Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường diễn ra các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Những nước và những tổ chức kinh tế yếu thế thường thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những tổ chức có tiềm lực và thế lực mạnh lại coi nó là cơ hội tạo đà phát triển. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã, đang và sẽ diễn ra, chi phối dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của hầu hết các nước, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Cuối năm 2006, để gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam ký kết nhiều văn bản với nội dung mở cửa thị trường, đa phương hoá thương mại đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải bước vào cuộc chạy đua với thử thách và rủi ro. Việc tìm kiếm cơ hội đối với các doanh nghiệp đã trở thành bài toán vô cùng nan giải. Xu hướng toàn cầu hoá, khủng hoảng, lạm phát gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cả về vốn, công nghệ, nhân lực. Nhìn một cách khách quan, có thể nói hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn khá yếu, thể hiện trên nhiều mặt như: chất lượng hoàng hóa chưa cao, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu và đòi hỏi của thị trường trong nước, khả năng thâm nhập thị trường khu vực và thế giới còn hạn chế.

doc43 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường diễn ra các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Những nước và những tổ chức kinh tế yếu thế thường thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những tổ chức có tiềm lực và thế lực mạnh lại coi nó là cơ hội tạo đà phát triển. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã, đang và sẽ diễn ra, chi phối dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của hầu hết các nước, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Cuối năm 2006, để gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam ký kết nhiều văn bản với nội dung mở cửa thị trường, đa phương hoá thương mại đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải bước vào cuộc chạy đua với thử thách và rủi ro. Việc tìm kiếm cơ hội đối với các doanh nghiệp đã trở thành bài toán vô cùng nan giải. Xu hướng toàn cầu hoá, khủng hoảng, lạm phát gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cả về vốn, công nghệ, nhân lực. Nhìn một cách khách quan, có thể nói hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn khá yếu, thể hiện trên nhiều mặt như: chất lượng hoàng hóa chưa cao, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu và đòi hỏi của thị trường trong nước, khả năng thâm nhập thị trường khu vực và thế giới còn hạn chế. Câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là: phải xoay xở và ứng biến như thế nào để vượt qua được thử thách? Câu hỏi có lẽ không chỉ khó trả lời đối với các doanh nghiệp nhỏ vì họ không có lợi thế về quy mô để giảm chi phí và tăng lợi nhuận mà ngay cả những công ty, tập đoàn có thế mạnh cũng đang đi tìm đáp án. Miếng bánh thị trường không còn nằm trong tay của 1 đơn vị, một tổ chức nào cả và các doanh nghiệp lại càng không thể cấm các doanh nghiệp khác cùng tham gia vào thị trường đó. Vậy họ sẽ phải làm gì để tồn tại và phát triển trong khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt? Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy may mặc đang là ngành thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam và nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Càng ngày càng có nhiều hơn các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia vào thị trường này khiến cho mức độ cạnh tranh trong nước trở nên gay gắt. Các công ty lớn, đã tạo dựng thương hiệu thì tiếp tục khai thác thị trường, củng cố thêm thương hiệu của mình và giành giật lại thị phần trong nước còn bỏ ngỏ. Các công ty mới gia nhập thị trường thì tập trung khai thác chủ yếu vào mặt hàng gia công xuất khẩu để tìm chỗ đứng. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh các mặt hàng tương tự trong ngành may đang là nỗi băn khoăn trăn trở của không ít doanh nghiệp. Họ sẽ phải làm gì khi có thêm các đối thủ cùng tham gia phân chia miếng bánh thị phần? Họ sẽ hành động như thế nào nếu đối thủ của họ có những chiến lược giảm giá hay đơn giản, mỗi doanh nghiệp sẽ làm gì để tạo thế mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa? Nền kinh tế đang có những biến động từng ngày, từng giờ nên bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự củng cố thêm sức mạnh của mình để có thể tồn tại và phát triển. Khắc phục nhược điểm, củng cố những thế mạnh và xác định các chiến lược của mình trong mọi trước mọi hành động của đối thủ chính là nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xuất phát từ các lý do trên, rõ ràng việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang không ngừng biến đổi. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Lý thuyết trò chơi và nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện của những năm trước như sau: Nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Thơ (2011) về ứng dụng LTTC vào hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả dựa trên cơ sở lý luận về các LTTC để phân tích việc ra quyết định trong hành động tuyển mộ, sử dụng và quản lý nhân sự của các doanh nghiệp Việt. Thông qua một số trò chơi và cách thức tham gia trò chơi, tác giả đã đánh giá hoạt động quản lý nhân sự tại Việt Nam nói chung, từ đó tiếp cận LTTC để phân tích những trò chơi cơ bản trong hoạt động quản lý nhân sự bằng cách xác đinh: người chơi, chiến lược và kết cục trong từng trò chơi. Trong các giai đoạn: tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đào tạo và phát triển, lương bổng và đãi ngộ, ở mỗi giai đoạn lại có những cách thức và những loại trò chơi khác nhau để ứng dụng thực tiễn nhằm nâng cao quản lý con người trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu trong phạm vi khá lớn là các doanh nghiệp Việt Nam nên chưa chỉ ra loại trò chơi nào thì ứng dụng cho quản lý nhân sự ở loại hình doanh nghiệp nào bởi nền kinh tế Việt Nam là tổng hòa của rất nhiều loại hình doanh nghiệp cũng như mô hình các công ty lớn nhỏ khác nhau nên cách thức quản lý nhân sự cũng khác nhau. Cùng nghiên cứu về LTTC nhưng vận dụng để phân tích quyết định của hãng taxi Mai Linh, tác giả Phạm Thu Hà (2011) đã nghiên cứu sâu sát về lý thuyết trò chơi cùng với các ứng dụng của nó thông qua việc lập các ma trận lợi ích của 2 hãng taxi Mai Linh và Vạn Xuân để từ đó tìm ra các thế mạnh của Mai Linh trong cuộc cạnh tranh về giá giữa 2 hãng và từ thế mạnh đó, hãng có thể quyết định chiến lược giá của mình trước mọi hành động của Vạn Xuân. LTTC là một lý thuyết khó, các mô hình xây dựng trên một loạt những hàm định tính nhưng đề tài đã ứng dụng được nó trong việc ra quyết định về giá để tạo thế cạnh tranh so với đối thủ. Tiếp cận LTTC, tìm ra thế cân bằng Nash, tác giả đã tiếp cận LTTC thông qua 3 mô hình: Cournot, Stackelberg, Bertrand để vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nhưng đề tài còn một số hạn chế như chưa vận dụng LTTC vào chiến lược giá và quảng cáo bởi đây là 2 chiến lược quan trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh cho hãng. Giảm giá không phải là chiến lược luôn đúng vì nó còn phụ thuộc vào chi phí. Chính bởi vậy mà cần có nhiều hơn chiến lược giá để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hãng. Đó là những ưu điểm và nhược điểm của đề tài “Vận dụng mô hình lý thuyết trò chơi để phân tích quyết định quản lý của hãng taxi Mai Linh trong thị trường độc quyền nhóm taxi và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hãng trên địa bàn Hà Nội”. Rõ ràng nhận thấy LTTC là một lý thuyết có tính ứng dụng cao và đã có một số công trình nghiên cứu tính ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn. Điển hình cuốn sách“ Một số ứng dụng của lý thuyết trò chơi” do tác giả Nguyễn Văn Hoàng tổng hợp từ cuốn “ Kinh tế học vi mô”, chủ biên Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật (2010) đã không chỉ cho người đọc thấy được các mô hình trò chơi trong lý thuyết mà còn có cả những ứng dụng điển hình mà một số hãng nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng vào chiến lược giá cả. Đồng thời, cuốn sách còn cho thấy tính cứng nhắc của yếu tố giá và cách thức ra quyết định quản lý: hành động theo thế mạnh của mình hay cấu kết với hãng khác để đạt lợi nhuận lớn nhất trong điều kiện tất cả người chơi đều hiểu rõ đối thủ. Ở mỗi chiến lược cụ thể như: cạnh tranh về giá, trò chơi hợp tác và không hợp tác, chiến lược thu phục, ngăn chặn người mới vào hay lợi thế của người đi trước đều có những ví dụ vận dụng điển hình trong thực tiễn. Qua đó cho thấy, LTTC có một ý nghĩa sâu sắc nếu các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa đề cập sâu sắc tới chiến lược sản phẩm cũng như quảng cáo mà lại đi sâu phân tích các quyết định về giá trong từng trường hợp ứng dụng. Các mô hình xây dựng chủ yếu dùng để phân tích quyết định về giá nên đây chính là một số hạn chế của cuốn sách. Với đề tài nghiên cứu khoa học “ Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Ngọc Nam, Đào Huy Trường (2011) đã tiếp cận năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam là cá tra và cá ba sa trên các khía cạnh như sản lượng và kim ngạch sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ và thị phần xuất khẩu để từ đó đánh giá khách quan khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường đến. Thông qua các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tích cực và tiêu cực đến các yếu tố trên đề tài tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này trên thị trường Hoa Kỳ. Song đề tài mới chỉ dừng lại ở các giải pháp chủ yếu cho hiệp hội Thủy sản Việt Nam và một số cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà chưa đi sâu khai thác chiến lược giá và chiến lược sản phẩm cũng như các chiến lược quảng cáo mặc dù đây là mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam. Qua tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trên, ta thấy mỗi công trình nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định tùy thuộc vào thời gian, không gian nghiên cứu và phạm vi áp dụng của nó. Khắc phục những hạn chế, đồng thời kế thừa những điểm mạnh từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả chọn đề tài nghiên cứu về “Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty TNHH may Gia Nguyễn trên địa bàn các tỉnh miền Bắc”. Tác giả xử lý các số liệu thứ cấp thu thập trong quá trình thực tập tại công ty, sau đó đi sâu vào phân tích cụ thể, đồng thời sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng các số liệu và các ma trận doanh thu trong từng chiến lược. Từ đó đưa ra các giải pháp để có thẻ ứng dụng LTTC một cách tốt nhất trong hoạt động của công ty. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển lâu dài, chắc chắn mỗi doanh nghiệp phải tự định hướng cho mình những kế hoạch cụ thể. Song, mỗi chiến lược cần phải dựa trên những cách tiếp cận đúng đắn, hợp lý và mang tính thời sự cao trong bối cảnh nền kinh tế luôn biến động. Chính bởi vậy, thông qua lý thuyết trò chơi, đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm ra hướng phát triển đúng đắn nên rất có thể, trong kinh doanh, cần ứng dụng nhiều hơn nữa lý thuyết trò chơi để có thể tạo bước đột phá cho doanh nghiệp và công ty TNHH may Gia Nguyễn cũng không phải ngoại lệ. Việc ứng dụng LTTC sẽ giúp công ty trả lời được các câu hỏi: Có nên giảm giá mặt hàng may gia công trước mọi hành động của đối thủ khác hay không? Nếu công ty bạn có chiến lược gia tăng số lượng sản phẩm và quảng cáo thì công ty Gia Nguyễn sễ phải làm gì? Đâu là thế mạnh của công ty và làm thế nào để tăng sức cạnh tranh hơn nữa so với đối thủ? Công ty TNHH may Gia Nguyễn xét trên địa bàn tỉnh Thái Bình là một trong số những doanh nghiệp tiêu biểu, đi đầu trong lĩnh vực may mặc. Với mong muốn vươn xa hơn trên thị trường miền Bắc, công ty đang nỗ lực không ngừng và trong những năm qua đã khẳng định uy tín của mình đối với các đối tác trong và ngoài nước. Chính bởi vậy, nếu ứng dụng các mô hình trò chơi vào trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty sẽ tìm ra các lợi thế để từ đó có những quyết định đúng đắn lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp. Bên cạnh sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các công ty, xí nghiệp may với nhiều dịch vụ, giá cả khác nhau để cạnh tranh nhau trên thị trường, chắc chắn cần phải nghiên cứu tìm hiểu doanh nghiệp may Gia Nguyễn đã sử dụng các công cụ kinh tế vào việc đưa ra các quyết định quản lý như thế nào để không những giữ vững thị phần của mình mà còn mở rộng miếng bánh thị phần đó hơn nữa giữa môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty TNHH may Gia Nguyễn trên địa bàn các tỉnh miền Bắc. MỤC TIÊU/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Những mục tiêu chính mà đề tài tập trung nghiên cứu là: Thứ nhất: Làm rõ một số lý luận liên quan đến thị trường độc quyền, lý thuyết trò chơi, và phân tích lý thuyết trò chơi ứng dụng thế nào trong việc đưa ra các quyết định chiến lược của các hãng. Thứ hai: Nghiên cứu cụ thể lý thuyết trò chơi được ứng dụng thế nào để công ty TNHH may Gia Nguyễn có thể đưa ra các quyết định chiến lược về giá, sản lượng cũng như các chiến lược xác định thị trường mục tiêu để cạnh tranh với các đối thủ khác trong tỉnh Thái Bình và vươn xa hơn trên địa bàn miền Bắc thông qua các ước lượng đường cầu, ma trận lợi ích của công ty. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các quyết định của công ty để tăng khả năng cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp may Gia Nguyễn trên thị trường. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng LTTC và năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Gia Nguyễn. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: công ty TNHH may Gia Nguyễn, địa chỉ thôn Bái Thượng - xã Thụy Phúc – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình. Về mặt thời gian: nghiên cứu các số liệu theo quý từ 2009 đến năm 2011. Nội dung nghiên cứu: Các lý luận về lý thuyết trò chơi và các ứng dụng của nó trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cách thức ứng dụng các trò chơi đó đối với công ty TNHH may Gia Nguyễn Các quyết định của công ty PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu Sau khi xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá. Theo nguồn thu thập dữ liệu thì dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.Với đề tài về ứng dụng lý thuyết trò chơi, dữ liệu tác giả sử dụng trong bài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu đó là dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, giá cả và số lượng hàng hóa trong từng quý từ năm 2009 đến 2011 của công ty thông qua bảng cân đối kế toán, bản báo cáo tài chính thường niên. Việc thu thập những dữ liệu này nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên 3 mặt giá cả, sản lượng và quảng cáo thông qua các ma trận về doanh thu mà tác giả xây dựng. Phương pháp phân tích số liệu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp thống kê: Xử lý các số liệu đã thu thập được thành 1 bảng thống kê theo các quý để so sánh, phân tích. Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Là phương pháp sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Sử dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm như giúp người đọc nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng; giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ, theo dõi và nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong bài để biểu diễn các số liệu thu thập được, qua đó để thấy rõ sự khác biệt cũng như sự thay đổi của những số liệu này qua các năm. Sử dụng phần mềm ước lượng chuyên gia là phần mềm Eviews để xử lý bảng số liệu đã thống kê để từ đó phân tích và rút ra các kết luận. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua những dữ liệu về chi phí và lợi nhuận đã thu thập được qua các năm, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu tình hình thực hiện của năm sau so với năm trước, từ đó đưa ra các đánh giá định tính về thực trạng chi phí và lợi nhuận của công ty. Trong quá trình phân tích tác giả sử dụng hai phương pháp là so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm: So sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Các số liệu sơ cấp được thu thập từ các phòng ban trong công ty như phòng kinh doanh, phòng kế toán trên các trang website, sách báo. Một số dữ liệu được tác giả thu thập từ thực tế sau đó được xử lý qua phần mềm Eviews để thu về số liệu thứ cấp. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết trò chơi và các ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh tế Chương 2: Thực trạng ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Gia Nguyễn trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Một số giải pháp để ứng dụng lý thuyết trò chơi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Thị trường độc quyền nhóm Độc quyền nhóm là một loại độc quyền mà trong đó chỉ có một vài người bán cung ứng hầu hết hay toàn bộ mức cung của thị trường. Thị trường độc quyền nhóm có các đặc trưng như sau: Một số ít các hãng cung ứng phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng của thị trường. Sản phẩm hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất. Có các rào cản lớn về việc gia nhập vào thị trường. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng là rất lớn. Do thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít các hãng nên sản lượng của mỗi hãng chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản lượng của mỗi hãng có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các hãng khác. Thêm vào đó, khi ra quyết định liên quan tới giá cả hoặc sản lượng, mỗi hãng phải tính tới phản ứng của các đối thủ. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm phải có các hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành động của các bên khác. Lý thuyết trò chơi Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử dụng trong phân tích kinh tế. Ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học.. Do mang tính thực tiễn cao, Lý thuyết trò chơi ngày nay được rất nhiều sự quan tâm, theo đó, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống như đang tham gia một trò chơi. Lý thuyết trò chơi sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến thuật, trong đó những người tham gia( người chơi) cố gắng tối đa kết quả thu được của mình có tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ khác. LTTC bao gồm: Người chơi: Những người tham gia trò chơi và hành động của họ có tác động đến kết quả của những người cùng chơi khác. Chiến lược chơi: Là những nguyên tắc hoặc kế hoạch hành động trong khi tiến hành trò chơi của những người chơi tham gia. Kết cục: Là giá trị tương ứng với một kết quả có thể xảy ra, và phản ánh lợi ích thu được của mỗi người chơi khi tham gia trò chơi. Cân bằng Nash Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược hoặc hành động mà mỗi người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước hành động của đối thủ. Mỗi người chơi không có động cơ xa rời chiến lược Nash của mình nên đây là các chiến lược ổn định. Hay nói 1 cách đơn giản, trò chơi gồm có 2 người chơi là A và B. Và A và B ở trong trạng thái cân bằng Nash nếu A đang thực hiện quyết định tốt nhất có thể dựa vào quyết định của B và B cũng giống A như thế. Tuy nhiên, cân bằng Nash không cho rằng đây là giải pháp tốt nhất cho mọi người chơi tham gia. Trong nhiều trường hợp, tất cả người chơi đều có thể cải thiện lợi ích của mình bằng cách khác, họ sẽ đồng ý với chiến lược khác để tăng lợi nhuận cho bản thân và có thể gây thiệt hại cho đối thủ. Có thể kể tới một vài đặc điểm của cân bằng Nash như sau: Độ ổn định Một cân bằng Nash cho trò chơi chiến lược hỗn hợp sẽ ổn định nếu một thay đổi nhỏ (hoặc đặc biệt hơn, thay đổi vi phân) trong xác suất để một người chơi dẫn đến tình trạng 2 điều kiện: Người chơi cố định, không có chiến lược nào tốt hơn trong hoàn cảnh mới. Người chơi thay đổi đang chơi với chiến lược hoàn toàn tệ hơn. Nếu cả 2 điều trên đều đúng, thì người chơi với thay đổi nhỏ trong chiến lược hỗn hợp sẽ lập tức trở về với cân bằng Nash. Cân bằng được coi là bền vững. Tính bền vững là vấn đề cơ bản trong ứng dụng thực tế, vì chiến lược hỗn hợp của mỗi người chơi là không được biết hoàn toàn, nhưng phải dựa vào tỉ lệ phân phối xác suất của người chơi.Trong trường hợp cân bằng không bền rất có thể xảy ra trong thực tế, vì mỗi thay đổi nhỏ trong tỷ lệ của mỗi chiến lược sẽ dẫn đến thay đổi cả chiến lược và phá vỡ cân bằng. Cân bằng Cournot và cân bằng Strackelberg chính là cân bằng Nash Các điều kiện đủ để đảm bảo cân bằng Nash xảy ra: Khi trò chơi c
Luận văn liên quan