Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam sớm trởthành ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập kinh tếquốc tếcủa Việt Nam. Mấy năm gần đây, ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam liên tục giành được những thành tựu lớn, biểu hiện qua những con số ấn tượng về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cảnước và tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, gần đây có nhiều cảnh báo vềtình trạng bất ổn trong thị trường lao động, tình trạng yếu kém của công nghiệp phụtrợcho ngành Dệt may , tình trạng gia công chiếm đa số Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, đã đến lúc năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam cần được đánh giá một cách khách quan, qua đó tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng một ngành Dệt may xuất khẩu một cách bền vững, có khảnăng thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đó là lý do tác giả chọn đềtài: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam Sốliệu nghiên cứu chủyếu được thu thập từkhoảng năm 2000 trởlại đây. Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thịtrường quốc tế, nghĩa là phân tích năng lực cạnh tranh ngành Dệt may Việt Nam so với ngành Dệt may của quốc gia khác mà không xem xét sựcạnh tranh trên thịtrường nội địa. Mặt khác, luận văn cũng không xem xét sựcạnh tranh trong nội bộngành.

pdf106 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.” Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam sớm trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Mấy năm gần đây, ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam liên tục giành được những thành tựu lớn, biểu hiện qua những con số ấn tượng về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, gần đây có nhiều cảnh báo về tình trạng bất ổn trong thị trường lao động, tình trạng yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may , tình trạng gia công chiếm đa số…Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, đã đến lúc năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam cần được đánh giá một cách khách quan, qua đó tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng một ngành Dệt may xuất khẩu một cách bền vững, có khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam Số liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ khoảng năm 2000 trở lại đây. Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nghĩa là phân tích năng lực cạnh tranh ngành Dệt may Việt Nam so với ngành Dệt may của quốc gia khác mà không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa. Mặt khác, luận văn cũng không xem xét sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 3 Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: “Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Chương 2: “Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” Chương 3:“Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Chương 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, những mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi cấp doanh nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả năng tạo thêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân. Trên mọi phương diện, cạnh tranh đều có vai trò rất lớn để mọi hoạt động kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trên bình diện quốc tế: Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động và thị trường. Thông qua cạnh tranh, giao thương quốc tế ngày càng được mở rộng, thúc đầy quá trình chuyên môn hóa sản xuất. Trên bình diện quốc gia: Cạnh tranh khiến các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả nhất, cạnh tranh giúp các nhà sản xuất luôn sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất. Cạnh tranh còn góp phần phân phối lại thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 5 Trên bình diện doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mục tiêu phát triển thường trực và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Bằng sự thúc đẩy của lợi nhuận, doanh nghiệp luôn muốn đi đầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, dưới áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới cách quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh. Đó là bởi cụm từ này là một phạm trù quá lớn để có thể tiếp cận từ mọi khía cạnh. Chủ thể cạnh tranh có thể là của các tổ chức, ngành, lĩnh vực, sản phẩm hoặc quốc gia và bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới nó như hiệu quả thị trường, như các chính sách, cơ cấu thị trường và nghiệp vụ kinh doanh về thương mại, đầu tư và các quy định… M. Porter, người trong Hội đồng về năng lực cạnh tranh các ngành ở Hoa Kỳ cho rằng chưa có định nghĩa thống nhất nào về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Hội đồng về năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ cũng đề nghị một định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của nền sản xuất của một nước có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của dân chúng nước ấy có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài”1. Định nghĩa này tuy lột tả được được tính cạnh tranh nhưng lại bị bó hẹp về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, chưa nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành. 1 The First Report to the President and Congress, 1992, Requested by Mr. Fred Bergsten, Chairman of the Competitiveness Policy Council in the US House of Representatives, 15 March 1995. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 6 Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là “Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”2. Định nghĩa này đã bao quát được năng lực cạnh tranh của các cấp độ nhưng diễn tả đầy đủ cụm từ “cạnh tranh” chưa rõ ràng. Một định nghĩa tương tự trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học thì năng lực cạnh tranh là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”3. Giống như định nghĩa của Hội đồng về năng lực cạnh tranh Hoa Kỳ định nghĩa này không nêu rõ được chủ thể cạnh tranh. Nhưng định nghĩa này diễn tả rất tốt về cạnh tranh. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on Industrial Competitiveness) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Như vậy, mỗi một định nghĩa đều có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng định nghĩa của OECD là hoàn thiện nhất khi nêu được chủ thể cạnh tranh và cụm từ cạnh tranh. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm của OECD trong phân tích. Tuy nhiên, tác giả muốn bổ xung khái niệm này dựa vào các định nghĩa trên như sau: 2 Goode, W., Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics Studies, University of Adelaide, 1997. 3 Từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2001, tr. 349. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 7 “Năng lực cạnh tranh là khả năng một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia có khả năng giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh để tạo ra thu nhập và việc làm cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” 1.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh có thể được chia ra thành ba cấp độ:  Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia  Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp  Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việc phân chia cấp độ năng lực cạnh tranh như trên chỉ có tính tương đối. Mỗi một cấp độ đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều sản xuất hoặc kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định. Chỉ khi hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Một ví dụ khác, ngành Dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh, có thị phần lớn trên thị trường thế giới cũng có thể nói Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới,… Do vậy, cần phải nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên mối quan hệ giữa các cấp độ. 1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia Uỷ ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (The U.S. President's Commission on Industrial Competitiveness) đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của một quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó – trong điều kiện thị trường tự do và công bằng – có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 8 trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước mình” 4. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (The Global Competitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 thì “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó duy trì và đạt được những tiến bộ trong việc cải thiện mức sống, được phản ánh bằng mức tăng GDP trên đầu người”5. Tóm lại, năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng xâm nhập hàng hóa của một quốc gia trên thị trường quốc tế và đạt được những mục tiêu vĩ mô của quốc gia đó như tăng trưởng GDP, thu nhập và mức sống của người dân. 1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on Industrial Competitiveness) đã định nghĩa về khái niệm năng lực cạnh tranh của ngành như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”6. Tuy là định nghĩa của cấp ngành nhưng OECD đã gắn với điều kiện cạnh tranh quốc tế. Định nghĩa này rất hợp lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng. Nói chung, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc của một ngành tuỳ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, chất lượng, mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trường mà không cần đến trợ giá. 1.1.3.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá 4 Prepared jointly by UNIDO and DSI - Development Strategy Institute - Ministry of Planning and Investment, Vietnam industrial competitiveness review , 1999, p. 6. 5 Global Competitiveness report, 1997. 6 OECD, Competitive Policy: A New Agenda Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 9 Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá yếu khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, không những doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp còn phải có chiến lược quảng bá, phát triển thị trường sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm… 1.1.4. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh 1.1.4.1. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Theo các tiêu chí của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) có 8 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm:  Độ mở của nền kinh tế: Bao gồm các chỉ tiêu như: Hệ thống thuế quan và phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính và tín dụng…  Vai trò và hiệu lực của chính phủ: bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước và Chính phủ trong, khả năng điều hành vĩ mô của chính phủ, khả năng kiểm soát thuế của Chính phủ.  Sự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ: Khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính một cách hiệu quả, rủi ro tài chính và khả năng tiết kiệm  Trình độ phát triển công nghệ: Chỉ số về năng lực phát triển công nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc qua các kênh chuyển giao khác. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 10  Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: Bao gồm trình độ phát triển trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, hệ thống giao thông…  Trình độ quản lý doanh nghiệp: Trình độ quản lý nguồn nhân lực, tài chính, sản xuất, marketing…  Số lượng và chất lượng lao động: Bao gồm các yếu tố về trình độ tay nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của các chương trình xã hội.  Trình độ phát triển thể chế: Bao gồm các chỉ số về chất lượng hay hiệu quả các thể chế pháp lý, luật và các văn bản pháp quy khác. 1.1.4.2. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố cơ bản bao gồm: - Chất lượng và khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào: bao gồm khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, nguồn công nghệ và nguồn vốn. Việc sản xuất của ngành hay doanh nghiệp có được chuyên môn hóa qua từng khâu hay không, khả năng cung ứng sản phẩm triên thị trường thế nào? - Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ: bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc hay hệ thống tài chính, tư vấn… - Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Điều này là đánh giá năng lực cạnh tranh trên phương diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ ngành/ doanh nghiệp cung ứng. Thông qua nghiên cứu nhu cầu, ta có thể xác định được khả năng cung ứng của ngành/ doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 11 - Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà ngành/doanh nghiệp kinh doanh và vị thế của ngành/doanh nghiệp so với các ngành/doanh nghiệp khác: Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp trên thị trường. Các thông số có thể đánh giá là so sánh thị phần của ngành hay doanh nghiệp trên thị trường, quy mô của ngành… 1.1.4.3. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thể hiện tập trung ở 4 yếu tố:  Giá cả: Giá cả sản phẩm là biểu hiện về khả năng sản xuất hiệu quả hay không, năng suất lao động cao hay thấp hay mức độ trang bị công nghệ của doanh nghiệp. Cuộc chiến giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh không bao giờ kết thúc. Thông qua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất không ngừng được nâng cao, đồng thời giá cả sản phẩm được hạ đến mức thấp nhất. Người tiêu dùng luôn chọn giá cả làm tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Do vậy, yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quốc tế phải không ngừng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, cải tiến công nghệ…  Chất lượng sản phẩm: Chất lượng là thuộc tính không thể thiếu trong bất cứ hàng hoá và dịch vụ nào. Khi mức sống của con người ngày càng tăng, thì nhu cầu được hưởng thụ sản phẩm hay dịch vụ cũng ngày càng cao. Đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm là con đường phát triển một cách bền vững và là bài toán khó của doanh nghiệp. Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao thì nhãn hiệu sản phẩm mới được nhiều người tiêu dùng biết đến. Qua đó, thị phần của doanh nghiệp được mở rộng, uy tín của doanh nghiệp ngày một gia tăng và tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 12  Mẫu mã sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng, chiếm lĩnh các phân đoạn thị trường. Qua đó, sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao.  Khả năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Nếu khâu tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thì doanh nghiệp có thể làm giảm chi phí trung gian, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa, sản phẩm dù có chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn nhưng không có chiến lược marketing tốt thì không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều cho thương hiệu sản phẩm và marketing sản phẩm 1.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH/DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành 1.2.1.1. Phương pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm Phương pháp này đánh giá năng lực cạnh tranh trong trạng thái động dựa trên hệ thống các chỉ số. Các chỉ số này cho phép xác định được mức độ đóng góp của ngành/doanh nghiệp vào nền kinh tế. Khi phân tích năng lực cạnh tranh theo phương pháp này cần tính đến một số dự báo như: Biến động chu kỳ sản phẩm, mức độ phổ biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phí đầu vào, những thay đổi trong chính sách của Chính phủ và khuynh hướng phát triển… Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra được những phân tích định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 13 tạp và khó thực hiện, ít được áp dụng trong thực tế, đặc biệt rất khó ứng dụng vào việc phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành ở nước ta. 1.2.1.2. Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng hợp Hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi của ngành/doanh nghiệp đều đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản phẩm tốt, công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này. Một nhà sản xuất thường được gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng một sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp được xem là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp được thể hiện trên hai mặt: ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) và ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá). Ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) là ưu thế được thể hiện trong việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sản xuất hay các giải pháp nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại… Ưu thế này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ giá cả và chất lượng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá) là ưu thế dựa vào khác biệt của các sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng khác biệt của sản phẩm phụ thuộc vào năng lực maketing của nhà sản xuất. Chất lượng khác biệt của Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 14 sản phẩm tạo nên “giá trị cho người mua” thể hiện qua việc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hay tính tuyệt hảo khi sử dụng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài tạo cho nhà sản xuất “quyền lực thị trường” ngày càng
Luận văn liên quan