Đề tài Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế Asean

Trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng ra rất nhiều nước trên thế giới, các nguồn khách từ nhiều nơi. Thời gian của con người ngày càng dùng vào nhiều việc, con người không có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều vấn đề. Internet ra đời đã làm cho con người có nhiều tiên ích, nó làm giảm thời gian, khoảng cách và kinh phí để làm việc đi rất nhiều. Để bắt kịp với thế giới cũng như các ngành khác, ngành kinh doanh khách sạn cũng đã áp dụng internet trong việc thu hút, bán hàng và kinh doanh sản phẩm, thương hiệu, các dịch vụ của mình qua mạng internet. Hiện nay, hệ thống đặt giữ chỗ đã giúp cho ngành kinh doanh khách sạn chủ động trong việc bán sản phẩm của mình và cũng chủ động liên lạc với khách hàng để cung cấp thêm những dịch vụ mới mà có thể khách hàng không biết. Kinh doanh trực tuyến còn khá mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nó mang lại hiệu quả rất cao nếu như ta biết cách sử dụng nó, kinh doanh trực tuyến chịu chi phí thấp, khả năng bán hàng, quảng cáo rất cao. Đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn, nếu như kinh doanh qua mạng tốt sẽ làm cho khách hàng biết thêm rất nhiều thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của mình, những sản phẩm mà theo cách quảng cáo và bán thông thường khách du lịch rất ít được viết đến. Mạng internet ngày càng được nhiều người dung và truy cập đó chính là một cơ hội cho việc kinh doanh trực tuyến phát triển.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng ra rất nhiều nước trên thế giới, các nguồn khách từ nhiều nơi. Thời gian của con người ngày càng dùng vào nhiều việc, con người không có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều vấn đề. Internet ra đời đã làm cho con người có nhiều tiên ích, nó làm giảm thời gian, khoảng cách và kinh phí để làm việc đi rất nhiều. Để bắt kịp với thế giới cũng như các ngành khác, ngành kinh doanh khách sạn cũng đã áp dụng internet trong việc thu hút, bán hàng và kinh doanh sản phẩm, thương hiệu, các dịch vụ của mình qua mạng internet. Hiện nay, hệ thống đặt giữ chỗ đã giúp cho ngành kinh doanh khách sạn chủ động trong việc bán sản phẩm của mình và cũng chủ động liên lạc với khách hàng để cung cấp thêm những dịch vụ mới mà có thể khách hàng không biết. Kinh doanh trực tuyến còn khá mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nó mang lại hiệu quả rất cao nếu như ta biết cách sử dụng nó, kinh doanh trực tuyến chịu chi phí thấp, khả năng bán hàng, quảng cáo rất cao. Đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn, nếu như kinh doanh qua mạng tốt sẽ làm cho khách hàng biết thêm rất nhiều thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của mình, những sản phẩm mà theo cách quảng cáo và bán thông thường khách du lịch rất ít được viết đến. Mạng internet ngày càng được nhiều người dung và truy cập đó chính là một cơ hội cho việc kinh doanh trực tuyến phát triển. Trong qua trình thực tập tại khách sạn quốc tế ASEAN em nhận thấy khách sạn đã có tham gia hình thức kinh doanh trực tuyến qua internet nhưng việc kinh doanh này còn chưa đem lại hiệu quả như khách sạn mong muốn và cũng chưa xứng tầm với hiệu quả của nó mang lại, do đó em đã chọn đề tài “ Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN” để làm báo cáo thực tập cho mình. Trong quá trình thực tập em xin chân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Mạnh, đồng cảm ơn BGĐ cùng toàn thể các cô chú, anh chị công nhân viên làm việc trong khách sạn quốc tế ASEAN đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này! CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH SẠN 1.1 Khách sạn, kinh doanh trong khách sạn 1.1.1 Định nghĩa khách sạn 1.1.1.1 Khái niệm chung về khách sạn: Hiện này, có rất nhiều khái niệm về thế nào là khách sạn, mỗi nước có một khái niệm riêng cho mình nhưng để nhận biết được một định nghĩa khách sạn đầy đủ và chính xác nhất thì chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của khách sạn như thế nào và từ đó có thể nhìn nhận toàn diện hơn về khái niệm của khách sạn. Thuật ngữ Khách sạn trong tiếng Việt hay thường gọi là Hotel có nguồn gốc từ tiếng Pháp, dùng để chỉ nơi phục vụ ngủ qua đêm cho khách và nó được du nhập vào nước ta vào những năm đầu của thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống con người ngày càng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các khái niệm về khách sạn cũng ngày càng được hoàn thiện và phản ánh mức độ phát triển của nó. Trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn” của khoa Du lịch – Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bổ sung một định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết về khách sạn ở Việt Nam: “ Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch và tại Khoản 12 - Điều 4 định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch được khẳng định là: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” (Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, trang 21). Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn ở nhiều nước khác nhau, nhưng nhìn chung trong tất cả các khái niệm về khách sạn đều nói nên khách sạn là nơi cho khách thuê nghỉ và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ khác, đồng thời những nơi đó phải có số lượng buồng phòng nhất định và thường được xây dựng gần tại các điểm du lịch. Tuy rằng trình độ có hạn nhưng theo em thì khách sạn là một cơ sở kinh doanh lưu trú và có thêm ít nhất một dịch vụ bổ sung khác(ăn, uống, lữ hàng...) có số buồng phòng lớn hơn mười phòng, có đội ngũ nhân viên phục vụ, được xây dựng gần các khu du lịch và mục đích phục vụ khách du lịch. 1.1.1.2 Các loại hình khách sạn: Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú chính yếu nhất, nó chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng trong hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú của ngành Du lịch. Để có thể khai thác kinh doanh khách sạn một cách có hiệu quả, các nhà kinh doanh khách sạn cần phải hiểu rõ những hình thức tồn tại của loại hình cơ sở kinh doanh này. Trên thực tế, khách sạn được tồn tại dưới nhiều hình thái rất khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí và giác độ quan sát của người nghiên cứu, tìm hiểu. Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại và chia các khách sạn khác nhau thành các loại hình khác nhau như: Theo vị trí địa lý, theo quy mô khách sạn, theo mức cung cấp dịch vụ, theo giá bán sản phẩm. Mỗi tiêu chí đều chia khách sạn ra nhiều loại để có thể phù hợp với từng thị trường mục tiêu. Để tìm hiểu sâu hơn ta sẽ đi vào từng cách phân loại khách sạn. Theo vị trí địa lý: Theo vị trí địa lý thì khách sạn được chia thành 5 loại tùy theo vào vị trí mà khách sạn đó đang nằm. Gồm có khách sạn thành phố( các khách sạn nằm trong thành phố của các tỉnh), khách sạn nghỉ dưỡng( các khách sạn nằm tại các khu nghĩ dưỡng), Khách sạn ven đô( các khách sạn nằm ngoài và gần các thành phố), khách sạn ven đường( nằm tại gần các đường quốc lộ), khách sạn sân bay( các khách sạn nằm tại các sân bay). Theo mức cung cấp dịch vụ: Theo cách phân loại này khách sạn nào có mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao hơn sẽ xếp vào nhòm trên còn những khách sạn có mức cung cấp ít hơn sẽ nằm dưới các khách sạn có mức cung cấp cao hơn. Theo mức cung cấp chia khách sạn ra làm 4 loại là: Khách sạn sang trọng( có mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao nhất), khách sạn với dịch vụ đầy đủ( có các dịch vụ đầy đủ và chất lượng phục vụ tiêu chuẩn), khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ( chỉ cung cấp một số dịch vụ cơ bản và có điều kiện phát triển tại địa phương), khách sạn thứ hạng thấp( khách sạn cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách và có mức chất lượng chưa cao) Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú: Theo cách phân loại này các khách sạn có mức giá bán sản phẩm lưu trú cao ngang nhau sẽ được xếp vào một nhóm, theo cách phân chia này thì khách sạn chia làm 5 loại: Khách sạn có mức giá bán cao nhất( loại này giá bán sản phẩm lưu trú rất cao), khách sạn có mức giá bán cao( giá bán khách sạn này cao hơn giá bình thường), khách sạn có mức giá bán trung bình( giá bán của các khách sạn phù hợp với đa số những khách du lịch), khách sạn có mức giá bán bình dân( sản phẩm lưu trú của khách sạn này phù hợp với những người có mức kinh tế không cao). Theo quy mô của khách sạn: Quy mô của khách sạn sẽ được đánh giá trên tổng số buồng mà khách sạn có thể cung cấp cho khách và nó chia các khách sạn ra làm 3 loại là quy mô lớn, trung bình và nhỏ. Chia theo hình thức sở hữu: Dựa vào loại hình sở hữu mà khách sạn được chia theo 3 loại chính là khách sạn tư nhân( do tư nhân đứng lên quản lý), khách sạn nhà nước( do nhà nước quản lý), khách sạn liên doanh( do liên doanh với nước ngoài, có thể do người Việt Nam hay người nước ngoài quản lý). Kinh doanh trong khách sạn 1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn: Trong nghiên cứu bản chất của kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của khái niệm “ kinh doanh khách sạn “ là cần thiết và quan trọng. Hiểu rõ nội dung của kinh doanh khách sạn một mặt sẽ tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúng hướng, mặt khác, kết hợp yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người hợp lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn hiểu rõ nội dung của khái niệm “kinh doanh khách sạn”, cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn. Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với những đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống. Kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Ngày nay, nội dung của kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú và đa dạng về thể loại. Vì vậy, người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm “kinh doanh khách sạn”. Tuy nhiên, ngày nay khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh khách sạn như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. Tại kỳ họp thứ 7, khoá XI của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 về Luật Du lịch và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Trong luật này không đưa ra khái niệm chung về kinh doanh khách sạn nhưng đã dành riêng 6 điều (từ điều 61 đến điều 66) để quy định rất rõ ràng về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. - Trong điều 61 quy định về tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú trong đó quy định các nhận hay tổ chức có thể kinh doanh lưu trú tại một hay nhiều điểm du lịch nhưng phải có đủ điều kiện tại điều 64 như: Có đăng kí kinh doanh, có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy… - Trong điều 62 quy định cá nhân hay tổ chức có thể kinh doanh xơ sở lưu tru dưới một hay nhiều dạng cở sở kinh doanh lưu trú như: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch… Trong điều 63 quy định về các xếp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú. Trong điều này có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn xếp hàng cơ sở kinh doanh lưu trú thống nhất trong cả nước. Khách sạn và làng du lịch được xếp hạng từ 1- 5 sao. Biệt thự và căn hộ du lịch được xếp theo hạng đạt tiêu chuẩn và đạt tiêu chuẩn cao cấp. Các loại khác được xếp là đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch hay không. Trong đó cũng cho biết trách nhiệm của cơ quan xếp hạng là do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định và chịu trách nhiệm, thời gian 3 năm sẽ có những thẩm định lại để công nhận hạng của cơ sở kinh doanh còn phù hợp với cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch. - Trong điều 65 quy định việc đăng kí hạng cơ sở lưu trú du lịch. Trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh chủ cơ sở kinh doanh phải gửi hồ sơ đăng kí đến cơ quan có thẩm quyền xin được thẩm định và xếp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú. Trong điều 66 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhận kinh doanh lưu trú du lịch. Cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu trú có quyền được quy định tại điều 39 cảu luật này và có thể thuê cá nhân, tổ chức trong nước hoặc người nước ngoài quản lý điều hành…. Và có các nghĩa vụ ngoài điều 40 của luật này ra còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. Phải gắn biển tên, loại, hạng cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hạng đã được công nhận, quảng cáo đúng với loại, hạng đã đã được cơ quan nhà nước thẩm định công nhận… 1.1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Hoạt động kinh doanh khách sạn vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng của nó bao gồm: - Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh tế dịch vụ cao cấp mang tính tổng hợp nhất. Chỉ khi nào con người được đáp ứng những nhu cầu phía dưới của thấp nhu cầu thì mới có thể có nhu cầu du lịch. Trong các dịch vụ của khách sạn gồm có các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung, các dịch vụ này hỗ trợ nhau, rất ít một cơ sở kinh doanh khách sạn nào chỉ cung cấp đơn thuần một dịch vụ, mà họ thường cung cấp thêm các dịch vụ cần thiết khác cho khách du lịch như: Ăn uống, giặt là, … việc cung cấp thêm các dịch vụ cho khách du lịch đó nhằm đáp ứng tốt nhất có thể cho khách du lịch đồng thời tạo thêm nguồn lợi nhuận cho khách sạn. -Hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra liên tục: khách sạn luôn hoạt động 24/24 giờ, các nhân viên luôn phải thay ca nhau làm việc đảm bảo sự luôn sẵn sàng để cung cấp dịch vụ cho khách không có thời gian tạm ngừng hoạt động để nghỉ như trong các nhà máy, xí nghiệp. Trên thế giới có sự chênh lệch giờ rất lớn nên nơi này là ban ngày thì nơi kia là ban đêm hay chiều tối… vì vậy khách hàng có thể liên lạc với khách sạn bất kì khi nào, cho nên nếu khách sạn không đáp ứng được những nhu cầu của khách thì sẽ làm cho công việc kinh doanh của khách sạn sẽ giảm xuống đồng thời làm cho khách hàng mất đi lòng tin với chính khách sạn. - Hoạt động kinh doanh khách sạn sử dụng rất nhiều lao động sống: Hầu hết các bộ phận làm việc của khách sạn đều khó cơ giới hóa và những khách du lịch cũng không vui lắm khi đến một khách sạn chỉ có máy móc phục vụ họ. Một ngày con người chỉ có thể làm trong một thời gian nhất định và có một thời gian để tái tạo lại sức lao động của mình, mà việc kinh doanh của khách sạn là 24/24 do đó việc chia ca làm việc là một điều bắt buộc, việc chia ca làm việc một ngày làm cho số lượng lao động của khách sạn tăng lên. - Hoạt động kinh doanh khách sạn cần một lượng vốn ban đầu là rất lớn và cần một thời gian dài để duy trì: Để xây dựng một khách sạn cần rất nhiều vốn để xây dựng cũng như lượng vốn đổ vào mua sắm trang thiết bị, ngoài ra theo thời gian những hỏng hóc của các tài sản của khách sạn sẽ bị hỏng hóc cần thay thế cho nên vốn để hoạt động và xây dựng của một khách sạn rất lớn. Trong thời gian ngắn khách sạn không thể thu hồi vốn nhanh chóng đựơc do vốn cố định của khách sạn là rất lớn mà không thể tăng giá bán sản phẩm lên quá cao, do đó thời gian thu hồi vốn của khách sạn cần trong rất nhiều năm và thời gian dài. - Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch: Những nơi nào tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhất là những nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn,mà khách nghỉ tại khách sạn đa số là khách du lịch vì vậy nếu du lịch cũng như tài nguyên nơi đó thuận lợi thì việc kinh doanh khách sạn của khách sạn cũng thuận lợi hơn. - Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chu kỳ: đặc trưng này thể hiện ở sự lặp đi lặp lại của thời kỳ cao điểm hay thấp điểm hơn về lượng khách lưu trú, tiêu dùng dịch vụ trong một khách sạn tuân theo một chu kỳ thời gian tương đối ổn đinh nào đó. Hoạt động kinh doanh khách sạn là một phần trong hoạt động kinh doanh của ngành du lịch nên nó cũng mang tính thời vụ như tính chất hiện có của ngành du lịch, tức là nó cũng chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý con người… - Hoạt động kinh doanh khách sạn có lợi nhuận cao và tương đối ổn định: Tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng kinh doanh khách sạn thường phải đối đầu với nhiều rủi ro không lường trước được. Khách sạn là nơi đáp ứng tốt nhất và đầy đủ các dịch vụ mang tính “ xa xỉ” hướng theo nhu cầu của du khách, nên lợi nhuận mà khách sạn thu được là rất cao và tương đối ổn định. Nhưng do việc dự đoán cung – cầu về khách sạn rất khó khăn, quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời, lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn… cùng những khó khăn do môi trường kinh doanh gây ra (cạnh tranh gay gắt, suy thoái kinh tế …) hay những khó khăn do thiên tai, dịch họa: bão lụt, dịch cúm gia cầm …sẽ làm cho hoạt động kinh doanh khách sạn luôn phải đối đầu với những khó khăn rất lớn. Từ những đặc điểm của kinh doanh khách sạn như đã nêu trên nên trong khi hoạch định và thực thi các chính sách của khách sạn các nhà quản trị phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm chung đó cùng với đặc điểm riêng của khách sạn mình trở thành những căn cứ, giúp cho việc hoạch định các chính sách về phát triển du lịch nói chung và trong hoạt động khách sạn nói riêng hợp lý và có tính khả thi cao. 1.1.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế đến Kinh doanh khách sạn không thể không nắm bắt được những tập tục tiêu dùng của khách du lịch đến với khách sạn. Nắm bắt được những đặc điểm đó sẽ giúp cho khách sạn dễ dàng phục vụ khách tránh những sai sót trong phục vụ không đáng có, đặc biệt là những khách quốc tế đến du lịch nước ta, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục … càng cần có sự hiều biết nhất định để có thể phục vụ khách một cách tôt nhất đồng thời giúp cho khách có cảm giác như đang ở nhà mình. Dưới đây là một số đặc điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế hay đi du lịch vào nước ta. - Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch trung quốc: Người Trung Quốc có đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình, nhẹ lý, tin vào số tướng, có ý thức dân tộc và cộng đồng cao, cần cù chịu khó trong lao động. Trong cuộc sống gia đình họ luôn giữ nền nếp gia giáo. Mối quan hề của các thành viên trong gia đình được chuẩn hóa và quy định rất cụ thể. Người Trung Quốc theo hệ tư tưởng khổng giáo, tôn giáo cơ bản là đạo phật. Vì vậy họ rất kiêng con số 7 và khi ăn thường cầm đũa bên tay trái. Đặc điểm tiêu dùng du lịch là họ thích tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, đền đài miếu mạo. Trong khi du lịch nếu vào ngày rằm hoặc mồng một họ thường đem hương hoa đến cửa phật. Họ thích tìm hiểu những phong tục tập quán, đời sống văn hóa của những dân tộc khác nhau. Vì vậy họ không thích những nơi nhâỷ múa ồn ào. Các du khách này thích sử dụng sản phẩm sơn màu, khảm trai, trạm khắc... Họ thích đi du lịch theo kiểu trọn gói, sinh hoạt và chi tiêu luôn được tính toán cân nhắc. Về ẩm thực, khách du lịch Trung Quốc thường dùng cơm gạo tám nấu bằng nồi đất nung, thích ăn cơm thập cẩm, thích các món ăn thịt quay, thích ăn lẩu, canh trứng. Họ cầu kì trong chế biến và dùng nhiều gia vị trong nấu nướng và chế biến thức ăn... Họ thích ăn món rắn, baba, dùng rượu vang pháp, gà tần thuốc bắc... - Đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Pháp: Khách Pháp thường thích những nơi yên tĩnh, không thích sự vồ vập, ồn ào. Người Pháp là những người coi trọng lễ nghi giao tiếp và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình tương đối gắn bó. Người Pháp khi đi du lịch thường thích những di tích lịch sử văn hóa, các thắng cảnh đẹp nổi tiếng. Họ thích tìm hiểu về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của những dân tộc khác nhau. Họ thích các sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam như lụa Hà Đông, hàng dệt thổ cẩm, tranh các loại... Họ thích đi riêng lẻ với những gia đình hoặc thích đi du lịch theo đoàn với những người cao tuổi. Khách Pháp là khách có sưc chi trả cao và họ cũng không đòi hỏi các yêu cầu quá cao. Về ăn uống: Khách Pháp là những người ăn uống lịch sự, trong khi ăn họ thường nói chuyện về thời tiết, văn hóa, thể thao, t
Luận văn liên quan