Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế đã và đang trởthành một trong
những xu thếkhách quan của sựphát triển kinh tếthếgiới. Sựphát triển mạnh
mẽvềkhoa học, công nghệcùng với sựra đời của các thểchếtoàn cầu và khu
vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tếhoá nền kinh tếthếgiới.
Quá trình toàn cầu hoá không chỉtrong lĩnh vực thương mại mà còn cả
trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tưcũng nhưcác lĩnh vực văn
hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độkhác nhau.
Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang mởra những cơhội và tạo điều kiện cho
các dân tộc trên thếgiới khai thác tối đa những lợi thếso sánh của mình đểtăng
trưởng kinh tếvà phát triển xã hội. Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế
cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay
gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế đểkhông bịgạt ra ngoài lề
của sựphát triển, các nước đều phải nỗlực hội nhập vào xu thếchung đó và tăng
cường sức cạnh tranh kinh tế.
Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tếkhông
chỉlà sựquan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổchức mà còn đối với mỗi cá nhân
chúng ta. Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện đường lối mởcửa, đổi mới và
hội nhập với nền kinh tếkhu vực và toàn cầu. Với phương châm "đa dạng hoá,
đa phương hoá quan hệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cảcác
nước trong cộng đồng thếgiới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việt
Nam đã thiết lập các quan hệthương mại, đầu tư, dịch vụvà khoa học kỹthuật
với tất cảcác nước, tích cực tham gia vào các tổchức, diễn đàn kinh tếthếgiới
và khu vực. Vì vậy, vấn đềnâng cao khảnăng hội nhập của nền kinh tếnước ta
hiện nay đang là vấn đềlý luận và thực tiễn nóng bỏng.
Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành
trong nước và ngoài nước đềcập đến vấn đềnày. Đây là vấn đềrộng lớn và
phức tạp, có cảnhững nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập
nhau.
Thông qua những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã được
lĩnh hội trong nhà trường, trong khuôn khổbáo cáo của mình, em xin phép được
trình bày tóm tắt về đềtài: "Nâng cao khảnăng hội nhập của nền kinh tếViệt
Nam trong xu thếtoàn cầu hoá". Nội dung của báo cáo được trình bày trong 3
chương
Chương I: Khái quát vềtoàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Những kinh
nghiệm thực tiễn vềnâng cao khảnăng hội nhập của một số
nước trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế.
Chương II: Tiến trình hội nhập kinh tếquốc tếcủa Việt Nam. Những vấn đề
đặt ra.
Chương III: Mục tiêu, phương hướng và những giải pháp cơbản nhằm
nâng cao khảnăng hội nhập kinh tếquốc tếcủa nền kinh tếViệt
Nam.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong
những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh
mẽ về khoa học, công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu
vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.
Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn cả
trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn
hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau.
Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho
các dân tộc trên thế giới khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình để tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế
cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay
gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế để không bị gạt ra ngoài lề
của sự phát triển, các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng
cường sức cạnh tranh kinh tế .
Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không
chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân
chúng ta. Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới và
hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với phương châm "đa dạng hoá,
đa phương hoá quan hệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việt
Nam đã thiết lập các quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ và khoa học kỹ thuật
với tất cả các nước, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới
và khu vực. Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế nước ta
hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng.
Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành
trong nước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Đây là vấn đề rộng lớn và
2
phức tạp, có cả những nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập
nhau.
Thông qua những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã được
lĩnh hội trong nhà trường, trong khuôn khổ báo cáo của mình, em xin phép được
trình bày tóm tắt về đề tài: "Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt
Nam trong xu thế toàn cầu hoá". Nội dung của báo cáo được trình bày trong 3
chương
Chương I: Khái quát về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Những kinh
nghiệm thực tiễn về nâng cao khả năng hội nhập của một số
nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những vấn đề
đặt ra.
Chương III: Mục tiêu, phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt
Nam.
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỘI
NHẬP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ.
I. NHẬN THỨC VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
1. Nhận thức chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế .
a) Toàn cầu hoá.
Ngày nay toàn cầu hoá mà trước hết và về thực chất là toàn cầu hoá kinh
tế đang trở thành một xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế hiện đại. Hiện nay tuy
có rất nhiều những quan niệm không giống nhau về toàn cầu hoá kinh tế nhưng
có thể thấy nét chung nhất là thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động
kinh tế hiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nước, mang tính toàn cầu. Có
thể hiểu toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế
giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực
lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật mạnh mẽ và sự phân công
hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng
tăng.
Mặc dù vậy, toàn cầu hoá kinh tế vẫn ở trong giai đoạn đầu. Lĩnh vực the
chốt hợp tác toàn cầu hoá kinh tế vẫn chỉ là mậu dịch, tự do lưu thông nguồn
vốn và sức lao động còn là vấn đề trong tương lai.
b) Hội nhập quốc tế.
Hiện nay người ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là một vấn đề
thời sự. Các nước đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhất trong nội
bộ rằng hội nhập là cần thiêts, phù hợp với xu thế chung, nhất là tham gia WTO
sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.
4
- Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là
mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế,
mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong
quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội
tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.
- Các nước đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then chốt là
phải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở mức
thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển.
- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong
thị trường nội địa. Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực, cải
cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh
tế trong nước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế.
Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của
đất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu của
quá trình hội nhập. Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập,
đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, qua đó
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế .
- Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt mà
nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh , thâm nhập thị trường, có môi trường
pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội
nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị hay những lý
do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Các nước có thể sử
dụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội
nhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanh nhận
thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để chủ động hội nhập
từng bước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước để cạnh tranh chiếm
lĩnh thị trường.
5
Nhận thức đúng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước có
ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và
giải pháp để chủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đề mang tính
toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
2. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, thời cơ và thách thức.
a) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những lợi ích.
Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của quá trình tập trung, chuyên môn
sản xuất và phân công lao động quốc tế. Khi nền kinh tế thế giới phát triển
thành một thị trường thống nhất thì không một quốc gia nào có thể đứng ngoài
tiến trình này mà có thể tồn tại và phát triển được.
Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy rất mạnh, nhanh sự phát triển và xã hội
hoá lực lượng sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hoá kinh
tế góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt làm tăng mạnh tỷ
trọng hàng chế tác (chiếm 21,4%) và các dịch vụ (62,4%) trong cơ cấu kinh tế
thế giới.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá được thể hiện rõ trong sự hình thành và
gia tăng rất nhanh trao đổi quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tố
sản xuất, được thể hiện qua sự hình thành và củng cố của các tổ chức kinh tế
quốc tế và khu vực.
Toàn cầu hoá làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các
nền kinh tế các nước. Toàn cầu hoá kinh tế làm cho kinh tế ở mỗi nước có thể
trở thành bộ phận của các tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới.
Toàn cầu hoá kinh tế cũng làm giảm thiểu các chướng ngại trong việc lưu
chuyển vốn, hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực… giữa các nền kinh tế các
nước, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với
sự phát triển kinh tế mỗi nước.
6
Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô càng lớn những
thành quả mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất
kinh doanh … dọn đường cho công nghệ hoá, hiện đại hoá.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau và
cùng nhằm mục tiêu thúc đẩy trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động. Liên
kết khu vực vừa củng cố quá trình toàn cầu hoá, vừa giúp các nước trong từng
khu vực bảo vệ lợi ích của mình. Mặt khác, toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng
làm cho sự cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế trở nên gay gắt chưa từng có.
Toàn cầu hoá đã và đang mang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế
thế giới và cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập:
- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy
việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc
phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế để từ đó phát huy cao độ
nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.
- Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn với việc giảm hoặc xoá bỏ
hàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính sẽ
góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích cho
người tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều
kiện để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro
đầu tư.
- Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹ năng
quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước, đồng thời giúp các nước
tiếp nhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển.
b) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế : Những thách thức.
- Sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế. Nguồn tài chính được
phân bố không đồng đều, tập trung vào một số trung tâm tài chính lớn là các
7
nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới . Quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớn hơn.
- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là các nước
đang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa là
bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp
chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
- Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của
các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá
trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu
trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các nước càng yếu
kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp với
các định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu… thì càng
chịu tác động nặng nề hơn.
- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia. Trong quá trình hội nhập một số
quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tài
chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng mở
rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển thì một số
nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát triển thương mại,
thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau.
- Mối đe doạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành thế độc
quyền, tập trung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế.
- Quá trình toàn cầu hoá phát triển không chỉ có các lực lượng kinh tế
tiến bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản động, các tổ
chức khủng bố… Chính sách đúng đắn là phải ngăn chặn, chống lại mọi hoạt
động phá hoại. Nhưng không thể vì nó mà đóng cửa đất nước hay hạn chế sự
hội nhập của đất nước vào quá trình toàn cầu hoá.
8
Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa như sự chênh lệch về trình
độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nền văn
học…
Quá trình toàn cầuhoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho các nước
những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đứng trước những khó khăn thách
thức nghiêm trọng. Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏ đến đâu
điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốc gia. Một
chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp thì tác động của quá trình
này sẽ bị hạn chế và ngược lại.
II. KINH NGHIỆM HỘI NHẬP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
1. Về vấn đề cải cách cơ chế.
Phần lớn các nước khi hội nhập đều đã có cơ chế kinh tế thị trường và
hiện nay chú trọng hoàn thiện nó cho phù hợp hơn với luật lệ và thực tiễn của
các thể chế hội nhập. Giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào lĩnh
vực kinh doanh để tập trung vào việc tạo môi trường chính sách, pháp lý và hệ
thống kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh thông thoáng và
hiệu quả. Đối với các nước đang chuyển sang kinh tế thị trường thì càng phải
đẩy mạnh quá trình này để bắt kịp xu thế của thế giới và hội nhập có hiệu quả.
Việc cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành kinh tế trong
bối cảnh toàn cầu hoá, tự do hoá cũng được các nước hết sức quan tâm mặc dù
họ đều đã có quá trình xây dựng và điều chỉnh cơ chế trong nhiều năm cùng
với quá trình tham gia các khuôn khổ hội nhập. Trong khi thúc đẩy sự vận
động của các lực lượng thị trường, đẩy mạnh tự do hoá và thuận lợi hoá thương
mại, dịch vụ và đầu tư, các nước vẫn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ chế quản
lý và điều hành nền kinh tế, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối...
Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 vừa qua cho thấy trong bối cảnh toàn cầu
hoá, tự do hoá, vấn đề quản lý, điều hành quá trình hội nhập càng được chú ý
9
hoàn thiện hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ là nơi dễ phát sinh
những biến động và những nhân tố gây mất ổn định kinh tế.
2. Về vấn đề cải cách chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô.
Đây là vấn đề nước nào cũng phải giải quyết nhất là đối với các nước
mới bắt đầu vào quá trình hội nhập và đang chuyển sang kinh tế thị trường.
Trong nội bộ các nước đều có cuộc đấu tranh gay gắt về chính sách giữa
xu hướng bảo hộ với xu hướng hội nhạap, giữa lợi ích của người sản xuất và
người tiêu dùng, giữa yêu cầu tăng nguồn thu ngân sách qua thuế nhập khẩu và
xu hướng tự do hoá, thuận lợi hoá mậu dịch.
Theo kinh nghiệm các nước, cuộc đấu tranh nội bộ thường khá gay gắt
vì phải dàn xếp các vấn đề thuộc lợi ích cục bộ và sự phối hợp giữa các ngành
trong nước thường rất khó khăn. Do đó để có được sự cải cách, điều chỉnh
chính sách và các vấn đề kinh tế vĩ mô như giá cả, thuế suất, tỷ giá hối đoái...
cũng cần phải có quyết tâm chính trị.
Mỗi thể chế hội nhập đều có chương trình, mục tiêu riêng đòi hỏi các
thành viên phải điều chỉnh chính sách để thực hiện chúng. AFTA đề ra mục
tiêu thực hiện thương mại tự do vào năm 2003. WTO cũng có những thời biểu
riêng thực hiện giảm thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan...
Phải triệt để tận dụng những ưu đãi tương tự mà các thể chế hội nhập
quy định để có thể từng bước điều chỉnh chính sách và các vấn đề kinh tế vĩ
mô cho phù hợp và hiệu quả, tránh gây khó khăn hoặc làm mất ổn định nền
kinh tế.
Về phương tiện vĩ mô cần phải đảm bảo sự cân bằng hài hoà về 3 mối
quan hệ: giữa quyền lợi và nghĩa vụ của một nước trong các thể chế hội nhập;
giữa mục tiêu kinh tế - xã hội trong nước với những yêu cầu và đòi hỏi của bên
ngoài; giữa các vấn đề kinh tế và thương mại với các lĩnh vực khác để quá
trình hội nhập diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
3. Về vấn đề cải cách luật lệ, quy chế.
10
Cải cách về luật pháp, quy chế, quy định đều được các nước, kể cả các
nước phát triển coi là một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp và cần rất
nhiều thời gian, công sức.
Đối với những nước đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khép
kín và tự cung tự cấp sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập thì khoảng
cách giữa luật lệ của những nước này với luật lệ quốc tế càng lớn và việc điều
chỉnh cho phù hợp với luật quốc tế và quy định của các thể chế hội nhập mà họ
tham gia càng là đòi hỏi to lớn và cấp bách.
Một vấn đề quan trọng của tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại là loạibỏ
hàng rào phi thuế quan. Các nước thường áp dụng một số biện pháp phi thuế
quan nhất là các nước đang phát triển nhằm bảo vệ một số ngành sản xuất
trong nước bị tác động mạnh trong quá trình hội nhập. Một số biện pháp được
áp dụng mà không trái với luật quốc tế: thủ tục giám định hàng hoá nhập khẩu,
áp dụng chế độ cấp giấy phép đặc biệt.
Ngoài ra, đối với những ngành bị ảnh hưởng lớn do quá trình mở cửa, tự
do hoá các nước có thể quy định các biện háp trợ cấp hoặc hỗ trợ tạm thời, kể
cả bằng biện pháp cấp tín dụng ưu đãi để giúp họ tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
4. Về vấn đề cải cách thực tiễn, tập quán sản xuất kinh doanh.
Cải cách thực tiễn và tập quán hoạt động kinh tế, kinh doanh của các
nước phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế cũng như các thể chế mà mình
tham gia là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình hội nhập. Các
nước phải tiến hành rà soát lại hàng loạt biện pháp, tập quán hiện hành và điều
chỉnh, đổi mới chúng cho phù hợp.
Kinh nghiệm một số nước đang phát triển và đang chuyển đổi kinh tế
cho thấy việc đạt được thay đổi tư duy nhanh chóng theo hướng mở cửa, tự do
hoá là rất khó khăn. Trong giai đoạn chuyển tiếp, Chính phủ các nước đó
thường có những chính sách và biện pháp hỗ trợ các ngành và các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng lớn, giúp cho quá trình thay đổi diễn ra từng bước, nhẹ
11
nhàng. Trong quá trình hội nhập, một số ngành và doanh nghiệp có thể sẽ chịu
thua thiệt thất bại, nhưng cũng có nhiều ngành và doanh nghiệp khác sẽ tăng
cường được năng lực để có thể cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển chung của
toàn nền kinh tế.
Đồng thời, cần làm cho giới doanh nghiệp nhận rõ và chuyển từ thói
quen “sản xuất những gì mình có thể sản xuất” sang “sản xuất những gì mà thị
trường cần”. Các nước đều nhận thức rõ là thị trường trong nước rất hạn chế,
do đó cần vươn ra thị trường quốc tế, sản xuất các mặt hàng có nhu cầu lớn
trên thị trường và phải tạo mọi điều kiện để chiếm lĩnh thị trường, vì điều đó sẽ
quyết định sự tồn tại của chính mình.
5. Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Mỗi nước đều tác động để mở cửa thị trường nước khác cho hàng hoá,
dịch vụ và đầu tư của mình, đồng thời chịu sức ép mở cửa thị trường nội địa.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các
nước thường gắn kết chiến lược phát triển và bước đi của mình với các mục
tiêu và lộ trình của các khuôn khổ hợp tác kinh tế tay đôi, tiểu khu vực, liên
châu lục và toàn cầu, sao cho các cam kết, thoả thuận trong các khuôn khổ hợp
tác đó hài hoà, không mâu thuẫn với nhau.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp, năng động và hiệu quả nhất có
thể, với khả năng thích ứng cao và đứng vững trong cạnh tranh toàn cầu là vấn
đề cốt yếu mà các nước phải phấn đấu trong quá trình hội nhập.
Trong những cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nước đều phải cân
nhắc lựa chọn những ngành mình có thế mạnh để mở cửa tham gia cạnh tranh ,
đồng thời xác định những ngành và lĩnh vực cần tập trung củng cố để có thể
cạnh tranh được trong tương lai; đồng thời cũng thực hiện những biện pháp
bảo hộ hợp pháp và tạm thời đối với những ngành hiện chưa có khả năng cạnh
tranh.
12
Đối với các nước do khu vực kinh tế Nhà nước tương đối lớn và đang
chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, quá trình hội nhập sẽ tác động mạnh đến
các đơn vị kinh tế quốc doanh, đặt nó trước những thách thức to lớn. Vấn đề ở
đây là làm sao tăng cường được nội lực và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Nhà nước.
6. Về vấn đề đào tạo cán bộ.
Nội dung tham gia của các nước trong các thể chế hội nhập là rất phong
phú, sâu rộng và phức tạp, trong đó có những nội dung đã được các nước
thương lượng hoặc thực hiện hàng chục