Đề tài Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo kết quả Điều tra mứcsống hộ gia đình năm 2002, khoảng 23% số hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sống ở mức nghèo khó. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư tuy không phải là nghèo nhưng mức sống cũng rất gần với đường nghèo (cận nghèo). Khá nhiều nghiên cứu(chẳng hạn Ngân hàng Thế giới, 2000; Nhóm hành động chống đói nghèo, 2002) và số liệu (Điều tra mức sống dân cư năm 1993 và 1998; Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002) cho thấy các hộ gia đình nghèo và cận nghèo rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro có thể tác động đến cá nhân, hộ gia đình và cả cộng đồng. Cơ sở tài sản mong manh của họ có nghĩa là các cú sốc như vậy có thể phá vỡ sự ổn định của hộ và phải mất nhiều năm sau mới có thể khôi phục được. Các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều nhấn mạnh nhu cầu giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro để đảm bảo giảm nghèo bền vữngcho tất cả mọi người. Nhu cầu đó cũng được phản ánh trong văn bản Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2002, trong đó Chính phủ đã thông báo về một loạt các hành động công để giảm rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương. Việc xác định được các rủi ro phổ biến nhất mà người nghèo ở vùng ĐBSCL gặp phải, nguyên nhân gây ra và hậu quả của các rủi ro đó sẽ cung cấp cơ sở để đề 2 xuất các giải pháp có thể giúp họ quản lý rủi ro. Đồng thời nhận dạng được các cơ hội đang có nhằm góp phần tạo ra một cuộc sống chủ động và năng động cho người nghèo ở ĐBSCL. Trước thực tế trên, đề tài: “Nâng cao khả năng quản lý rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long" được thực hiện với mong muốn tìm ra các giải pháp có thể giúp người nghèo ở vùng ĐBSCL nhận dạng các nguyên nhân gây ra rủi ro và cải thiện vấn đề quản lý rủi ro