Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, các lĩnh vực và các ngành. Theo xu thế đó, các quốc gia đã và đang tiến hành các hoạt động mở cửa, hội nhập vào xu hướng này. Việt Nam thực sự đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật đặc biệt là thành tựu về xuất khẩu. Việt Nam đã xác định cho mình những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, may mặc, đồ gỗ.Trong đó hàng đồ gỗ ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động mà giá trị xuất khẩu của ngành còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt tại một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.hàng đồ gỗ Việt Nam đã có được một chỗ đứng, vị thế quan trọng trên thị trường, chiếm một tỷ lệ thị phần đáng kể đặc biệt là thị trường Nhật Bản với tốc độ tăng thị phần khá nhanh, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm, sản phẩm chủng loại khá đa dạng.
Tuy đã đạt được những thành tựu nổi bật về xuất khẩu nhưng nếu so sánh với các đối thủ trên thị trường có cùng mặt hàng xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Thị phần chiếm lĩnh so với các đối thủ còn quá nhỏ. Nguyên nhân chính là do năng lực cạnh tranh hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn chưa cao, còn nhiều bất cập, chưa tạo được niềm tin với khách hàng, thị trường không ổn định.mặt hàng đồ gỗ cũng không phải là một ngoại lệ, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường mà điển hình ở đây là thị trường Nhật Bản - một thị trường lớn, tiềm năng. Vì vậy em đã chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản" để nghiên cứu.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, các lĩnh vực và các ngành. Theo xu thế đó, các quốc gia đã và đang tiến hành các hoạt động mở cửa, hội nhập vào xu hướng này. Việt Nam thực sự đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật đặc biệt là thành tựu về xuất khẩu. Việt Nam đã xác định cho mình những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, may mặc, đồ gỗ...Trong đó hàng đồ gỗ ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động mà giá trị xuất khẩu của ngành còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt tại một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...hàng đồ gỗ Việt Nam đã có được một chỗ đứng, vị thế quan trọng trên thị trường, chiếm một tỷ lệ thị phần đáng kể đặc biệt là thị trường Nhật Bản với tốc độ tăng thị phần khá nhanh, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm, sản phẩm chủng loại khá đa dạng.
Tuy đã đạt được những thành tựu nổi bật về xuất khẩu nhưng nếu so sánh với các đối thủ trên thị trường có cùng mặt hàng xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Thị phần chiếm lĩnh so với các đối thủ còn quá nhỏ. Nguyên nhân chính là do năng lực cạnh tranh hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn chưa cao, còn nhiều bất cập, chưa tạo được niềm tin với khách hàng, thị trường không ổn định....mặt hàng đồ gỗ cũng không phải là một ngoại lệ, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường mà điển hình ở đây là thị trường Nhật Bản - một thị trường lớn, tiềm năng. Vì vậy em đã chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản" để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗViệt Nam trên thị trường xuất khẩu ( Nhật Bản ) để từ đó đề xuất các giải pháp đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.
4. Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp toán thống kê
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, mục lục thì nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Lý luận về cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Chương 3: Dự báo, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản trong thời gian tới
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này do trình độ, thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế và nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo. Và em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s.Ngô Thị Tuyết Mai đã tận tình giúp đỡ em để em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.1. Lý luận về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
* Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế khách quan, là quan hệ kinh tế giữa những người cùng sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, nó vừa là môi trường, vừa là động lực phát triển kinh tế.
Trong kinh tế học, cạnh tranh được định nghĩa là sự giành giật thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Theo C.Mác: "cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được những lợi nhuận siêu ngạch". Đây là định nghĩa khái quát nhất về cạnh tranh, nó đã nói lên được mục đích của cạnh tranh, nhưng chưa nói lên cách thức để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hóa dựa trên thực lực kinh tế của họ. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chế độ này đẻ ra cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau, " cá lớn nuốt cá bé". Quan niệm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy cạnh tranh có thể được hiểu như sau:
Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao.
* Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa được hiểu là tất cả những đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường trong một thời gian dài.
Năng lực cạnh tranh là khả năng chiếm lĩnh thị trường của một mặt hàng, là khả năng mà doanh nghiệp có thể đạt được những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa của mình.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa còn được thể hiện ở vị trí của mặt hàng đó trên thị trường, hay nói cách khác đó là sức mua đối với hàng hóa trên thị trường, là mức độ chấp nhận của người tiêu dùng.
Tóm lại: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là sự biểu hiện “tính trội” của hàng hóa về chất lượng, giá cả và hình thức lưu chuyển của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng nó. Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng giành lợi thế, chiếm ưu thế trong cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên cùng đoạn thị trường tại cùng thời điểm.
Cần phân biệt " năng lực cạnh tranh của hàng hóa " và " năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ". Hai khái niệm này liên quan mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là một trong những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của của hàng hóa thể hiện năng lực của hàng hóa đó thay thế một hàng hóa khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính, chất lượng hoặc giá cả hàng hóa. Trên thực tế, hai khái niệm này có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Các yếu tố cấu thành
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa bao gồm: sự khác biệt (vượt trội) về chất lượng, số lượng, giá cả, mẫu mã, độc đáo hay kiểu dáng, tính tiện dụng, hình thức phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng, dịch vụ sau bán hàng, lòng tin của khách hàng đối với hàng hóa đó… so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm. Năng lực cạnh tranh còn thể hiện qua mức độ chiếm lĩnh thị trường (thị phần của nó) tốc độ tăng thị phần, khả năng gây ấn tượng đối với người sử dụng…
Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Như vậy, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái hiện hữu trong sản phẩm. Việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường được tiến hành đồng thời bằng 3 phương pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã...); (2) đánh giá trực tiếp thị trường (doanh số bán, thị phần, tốc độ tăng thị phần, hệ thống phân phối...); (3) điều tra xã hội học - chủ yếu qua phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu...). Sau đó so sánh các tiêu chí đó với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường tại cùng thời điểm để xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là tìm ra những biện pháp tác động vào quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm, làm cho nó có “tính vượt trội” so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh (nếu nó chưa có năng lực cạnh tranh) hoặc làm tăng thêm sức mạnh cho sản phẩm, làm cho “tính trội” của nó ở mức tốt hơn, cao hơn trên thị trường tiêu thụ (nếu sản phẩm đã có năng lực cạnh tranh nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu). Nói cách khác: nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là sử dụng một số yếu tố tác động nhằm khắc phục những tồn tại được coi là trở ngại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của nó so với đối thủ khác (chứ không phải so với chính nó), nhằm làm cho thị phần của sản phẩm tăng lên so với thị phần của đối thủ cạnh tranh của nó.
Quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm khác với việc hoàn thiện sản phẩm ở chỗ: hoàn thiện sản phẩm chỉ là quá trình làm cho sản phẩm đó trở nên tốt hơn, có tính mới hơn so với chính nó ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy, có trường hợp sản phẩm không hoàn thiện nhưng lại có có sức cạnh tranh do nó có tính trội hơn tương đối khi so sánh một cách tương đối với sản phẩm khác.
1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia
- Cạnh tranh giữa người bán với người mua:
Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, người bán luôn mong muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, ngược lại người mua lại muốn mua sản phẩm đó với mức giá thấp nhất. Sự cạnh tranh này được thực hiện qua quá trình " mặc cả ", kết thúc quá trình này, người bán sẽ chỉ đồng ý bán sản phẩm của mình và người mua sẽ chỉ chấp nhận mua sản phẩm với giá chấp nhận là giá thỏa thuận giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa những người mua
Đây là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Loại cạnh tranh này xảy ra khi mức cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường lớn hơn lượng hàng hóa, dịch vụ nào đó mà người bán có thể cung cấp. Do đó, cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn khi càng có ít người bán nhưng lại nhiều người muốn mua và giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ được người bán đẩy lên cao. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, sang người mua phải chịu thiệt thòi.
- Cạnh tranh giữa những người bán
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp khác nhau để tạo cho mình thế mạnh nhằm vượt lên trên đối thủ hoặc thôn tính lẫn nhau để tranh giành khách hàng và thị trường. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào thắng trong cuộc cạnh tranh là việc tăng doanh số tiêu thụ và tăng tỉ lệ thị phần, theo đó tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuât.
Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Đây là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nội bộ ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Để cạnh tranh cùng với đối thủ cùng ngành, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản, nâng cao năng xuất lao động nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu lợi nhuận siêu ngạch.
- Cạnh tranh giữa các ngành:
Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau, nhằm giành nơi đầu tư có lợi nhất. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp bị hấp dẫn bởi khách hàng nên đã chyển vốn đầu tư từ ngành ít lợi nhuận sang ngành lợi nhuận cao. Sự điều chỉnh này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất và hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các nghành.
Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh thị trường
- Cạnh tranh hoàn hảo
Đây là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán và người mua độc lập với nhau, không có người nào có ưu thế để có thể ảnh hưởng tới giá cả. Các sản phẩm làm ra được người mua xem là đồng nhất tức là ít có sự khác biệt về quy cánh phẩm chất mẫu mã. Tất cả người mua và bán đều có hiểu biết đầy đủ về thông tin liên quan đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả người mua và người bán đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá người bán đòi bán và giá người mua trả. Không có gì ngăn cản việc gia nhập và rút khỏi thị trường. Người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá cả trên thị trường, họ chủ yếu tìm cách giảm chi phí và sản xuất một mức sản phẩm đến mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Đây là trạng thái cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn sản phẩm là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, mức độ cạnh tranh gay gắt và các hình thức cạnh tranh cũng hết sức đa dạng. Bằng nhiều hình thức khác nhau của cạnh tranh, người bán lợi dụng uy tín của mình, hay sử dụng các biện pháp khuếch trương sản phẩm, khuyến mại, các dịch vụ đặc biệt sau bán hàng...có thể có những lợi thế hơn, có được những điều kiện bán hàng tốt hơn, cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng tối ưu các nhu cầu của khách hàng, duy trì và ngày càng mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình...kết quả của cạnh tranh là dẫn đến cuộc chiến về giá cả giữa người bán với nhau. Đây là hình thức cạnh tranh được coi là phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền
Đây là trạng thái cạnh tranh trên thị trường mà ở đó chỉ có một hay một số ít người bán cung cấp một loại sản phẩm đồng nhất hoặc chỉ có một hay một số ít người mua một loại sản phẩm đó. Số ít người này có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm bán ra hay mua vào thị trường.
Thị trường có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Trong thị trường này không có cạnh tranh về giá như ở thị trường cạnh tranh không hoàn hảo mà các nhà độc quyền quyết định về giá cả. Việc định giá này nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà độc quyền.
1.1.1.3 Phân loại năng lực cạnh tranh
Nâng lực cạnh tranh quốc gia
Đây là một khái niệm phức tạp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là khả năng của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư ,bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Một số tổ chức quốc tế (như diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), viện phát triển quản lý (IMD) ở Lausanne, Thụy Sĩ...) tiến hành điều tra, so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới. Các xếp hạng đó áp dụng các phương pháp luận tương tự như nhau và đi đến kết quả giống nhau về xu thế, tuy không hoàn toàn giống nhau về xếp hạng do có những khác biệt trong phương pháp luận (thí dụ như về trọng số cho từng yếu tố, về cơ sở dữ liệu...). Các nhà đầu tư quốc tế thường tham khảo các xếp hạng này như một căn cứ để lựa chọn địa điểm đầu tư, vì vậy, các xếp hạng đó có ý nghĩa quan trọng đối với các chính phủ và doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, vì vậy cần phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm - dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thường được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường.
Giữa ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh thì môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao.
1.2. Các lý thuyết cạnh tranh
Thuyết thương mại quốc tế cổ điển sử dụng lợi thế của năng suất lao động để định nghĩa lợi thế cạnh tranh, chúng ta xem xét lý thuyết của học thuyết lợi thế so sánh qua mô hình đơn giản sau đây:
Trên thế giới khi một quốc gia có thể sản xuất ra một loại sản phẩm có giá thấp hơn quốc gia khác thì số hàng hóa này có thể được xuất khẩu để bù đắp cho việc nhập các loại hàng hóa có giá trị cao hơn nhằm đem lại lợi ích cao nhất. Adam smith ( 1723- 1790) đã dẫn chứng ví dụ về lợi điểm tuyệt đối mà cả 2 quốc gia có thể thu được lợi nhuận từ thương mại:
Số lượng trên mỗi đơn vị lao động đầu vào
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 4 2
Xe hơi 2 4
Tại Hoa kỳ 4 tấn gạo có giá trị tương đương 2 chiếc xe hơi, ở Nhật Bản 2 tấn gạo có giá trị tương đương 4 xe hơi, Hoa kỳ có lợi điểm tuyệt đối với sản xuất gạo còn Nhật Bản có lợi điểm tuyệt đối về sản xuất xe hơi. Như vậy Hoa Kỳ xuất khẩu gạo, nhập khẩu xe hơi còn Nhật Bản xuất khẩu xe hơi và nhập khẩu gạo. Hoa kỳ nên chuyên môn hóa sản xuất gạo và Nhật Bản nên chuyên môn hóa sản xuất xe hơi.
Sau khi đã chuyên môn hóa sản xuất, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiến hành trao đổi thặng dư sản phẩm của mình cho đến khi nào sự trao đổi ấy còn hiệu quả hơn trao đổi nội địa, kết quả trao đổi:
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 3 3
Xe hơi 3 3
Như vậy lý thuyết của Adam smith đã sử dụng yếu tố năng xuất lao động để định nghĩa lợi thế cạnh tranh,theo ông thì một quốc gia nên lựa chọn những ngành sản xuất mà có lợi thế so sánh về năng suất lao động đồng thời áp dụng các biện pháp tác động nhằm tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên lợi thế sẵn có để sử dụng một cách hiệu quả nhất, ví dụ như : đào tạo nâng cao tay nghề lao động, đầu tư tranh thiết bị cho lao động... đó chính là lợi thế cạnh tranh.
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh thuyết truyền thống của David Ricardo và lý thuyết của hai nhà kinh tế học Scandinavian, Heckscher và Ohlin. Cả hai người, đều dựa trên một loạt các giả định được minh hoạ dưới đây.
Giả sử chỉ có hai nước (Phần Lan và Ấn Độ) và hai mặt hàng (dệt và giấy). Lấy K=vốn ($); L=lao động(giờ); r=giá thuê vốn ($); và w=giá đơn vị lao động hoặc mức lương ($/giờ). Tương tự, lấy Lhàng dệt= số giờ lao động cần để sản xuất ra 1 m hàng dệt và Lgiấy=số giờ cần để sản xuất ra 1 tấn giấy.
Mô Hình Lợi Thế Giá Cạnh Tranh Truyền Thống: Như đã so sánh với Ấn Độ và xem xét lý thuyết giá trị của lao động truyền thống, Phần Lan có lợi thế giá trị cạnh tranh về sản xuất giấy và Ấn Độ về ngành dệt nếu:
Phần Lan