hay không? Các mục tiêu của dự án có đạt được một cách đầy đủ hay không? Những nhân tố thúc đẩy và cản trở việc đạt được mục tiêu của dự án?   Tác động  Có tác động tiêu cực nào không – nếu có, liệu có thể làm giảm thiểu những tác động này? Có tác động tích cực nào không – nếu có, liệu có thể tối đa hóa những tác động này? Dự án đã có những đóng góp gì đến việc đạt được mục tiêu dài hạn của quốc gia? Chương trình/dự án có tác động thế nào đến việc phát triển chính sách trong lĩnh vực dự án thực hiện? Những tác động này có tích cực hay không? Dự án có tác động gì đến kinh tế/xã hội như: tạo công an, việc làm, giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ, tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực đối tác... Những tác động này có tích cực không? Những tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên nơi dự án thực hiện? Nếu là những tác động tiêu cực thì có được lường trước ngay trong giai đoạn đầu thực hiện dự án hay không? Những tác động của dự án đối với việc nâng cao và cải tiến công nghệ trong khu vực dự án triển khai?   Bền vững  Liệu các tổ chức của Việt Nam tham gia vào các chương trình/dự án ODA này có tiếp tục các họat động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc hay không? Liệu những cộng đồng tham gia vào dự án có tiếp tục các họat động một cách độc lập khi dự án kết thúc hay không? Có thể thay đổi những họat động nào để tăng cường tính bền vững của dự án? Kết quả thực hiện dự án có được hoạt động và duy trì một cách thích hợp khi dự án kết thúc không? Các điều kiện để duy trì hoạt động của dự án có phù hợp không như cơ cấu tổ chức, nhân lực, kỹ năng, trang thiết bị....? Nguồn lực tài chính trong tương lai để duy trì các hoạt động của dự án có đầy đủ không? Bên cạnh các nguồn lực tài chính của các tổ chức, có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hay không?   Theo thời điểm đánh giá Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Công tác đánh giá định kỳ được tiến hành theo 04 giai đoạn chủ yếu sau: Bảng 1.2: Mối quan hệ về thời điểm đánh giá dự án Theo thời kỳ  Các câu hỏi chính   Đánh giá đầu kỳ  Dự án được thiết kế có phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai dự án hay không? Công tác chuẩn bị, xây dựng dự án đã được thực hiện tốt hay chưa như vấn đề chuẩn bị vốn, vấn đề giải phóng mặt bằng...?   Đánh giá giữa kỳ  Tiến độ thực hiện dự án có thể hoàn thành theo mục tiêu đề ra hay không? Nguyên nhân nào làm cho dự án không theo đúng tiến độ? Các giải pháp gì cần thực hiện để đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án? Có cần điều chỉnh gì trong văn kiện/thỏa thuận của dự án để đảm bảo dự án đạt được tiến độ đề ra hay đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế?   Đánh giá cuối kỳ  Dự án có đạt được mục tiêu như đề ra trong văn kiện hay không? Việc thực hiện dự án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì để làm cơ sở cho việc đưa ra những đề xuất, lưu ý khi thực hiện những chương trình/dự án tiếp theo?   Đánh giá tác động  Dự án có tính bền vững hay không? Có tác động gì đến môi trường kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án hay không? Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội như đặt ra ban đầu hay không?   Mối quan hệ giữa kiểu đánh giá và các tiêu chí.  Thông tin để đánh giá Để có thể đánh giá hiệu quả của dự án ODA điều quan trọng là phải tổ chức và thu thập được các nguồn thông tin về dự án. + Nguồn thông tin thứ nhất: Rất nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc đánh giá dự án được thể hiện trong báo cáo định kỳ về việc thực hiện dự án, báo cáo hoàn thành dự án, Hệ thống thông tin quản lý (MIS) do Ban quản lý dự án chuẩn bị sau khi dự án kết thúc. Đó là các thông tin về tiến độ thực hiện dự án, chi phí thực tế so với nghiên cứu khả thi, các chỉ số về kết quả dự án, các yếu tố phát sinh ngoài dự kiến... + Nguồn thông tin thứ hai: Thu thập thông tin qua khảo sát và nghiên cứu dưới dạng câu hỏi và trả lời được gửi đến từ cơ quan, cá nhân liên quan đến dự án, đặc biệt là những người hưởng lợi từ dự án. Bằng cách này cán bộ đánh giá dự án có thể thu thập được các thông tin liên quan đến các chỉ số tác động, chỉ số ảnh hưởng của dự án. Tuy nhiên, ở đây cần nói thêm rằng, đa số các dự án sau khi hoàn thành chưa thể đo ngay được hiệu quả. Vì vậy, theo kinh nghiệm của các nước việc đánh giá hiệu quả sau dự án thường được tiến hành 03 đến 05 năm sau khi dự án hoàn thành. + Nguồn thông tin khác:Để có thể kiểm chứng tính xác thực của các thông tin, cơ quan đánh giá có thể cử đoàn đánh giá xuống hiện trường dự án để xem xét tại chỗ kết quả và ảnh hưởng của dự án. Hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản Các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện cung cấp ODA tại Nhật Bản Trong công tác tổ chức thực hiện cung cấp ODA hiện nay của Nhật Bản, việc xây dựng chính sách hợp tác phát triển được giao cho 4 bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương và Công nghiệp, và Bộ Kế hoạch kinh tế. Bốn bộ này tiếp nhận khoảng 95% tổng ngân sách ODA và 5% còn lại được giao cho 14 bộ và cơ quan khác tuỳ theo các lĩnh vực của từng dự án, mà các Bộ này hoạt động mang tính chất cố vấn trong việc xây dựng chính sách ODA. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý vốn vay song phương. Việc thực hiện chương trình vay vốn song phương được giao cho JBIC - được hình thành trên cơ sở sát nhập giữa OECF và JEXIM từ 1/10/1999 và có các chức năng thay thế cho OECF và JEXIM. Hiện nay, JBIC là cơ quan chính điều hành vốn vay, chiếm gần một nửa tổng ODA Nhật Bản. JBIC sẽ hoạt động trong các lĩnh vực: - Tài trợ cho xuất nhập khẩu, kinh doanh ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản. - Tham gia các hoạt động tài trợ ngoài ODA do JEXIM đang tiến hành. - Tài trợ cho các hoạt động hợp tác kinh tế ở nước ngoài với mục đích phát triển kinh tế xã hội ở các nước và khu vực đang phát triển. Đối với viện trợ không hoàn lại, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm soạn thảo chính sách về viện trợ không hoàn lại trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn của Văn phòng ngân sách Bộ Tài chính và JICA, trực thuộc Bộ Ngoại giao là cơ quan đứng ra tổ chức việc thực hiện viện trợ không hoàn lại. Bộ Ngoại thương và Công nghiệp, và Bộ Kế hoạch kinh tế chịu trách nhiệm phối hợp giữa ODA với FDI của Nhật Bản, phát triển hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước. Ngoài ra, một cơ quan hợp tác phát triển quan trọng khác của Nhật Bản là Keidanren, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận. Với số vốn do khoảng 100 công ty tư nhân lớn nhất Nhật Bản và JBIC đóng góp, Keidanren, thông qua JAIDO, cung cấp vốn trực tiếp cho các dự án ở các nước đang phát triển. ODA song phương ODA song phương bao gồm các hoạt động hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ Nhật Bản cho Chính phủ nước tiếp nhận. ODA song phương được chia làm 2 loại: ODA không hoàn lại và tín dụng ODA. ODA không hoàn lại: Hầu hết các hoạt động ODA không hoàn lại được Chính phủ Nhật Bản thực hiện thông qua JICA, gồm viện trợ chung và hợp tác kỹ thuật. - Viện trợ chung là khoản hỗ trợ tài chính không yêu cầu hoàn trả của Nhật Bản cho các nước đang phát triển nhằm thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Viện trợ không hoàn lại chung là yếu tố quan trọng của ODA Nhật Bản, là dạng hỗ trợ có chất lượng cao nhất. Chất lượng của viện trợ thay đổi tỉ lệ thuận với khối lượng viện trợ. Hình thức này bao gồm hoạt động cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án chung, phát triển ngư nghiệp, các hoạt động văn hóa, hỗ trợ lương thực và tăng khả năng sản xuất lương thực, cứu trợ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai... - Hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản gồm các hình thức sau: + Chương trình đào tạo kỹ thuật: Đóng góp cho phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nước tiếp nhận tại Nhật Bản hoặc nước thứ ba. Ngoài ra, còn có chương trình mời thanh niên ASEAN và các nước đến Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa với thanh niên Nhật Bản. + Cử chuyên gia Nhật Bản hoặc chuyên gia của nước thứ 3 sang công tác tại nước tiếp nhận với mục tiêu chuyển giao công nghệ và kiến thức của chuyên gia tới các cán bộ của nước tiếp nhận, qua đó, giúp cho công nghệ Nhật Bản có chỗ đứng trong các nước đang phát triển. + Cung cấp trang thiết bị, chú ý đến mối quan hệ giữa “phần cứng” và “phần mềm” nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển giao và phổ biến công nghệ, đào tạo cán bộ. + Cử các tình nguyện viên Nhật Bản (thuộc JOVC) từ 20 đến 40 tuổi sang các nước đang phát triển trong thời gian hai năm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và đào tạo nhân lực nước tiếp nhận. Chương trình này cũng góp phần tăng sự hiểu biết lẫn nhau, thiết lập quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. + Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án: Đây là sự phối hợp 3 hình thức hợp tác kỹ thuật trọn gói, gồm đào tạo kỹ thuật tại Nhật Bản, cử chuyên gia và cung cấp máy móc thiết bị. Các dự án dạng này thường được thực hiện trong khoảng 3-5 năm, qua đó các kiến thức chuyên môn của Nhật Bản được áp dụng và chuyển giao cho các nước đối tác và có thể được phổ biến rộng rãi sau khi dự án kết thúc. + Nghiên cứu phát triển: Đây là hình thức Chính phủ Nhật Bản cử các đoàn khảo sát nghiên cứu phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan nước tiếp nhận chuẩn bị các Quy hoạch tổng thể, Báo cáo khả thi, Thiết kế chi tiết, nhằm hỗ trợ việc hoạch định các dự án phát triển cấp bách và ưu tiên cao. Tín dụng ODA: Đây là khoản tín dụng trực tiếp của Chính phủ Nhật Bản dành cho nước tiếp nhận để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các tiêu chuẩn của DAC và OECD. Việc cung cấp tín dụng ODA Nhật Bản ngày nay được thực hiện thông qua JBIC. Tín dụng ODA Nhật Bản có thể được chia làm 2 nhóm chính: Tín dụng dự án và Tín dụng phi dự án - Tín dụng dự án, bao gồm: + Tín dụng dự án thông thường: Đây là dạng tín dụng ODA cơ bản, được cung cấp với mục đích mua sắm thiết bị, máy móc; xây dựng các công trình dân sự; dịch vụ tư vấn và các nhu cầu khác đối với dự án. Ngoài ra còn có hình thức đồng tài trợ: được cấp trong trường hợp nhu cầu vốn đâu tư cho một dự án lớn vượt quá khả năng của JBIC thì có thể dùng hình thức đồng tài trợ cùng với các nhà tài trợ khác. + Tín dụng thiết kế dự án: Đây là khoản tín dụng được cung cấp để tiến hành các dịch vụ cần thiết trước khi thực hiện dự án như công tác lập dự án, công tác chuẩn bị đấu thầu... + Tín dụng hai bước: Đây là khoản tín dụng được thực hiện thông qua cơ quan tài chính nước tiếp nhận, đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển. - Tín dụng ODA phi dự án, bao gồm: + Tín dụng hàng hóa: Đây là loại tín dụng được cấp cho các nước đang phát triển bị thiếu hụt dự trữ ngoại tệ nhằm giúp các nước này có thể nhập khẩu hàng hóa, ổn định nền kinh tế. + Tín dụng điều chỉnh cơ cấu: Đây là loại tín dụng được cung cấp để các nước đang phát triển thực hiện cải cách kinh tế theo định hướng thị trường. + Tín dụng nghành: Đây là loại tín dụng hàng hóa hỗ trợ phát triển một nghành cụ thể của nước nhận. ODA đa phương Đây là hình thức đóng góp tài chính hoặc kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản cho các tổ chức quốc tế đa phương như UNDP, UNHCR,... và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB ... với mục tiêu góp phần thúc đẩy ổn định và phát triển tại các nước đang phát triển. Đóng góp cho các tổ chức đa phương thường được thực hiện dưới dạng hợp tác kỹ thuật trong khi đóng góp cho các tổ chức tài chính quốc tế ở dạng tài chính Chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC, cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản tháng 7/2011 đạt 907 triệu USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỉ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2011.Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ, chiếm 26,9% trong tổng kim ngạch.  Trong 7 tháng đầu năm 2011, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản có tốc độ tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam.doc
  • pdfbai lam.pdf
Luận văn liên quan