Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng Một số vấn đề và thực tiễn

Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại từ những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của bản thân mình là một quyền cơ bản của công dân. Qua sự bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp được những mất mát, khắc phục hậu quả và giảm đi nỗi đau về tinh thần của người bị thiệt hại. Đồng thời thấy được sự cần thiết của những quy định của pháp luật đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Hiện nay, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005)và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nan giải khi tiếp cận. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng. Một số vấn đề và thực tiễn. Đối với đề tài này, em xin đi sâu vào vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Để có thể làm rõ vấn đề trên, ta cần có cơ sở để tiếp cận vấn đề.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng Một số vấn đề và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng. Một số vấn đề và thực tiễn. BÀI LÀM. Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại từ những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của bản thân mình là một quyền cơ bản của công dân. Qua sự bồi thường thiệt hại sẽ bù đắp được những mất mát, khắc phục hậu quả và giảm đi nỗi đau về tinh thần của người bị thiệt hại. Đồng thời thấy được sự cần thiết của những quy định của pháp luật đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Hiện nay, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005)và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nan giải khi tiếp cận. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do thiệt hại ngoài hợp đồng. Một số vấn đề và thực tiễn. Đối với đề tài này, em xin đi sâu vào vấn đề năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra. Để có thể làm rõ vấn đề trên, ta cần có cơ sở để tiếp cận vấn đề. A. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG. I. Khái quát về trách nhiệm và điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Trong bộ luật dân sự không quy định cụ thể các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nhưng từ những quy định đó ta có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi có các điều kiện sau: 2.1 Có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trách nhiệm dân sự dù thiệt hại không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Nếu không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Từ điều 608 đến điều 611 BLDS quy định về các loại thiệt hại. Trong đó: Thiệt hại về tài sản, đó là việc tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Tổn thất về tinh thần. Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, đó là những tình cảm, cảm xúc của con người khi bị tổn hại sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực như đau thương, âu sầu, góa bụa…. Trong quy định của pháp luật dân sự thì người nào làm người khác bị tổn hại tinh thần thì phải bồi thường nhằm mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại. 2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Đó là những hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tinh thần của người khác mà được pháp luật bảo về. Hành vi trái pháp luật là những hành vi không xử sự theo những quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Trong luật hình sự thì hành động là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm dù có điều kiện để làm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có hành vi gây thiệt hại nhưng không trái pháp luật. Đó là những trường hợp trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại. Nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết thì phải bồi thường thiệt hại. 2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả được biêu hiện. Về mặt thời gian, hành vi chính là nguyên nhân gây ra hậu quả đó. Hành vi xảy ra trước, kết quả xảy ra sau. Hậu quả xảy ra phải chứa đựng khả năng gây thiệt hại của hành vi. Đồng thời hậu quả chính là sự hiện thực hóa khả năng gây hậu quả của hành vi. Từ đó, mới xác định được chắc chắn giữa hành vi và hậu quả có có mối liên hệ hay không. 2.4 Có lỗi của người gây thiệt hại. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biêu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Trong đó lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Trong trách nhiệm dân sự có nhiều trường hợp được coi là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy hành vi đó được coi là có lỗi. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng được xác định theo nguyên tắc sau: a. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây thiệt hại trong tình huống bất ngờ. b. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp. c. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Như vậy ta có thể thấy nếu người gây ra thiệt hại nếu không có lỗi thì sẽ không phải bồi thường. 3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo Đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng có những điểm khác nhau như sau: Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng chỉ phát sinh khi vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có nghĩa là phải có cơ sở là hợp đồng thỏa thuận giữa các chủ thể. Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Đây là các chủ thể kí kết hợp đồng. Vì vậy, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại phát sinh trên cơ sở của pháp luật và sự thỏa thuận giữa các bên. Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề…. II. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân. 1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi. Khoản 1 điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Quy định này xuất phát từ việc căn cứ vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân căn cứ vào độ tuổi. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi có khả năng bằng hành vi của mình tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ. Chính vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp luật bằng tài sản của chính mình. 2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên 2.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi. Khoản 2 điều 606 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới mười lăm tuổi như sau: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”. Như vậy có thể thấy, người dưới mười lăm tuổi tuy đã có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và nghĩa vụ nhưng chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn nữa ở độ tuổi này, cá nhân không thể nhận thức hết được những việc mình đã thực hiện. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người gây ra thiệt hại. Trong trường hợp, cha, me, người giám hộ đã mang hết tài sản ra để bồi thương thiệt hại mà không đủ thì nếu người dưới mười lăm tuổi mà có tài sản riêng thì phải mang ra bồi thường phần còn thếu do việc làm trái pháp luật của mình gây nên. Khoản 1 điều 621 BLDS quy định: “Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”. Trong trường hợp này, người dưới mười lăm tuổi mà đang chịu sự quản lý của nhà trường mà gây thiệt hại thì nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu nhà trường chứng minh được mình không có lỗi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của người dưới mười lăm tuổi gây ra. 2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Cũng trong khoản 2 điều 606 BLDS quy định“…Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Quy định này căn cứ vào khoản 2 điều 20 BLDS “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.’’. Như vậy ta nhận thấy sự khác biệt giữa người dưới mười lăm tuổi và người từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi về cách thức dùng tài sản teong bồi thường thiệt hại. Đối với người dưới mười lăm tuổi thì khi người đó gây ra thiệt hại thì cha, me, hoặc người giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường. Còn đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì khi gây ra thiệt hại thì phải dùng tài sản riêng của chính mình để bồi thường thiệt hại. Chỉ trừ trong trường hợp người đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi mà không có hoặc tài sản riêng không đủ để bồi thường thiệt hại thì lúc đó mới lấy tài sản của cha, mẹ ra để bồi thường thiệt hại. Các nhà làm luật quy định như vậy vì người ta nhận thấy bắt đầu đủ mười lăm tuổi thì có khả năng lao động. Có nghĩa là sẽ tạo ra được tài sản. Như vậy, với quy định này đã buộc những người dưới mười tám tuổi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Qua đó làm giảm gánh nặng bồi thường cho cha, mẹ người gây ra thiệt hại. 3. Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ Khoản 3 điều 606 BLDS quy định: “ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường’’. Như vậy, có thể thấy, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của chính mình. Người giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường khi mà người được giám hộ gây ra thiệt hại. Trong trường hợp người giám hộ bị coi là có lỗi trong việc để người được giám hộ gây ra thiệt hại thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường thiệt hại. Khoản 2 điều 621 BLDS quy định : ‘‘Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.’’. Trong trương hợp này, nếu bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý mà không chứng minh được mình không có lỗi thì bệnh viện, tổ chức đó phải bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây ra. 4. Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại. 4.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân gây ra. Điều 618 BLDS quy định : ‘‘Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật’’. Pháp nhân không thể tự mình thực hiện công việc được. Chính vì vây, pháp nhân phải có những người nhân danh pháp nhân và thực hiện công việc cho pháp nhân. Trong nhiều trường hợp những người nhân danh pháp nhân gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc cho pháp nhân. Trong trường hợp này, pháp nhân phải đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại.Nếu chứng minh được người thực hiện công việc cho pháp nhân mà có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì pháp nhân có quyền yêu cầu người đó hoàn trả một khoản tiền cho pháp nhân. Qua đó, đối với người của tổ chức mà gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ thì pháp nhân phải trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường. 4.2. Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Người bị hạn chế năng lực là những người thuộc khoản 1 điều 23 BLDS, đó là những người: ‘‘ Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác’’. Khi có đơm yêu cầu thì tòa án ra quyết định những người này là những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những người bị hạn chế năng lực hành vi thì khi gây ra thiệt hại cho người khác cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi có quyết định của Tòa án thì những người này từ người có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ trở thành người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị hạn chế năng lực hành vi vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong những trường hợp nhất định. Hơn nữa, theo như đã phân tích thì người mất năng lực hành vi dân sự khi gây ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường băng tài sản của chính mình. Từ đó, có thể thấy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại. B. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ. Bộ luật dân sự đã có những quy định cụ thể về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Vậy những quy định đó được áp dụng để giải quyết những vụ án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trên thực tế ra sao. Để thấy được điều đó ta nghiên cứu một số vụ tranh chấp cùng phương hướng giải quyết các vụ án đó trong thực tiễn. Vụ án này xảy ra tại số nhà 8 tổ 12 thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Cai. Ngày 20 tháng 8 năm 2009, chị Hạnh đang lúi húi dọn phòng cho bé Bi trên tầng ba thì bỗng nhiên nghe tiếng kêu thất thanh vang lên trước cửa nhà. Chị vội vàng chạy ra xem thì thấy anh Long hàng xóm đang nằm bất tỉnh, máu chảy ra nhiều. Chị vội vàng gọi xe cấp cứu đưa anh Long đi bệnh viện. Nguyên nhân anh Long bị như vậy là do bé Bi, con chị Hạnh gây nên. Bé Bi được 5 tuổi, cháu đang học ở trường mẫu giáo Bình Minh. Nhân ngày được nghỉ, chị Hạnh lên dọn phòng cho bé. Do quá chú tâm vào việc dọn phòng mà chị đã lơ là việc trông coi bé Bi. Trong lúc mẹ dọn phòng, bé Bi ra ban công để chơi. Trong lúc đùa nghịch, bé làm rơi một chậu cây cảnh xuống đường. Trong lúc đó, anh Long đi ngang qua và bị chậu cây cảnh rơi trúng đầu. Hiện anh đang được điều trị tích cực tại trung tâm y tế huyện Văn Bàn. Chưa hết đau đầu vì chuyện của bé Bi, hai ngày sau, Dũng_anh trai của Bi xích mích, gây gổ với bạn bè. Trong lúc xẩy ra xô xát, Dũng đã cầm thước kẻ đánh trọng thương một bạn trong lớp. Kết quả giám định cho thấy, bạn mà Dũng đánh trọng thương bị thương tật 8%. Dũng hiện là học sinh lớp 11 trường phổ thông trung học số 1 huyện Văn Bàn. Những sự việc liên tiếp xảy ra khiến chị Hạnh tỏ ra rất bối rối! Giải quyết tình huống như sau: Ta thấy, các con của chị đều ở lứa tuổi chưa thành niên. Vì vậy, chị Hạnh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những việc làm của bé Bi và Dũng. Tuy nhiên, có một số điểm chú ý sau: Về việc áp dụng những quy định của bộ luật dân sự 2005 về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân thì ta thấy như sau : Thứ nhất, về việc làm của bé Bi, ta thấy bé Bi mới được năm tuổi. Như vậy, chị Hạnh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà bé Bi gây ra. Tuy nhiên, nếu chị Hạnh đã mang toàn bộ tài sản của mình ra bồi thường thiệt hại mà vẫn không đủ thì nếu bé Bi có tài sản riêng thì sẽ phải mang ra để bồi thường thiệt hại. Ta có cách giải quyết như vậy dựa vào căn cứ pháp lý được quy định trong bộ luật dân sự 2005. Cụ thể như sau: Tại điều 606 BLDS 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Theo đó, trường hợp của bé Bi rơi vào khoản 2 điều này: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại điều 621 của Bộ luật này......”. Điều 621 quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi , người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý. Theo quy định, ta có cách giải quyết như trên. Nhưng trên thực tế, vụ việc lại được giải quyết như sau: Anh Long và chị Hạnh là hàng xóm láng giềng của nhau, có mối quan hệ thân thiết. Hơn nữa, trong lúc anh Long nằm điều trị tại trung tâm y tế huyện Văn Bàn, chị Hạnh luôn đến chăm sóc cho anh Long. Khi ra viện, chị Hạnh đã đến tận nhà thăm hỏi và bàn đến chuyện bồi thường mà bé Bi gây ra. Nhưng anh Long đã từ chối việc nhận bồi thường từ phía chị Hạnh. Chính vì vậy mà chị Hạnh không phải bồi thường. Thứ hai, về việc của Dũng. Cũng tại khoản 2 điều 606 BLDS 2005 quy định: “…Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Như vậy, tại căn cứ pháp lý như trên, ta thấy, việc Dũng gây thương tật cho người khác thì chính Dũng phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình. Nếu tài sản riêng không đủ thì mới lấy đến tài sản của ch
Luận văn liên quan