Có ba cấp độ của năng lực cạnh tranh bao gồm:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia;
- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp;
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia đã được hình thành như là một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm (cluster) các yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố chưa xét đến một số yếu tố quan trọng như độ lớn của nền kinh tế; sức mua thực tế; mức độ ổn định chính trị-kinh tế, trật tự an toàn xã hội; truyền thống lịch sử, văn hoá; tài nguyên thiên nhiên. Song, những yếu tố này có hệ số tương quan thấp với tăng trưởng nên khó đưa vào mô hình.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh quốc gia và thực tế năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Lý luận về năng lực cạnh tranh quốc gia
Khái niệm:
Có ba cấp độ của năng lực cạnh tranh bao gồm:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia;
- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp;
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia đã được hình thành như là một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm (cluster) các yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố chưa xét đến một số yếu tố quan trọng như độ lớn của nền kinh tế; sức mua thực tế; mức độ ổn định chính trị-kinh tế, trật tự an toàn xã hội; truyền thống lịch sử, văn hoá; tài nguyên thiên nhiên. Song, những yếu tố này có hệ số tương quan thấp với tăng trưởng nên khó đưa vào mô hình.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia
Hiện tại có 2 phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia được áp dụng rộng rãi. Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thiết lập trong bản báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp thứ 2 do viện quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đưa ra trong cuốn niên giám cạnh tranh Thế giới.
Cơ sở phương pháp đánh giá được xác định bởi năng suất. GDP bình quân đầu người được xem là thước đo chung nhất về năng suất quốc gia, có quan hệ tới mức sống người dân và sự thịnh vượng của quốc gia. GDP bình quân đầu người phụ thuộc vào mức vốn đầu tư đầu người và trình độ công nghệ.
Theo WEF và IMD thì năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 8 yếu tố:
Mức độ mở cửa của nền kinh tế, bao gồm hoạt động thương mại và đầu tư.
Vai trò của chính phủ
Năng lực tài chính - tiền tệ
Kết cấu hạ tầng
Trình độ công nghệ
Trình độ quản lý doanh nghiệp
Lực lượng lao động
Thể chế kinh tế - chính trị
8 yếu tố tổng quát đó được xác định thông qua các chỉ tiêu:
1. Mức độ mở cửa hay mức độ hội nhập của nền kinh tế bao gồm các chính sách về xuất nhập khẩu, thu hút FDI, các dịch vụ hỗ trợ giúp xuất khẩu như tín dụng, bảo hiểm, khả năng chuyển đổi đồng tiền đối với các giao dịch vãng lai. Chính sách tỷ giá linh hoạt phản ánh giá trị thực của đồng nội tệ cũng được coi như là một yếu tố quan trọng của mức độ mở cửa của nền kinh tế.
Một thước đo khác của mức độ mở cửa là tỷ lệ giá trị xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng để đánh giá mức độ mở cửa nền kinh tế.
2. Sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường phải được gắn chặt với sự phát triển của hệ thống tài chính tiền tệ, ngân hàng. Quy mô của hệ thống tài chính tiền tệ so với GDP, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ tài chính, tỷ lệ tiết kiệm và mức đầu tư cho nền kinh tế, tỷ lệ nợ khó đòi...là những tiêu chí đánh giá năng lực tài chính.
3. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ cần xem xét đến trình độ khoa học công nghệ so với các nước trên thế giới (bao nhiêu sản phẩm được xếp loại tiên tiến trên thế giới). Ngoài ra, cần xem xét đến trình độ phát triển của thị trường công nghệ, mức độ đầu tư cho hoạt động R&D, quan hệ giữa các viện, đại học với các doanh nghiệp, số lượng bằng phát minh sáng chế...Từ năm 2000, WEF đã nâng trọng số của khoa học lên gấp 3 lần so với trước đây.
4. Kết cấu hạ tầng được hiểu là năng lực và hiệu quả vận hành của hệ thống đó, ví dụ hiệu quả của hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, , hàng không, viễn thông, internet...Ngoài ra, một chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở là khả năng thu hút vốn FDI và thu hút vốn tư nhân đầu tư cho hệ thống đó.
5. Lao động được đánh giá qua 2 mặt số lượng và chất lượng của lao động. Chất lượng phản ánh qua nhành nghề đào tạo, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng thích ứng lao động trong môi trường đổi mới công nghệ. Sức khoẻ, kỷ luật, chi phí tiền lương, bảo hiểm, chi phí đào tạo cũng là những chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng của lực tượng lao động.
6. Quản lý doanh nghiệp được đo bằng số các doanh nghiệp đã xây dựng được chiến lược kinh doanh (chiến lược mặt hàng, chiến lược chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược về tài chính và chiến lược tiêu thụ sản phẩm...). Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu khả năng của các đối thủ cạnh tranh khác, để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với thực tế của thị trường, khả năng của doanh nghiệp.
7. Vai trò của chính phủ thường được hiểu là mức độ can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh, như chính sách ưu đãi, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đối với hoạt động của chính phủ, sự công khai minh bạch về tài chính, tình trạng tham nhũng, mức độ quan liêu của công chức, bộ máy của chính phủ, chính sách thuế và các biện pháp chống thất thu thuế, lậu thuế của chính phủ. Đánh giá năng lực của chính phủ cần quan tâm tới tỷ lệ tiết kiệm của ngân sách và bội chi ngân sách hàng năm.
8. Thể chế kinh tế chính trị được đánh giá thông qua mức độ phù hợp của pháp luật đối với cơ chế thị trường, hệ thống luật pháp và sự thực thi luật pháp. Trong kinh tế thị trường thì luật pháp chống kinh doanh độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh công bằng được đề cao. Ngoài ra, sự khách quan, hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các hợp đồng kinh tế, vai trò của trọng tài tài chính cũng được xem xét.
Trong đánh giá những năm trước, chỉ tiêu cạnh tranh được phân theo 8 nhóm chỉ tiêu như trên với hơn 500 tiêu chí khác nhau. Gần đây (từ năm 2000), người ta nhóm lại thành 3 nhóm chỉ tiêu chính về môi trường kinh tế vĩ mô, về khoa học công nghệ và về thể chế kinh tế; Mỗi nhóm trong ba tiêu chí trên có trọng số như nhau. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được tham khảo và tính toán từ kho dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Quĩ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tế khác. Phần quan trọng còn lại là kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp có qui mô toàn cầu về những tiêu chí khó định lượng hóa bằng mô hình toán học ; và các chỉ tiêu này được tường minh cụ thể theo các tiêu chí khác nhau thông qua cả các báo cáo thống kê và phỏng vấn theo bảng hỏi đối với các doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu nêu trên ko xét đến quy mô của nền kinh tế , sức mua của thị trường trong nước. Vì vậy có 1 số nền kinh tế như Singapo, Phần Lan được xếp thứ hạng rất cao trong bảng năng lực cạnh tranh, ngược lại Nhật Bản là nền kinh tế thế giới lại có thứ bậc thấp hơn. Việc tham khảo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia theo các phương pháp của WEF &IDM là cần thiết nhưng không nên tuyệt đối hoá mà cần có 1 số chỉ tiêu đánh giá bổ sung. Nhiều nhà kinh tế cho rằng ổn định kinh tế vĩ mô cũng là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hai phương pháp tiếp cận trên thường được các nhà hoạch định chính sách quan tâm vì có tính chất khái quát cao, dễ hiểu và cụ thể, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các môi trường kinh tế chung và hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt cạnh tranh, tự do hoá, ổn định kinh tế là những yếu tố được nhấn mạnh trong các lý luận cạnh tranh thuộc trường phái tân cổ điển. Các mô hình tăng trưởng nội sinh xuất hiện cuối thập kỷ 80 coi các nhân tố vốn, con người, hoạt động R&D, phổ biến công nghệ như những yếu tố tạo ra tăng trưởng. Nó cho phép ta so sánh mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia, các khu vức trên thế giới; từ đó đưa ra các cảnh báo về nguy cơ tụt hậu, những yếu kém trên con đường phát triển và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nếu chỉ dựa vào năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế, vì tăng trưởng chỉ là điều kiện cần, ko phải điều kiện đủ cho phát triển bền vững. Như tăng trưởng cần xét xem cả mặt lượng của quá trình tăng trưởng có phục vụ cho mục tiêu phát triển con người ko, có tàn phá môi trường, củng cố dân chủ ko...Hơn ½ số chỉ tiêu kinh tế mà các phương pháp nêu ra điều tran bằng phỏng vấn. Do đó, đánh giá của WEF& IDM là chủ quan.
2.Thực tiễn ở Việt Nam
Theo các đánh giá của WEF :
Từ 2003, Việt Nam được đưa vào danh sách các nền kinh tế có khả năng cạnh tranh, thứ hạng cạnh tranh toàn cầu GCI còn khiêm tốn.
Tính đến 2003,tiêu chí kinh tế vĩ mô đạt khá:đứng thứ 38 so với 80 nước so sánh(nhóm 2) .
nhóm thứ 5 (nhóm cuối) về khoa học công nghệ (đứng thứ 68/80)
nhóm thứ 4 (nhóm gần cuối) về thể chế công (đứng thứ 62/80)
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index - GCI) của VN - tức năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô - bị xếp 77/104 nền kinh tế (so với 60/102 nền kinh tế trong năm 2003); năng lực cạnh tranh kinh doanh (Business Competitiveness Index - BCI), tức năng lực cạnh tranh ở tầm kinh doanh doanh nghiệp, xếp 79/103 nước (so với 50/95 nền kinh tế trong năm 2003). Đây là mức tụt hạng mạnh nhất trong tất cả các nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2003, mức giảm sút 15 bậc về GCI (năm 2003 so với nước xếp cuối VN hơn 42 bậc, năm 2004 so với nước xếp cuối chỉ còn cách 27 bậc) và 21 bậc về BCI (năm 2003 cách nước xếp cuối 45 bậc, năm 2004 cách nước xếp cuối 24 bậc), tụt hơn nhiều so với các nền kinh tế khác trong khu vực như Thái Lan (bị tụt hai bậc) hay Hàn Quốc (giảm 11 bậc).
Xem xét kỹ vào những tiêu chí của WEF về chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của VN ta thấy kết quả ba nhóm như sau:
Những tiêu chí chi tiết được đánh giá có lợi thế về năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng: 77/104
Chỉ số xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô
58
Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô
23
Chỉ số về mức độ chi tiêu lãng phí của chính phủ
68
Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước
68
Chỉ số xếp hạng về các thể chế công
82
Chỉ số về thi hành luật pháp và hợp đồng
55
Chỉ số về tham nhũng
97
Chỉ số xếp hạng về công nghệ
92
Chỉ số về sáng tạo công nghệ
79
Chỉ số về công nghệ thông tin
86
Chỉ số về chuyển giao công nghệ
66
Như vậy, ta thấy ổn định kinh tế vĩ mô được xếp hạng rất cao trong khi các tiêu chí khác bị xếp rất thấp đã làm giảm xếp hạng nghiêm trọng.
Những tiêu chí chi tiết được đánh giá có lợi thế về năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (*)
Môi trường kinh tế vĩ mô
Hệ số tiết kiệm quốc gia năm 2003
14
Chênh lệch lãi suất ngân hàng 2003
15
Kỳ vọng có thể xảy ra suy thoái
34
Tỉ giá hối đoái thực 2003
38
Bội thu/chi ngân sách 2003
39
Tiếp cận tín dụng
41
Công nghệ
Kết quả khuyến khích công nghệ thông tin của chính phủ
28
Ưu tiên của chính phủ về công nghệ thông tin
33
Khả năng tiếp thu công nghệ thông tin ở tầm doanh nghiệp
38
(*) xếp hạng trên 104 nền kinh tế
Những tiêu chí được đánh giá là kém lợi thế trong năng lực cạnh tranh tăng trưởng là:
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (*)
Môi trường kinh tế vĩ mô
Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước 2004
68
Mức độ lãng phí trong chi tiêu của chính phủ
68
Lạm phát 2003
52
Các thể chế công
Chi tiền ngoài pháp luật trong xuất, nhập khẩu
100
Chi tiền ngoài pháp luật trong thu thuế
97
Chi tiền ngoài pháp luật trong sử dụng các dịch vụ công
91
Luật tài sản
66
Tội phạm có tổ chức
61
Tính độc lập của tư pháp
59
Thiên vị trong quyết định của quan chức chính phủ
55
Công nghệ
Mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài
99
Thuê bao Internet 2003
99
Chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet (ISP)
96
Luật pháp liên quan đến CNTT
94
Sử dụng điện thoại di động 2003
89
Sử dụng máy tính cá nhân 2003
84
Hợp tác giữa trường đại học và nghiên cứu công nghiệp
82
Mức độ sẵn sàng về công nghệ
81
Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông
81
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
79
Sử dụng bằng phát minh (patent) 2003
79
Sử dụng bằng phát minh 2003
79
Điện thoại hữu tuyến 2003
79
Chi tiêu doanh nghiệp về nghiên cứu triển khai
71
Người sử dụng Internet 2003
69
Trường học tiếp cận với Internet
55
(*) xếp hạng trên 104 nền kinh tế
Về chỉ tiêu năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI) 2003 của Việt Nam
WEF đã mô tả những nhân tố cản trở nhất để kinh doanh ở VN là: tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả; kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tạo tương xứng, qui định về thuế, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính... Đồng thời các lợi thế về ổn định chính trị, an toàn về xã hội mà không doanh nghiệp nào có bất cứ sự than phiền.
Trong số những chỉ tiêu được xếp hạng trung bình là: cản trở hành chính cho khởi nghiệp: 35/93, hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động 33/93, mua sắm chính phủ về các sản phẩm công nghệ tiên tiến 32/93 thì các tiêu chí đánh giá năng lực tiếp thị (marketing) của doanh nghiệp 85/93, kiểm soát phân phối của các doanh nghiệp quốc tế 87/93.
Đặc biệt xếp hạng về chi tiêu ngoài pháp luật khi đi vay tín dụng 102/104, mức độ vận dụng tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán 100/104, chi tiêu ngoài pháp luật trong ký hợp đồng có chi tiêu ngân sách 99/104, mức độ cởi mở của hệ thống hải quan 96/104, mức độ sáng tỏ và ổn định của qui định pháp luật 91/104...
Theo cách tính của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng vốn FDI vào Việt Nam là 1,61 tỉ USD năm 2004 và 2,02 tỉ USD năm 2005.
10 nước thu hút FDI cao nhất châu Á trong hai năm 2004 và 2005. Đơn vị tính là tỉ USD (nguồn: UNCTAD)
Thứ nhất, tuy dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng 25,5% từ năm 2004 sang năm 2005, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn của toàn khu vực Đông Nam Á (tăng 28,8% từ 19,9 tỉ lên 25,7 tỉ USD), cũng thấp hơn mức tăng trưởng của toàn thế giới (tăng 28,9% từ 710,6 tỉ lên 916,3 tỉ USD).
Thứ hai, trong năm 2005 dòng vốn FDI Việt Nam thu hút được chỉ chiếm 7,9% tổng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á, chỉ chiếm 0,6% tổng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, và chỉ bằng 0,22% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2005.
Thứ ba, xét về tổng lượng vốn FDI tính đến hết năm 2005, Việt Nam chỉ chiếm 8,3% tổng vốn đã thu hút được của Đông Nam Á, 1,13% tổng lượng vốn đã chảy vào các nước đang phát triển, và bằng 0,3% tổng lượng vốn FDI đã đầu tư trên toàn thế giới.
Thứ tư, điểm tiến bộ là Việt Nam đã lọt vào danh sách top 50 nước có các hiệp định đầu tư song phương (đã ký 48 hiệp định) và hiệp định tránh đánh thuế hai lần (đã ký 45 hiệp định). Trong danh sách này, Trung Quốc đã ký 117 hiệp định đầu tư song phương và 95 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước khác.
Thứ năm, khi xếp hạng 141 nền kinh tế về hiệu quả đầu tư của vốn FDI (trên cơ sở lấy số liệu của 3 năm liên tiếp), thứ hạng của Việt Nam tuy khá cao nhưng đang tụt dần: hạng 46 (năm 2003), hạng 52 (năm 2004) và hạng 53 (năm 2005).
Về tiêu chí này, một số nền kinh tế quanh Việt Nam có thứ hạng rất cao như Singapore (hạng 6, 7, và 5 trong ba năm liên tiếp), Hồng Kông (hạng 8, 6, và 3 trong các năm từ 2003 đến 2005)
Thứ sáu, cũng theo xếp hạng của Liên hợp quốc, triển vọng thu hút vốn FDI của Việt Nam đang tụt hạng dần qua các năm: hạng 66 trong năm 2002, hạng 68 trong năm 2003, và hạng 74 trong năm 2004 (UNCTAD chưa xếp hạng cho năm 2005).
Trong vài tháng qua, đã có những thông tin về sự tụt hạng của Việt Nam trong năng lực cạnh tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới), trong môi trường kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới).
Trong bản Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 của Liên Hợp Quốc, trong đó Việt Nam vẫn nằm trong trong top 10 châu Á về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu cho thấy thứ hạng của Việt Nam trên thế giới đang giảm dần.
Bảng thay đổi thứ hạng qua các chỉ số năng lực cạnh tranh chung
Hạng năm 2006
Hạng năm 2005
Tăng (+)/giảm (-) hạng
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp
77
3.89
74
3.91
-3
-0.02
Thể chế
74
3.62
63
3.66
-11
-0.04
Hạ tầng
83
2.79
85
2.69
2
0.10
Kinh tế vĩ mô
53
4.63
44
4.69
-9
-0.06
Y tế và giáo dục cơ bản
56
6.43
54
6.69
-2
-0.26
Đào tạo và giáo dục bậc cao
90
3.39
88
3.32
-2
0.07
Hiệu quả thị trường
73
4.10
56
4.12
-17
-0.02
Sự sẵn sàng về kỹ thuật
85
2.85
81
2.74
-4
0.11
Trình độ kinh doanh
86
3.55
88
3.55
2
0.00
Đổi mới và sáng tạo
75
3.10
57
3.18
-18
-0.08
Các chỉ số có thứ hạng giảm nhiều nhất là chuyển giao công nghệ (giảm 33 hạng), đánh giá tín nhiệm quốc gia (giảm 23 hạng), sự lãng phí của khu vực nhà nước (giảm 18 hạng) và ổn định kinh tế vĩ mô (giảm 8 hạng).
Xét về điểm xếp hạng có thể thấy, ngoại trừ chỉ số lãng phí của khu vực nhà nước có điểm xếp hạng giảm mạnh (giảm 0,33 điểm), các chỉ số khác có điểm xếp hạng đều tăng hoặc không thay đổi đáng kể. Đáng lưu ý là chỉ số chống tham nhũng có điểm xếp hạng tăng cao nhất, 0,25 điểm. Hơn nữa, chỉ số chuyển giao công nghệ và đánh giá tín nhiệm quốc gia thuộc nhóm có thứ hạng giảm mạnh nhưng điểm số xếp hạng lại tăng đáng kể.
Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chống tham nhũng. Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp được với những diễn biến của nhiều quốc gia. Hơn nữa, mặc dù chống tham nhũng dường như bắt đầu được cộng đồng đánh giá cao, nhưng lãng phí trong khu vực nhà nước vẫn là vấn đề nổi cộm và việc chống lãng phí chưa thực sự tạo được niềm tin trong cộng đồng.
Bảng thay đổi thứ hạng qua các chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
Hạng năm 2006
Hạng năm 2005
Tăng (+)/giảm (-) hạng
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
86
3.44
81
3.37
- 5
0.07
Chỉ số công nghệ
96
2.86
92
2.72
-4
0.14
Chỉ số đổi mới
94
1.86
88
1.87
-6
-0.01
Chỉ số công nghệ thông tin
84
2.19
86
2.04
2
0.15
Chỉ số chuyển giao công nghệ
102
4.08
69
3.92
-33
0.16
Chỉ số thể chế công
103
3.58
97
3.43
-6
0.15
Chỉ số pháp luật và hợp đồng
68
3.74
64
3.71
-4
0.03
Chỉ số tham nhũng
116
3.41
111
3.16
-5
0.25
Chỉ số môi trường vĩ mô
68
3.88
60
3.96
-8
-0.08
Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô
45
4.75
34
4.80
-11
-0.05
Chỉ số đánh giá tín nhiệm
75
3.34
52
3.24
-23
0.10
Chỉ số đánh giá sự lãng phí của khu vực nhà nước
91
2.68
73
3.01
-18
-0.33
Nguồn: Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2006- 2007, Diễn đàn Kinh tế thế giới
Phân tích nêu trên cho thấy dường như có hai bức tranh đối lập: đó là Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cải thiện các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa nhiều trong việc cải thiện các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Các kết quả đánh giá trên dường như thể hiện vấn đề đang gây lo ngại hiện nay là chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Tháng 10/2007, Tập đoàn tư vấn AT Kearney và tạp chí Chính sách đối ngoại đã công bố bảng xếp hạng “Chỉ số toàn cầu hóa”, là một trong những bảng xếp hạng tổng hợp nhất và uy tín nhất để đánh giá về mức độ tham gia quá trình toàn cầu hóa của mỗi quốc gia. Đây là lần đầu tiên VN có tên trong danh sách xếp hạng, với vị trí 48/72 quốc gia và vùng lãnh thổ. 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt trong danh sách năm nay chiếm tới 88% dân số thế giới và 97% tổng thu nhập thế giới.
Việc xếp hạng dựa trên khảo sát bốn nhóm