Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH do mình gây ra. Trên thực tế, trách nhiệm BTTH của cá nhân có thể phát sinh với người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại hoặc người khác không có hành vi gây thiệt hại hoặc đôi khi thiệt hại bị xem như là rủi do. Tưởng chừng có vể mâu thuẫn nhưng bản chất lại không hề mâu thuẫn. Trách nhiệm BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng cơ bản phụ thuộc vào năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân mà hiểu sâu hơn nữa chính là năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU  2   NỘI DUNG  3   NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.  3   Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đã thành niên.  3   Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên.  4   Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người mất năng lực hành vi dân sự.  7   NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN.  8   Bồi thường thiệt hại do hành vi của người đã thành niên gây ra.  8   Bồi thường thiệt hại do hành vi của người chưa thành niên gây ra.  12   Bồi thường thiệt hại do hành vi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra.  14   III.NHẬN XÉT CHUNG  15   Những quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn về năng lực bồi thường thiệt hại  15   2. Một số đề xuất cá nhân  18   KẾT LUẬN  19   LỜI MỞ ĐẦU Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH do mình gây ra. Trên thực tế, trách nhiệm BTTH của cá nhân có thể phát sinh với người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại hoặc người khác không có hành vi gây thiệt hại hoặc đôi khi thiệt hại bị xem như là rủi do. Tưởng chừng có vể mâu thuẫn nhưng bản chất lại không hề mâu thuẫn. Trách nhiệm BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng cơ bản phụ thuộc vào năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân mà hiểu sâu hơn nữa chính là năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự. Vậy, pháp luật quy định thế nào về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng? Thực tiễn vấn đề này có gì đáng chú ý? Cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên. NỘI DUNG NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân. Cụ thể là: 1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đã thành niên. Người đã thành niên được xác định là những người có độ tuổi từ đủ 18 trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng bằng hành vi của mình tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ (Điều 19 BLDS năm 2005). Khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người đã thành niên như sau: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.”. Điều này có nghĩa là họ phải dùng tài sản của chính mình để BTTH do hành vi bất hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người có đầy đủ năng lực hành vi nhưng khả năng về tài sản không có, tức là những họ không có bất cứ thu nhập nào và cũng không có tài sản riêng để bồi thường. Vì thế, khi quyết định bồi thường đối với những người này, có thể động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ bồi thường thay cho con em họ. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên là cán bộ, công chức hay người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng khi gây ra thiệt hại không phải với tư cách là công dân bình thường thì việc BTTH của họ trong trường hợp này cũng khác. Điều này được quy định tại Điều 619 và Điều 620 BLDS năm 2005, theo đó: Ðiều 619: Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra “Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.”. Ðiều 620: Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra “Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.” Trường hợp quy định riêng việc BTTH đối với cán bộ, công chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là cụ thể hóa quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH đối với người đã thành niên. Suy cho cùng, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ bao giờ cũng là người phải chịu trách nhiệm BTTH về hành vi vi phạm pháp luật của mình song việc quy định riêng cách thức BTTH với cán bộ, công chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là nhấn mạnh hơn nữa vai trò quản lý của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức hoặc cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thế, trong các trường hợp này, trách nhiệm BTTH trước hết thuộc về cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức hoặc cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên là người làm công, học nghề gây ra thiệt hại thì trách nhiệm BTTH trường hợp này cũng khác. Đó là: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”. Điều này được quy định tại Điều 622 BLDS năm 2005. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên. Người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi, không có hoặc có một phần năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, không giống như người đã thành niên, khi gây ra thiệt hại, cha mẹ sẽ là người đứng ra cùng họ chịu trách nhiệm BTTH. Luật dân sự Việt Nam chia nhóm này thành hai nhóm nhỏ hơn là người dưới 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Sở dĩ, có sự phân chia như vậy là do với điều kiện thực tế ở nước ta, những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có khả năng lao động để tạo ra thu nhập hoặc có tài sản riêng. Vì vậy, cách thức BTTH giữa hai nhóm là khác nhau. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 như sau: - Đối với những người dưới 15 tuổi: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này…”. Như vậy, cũng xuất phát từ quan điểm cha mẹ sẽ đứng ra cùng con chưa thành niên BTTH thì trường hợp con chưa đủ 15 tuổi (tức là chưa có năng lực hành vi dân sự) gây ra thiệt hại thì cha mẹ sẽ là người bồi thường toàn bộ thiệt hại; và chỉ khi tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì mới lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Nếu cha, mẹ không còn hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật, người dưới 15 tuổi buộc phải có người giám hộ. Tuy nhiên, khi có thiệt hại do hành vi của người dưới 15 tuổi gây ra, người giám hộ sẽ đứng lên cùng người được giám hộ BTTH nhưng dùng tài sản của người được giám hộ trước, nếu thiếu, người giám hộ phải có nghĩa vụ bổ sung. Về cơ bản, trách nhiệm BTTH trường hợp này trước hết thuộc về cha, mẹ vì cha, mệ là người trực tiếp trông nom, quản lý và chăm sóc con cái. Do đó, khi người dưới 15 tuổi không trực tiếp chịu sự quản lý của cha, mẹ mà chịu sự quản lý của một cơ quan, tổ chức khác như trường học thì việc BTTH được xác định theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 621 BLDS năm 2005 như sau: “1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. … 3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này, nếu trường học… chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi… phải bồi thường.” Lỗi của trường học xét đến ở đây là lỗi trong quản lý, giáo dục, họ đã không thực hiện tốt chức năng của họ, do quản lý không tốt, người dưới 15 tuổi đã gây ra thiệt hại cho người khác. Điều này cũng có nghĩa, nếu cơ quan, tổ chức quản lý chứng minh được họ không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải BTTH. - Đối với những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: “… Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”. Ở Việt Nam, do những điều kiện và hoàn cảnh riêng, một số người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động, từ tạo thu nhập cho chính mình hoặc một số khác đã có tài sản riêng. Vì thế, khi những người thuộc nhóm này gây ra thiệt hại thì cha mẹ sẽ cùng họ BTTH nhưng việc BTTH khác với những người dưới 15 tuổi ở chỗ họ phải bồi thường bằng tài sản của mình; và chỉ khi không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha mẹ. Điều này có nghĩa là những người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có một phần năng lực hành vi dân sự thì họ trước hết phải là người chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình. Nếu cha, mẹ người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không còn hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà có người giám hộ thì lúc này người giám hộ cũng đóng vai trò tương tự cha, mẹ là cùng với được giám hộ BTTH theo quy định trên. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tại Khoản 2 Điều 67 BLDS năm 2005, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự thì không buộc phải có người giám hộ. Và theo nguyên tắc chung, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi phải chịu trách nhiệm dân sự, do vậy nếu có hành vi gây thiệt hại thì lấy tài sản của họ để bồi thường. 3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có khả năng nhận thức, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình (ví dụ như bị bệnh tâm thần), vì thế, khi tham gia giao dịch dân sự, pháp luật quy định người giám hộ của họ có thể xác lập thay. Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 58 BLDS năm 2005 là người được giám hộ. Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” Như vậy, hành vi được thực hiện bởi người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại cho người khác thì người giám hộ đương nhiên, người giám hộ được cử (đối với những người phải có người giám hộ quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS năm 2005) sẽ dùng tài sản của người được giám hộ để BTTH. Người giám hộ cũng có nghĩa vụ bổ sung nhưng nếu họ chứng minh được rằng hộ không có lỗi trong việc giám hộ họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp người được giám hộ không có khả năng để bồi thường và người giám hộ không có lỗi thì sẽ không có người BTTH. Lúc này, thiệt hại sẽ chỉ được xem như rủi do. Luật Dân sự Việt Nam quy định người giám hộ có nghĩa vụ bổ sung nếu tài sản của người được giám hộ không đủ để BTTH bởi lẽ: người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự thường là vợ hoặc chồng của người mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ người mất năng lực hành vi dân sự, anh chị em ruột của người mất năng lực hành vi dân sự (khi cha, mẹ người mất năng lực hành vi dân sự đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ điều kiện để làm người giám hộ),… Quan hệ giữa người giám hộ đương nhiên và người được giám hộ là quan hệ giữa những người trong cùng gia đình nên việc quy định nghĩa vụ bổ sung đối với người giám hộ là hợp tình, hợp lý. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian ở bệnh viện, tổ chức khác quản lý thì theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 621 BLDS năm 2005, trách nhiệm BTTH được quy định như sau: “2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này, nếu … bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của … người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.” Phân tích những quy định trên, ta nhận thấy, cũng tương tự như đối với người chưa có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại thì trách nhiệm BTTH trước hết thuộc về người có trách nhiệm quản lý họ và thường là người giám hộ, bệnh viện, tổ chức trực tiếp quản lý,… Tuy nhiên, nếu trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại không trong thời gian chịu sự quản lý của bệnh viện, tổ chức khác thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường trước, nếu thiếu, người giám hộ mới có nghĩa vụ bổ sung. Đây là khác biệt cơ bản với quy định đối với người chưa có năng lực hành vi dân sự (dưới 15 tuổi): dùng tài sản của cha, mẹ để bồi thường trước, nếu thiếu mới dùng tài sản của con. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm hiện tượng “từ chối” việc giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự. II. NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN. Bồi thường thiệt hại do hành vi của người đã thành niên gây ra. * Tình huống: A 21 tuổi điều khiển xe máy Honda Wave S vượt quá tốc độ quy định đâm vào B 19 tuổi, chưa có thu nhập – một người đang đi bộ qua đường, B qua đường khi tín hiệu giao thông cho người qua đường vẫn là màu đỏ. Tai nạn trên làm B bị thương nặng. A mau chóng đưa B đi cấp cứu và liên hệ với gia đình hai bên. A và gia đình có qua lại bệnh viện thăm nom B và đồng ý với các thủ tục khám chữa cho B mà gia đình B yêu cầu. Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện, B hoàn toàn bình phục. Gia đình B đứng ra thanh toán các chi phí cứu chữa cho B, tổng chi phí là 13 triệu đồng. Gia đình B yêu cầu gia đình A thanh toán khoản tiền này và 1,4 triệu đồng - thu nhập có thể có được của mẹ B trong thời gian B nằm viện. Được biết, mẹ B bán hàng nước ở nhà với thu nhập bình quân hàng tháng là 6 triệu đồng / tháng và trong thời gian B nằm viện 1 tuần, mẹ B không phải nghỉ việc để chăm sóc B. Yêu cầu trên của gia đình B không được gia đình A chấp thuận vì cho rằng, A là người lớn, nên phải tự lo mọi vấn đề của mình, gia đình A không có trách nhiệm phải cùng A bồi thường. Hơn nữa, mẹ B nghỉ việc chăm sóc B là tự nguyện nên B không phải thanh toán khoản tiền thu 1,4 triệu đồng mà chỉ phải thanh toán 13 triệu đồng viện phí. A là người chưa có việc làm (tức là không có thu nhập) và chỉ có tài sản riêng duy nhất là chiếc xa máy Honda Wave S mà giá trị lúc bấy giờ khoảng 11 triệu đồng. Vì thế, A chỉ bán xe và dùng toàn bộ khoản tiền 11 triệu đồng (tiền bán xe) để BTTH. Gia đình B không đồng ý với hướng giải quyết của gia đình A nên tranh chấp xảy ra. * Phân tích tình huống: Qua tình huống trên ta nhận thấy: Thứ nhất, A (– người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại cho B) 21 tuổi, tức là đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng bằng hành vi của mình tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ. Do đó, khi A có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì theo Khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người đã thành niên, A phải tự bồi thường. Bên cạnh đó, A là chủ sở hữu và là người trực tiếp điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ nên căn cứ Khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2005, A phải BTTH. Thứ hai, việc gia đình B yêu cầu BTTH bao gồm chi phí năm viện (13 triệu đồng) và khoản thu nhập của mẹ B (1,4 triệu đồng) là hợp tình, hợp lý vì theo ước tính thu nhập của mẹ B bình quân 6 triệu đồng / tháng. Hơn nữa, yêu cầu này hoàn toàn đúng với quy định của BLDS tại điểm c Khoản 1 Điều 609 năm 2005: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: … Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.” Thứ ba, mặc dù yêu cầu của gai đình B là chính đáng nhưng pháp luật quy định A phải tự bồi thường. Khi A không có thu nhập hoặc tài sản riêng hoặc thu nhập và tài sản của A không đủ để BTTH thì có thể động viên cha mẹ A bồi thường thay, nếu cha mẹ A tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ A bồi thường thay A. Điều này có nghĩa là gia đình B không có quyền yêu cầu gia đình B phải bồi thường thay. Thứ tư, tổng tài sản của A là 11 triệu đồng trong khi tổng thiệt hại của B của B là 14,4 triệu đồng. Nhưng do A đi quá tốc độ quy định, B không chấp hành đúng luật An toàn giao thông nên trong tình huống trên cả A và B đều có lỗi. Vì thế, việc A chỉ bồi thường 11 triệu đồng cho B là hợp lý vì Điều 617 BLDS năm 2005 quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình…”. Hơn nữa, A đã tuân thủ nguyên tắc BTTH kịp thời, tức là có ý thức làm giảm tối đa thiệt hại xảy ra nên đây có thể coi là tình tiết có ý nghĩa trong việc giảm trừ trách nhiệm BTTH nếu vụ việc trên được tiến hành xét xử. * Bình luận: Như vậy, trong trường hợp đã thành niên gây ra thiệt hại thì trách nhiệm BTTH phát sinh với họ. Cha mẹ có quyền bồi thường thay con em mình chứ không có nghĩa vụ phải bồi thường thay. Tuy nhiên, nếu trong tình huống trên B không có lỗi thì không thể áp dụng Điều 617 BLDS năm 2005, có nghĩa là A phải bồi thường toàn bộ số tiền là 14,4 triệu đồng. Thực tế, A chưa có thu nhập, lại chỉ có tài sản riêng duy nhất là chiếc xe máy Honda Wave S trị giá 11 triệu đồng (giá trị của chiếc xe tại thời điểm BTTH) thì lúc này, dù về mặt pháp lý, A còn thiếu 3,4 triệu đồng tiền BTTH cho B. Nếu như, trước mắt và lâu dài, A vẫn không có thu nhập và bố mẹ A không tự nguyện bồi thường thay A thì thiệt hại của B (chưa được bồi thường) lúc này sẽ bị xem như là rủi do. Bên cạnh đó, việc xác định thu nhập và tài sản trước mắt và lâu dài mà A có thể có được cụ thể là bao lâu thì BLDS chưa có điều luật nào quy định rõ. Do đó, trong việc xét xử các tranh chấp như tình huống trên phụ thuộc nhiều vào sự suy đoán, kinh nghiệm nghề nghiệp của Thẩm phán để không đi đến những quyết định sai lầm. Bồi thường thiệt hại do hành vi của người chưa thành niên gây ra. * Tình huống: A (14 tuổi, không có thu nhập và tài sản riêng) trong khi chơi đùa với B (14 tuổi) vô ý làm B bị ngã chấn thương sợ não. A và cha mẹ mau chóng đưa B đi cấp cứu. B được tiến hành làm các thủ tục khám chữa bệnh. Sau 3 tháng điều trị bệnh viện, B được về nhà tiếp tục điều trị trong thời gian 2 tháng. Tổng chi phí trong thờ
Luận văn liên quan