Phụ nữ là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển của đất nước. Với tư cách là một nửa dân số, phụ nữ đã đóng góp phần lớn vào sự nghiệp phát triển chung của nhân loại. Do đó, vấn đề phát triển của phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hướng tới sự bình đẳng giới không phải là vấn đề riêng của phụ nữ mà đó là vấn đề của toàn xã hội. Trong sự phát triển xã hội phải đề cập vấn đề bình đẳng nam nữ thông qua sự tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực của kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Do đó, công tác vận động phụ nữ là toàn bộ những hoạt động của Đảng, của Nhà Nước và các đoàn thể nhân dân, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, nhằm tác động đến mọi đối tượng phụ nữ một cách đồng bộ để bồi dưỡng, tổ chức động viên phụ nữ phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh; tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển cống hiến, trưởng thành vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, công tác vận động phụ nữ cũng hết sức quan trọng. Vì phụ nữ ta ngày có tiềm năng hùng hậu, kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả của cách mạng qua mở rộng giao lưu quốc tế. Ngày nay phụ nữ có những mặt mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng đưa đất nước mau chóng vượt qua nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phụ nữ đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đã và đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương sáng trong sản xuất kinh doanh, trong học tập, hoạt động khoa học - kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, trong thể thao và trong công tác xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ đang gặp nhiều khó khăn về định hướng chính trị, nhiều phụ nữ chưa có hoặc đang thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp, tình trang thất học, mù chữ vẫn còn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Một bộ phận phụ nữ thiếu hiểu biết về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa quan tâm đến sinh hoạt chính trị, chạy theo lối sống không lành mạnh, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng mê tín dị đoan có xu hướng tăng lên.
Vì vậy, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là Hội liên hiệp phụ nữ các cấp phải ra sức phát huy vai trò, vị trí của mình lên ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở. Bởi cán bộ Hội phụ nữ được nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác Hội, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới”, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam hiện nay.
Từ thực trạng tình hình phong trào phụ nữ và trình độ cán bộ Hội của huyện Hoài Nhơn, với những vấn đề lý luận cơ bản được học tập ở nhà trường và qua thời gian tham gia công tác, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay”. Qua đề tài này giúp tôi nắm vững quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ, công tác cán bộ, nắm vững thực trạng trình độ cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao trình độ về văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Hội, nhằm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội tốt hơn, đưa phong trào phụ nữ huyện ngày càng phát triển và giúp cho tôi có được bài học kinh nghiệm bổ ích khi thực hiện công tác cán bộ.
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian và khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề trình bày trong tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng thầy, cô giáo trường Chính trị tỉnh Bình Định. Xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hoài Nhơn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4750 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/. PHẦN MỞ ĐẦU:
Phụ nữ là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển của đất nước. Với tư cách là một nửa dân số, phụ nữ đã đóng góp phần lớn vào sự nghiệp phát triển chung của nhân loại. Do đó, vấn đề phát triển của phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hướng tới sự bình đẳng giới không phải là vấn đề riêng của phụ nữ mà đó là vấn đề của toàn xã hội. Trong sự phát triển xã hội phải đề cập vấn đề bình đẳng nam nữ thông qua sự tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực của kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Do đó, công tác vận động phụ nữ là toàn bộ những hoạt động của Đảng, của Nhà Nước và các đoàn thể nhân dân, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, nhằm tác động đến mọi đối tượng phụ nữ một cách đồng bộ để bồi dưỡng, tổ chức động viên phụ nữ phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh; tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển cống hiến, trưởng thành vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, công tác vận động phụ nữ cũng hết sức quan trọng. Vì phụ nữ ta ngày có tiềm năng hùng hậu, kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả của cách mạng qua mở rộng giao lưu quốc tế. Ngày nay phụ nữ có những mặt mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng đưa đất nước mau chóng vượt qua nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phụ nữ đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đã và đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương sáng trong sản xuất kinh doanh, trong học tập, hoạt động khoa học - kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, trong thể thao và trong công tác xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ đang gặp nhiều khó khăn về định hướng chính trị, nhiều phụ nữ chưa có hoặc đang thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp, tình trang thất học, mù chữ vẫn còn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Một bộ phận phụ nữ thiếu hiểu biết về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa quan tâm đến sinh hoạt chính trị, chạy theo lối sống không lành mạnh, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng mê tín dị đoan có xu hướng tăng lên.
Vì vậy, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là Hội liên hiệp phụ nữ các cấp phải ra sức phát huy vai trò, vị trí của mình lên ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở. Bởi cán bộ Hội phụ nữ được nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác Hội, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới”, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội LHPN Việt Nam hiện nay.
Từ thực trạng tình hình phong trào phụ nữ và trình độ cán bộ Hội của huyện Hoài Nhơn, với những vấn đề lý luận cơ bản được học tập ở nhà trường và qua thời gian tham gia công tác, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay”. Qua đề tài này giúp tôi nắm vững quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ, công tác cán bộ, nắm vững thực trạng trình độ cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao trình độ về văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Hội, nhằm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội tốt hơn, đưa phong trào phụ nữ huyện ngày càng phát triển và giúp cho tôi có được bài học kinh nghiệm bổ ích khi thực hiện công tác cán bộ.
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian và khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề trình bày trong tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng thầy, cô giáo trường Chính trị tỉnh Bình Định. Xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hoài Nhơn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận.
B/. NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/. Quan điểm Chủ nghĩa Mác –Lê nin đối với công tác phụ nữ:
Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: địa vị của phụ nữ trong xã hội không phải là một hiện tượng riêng biệt tách rời ngoài xã hội, bất di bất dịch, mà gắn liền với sự biến đổi của loài người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội cùng với phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” Ăng-ghen đã chứng minh:
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có chế độ tư hữu, chưa có bóc lột giai cấp thì phụ nữ chưa bị áp bức bóc lột, chưa bị bất bình đẳng so với nam giới mà còn có địa vị quyết định trong bộ lạc, chế độ mẫu hệ hình thành.
Khi xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ trên cơ sở hình thành sự phân chia giai cấp đầu tiên trong lịch sử (giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ) thì cũng đồng thời diễn ra những thay đổi trong sự phân công lao động xã hội. Nam giới ngày càng chiếm hữu của cải riêng, địa vị được nâng cao và vai trò của phụ nữ bị hạ thấp.
Chế độ phong kiến và chế độ tư bản ra sức tăng cường chế độ phụ quyền bằng cả hệ thống pháp luật, chính sách, lễ giáo đạo đức, văn hóa… làm cho địa vị của người phụ nữ ngày càng bị hạ thấp. Địa vị thấp kém của phụ nữ kéo dài hàng ngàn năm, tình trạng ấy dần dần thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm trở thành phong tục tập quán như tự nhiên của mọi người trong xã hội.
Từ nguồn gốc phụ nữ bị áp bức, chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định: “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận khắng khít gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chế độ xã hội bóc lột giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.
Từ thực tế lịch sử, Mác đã khẳng định: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn sẽ không làm nổi” điều này thể hiện vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin còn chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng giai cấp. Các ông cho rằng: muốn giải phóng phụ nữ thì phải đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên cộng sản chủ nghĩa, như vậy mới xóa bỏ tận gốc sự áp bức đối với phụ nữ và tạo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo mọi quyền lợi của phụ nữ. Ngược lại muốn giải phóng giai cấp, xóa bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải phóng phụ nữ vì:
Thứ nhất, không giải phóng phụ nữ, không huy động được phụ nữ tham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi.
Thứ hai, phụ nữ là một nửa nhân loại, nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì sự nghiệp của giai cấp vô sản chưa thực hiện được.
Như vậy, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã rất chú trọng đến lực lượng phụ nữ và chỉ ra được muốn giải phóng xã hội khỏi áp bức bất công thì cần phải có sự tham gia tích cực của phụ nữ.
2/. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác vận động phụ nữ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và vì quần chúng, trong đó, phụ nữ là một lực lượng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những nội dung sau đây:
Một là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân tộc.
Hai là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người.
Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề giải phóng phụ nữ gắn với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nói phụ nữ là nói nửa phần xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng phần nửa loài người, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
Khi nói về vai trò của phụ nữ trong xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao: “Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.
Ba là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ.
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ".
3/. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ phụ nữ:
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã nêu ra các quan điểm cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất, Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, phải xem phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quan điểm thứ hai, Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam, nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu.
Quan điểm thứ ba, Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Trong quan điểm này, Đảng chỉ ra lực lượng giải phóng phụ nữ bao gồm: các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở, Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp; các đoàn thể nhân dân; toàn xã hội; từng gia đình.
Điều đó nói lên rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là việc riêng của phụ nữ mà bao gồm tổng hợp nguồn lực của Đảng, chính quyền, các đoàn thể, toàn xã hội đến từng gia đình. Đây là quan điểm rất mới của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề của phụ nữ và giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên hai phương diện. Trước hết là sự xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cụ thể đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ, thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể của đoàn thể mình. Mặt khác, đó là sự liên kết, hỗ trợ nhau cùng tiến hành nhằm những mục tiêu chung theo yêu cầu của từng thời kỳ đặt ra đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Với Nhà nước thì điều quan trọng nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, nhằm tạo điều kiện phát huy tốt nhất nguồn lực phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Hơn 80 năm qua, tùy theo từng thời kỳ cách mạng mà Đảng đề ra đường lối, chủ trương vận động phụ nữ như:
-Nghị quyết 152 – 153 năm 1967 có nội dung: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cong tác phụ vận; tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tăng cường công tác cán bộ nữ, mạnh bạo đề bạt, sử dụng cán bộ nữ, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng phong kiến hẹp hòi trong việc đề bạt, sử dụng cán bộ.
-Nghị quyết 31 của Hội đồng chính phủ năm 1967 đề cập đến vấn đề bồi dưỡng lực lượng lao động nữ; không sử dụng lao động nữ trong môi trường độc hại không phù hợp với điều kiện sinh lý của phụ nữ; sử dụng lao động nữ phải đi đôi với bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
-Chỉ thị 44 (ngày 7/6/1984) của Ban bí thư trung ương Đảng đề cập đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ nữ.
-Nghị quyết 176a (1985) của Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ về phân bổ sử dụng đào tạo bồi dưỡng và bảo hộ lao động nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
-Quyết định 163/HĐBT ngày 19/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng được thay thế bằng Nghị định 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về “Qui định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước”.
-Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
-Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban bí thư trung ương Đảng khóa VII về nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.
-Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính tri về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã đưa ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng nhiều hơn công việc xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nước ta. Từ những năm 1930 Đảng ta đã tập hợp, lãnh đạo lực lượng phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể với mục đích là mưu cầu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được giải phóng triệt để. Hội phụ nữ giải phóng, hội phụ nữ Dân chủ, Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc… đó là những tổ chức về giới đầu tiên trong lịch sử cách mạng. Từ những tổ chức phụ nữ tiền thân đó, ngày 20/10/1930 hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chính thức thành lập. Bước sang giai đoạn mới, sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta diễn ra với thuận lợi, khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị Đảng ta xác định nội dung, phương thức, nhiệm vụ công tác phụ vận, của những thời điểm lịch sử khác nhau đã phát huy cao độ tiềm năng của lực lượng phụ nữ để họ đóng góp một cách xứng đáng vào sự thắng lợi của cách mạng nước ta trong những năm qua.
4/. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ:
-Xuất phát từ tư tưởng, quan điểm:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Nghĩa là cán bộ phải có năng lực để tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước. Đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cả các đoàn thể chính trị xã hội sẽ không biến thành hiện thực nếu như không có những cán bộ có năng lực tổ chức triển khai thực hiện nó.
-Xuất phát từ đường lối của Đảng:
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta năm 1986, yêu cầu đổi về kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ đã tiến hành đổi mới quản lý nhà nước, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, tăng cường vai trò tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị cũng phải cần có sự đổi mới để làm tốt chức năng tham gia quản lý nhà nước, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách có liên quan đến phụ nữ, đem lại quyền lợi cho phụ nữ.
-Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn phong trào phụ nữ trong nước và trên thế giới:
Với chức năng, nhiệm vụ của Hội là đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, đoàn kết vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; động viên tạo điều kiện để phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, nâng cao kiến thức, trình độ năng lực về mọi mặt. Tuyên truyền giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn và giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng, củng cố tổ chức Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đưa ra mục tiêu và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội là:
Mục tiêu của Hội LHPN Việt nam: Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu để góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta là một trong cá quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có long nhân hậu.
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp và chính sách về bình đẳng giới.
Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Nhiệm vụ 5: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh
Nhiệm vụ 6: Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
Từ thực tiễn: Nhiều năm qua, phong trào phụ nữ cả nước ngày càng lớn mạnh, đối tượng phụ nữ đa dạng hơn, trình độ, năng lực và nhu cầu cao hơn trước. Nếu đội ngũ cán bộ hội không nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn thì sẽ không thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia, không thực hiện được quyền và lợi ích hợp pháp chính