Sau 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trước ngưỡng cửa của sự hội nhập, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội là sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh té quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng, nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã đạt mức cao song tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, đồng nội tệ ngày càng mất giá . Điều này đòi hỏi Nân hàng Nhà nước Việt Nam phải có một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với những nhận định trên, em quyết định lựa chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập". Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Xem xét việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, em đã áp dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phân tích vi mô
- Phân tích vĩ mô
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thông kê
Đề án này được kết cấu thành 3 chương
Chương I: Lý luận về chính sách tiền tệ
Chương II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong xu thế hội nhập.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trước ngưỡng cửa của sự hội nhập, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội là sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh té quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng, nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã đạt mức cao song tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, đồng nội tệ ngày càng mất giá ... Điều này đòi hỏi Nân hàng Nhà nước Việt Nam phải có một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với những nhận định trên, em quyết định lựa chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập". Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Xem xét việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, em đã áp dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phân tích vi mô
- Phân tích vĩ mô
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thông kê
Đề án này được kết cấu thành 3 chương
Chương I: Lý luận về chính sách tiền tệ
Chương II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Trong quá trình thực hiện đề án, do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, việc thu thập tài liệu chưa nhiều, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được cô giáo xem xét và chỉ bảo.
Sau cùng, em xin phép được dành những lời trân trọng nhất để bày tỏ sự biết ơn tới cô giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 Một số khái niệm
Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà NHNN tác động vào nền kinh tế để điều khiển mức cung tiền nhằm đảm bảo các mục tiêu của Nhà nước.
Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Có hai loại hình chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động để làm giảm lượng tiền cung ứng khi nền kinh tế quá nóng, tốc độ tăng trưởng quá cao, lạm phát cao. Đây chính là chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Chính sách tiền tệ nưói lỏng: Với chính sách này NHNN sẽ cung thêm tiền cho nền kinh tế, tăng lượng tiền cho luu thông để khuyến khích đầu tư, gia tăng sản lượng, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Ở mối quốc gia chính sách tiền tệ do NHNN vạch ra và đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính.
Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một “tứ giác thần kỳ” ứng với một tốc độ lạm phát 1 – 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 – 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 – 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này.
1.2 Vị trí và nhiệm vụ của chính sách tiền tệ
1.2.1 V ị trí
Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở đó bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước, bên cạnh chínhớách tài khoá, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…
NHNN sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn.
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của NHNN. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của NHNN. Các hoạt động khác của NHNN đều nhằm thực thi chính sách tièn tệ đạt được các mục tiêu của nó.
1.2.2 Nhiệm vụ
Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ. Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thé giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho NHNN. Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do một cơ quan khác, nhưng thực hiện chính sách tiền tệ vẫn là NHNN. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, NHNN cần được độc lập ở một mức độ nhất định với Chính phủ.
1.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia
1.3.1 Kiểm soát lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian. Khi lạm phát ở mức độ cao (lạm phát phi mã, siêu lạm phát) thì sẽ dẫn tới phân phối lại thu nhập và của cải giữa các tầng lớp giai cấp khác nhau. Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì người mất là những người đang nắm giữ các tài sản danh nghĩa, còn người được là những người có các khoản nợ tính theo các giá trị danh nghĩa. Khi lạm phát tăng lên ở mức độ cao, thu nhập thực tế của dân cư sẽ giảm, đời sống nhân dân lao động giảm sút, lạm phát cao còn gây ra hiện tượng đầu tư tích trữ hàng hoá và hiện tuợng chuyển tiền sang các loại hàng hoá khác, làm cho cầu về hàng hoá tăng (gồm cả cầu giả tạo) dẫn tới mất cân đối cung cầu và giá cả hàng hoá tăng lên, làm cho lạm phát tăng càng cao và dễ bị rơi vào vòng xoáy lạm phát nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.
Còn khi lạm phát ở mức độ vừa phải (lạm phát dự tính), thường là dưới 10% thì nó không có tác động tiêu cực mà còn là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thực chất của việc kiểm soát lạm phát là chấp nhận sự biến động với một biên độ cho phép. Còn khi lạm phát ở mức cao thì NHNN sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đẻ làm giảm mức cung ứng tiền, giảm lạm phát.
Như vậy, nhiệm vụ của NHNN là kiểm soát lạm phát tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thuờng, đảm bảo đời sống cho người lao động
1.3.2 Ổn định giá trị đồng bản tệ
Kiểm soát lạm phát được biều hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội, giá trị đối ngoại của đồng tiền. Giá trị đối nội và giá trị đối ngoại củat đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước và ổn định tỷ giá hối đoái.
Trong nền kinh tế mở, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nước tuỳ theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế.
Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt khi bán cho nước ngoài. Như vậy sẽ gây trở ngại trong nước về xuất khẩu, bất lợi cho những chuyển dịch ngoại tệ từ nuớc ngoài vào trong nước. Khi đó khối lượng dự trũ ngoại hối dễ bị xói mòn.
Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (đồng bản tệ có giá trị thấp so với ngoại tệ) có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu tương đối đắt, hàng xuất khẩu tương đối rẻ hơn.
Như vậy một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều dẫn tới những tác động kép tích cực và tiêu cực. Do đó nhiệm vụ của NHNN là sử dụng những công cụ, chính sách của mình, can thiệp, giữ cho tỷ giá không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế quốc dân trong nuớc.
1.3.3 Tạo việc làm và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp
Những người trong lực lượng lao động khi không có việc làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mỗi quốc gia có nền kinh tế thị truờng cho dù quốc gia đó là phát triển, đang phát triển hay kém phát triển.
Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, sản xuất sút kém các nguồn lực không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển, tác hại của thât nghiệp là rất rõ ràng. Thất nghiệp luôn gắn liền với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, làm xói mòn lối sống lành mạnh …
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp chứ không phải là làm cho thất nghiệp bằng không mà ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công. Trong thực tế có một số người thất nghiệp có lợi cho nền kinh tế. Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đang tìm việc làm. Hoặc một số nguời lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như học tập hay du lịch … và khi họ quyết định gia nhập trở lại thị truờng lao động, họ phải mất một thời gian đẻ tìm đúng công việc mà họ mong muốn.
Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ của NHNN nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ, tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xutấ, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghọêp và Nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
1.3.4 Ổn định và tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này. Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại.
1.3.5 Các mục tiêu trung gian
Trong nền kinh tế thị trường NHNN phải xác định các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tề, nhằm đạt đến các mục tieu cuối cùng của chính sách này. Bởi lẽ, NHNN sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể xét đoán nhanh chóng tình hình thực hiện hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng hơn là chờ cho đến khi nhìn thấy kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó.
Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là các khối tiền tệ M1, M2, M3, L. Đây là mục tiêu mang tính định hướng, chúng có thể đo lường kiểm soát đuợc và có thể đoán trước được tác động của chúng với việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
M1 bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng
M2: bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
M3: bao gồm M2 cộng với các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác.
Khối tiền tệ L: bao gồm M3 và các loại giấy tờ có giá trong thanh toán.
Bằng việc tăng giảm các khối lượng tiền tệ NHNN góp phần đến tác đông tăng, giảm tổng cung và tổng cầu tiền tệ của xã hội. Đồng thơi NHNN cũng có thể sử dụng công cụ lãi suất để tác động đến sự tăng giảm khối luợng tiền tệ, từ đó tác động đến tổng cung và tổng cầu của xã hội.
1.4 Cơ cấu chính sách tiền tệ
Trong nền kinh tế thị truờng, chính sách tiền tệ bao gồm ba thành phần cơ bản gắn với ba kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông đó là chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối và chính sách đối với ngân sách Nhà nước.
1.4.1 Chính sách tín dung
Thực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
1.4.2 Chính sách ngoại hối
Nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoại, phục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng việc làm trong xã hội.
1.4.3 Chính sách đối với ngân sách Nhà nước
Chính sách này nhằm đảm bảo cung ứng phương tiện thanh toán cho Chính phủ trong trường hợp ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức cung ứng tối ưu là NHNN cho ngân sách Nhà nước vay theo kỳ hạn nhất định. Dần dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách
1.5 Quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng trong quá trinh thực hiện chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hoá một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu một cách độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên, có nơi có lúc, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu. Điều thường gặp và dễ thấy nhất là sự mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp. Tuy vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
1.6 Các công cụ của chính sách tiền tệ
1.6.1 Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM)
NVTTM là hoạt động NHNN mua bán các giấy tờ có giá với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHNN, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này từ đó làm thay đổi mức cung tiền.
Trên thị trưởng mở NHNN chủ yếu mua bán trái phiếu của Chính phủ. Bằng cách mua trái phiếu NHNN làm tăng khối dự trữ của NHTM. Khi đó, NHTM có thể mở rộng khả năng cho vay gấp bội lần tuỳ theo mức dự trữ bắt buộc. Hơn nữa việc NHNN mua trái phiếu với lãi suất thấp góp phần tăng cung tín dụng từ đó làm lãi suất tín dụng hạ thấp, kích thích các doanh nghiệp đi vay. Đây cũng là một cách gia tăng khối tiền tệ. NVTTM là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ, và là nguồn chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ.
Có hai loại NVTTM là NVTTM chủ động nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiền tệ; NVTTM thụ động nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ.
NVTTM có những ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm
NVTTM linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào.
NVTTM dễ dàng được đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành NVTTM, NHNN có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó.
NVTTM có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây ra những chậm trễ về mặt hành chính.
- Nhược điểm: đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển và chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng.
1.6.2 Công cụ chiết khấu
Nghiệp vụ vủa NHTM là kinh doanh tiền tệ, tức là nhận tiền gửi và cho vay phần lớn tiền gửi đó. Nhưng không phải lúc nào hoạt động của ngân hàng cũng thuận lợi. Có những lúc người gửi tiền đến rút tiền quá nhiều, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng kẹt vốn. Những trường hợp ào ạt rút tiền thường xảy ra theo những chu kỳ kinh tế. Do đó nhiều ngân hàng khó tránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả, do đó nều không có NHNN, ngân hàng trung gian sẽ rất nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng phá sản. Chính vào những lúc khó khăn đó, NHTM sẽ tìm mọi cách để có được vốn để chi trả, có thể là đi vay, và người cho vay cuối cùng của NHTM chính là NHNN.
NHNN sẽ cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiét khấu (tái chiết khấu) các thương phiếu. Khi chấp nhận chiết khấu tức là NHNN đã làm tăng khối tiền tệ. Thông qua lãi suất tái chiết khấu, NHNN có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền
Chiết khấu và tái chiết khấu có những ưu đểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm
Các khoản cho vay của NHTM đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá. Do nó có khả năng tự thanh toán.
Có tính chất tích cực hơn biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tác động của quy luật cung cầu
- Nhược điểm
NHNN bị thụ động do yếu tố chủ động đi vay hay không nằm ở NHTM
Yếu tố chính trị trong lãi suất chiết khấu quá lớn. Việc áp đặt một lãi suất chiết khấu chịu yếu tố chủ quan của NHNN rất lớn, nó có thể đưa ra một lãi suất chiết khấu không phù hợp với lãi suất thị trường khi NHNN bị phụ thuộc nhiều vào Chính phủ.
1.6.3 Dự trữ bắt buộc
NHNN được giao quyền bắt buộc các ngân hàng trung gian phải ký gửi tại NHNN một phần của tổng số tiền gửi mà ngân hàng trung gian nhận được từ dân cư và các thành phần kinh tế theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gửi đó được gọi là dự trữ bắt buộc và tỷ lệ phần trăm mà NHNN quy định như trên gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm:
Giới hạn khả năng thương mại của ngân hàng trung gian, tránh được trường hợp ngân hàng này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể gây hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hàng tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.
Việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian ở NHNN còn là một phương tiện để NHNN có thêm quyền lực để điều khiển hệ thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của ngân hàng trung gian đối với NHNN.
Duy trì khả năng thanh toán của các ngân hàng trung gian trong những trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng ngân hàng.
1.6.4 Kiểm soát hạn mức tín dụng
Chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tối đa cấp cho những ngành mà Nhà nước không muốn phát triển nữa, ngược lại, ưu đãi những ngành hoạt động được coi như ưu tiên, cần yểm trợ tín dụng mạnh hơn. Nếu không có chính sách kiểm soát tín dụng chọn lọc, NHNN sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, xí nghiệp nuớc ngoài, mua bán chứng khoán, ít chú trọng tới những ngành hoạt động có lợi ích xã hội.
Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHNN quy định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Việc ấn định hạn mức tín dụng có ưu điểm là giúp NHNN quản lý điều tiết được lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế khi các công cụ truyền thống không hiệu quả. Nhược điểm của công cụ này là tổng dư nợ thực tế của NHTM là không bằng hạn mức tín dụng mà NHNN quy định từ trước. Làm giảm bớt động lực cạnh tranh giữa NHTM vì các NHTM hoạt động tốt khi sử dụng hết hạn mức tín dụng cũng không thể huy động vốn được thêm trong khi các NHTM hoạt động kém vẫn được huy động vốn vì chưa hết hạn mức.
1.6.5 Quản lý lãi suất của các NHTM
Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông.
Để lãi suất đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu thì việc hình thành lãi suất phải tuân thủ các nguyên tắc