Trái với suy nghĩ thông thường, người nghèo cũng có nhu cầu và sử dụng nhiều loại hình dịch vụ tài chính, bao gồm tiền gửi, cho vay và các dịch vụ tài chính thông thường khác. Họ sử dụng các dịch vụ tài chính vì những lý do tương tự như bất kỳ một ai khác nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh; xây dựng nhà cửa; trang trải các khoản chi tiêu lớn khác; và đối phó với những trường hợp khẩn cấp như mất mùa, dịch bệnh, ma chay, cưới hỏi . Trong nhiều thế kỷ, người nghèo đã đến với nhà cung ứng để thỏa mãn các nhu cầu tài chính của mình. Trong khi đa số người nghèo ở nông thôn khó có thể tiếp cận tới các ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thức thì các hệ thống phi chính thức như hội tiết kiệm, tín dụng, những người cho vay tiền và các hiệp hội bảo hiểm tương trợ lan tỏa ở hầu hết các nước đang phát triển. Người nghèo cũng có thể viện đến các tài sản khác của họ như vật nuôi, vật liệu xây dựng và tiền mặt cất giữ tại gia khi có nhu cầu về tài chính. Hoặc như một nông dân nghèo có thể thế chấp các vụ thu hoạch trong tương lai để mua phân bón trên cơ sở tín dụng từ các người bán lẻ.
Tuy nhiên các dịch vụ tài chính đối với người nghèo thường bị hạn chế vì chi phí cao, nhiều rủi ro và không thuận tiện. tiền mặt cất giữ tại gia có thể bị mất cắp và giảm giá trị vì lạm phát. Một con bò không thể chia nhỏ và bán từng gói để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt ở quy mô nhỏ. Một số loại tín dụng, đặc biệt là từ những người cho vay tiền, có chi phí rất cao. Các hội tiết kiệm và tín dụng thì đầy rủi ro và thường không có nhiều sự linh hoạt về khối lượng hay thời hạn của các khoản tiền gửi và cho vay. Tài khoản tiền gửi yêu cầu một số lượng tối thiểu và có thể có những quy định rút ra cứng nhắc. Các khoản cho vay của các tổ chức chính thức đòi hỏi tài sản thế chấp mà đa số người nghèo khó có thể đáp ứng được.
Các tổ chức tài chính vi mô đã hình thành và phát triển trong 3 thập kỷ vừa qua nhằm giải quyết thất bại này của thị trường và cung cấp các dịch vụ tài chính cho những khách hàng có thu nhập thấp. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về tín dụng vi mô được tổ chức vào tháng 2/1997 tại Washington ( Mỹ) đã rút ra kết luận rằng “ Tài chính vi mô là công cụ sắc bén, có hiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo và bảo đảm khả năng tài chính độc lập về kinh tế cũng như nhân phẩm con người”. Các chương trình tài chính vi mô của Chính phủ, các định chế tài chính, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã triển khai ở Việt Nam và đã đạt được một số thành công nhất định, làm thay đổi cuộc sống của một bộ phận người nghèo và góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói. Tuy vậy nhu cầu của người nghèo về các dịch vụ tài chính quy mô nhỏ còn rất lớn so với khả năng có thể cung cấp của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Hơn thế nữa người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các tổ chức này.
Chính vì những lý do trên chúng em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay”
Đề tài gồm 5 phần chính sau:
A. Lý luận chung về tín dụng cho người nghèo.
B. Một số mô hình đã thành công và bài học rút ra cho Việt Nam.
C. Thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam.
D. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
67 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
A – LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO 1
1.Nghèo đói, và thực trạng nghèo đói ở nước ta hiện nay: 1
1.1. Đói nghèo: 1
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo: 1
1.1.2. Thước đo đói nghèo 1
1.2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam: 3
1.3.Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở việt nam 6
1.4. Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiên nay: 7
2.Các quan điểm tín dụng cho người nghèo: 7
2.1. Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo đói ở nông thôn: 7
2.2. Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo: 8
2.2.1. Trường phái cổ điển 9
2.2.2. Trường phái kiềm chế tài chính: 10
2.2.3. Trường phái “ohio”: 12
2.2.4. Trường phái thể chế kiểu mới: 13
2.2.5. Tiếp cận đa hệ thống – xu hướng mở rộng tín dụng cho người nghèo 14
2.3. Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo: 15
2.3.1. Định nghĩa về tài chính vi mô: 15
2.3.2.Tác động tới quá trình xóa đói giảm nghèo: 16
3.Nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho người nghèo: 17
3.1. Nhu cầu về tín dụng qui mô nhỏ: 17
3.2.Nhu cầu về tiết kiêm: 17
B - MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÃ THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA 19
CHO VIỆT NAM 19
1.Một số mô hình tài chính vi mô thành công trên thế giới. 19
1.1.Ngân hàng Grameen thuộc Cộng hòa Bangladesh. (GB) 19
1.2.Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng Thailand. (BAAC) 21
2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 22
2.1.Quan niệm sai lầm về hoạt động tài chính vi mô 22
2.2.Tại sao các dự án trên lại đi đến thất bại 24
C- THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 26
1. Khái niệm tài chính vi mô 26
2. Hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam 27
2.1. Cấu trúc 27
2.2. Khu vực tài chính chính thức 30
2.2.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 30
2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời 30
2.2.1.2. Mục tiêu, nguồn vốn và lãi suất 30
2.2.1.3.Kết quả đạt được sau 5 năm hoạt động 31
2.2.1.4.Định hướng trong thời gian tới 34
2.2.2.Qũy tín dụng nhân dân 35
2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời 35
2.2.2.2. Nguồn vốn và lãi suất 35
2.2.2.3. Kết quả hoạt động 36
2.2.2.4. Định hướng phát triển giai đoạn từ năm 2008-2013 của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. 42
2.3. Khu vực bán chính thức 43
2.3.1. Chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức xã hội 43
2.3.2. Các chương trình tín dụng của Hội liên hiệp Phụ Nữ 44
2.3.3. Các chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế.. 45
2.4. Khu vực tài chính không chính thức 46
2.4.1. Cho vay nặng lãi: 46
2.4.2. Vay bạn bè hoặc người thân 47
2.4.3. Các câu lạc bộ tín dụng nông thôn: Họ, phường, Hụi 47
D – GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 48
1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô 48
2. Phát triển hoạt động của khu vực chính thức đến đối tượng là nông dân và những người di cư. 52
2.1.Tăng cường thể chế cho các định chế tài chính chính thức 52
2.2.Mở rộng mạng lưới kênh cung cấp vốn 52
2.3.Phát triển cơ chế cho vay thích ứng với điều kiện cuả người nghèo 53
2.4.Tiết kiệm là bắt buộc và phải đi kèm với hoạt động tín dụng 54
3. Chương trình tiết kiệm và tín dụng thông qua các tổ chức xã hội cần áp dụng rộng rãi 54
4. Thực hiện các chương trình của Chính phủ 55
5. Xây dựng năng lực pháp lý cho khu vực tài chính bán chính thức. 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam theo chuẩn nghèo quốc gia 2001-2005 4
Bảng 2: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam (%) 5
Bảng 3 : Số hộ dự định tiết kiệm với mức tiết kiệm do họ đề xuất năm 2002 18
Bảng 4 : Mức tiết kiệm trong năm 2002 của các hộ ở Bắc Kạn. 18
Bảng 5: Tình hình nguồn vốn và cho vay của QTDND cơ sở trong 41
những năm gần đây: 41
BIỂU
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2006-2010 6
Biểu đồ 2: Hệ thống dịch vụ tài chính nông thôn 29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT
Ký hiệu
Nội dung
1
HPN
Hội liên hiệp phụ nữ
2
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
3
QTDTƯ
Quỹ tín dụng trung ương
4
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
5
NHNN&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
6
TCTD
Tổ chức tín dụng
7
TCVM
Tài chính vi mô
8
NGO
Tổ chức phi chính phủ quốc tế
9
QTD
Qũy tín dụng
10
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
11
DFID
Department for International Development
(Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh)
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS. VŨ ĐÌNH THẮNG và các thầy cô trong Khoa Bất Động Sản và Kinh Tế Tài Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt Đề tài nghiên cứu khoa học này.
LỜI MỞ ĐẦU
Trái với suy nghĩ thông thường, người nghèo cũng có nhu cầu và sử dụng nhiều loại hình dịch vụ tài chính, bao gồm tiền gửi, cho vay và các dịch vụ tài chính thông thường khác. Họ sử dụng các dịch vụ tài chính vì những lý do tương tự như bất kỳ một ai khác nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh; xây dựng nhà cửa; trang trải các khoản chi tiêu lớn khác; và đối phó với những trường hợp khẩn cấp như mất mùa, dịch bệnh, ma chay, cưới hỏi…. Trong nhiều thế kỷ, người nghèo đã đến với nhà cung ứng để thỏa mãn các nhu cầu tài chính của mình. Trong khi đa số người nghèo ở nông thôn khó có thể tiếp cận tới các ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thức thì các hệ thống phi chính thức như hội tiết kiệm, tín dụng, những người cho vay tiền và các hiệp hội bảo hiểm tương trợ lan tỏa ở hầu hết các nước đang phát triển. Người nghèo cũng có thể viện đến các tài sản khác của họ như vật nuôi, vật liệu xây dựng và tiền mặt cất giữ tại gia khi có nhu cầu về tài chính. Hoặc như một nông dân nghèo có thể thế chấp các vụ thu hoạch trong tương lai để mua phân bón trên cơ sở tín dụng từ các người bán lẻ.
Tuy nhiên các dịch vụ tài chính đối với người nghèo thường bị hạn chế vì chi phí cao, nhiều rủi ro và không thuận tiện. tiền mặt cất giữ tại gia có thể bị mất cắp và giảm giá trị vì lạm phát. Một con bò không thể chia nhỏ và bán từng gói để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt ở quy mô nhỏ. Một số loại tín dụng, đặc biệt là từ những người cho vay tiền, có chi phí rất cao. Các hội tiết kiệm và tín dụng thì đầy rủi ro và thường không có nhiều sự linh hoạt về khối lượng hay thời hạn của các khoản tiền gửi và cho vay. Tài khoản tiền gửi yêu cầu một số lượng tối thiểu và có thể có những quy định rút ra cứng nhắc. Các khoản cho vay của các tổ chức chính thức đòi hỏi tài sản thế chấp mà đa số người nghèo khó có thể đáp ứng được.
Các tổ chức tài chính vi mô đã hình thành và phát triển trong 3 thập kỷ vừa qua nhằm giải quyết thất bại này của thị trường và cung cấp các dịch vụ tài chính cho những khách hàng có thu nhập thấp. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về tín dụng vi mô được tổ chức vào tháng 2/1997 tại Washington ( Mỹ) đã rút ra kết luận rằng “ Tài chính vi mô là công cụ sắc bén, có hiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo và bảo đảm khả năng tài chính độc lập về kinh tế cũng như nhân phẩm con người”. Các chương trình tài chính vi mô của Chính phủ, các định chế tài chính, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã triển khai ở Việt Nam và đã đạt được một số thành công nhất định, làm thay đổi cuộc sống của một bộ phận người nghèo và góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói. Tuy vậy nhu cầu của người nghèo về các dịch vụ tài chính quy mô nhỏ còn rất lớn so với khả năng có thể cung cấp của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Hơn thế nữa người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các tổ chức này.
Chính vì những lý do trên chúng em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay”
Đề tài gồm 5 phần chính sau:
Lý luận chung về tín dụng cho người nghèo.
Một số mô hình đã thành công và bài học rút ra cho Việt Nam.
Thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam.
Giải pháp nâng cao khả năng tiếp tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Mặc dù chúng em đã rất cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn ở một mức độ nhất định nên bài nghiên cứu của chúng em không thể tránh khỏi những hạn chế trong quá trình xem xét,đánh giá vấn đề, chúng em kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
A – LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO
Nghèo đói, và thực trạng nghèo đói ở nước ta hiện nay:
1.1. Đói nghèo:
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo:
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân. Tuy nhiên khó có thể đưa ra một khái niệm chung về đói nghèo nhưng tựu chung đều coi đói nghèo là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả năng hưởng một cái gì đó “ ở mức độ tối thiểu cần thiết”.
Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” đã tàm chia thành ba trường phái chính sau:
- Trường phái phúc lợi coi xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có đủ một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó.
- Trường phái nhu cầu cơ bản coi đói nghèo là tình trạng mà một bộ phận dân cư không có khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế …
- Trường phái năng lực coi đói nghèo là hiện tượng mà khi có một hoặc một vài cá nhân không có cơ hội để thể hiện năng lực của mình.
Ngày nay thì đói nghèo được hiểu gồm các khía cạnh sau:
Đói nghèo về vật chất: được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. Những nhu cầu này tối cơ bản của con người
Thiếu thốn về giáo dục và y tế.
Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc sức khỏe.
Không có tiếng nói và quyền lực. Quyền lực ở đây được hiểu theo quyền được khẳng định bản thân trong cộng đồng, được mọi người coi trọng
1.1.2. Thước đo đói nghèo
xác định chỉ số phúc lợi: Những khía cạnh cơ bản của đói nghèo được nêu trên có thể chia ra làm khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ của đói nghèo được phản ánh chủ yếu qua mức chỉ tiêu bình quân đầu người. Còn khía cạnh phi tiền tệ được đùng để đo tình trạng thiều thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực…
Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo:
Ngưỡng nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Có hai cách tính để xác định ngưỡng nghèo:
Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh
Ngưỡng nghèo tương đối: phản ánh tình trạng của môt bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
Thước đo đói nghèo:
Tỷ lệ đói nghèo( chỉ số đếm đầu người): quy mô (diện) đói nghèo của một quốc gia. Nó cho biết tình trạng đói nghèo của một quốc gia nhưng có một số hạn chế: Thứ nhất,ngưỡng nghèo của các quốc gia khác nhau nên một người nghèo ở nước này có thể là giàu có ở nước khác. Thứ hai, không chú ý đến mức đói nghèo mà chỉ quan tâm đến tỷ lệ dân số nằm dưới giới hạn .
Khoảng nghèo: mức độ sâu của nghèo đói. Nó cho biết chi phi tối thiểu để đưa tất cả người nghèo lên mức sống ở ngưỡng nghèo. Tuy nhiên việc chuyển giao thu nhập này mất nhiều chi phi hành chính không cần thiết
Bình phương khoảng nghèo: mức độ nghiêm trọng của đói nghèo, nó có tính đến những người rất nghèo trong những người nằm dưới ngưỡng nghèo.
Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD. Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo.
Ở Việt Nam, nghèo đói được phân theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia , nghĩa là dựa vào thu nhập bình quân khẩu / tháng. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 , những người co mức thu nhập dưới ngưỡng sau đây được coi là nghèo ( 80 nghìn đồng/khẩu/tháng ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn; 100 nghìn đồng /khẩu / tháng ở thành thị). Dựa theo các tiêu chí tổng hợp tuỳ từng địa phương , Việt Nam còn phân ra các nhóm hộ ra thành nhiều mức khác nhau , nhưng phổ biến là: hộ đói , nghèo , trung bình, khá và giàuDo mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực về xóa đói giảm nghèo, nên chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 của Việt Nam không còn phù hợp với g iai đoạn mới. vì vậy, chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010 đã được điều chỉnh có tính đến các yếu tố ảnh hưởng ( trượt giá, tăng trưởng, …). Ngày 8-7-2005 , Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ban điều hành tiêu chí chuẩn nghèo như sau: 1) đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người môt tháng từ 200000 đồng trở xuống; 2) đối với khu vực thành thị , những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 260.000 đồng trở xuống.
. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam:
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phát triển, nhưng nghèo và đói vẫn tồn tại và là thách thức lớn đối với loài người. Trên thế giới vẫn còn 2,8 tỷ người sống trong nghèo đói, trong đó 1,2 tỷ người sống ở mức thu nhập dưới 1 đôla Mỹ / ngày; 2 tỷ người thiếu dình dưỡng , iot và vi lượng, 50% phụ nữ mang thai suy dinh dưỡng, 125 triệu trẻ em thiếu vitamin A và hàng chục triêụ
Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đói-nghèo thành thị đã giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, nhưng lại không ổn định, năm 1998 là 9,2%, năm 2002 là 6,6% nhưng năm 2004 lại tăng lên 10,8%. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 và còn 27,5% vào năm 2004. Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ 75,2% xuống 69,3%, cho thấy công tác XĐGN ở các vùng đồng bào dân tộc khó khăn hơn nhiều so với vùng dân cư người kinh.
Hơn nữa, sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, miền là không đồng đều. Năm 2005 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trong toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7%, tuy nhiên có vùng chỉ có 1,7% hộ nghèo như vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó có vùng số hộ nghèo chiếm 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước như Tây Bắc.
Nhìn chung trong cả nước, hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi và những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, còn các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể so với giai đọan trước. Tính theo chuẩn mới (năm 2005) áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, năm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% tổng số hộ của cả nước, so với chuẩn cũ thì tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam cao hơn trước, khoảng 15%. Trong đó, vùng Tây Bắc: 42%; Đông Bắc: 33%; Đồng bằng sông Hồng: 14%; Bắc Trung Bộ: 35%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 23%; Tây Nguyên: 38%; Đông Nam Bộ: 9%; và vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 18%.
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XII đặt ra là giảm tỉ lệ hộ đói nghèo của cả nước xuống còn 14,7%. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang có xu hướng tăng lên là nguyên nhân tạo ra một bộ phận người nghèo và ảnh hưởng xấu tới kết quả chung của công tác XĐGN.
Cả nước và theo vùng
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 (% so với tổng số hộ trong cả nước
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 (% so với tổng số hộ trong cả nước
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 (% so với tổng số hộ trong cả nước
Tổng số hộ nghèo cả nước và chia theo vùng (tính đến cuối năm 2004)
Cả nước
17,18
8,30
7,00
1.416.002
Đông Bắc
22,35
10,36
8,00
179.872
Tây Bắc
33,96
14,88
12,00
81.896
ĐB Sông Hồng
9,76
6,13
5,15
289.647
Bắc Trung Bộ
25,64
13,23
10,50
302.431
Nam Trung Bộ
22,34
9,56
8,00
164.289
Tây nguyên
24,90
13.03
11,00
111.508
Đông Nam Bộ
8,88
2,25
1,70
58.222
ĐB sông Cửu Long
14,18
7,40
6,78
228.047
Bảng 1: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam theo chuẩn nghèo quốc gia 2001-2005
Nguồn: Báo cáo Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo; Tổ công tác liên nghành CPRGS
Tỷ lệ nghèo chung của dân tộc Kinh là 23.1%, nhưng ở nhóm dân tộc ít người là 69.3%. Khoảng cách giàu nghèo của dân tộc Kinh là 4,7 lần, dân tộc ít người là 22.1 lần. Những vùng có tỉ lệ nghèo nhiều nhất cũng là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
Người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư rất đặc thù, bao gồm: Những người sống ở những vùng sâu, xa; người dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương. Khả năng XĐGN đối với họ khó khăn hơn nhiều so với bộ phận nghèo khác. Giảm đói nghèo đối với nhóm người này khó hơn nhiều so với nhóm dân cư thuộc dân tộc kinh và những nhóm người nghèo sống ở vùng đồng bằng, gần đô thị. Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ để giúp họ giảm nghèo đói đòi hỏi phải rất đa dạng, mang tính đặc thù, phù hợp với đặc trưng văn hoá, tập quán của từng nhóm người.
Mặt khác, tình trạng nghèo về lương thực, thực phẩm đã được cải thiện rất đáng kể ở khu vực đô thị và đồng bằng nhưng khu vực các vùng dân tộc, vùng cao số tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm còn rất cao, xẫp xỉ mức 40% trong cả nước. Nghèo đói về lương thực, thực phẩm phản ánh mức độ trầm trọng của đói nghèo ở một bộ phận dân cư trong việc tiếp cận lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống của họ. Đồng thời cho thấy một nghịch lý, trong khi Việt Nam đã sản xuất dư thừa lương thực, thực phẩm, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo hàng năm, nhưng vẫn tồn tại một bộ phận dân cư không đủ ăn và lại tập trung chủ yếu ở nông thôn và bộ phận đồng bào dân.
Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007:
Bảng 2: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam (%)
1993
1998
2002
Tỷ lệ nghèo:
58.1
37,4
28,9
Thành thị
25.1
9,2
6,6
Nông thôn
66.4
45.5
35.6
Người kinh và người hoa
53.9
31.1
23.1
Dân tôc thiểu số
86.4
75.2
69.3
Nghèo lương thực:
24.9
15.0
10.9
Người nghèo
7.9
2.5
1.9
Nông thôn
29.1
18.6
13.6
Người kinh và người hoa
20.8
10.6
6.5
Dân tộc thiểu số
52.0
41.8
41.5
Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010 ước tính cả nước có khoảng 3,9 hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc ( 46,7%) và Tây nguyên (37,2%) , thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (8,5%). Theo đồ thì dưới đây:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2006-2010
Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở việt nam
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững gắn với bảo đảm công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, thực hiện theo lộ trình hợp lý và được sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế, công tác XĐGN của Việt Nam bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tập trung giải quyết nhằm đẩy mạnh công tac xoa đói giảm nghèo. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phải đến năm 1998 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Chương trình Phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi mới chính thức ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó cho đến nay.
1.4. . Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiên nay:
Để công tác XĐGN tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa, trong thời gian tới đòi hỏi các cấp ủy chính quyền và người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, hỗ trợ nông dân kinh tế vùng; Chương trình 135 giai đoạn II để thực hiện mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Thứ hai, các địa phương phải bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động XĐGN, đặc biệt thu hút nguồn lực từ cộng đồng và quốc tế; thực hiện chặt chẽ việc giám sát, đánh