Đề tài Nêu quan niệm, đặc điểm về dự án phát triển Lấy ví dụ về một dự án phát triển đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đang được tiến hành ở Việt nam

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc ch i dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thê m hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng ), g ia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển . Hoạt động đầu tư phát triển th ường đòi hỏi lượng vốn lớn, thời g ian đầu tư cũng như phát huy kết quả đầu tư tương đối dài, phạm vi tác động tương đối lớn . Do đó để đầu tư có hiệu quả cần phải chuẩn bị một cách kho a học, đầy đủ, chính xác. Việc chuẩn bị đó được thể h iện thông qua các dự án.  Như vậy có thể h iểu dự án phát triển là một bản kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy qu á trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư.

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nêu quan niệm, đặc điểm về dự án phát triển Lấy ví dụ về một dự án phát triển đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đang được tiến hành ở Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG- TÀI CHÍNH --o0o-- Bài tập nhóm môn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN Đề tài: Nêu quan niệm, đặc điểm về dự án phát triển Lấy ví dụ về một dự án phát triển đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đang được tiến hành ở Việt nam Thành viên: 1. Hoàng Đức Hải 2. Trần Minh Hải 3. Phùng Mạnh Hiệp 4. Nguyễn Thị Huyền 5. Nguyễn Thu Hương 6. Trần Thị Hường 7. Phạm Công M inh 8. Đinh Thế Phú 9. Tạ Hồng Sơn Hà Nội, ngày 18/09/2011 Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển Phần I. Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển 1. Quan niệm về dự án phát triển 1.1. Khái niệm Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), g ia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển th ường đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian đầu tư cũng như phát huy kết quả đầu tư tương đối dài, phạm vi tác động tương đối lớn. Do đó để đầu tư có hiệu quả cần phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ, chính xác. Việc chuẩn bị đó được thể hiện thông qua các dự án.  Như vậy có thể hiểu dự án phát triển là một bản kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. 1.2. Mục đích Các dự án phát triển nhằm làm giảm khuyết tật của thị trường, làm giảm tác động của những nhân tố làm chậm quá trình phát triển như: + Việc hình thành và phát triển các công ty lớn, có tính chất độc quyền cao đã làm giảm tính cạnh tranh của thị trường + Yêu cầu về hàng hóa công cộng nhằm đảm bảo phúc lợi cho đa số ng ười dân thường không được thị trường đáp ứng tốt. + Nhu cầu vốn lớn để phát triển những ng ành kinh tế mới vượt quá khả năng huy động vốn của thị trường tài chính nhỏ bé. … Đó là nh ững lý do cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu phát triển với chi phí thấp nhất. 1 Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển 1.3. Vai trò Dự án được xây dựng là cơ sở cho việc: + Đối với chủ đầu tư: đưa ra quyết định đầu tư. + Đối với các cấp thẩm quyền: thẩm định cấp giấy phép. + Đối với các tổ chức tín dụng: đưa ra quyết định cho vay. + Đối với nhà tài trợ: đưa ra quyết định tái trợ dự án. + Đối với các đối tác: đưa ra quyết định có tham gia dự án hay không và tham gia ở mức độ nào 1.4. Ví dụ + Dự án khái thác bô-xít ở Tây Nguyên của Chính phủ với tổng vốn đầu tư đến năm 2029 là từ 190.000 tỷ đồng đến 250.000 tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng trữ lượng qu ặng bauxite đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn. + Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La với tổng vốn đầu tư khoảng 42.000 tỷ đồng. Khi hoàn thành, đây sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, hàng năm cung cấp khoảng 9,5 tỷ kwh cho nước ta. + Dự án xây dựng cầu dây văng tại Cần Thơ, với tổng chiều dài 15,75km, có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng với khu vực Tây Nam bộ trong việc kết nối giao thương giữa 2 bờ sông Hậu, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. 2. Đặc điểm 2.1. Dự án phát triển là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Dự án phát triển là những dự án lớn cả về quy mô và về vốn đầu tư, công nghệ, cũng như lao động sử dụng . 2 Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển Vốn đầu tư phát triển qua các năm Nguồn: (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010) Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân trong từng thời kỳ Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK Dự án phát t riển nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược cụ thể như công nghiệp hóa, ph át triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo… Khuyến khích xuất khẩu: các dự án phát triển xuất khẩu mũi nhọn, xây dựng cơ sở chế biến xuất khẩu, xây dựng cảng biển… Thay thế nhập khẩu: phát triển công nghiệp chế biến, sử dụng tối đa lợi thế của đất nước. Phát triển nông thôn: xây dựng đê điều, nghiên cứu lai tạo giống mới. 3 Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển Sản xuất các ngành liên quan đến an ninh xã hội và quốc gia như viễn thông, điện nguyên tử… 2.2. Dự án phát triển nhằm tới 2 mục tiêu: Hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Nhiều dự án nhằm mục tiêu duy nhất là gia tang lợi nhuận. Đó là các dự án thương mại. Dự án phát triển kết hợp hai mục tiêu hiệu quả tái chính và hiệu quả xã hội, đó là các dự án kinh tế Các dự án phát triển phải tạo ra thu nhập bù đắp toàn bộ chi phí và có lãi. Do đó, các dự án này phải được thiết kế trên cơ sở tính toán được hiệu quả tìa chính trực tiếp Khác với dự án thương mại, d ự án phát triển phải thực hiện được các mục tiêu xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế…Chủ đầu tư thường là Nhà Nước ( hoặc cơ quan phát triển ) nên việc thực hiện đa mục tiêu là tất yếu đối với dự án phát triển Các mục tiêu trên trong một số trường hợp lại mâu thuẫn với nhau, hoặc làm giảm độ lớn của nhau. Chủ đầu tư vì vậy phải xác định nhóm mục tiêu cơ bản, có tính thống nhất cao 2.3. Dự án phát triển nhận hộ trợ từ Nhà Nước Để sản xuất với hiệu quả kinh tế cao cần phải dựa trên việc sử dụng nhiều nhât các nhân tố sản xuất sẵn có trong nước, trong vùng. Để đảm bảo cho mọi doanh nghiệp, hộ gia đình thực hiện đầu tư phù hợp với nguyên tắc này, Chính phủ trợ giúp thông qua ban hành chính sách khuyến khích, thông qua thực hiện các dự án trọng điểm (dự án phát triển), xúc tiến thương mại….. Do tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế dự án phát triển thường nhận được hỗ trợ trực tiếp từ Nhà Nước, như được ngân sách cấp vốn, được vay ưu đãi, vay không cần tài sản đảm bảo, được Chính Phủ bảo lãnh (miễn phí) khi vay vốn, được đảm bảo, vị thế độc quyền trong thời gian nhất định. Những hệ quả từ đặc điểm này là : 4 Quan niệm và đặc điểm của dự án phát triển Thứ nhất, sản phẩm của dự án được áp dụng giá độc quyền (có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường) để đảm bảo dự án có lãi, hoặc để cac doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của dự án có chi phí đầu vào thấp. Ví dụ dự án phát triển giống mía năng suất cao được hưởng ưu đãi của Nhà Nước có thể tạo nên chi phí thấp hơn cho người nông dân trồng mía. Thứ hai, được sử dung nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia mà nhiều dự án thông thường khác không được phép sử dụng. Những mỏ khoáng sản lớn, nguồn nước cho thủy điên lớn, khai thác ở thềm lục địa, khai thác nước ngầm trên quy mô lớn, khai thác tần số vô tuyến điện, khoảng không… những tài nguyên quý hiếm do Nhà Nước (Trung ương hoặc địa phương) quản lý và khai thác vì lợi ích chung thông qua dự án phát triển. Thứ ba, vay với lãi suất thấp và thời gian dài, có thể ân hạn. Đầu tư theo dự án phát triển có quy mô lớn, Nhà Nước chỉ cấp vốn một phần còn lại là vay các tổ chức tài chính phát triển. Lãi suất cho vay thấp thể hiện hỗ trợ của Nhà Nước cho các dự án phát triển. Thứ tư, áp dụng tỷ giá chính thức khác tỷ giá phản ánh sự thiếu hụt ngoại tệ. Tỷ giá chính thức (do các cơ quan quản lý tiền tệ công bố) thường thấp hơn tỷ giá trên thị trường (áp dụng cho các dựu án thương mại). Chính sách trên cho thấy ưu đãi của Nhà Nước đối với dự án phát triển, thường phải sử dụng nhiều ngoại tệ để nhập thiết bị hoặc công nghệ. Thứ năm, được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế thấp. Những trợ cấp trên đã chuyển giá thị trường thành giá ngầm (bù lỗ, kiểm soát gia, lãi suất và tỷ giá, xác định tiền lương, trợ cấp) . Giá ngầm là các chi phí theo tính thế làm cho thị trường có thể hoạt động một cách lý tưởng. Chính phủ làm điều này để thúc đẩy sự phát triển thông qua thực hiện các mục tiêu: tạo nhiều công ăn việc làm, bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ… hay khắc phục những sơ hở về chính sách. Những đ iều kiện này làm cho dự án phát triển có lợi thế so sánh v ơi các dự án khác, cho phép thục hiện các mục tiêu xã hội (mà sẽ làm giảm hiệu quả tài chính), hoặc chống đỡ rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên những ưu đãi này đã gây ra khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả tài chinh cũng như xã hội của dự án. 5 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam Phần II. Giới thiệu dự án Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam 1. Tổng quan 1.1. Tên dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam 1.2. Các đơn vị chịu trách nhiệm + Chủ đầu tư: Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Koica (Hàn Quốc) + Cơ quan Chủ dự án: Ban Quản lý dự án Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam + Đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát: Công ty Mac-Architect + Đơn vị thi công: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bomi 1.3. Địa điểm Khu vực Dự án thuộc Khu đô thị mới Tam Hiệp, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Tây giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp. 6 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam + Phía Đông giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp. + Phía Nam: giáp hành lang quốc lộ 1 A + Phía Bắc giáp đất cây xanh và đường quy hoạch Toàn bộ khu đất có diện tích rộng 201.640 m2 (568m x 355m). Vị trí được xác định theo tọa độ địa lý từ 108o26’16” đến 108o44’4” độ kinh Đông và từ 15o23’38” đến 15o38’43” độ vĩ Bắc. 1.4 Nguồn vốn đầu tư Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 45.000.000 USD, trong đó: + Nguồn viện trợ ODA của Chính phủ Hàn quốc là 35 triệu USD, chi cho: - Chi phí xây dựng: 18.150.000 USD; - Thiết kế và quản lý xây dựng: 2.750.000 USD; - Trang thiết bị: 11.100.000 USD; - Giáo dục và đào tạo: 2.000.000 USD; - Quản lý dự án: 1.000.000 USD; + Nguồn vốn đối ứng của Bộ Y tế khoảng 10 triệu USD để thực hiện các hạng mục: Đền bù giải phóng mặt bằng; Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho khu liên hiệp bệnh viện; Chi phí thăm dò địa chất; Chi phí kè bờ. 2. Các quá trình của dự án 2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Tháng 10 năm 2004, tại Hội nghị cấp cao Việt- Hàn, lãnh đạo hai nước đã khẳng đinh : “Triển khai Dự án xây dựng một Bệnh viện tuyến Trung ương tại miền Trung” mang tính nhân văn sâu sắc trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Sau mười tám tháng khởi động các bước khảo sát, xác định vị trí, với sự quan tâm của Chính phủ, sự quyết tâm của các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương; sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ Y tế với Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng như của xã Tam Hiệp, Khu Kinh tế mở Chu Lai chính thức được lựa chọn là địa điểm để đầu tư. Ngày 16/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số: 428/QĐ-TTg "Về việc thành lập Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, trực thuộc Bộ Y tế". 7 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam Ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế đã xúc tiến các bước thành lập Ban Chỉ đạo Dự án do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm trực tiếp làm Trưởng Ban và thành lập Ban Quản lý Dự án, chuẩn bị các bước đầu tư xây dựng Bệnh viện. Ngày 19/7/2007 Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký các Quyết định bổ nhiệm ba cán bộ quản lý chủ chốt của đơn vị, tạo tiền đề nguồn nhân lực ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng t rong việc thực hiện Dự án. Sau đó năm ngày, Bộ Y tế ký Quyết định số 2748/QĐ-BYT về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng BVĐKTW Quảng Nam bằng nguồn vốn trong nước 10 triệu USD, bao gồm đầu tư cho công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư cho nhân dân; san lấp mặt bằng, xây dựng tường, rào, cỗng, kè, hệ thống điện nước và giành riêng 15 tỷ đồng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ để hoàn thành các bước thiết kế Dự án và ngày 10/4/2008, Bộ Y tế ký Quyết định số 1263/QĐ-BYT, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng BVĐKTW Quảng Nam bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 35 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc; với qui mô 500 giường bệnh, trở thành bệnh viện hàng đầu ở khu vực nam Trung bộ. 2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Koica (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, Công ty Mac-Architect thực hiện tư vấn thiết kế, giám sát và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bomi thi công dự án. Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 29/11/2008. Đến thời điểm tháng 8/2011, phần xây dựng cơ bản tại bệnh viện mới đã đạt 80%, dự kiến đến tháng 2/2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. 3. Quy mô của bệnh viện 3.1. Quy mô Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam có quy mô 500 giường (giai đoạn 1). Đây là bệnh viện đa khoa hạng 1, là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam và chịu sự chỉ đạo của chuyên môn của Bộ y tế. 8 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam 3.2. Quy hoạch thiết kế tổng thể Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam được xây dựng theo một trục chức năng, được gọi là “Phố Bệnh Viện”. Tòa nhà chức năng chính và những cơ sở hạ tầng đi kèm sẽ được bố trí nhất quán và có hệ thống dọc theo hệ “xương sống” này. Bệnh viện được chia thành 05 khu vực chức năng chính: + Khám và điều trị ngoại trú + Khối Điều trị bệnh nhân nội trú + Khối Kỹ thuật nghiệp vụ + Khối Hành chính + Khối phục vụ - dịch vụ 3.3. Cơ cấu tổ chức Dự kiến cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Trung Quảng Nam gồm 51 kho a phòng (44 khoa và 7 phòng). 3.4. Nhu cầu nhân lực Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trang bị hiện đại, các khoa chuyên sâu, cơ sở hạ tầng phù h ợp. Số lượng nhân viên của bệnh viện ước tính khoảng 700 cán bộ (được qui định theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLB-BYT-BNV). 4. Cơ sở hạ tầng và điều kiện vệ sinh môi trường 4.1. Các công trình hạng mục của dự án Số TT Khu vực Diện tích sàn (m2) I Khu bệnh nhân Nội trú 11,883 .18 Bệnh nhân nội trú 8,764.48 Bệnh nhân đặc biệt (VIP) 1,286.56 Bệnh nhân truyền nhiễm 968.47 ICU (Điều trị tích cực) 863.67 II Khu khám và điều trị Ngoại trú 2,821 .64 Khám U-bướu 113.09 9 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam Khám ngoại 226.92 Khám Phụ sản 188.45 Khám Nhi 186.95 Khám Tai - Mũi - Họng 188.48 Khám Mắt 186.96 Khám Răng + xưởng làm răng 130.21 Khám Da liễu 136.12 Y học cổ truyền 88.98 Khám Lây 124.74 Khám Lọc 225.09 Phòng cấp cứu 798.73 Khám Nội 226.92 III Khu Kỹ thuật nghiệp vụ 6,663 .73 Khoa Chẩn đoán hình ảnh 1,073.51 Khoa Xét nghiệm 777.48 Khoa Nội soi 425.75 Khoa Giải phẫu bệnh 292.91 Khoa Y học hạt nhân - U bướu 227.76 Khoa Phẫu thuật - Gây mê - Hồi sức 1,892.60 Khu Sản 583.61 NICU (điều trị tích cực trẻ thiếu tháng) 296.10 Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng 286.45 Thận nhân tạo 485.69 Trung tâm ngh iên cứu bệnh tim 321.87 IV Khu dịch vụ 2,075 .87 Trung tâm chống nhiễm khuẩn 355.74 Cửa hàng thuốc 460.40 Nhà ăn và bếp 677.47 Khu Giặt - Khử trùng 375.70 Kho trung tâm 206.56 V Khu Hành chính 1,673 .69 10 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam Các phòng chức năng 1,304.91 Bộ phận xử lý dữ liệu 135.70 Văn thư - Lưu trữ 233.08 VI Đào tạo và Nghiên cứu 1,520 .13 VII Phụ trợ 1,870 .91 Dịch vụ (Cắt tóc, làm đầu…) 123.34 Nhà ăn nhân viên 403.77 Dịch vụ tang lễ 343.80 VIII Trạm điện dự phòng 1,000 .00 Tổng diện tích sử dụng 28,509 .15 Tổng diện tích phụ 5,145 .85 Tổng diện tích sàn 33,655 .00 4.2. Các công trình phụ trợ 4.2.1 Hệ thống giao thông + Giao thông đối ngoại: Hệ thống giao thông nội bộ của BVĐKTW Quảng Nam sẽ đấu nối với đường gom của đường 1A ở phía Tây Nam của khu đất. Ngoài ra, các cổng phụ của bệnh viện sẽ mở ra các đường quy hoạch, cùng có tiết diện đường là 22,5m. + Giao thông đối nội: bao gồm: - Trục đi chính nối các khu chức năng với nhau. - Hệ thống đường xe chạy, sân bãi đỗ xe: Hệ thống đường và sân bãi này nằm phía bên ngoài các tòa nhà, liên hệ giao thông đối ngoại với bệnh viện và các khối công trình với nhau. 4.2.2 Hệ thống cấp điện Nguồn cấp được lấy từ trạm Tam Hiệp 35kV. Từ nguồn cấp điện của trạm biến áp, nguồn điện dẫn về tủ điện tổng của công trình. Đường cáp đ iện đi qua đường và sân có các vật di chuyển có tải trọng lớn cần được luồn trong ống nhựa xoắn siêu bền đường kính 32mm ở độ sâu 1m. Hệ thống chiếu sáng toàn khu bao gồm hệ thống chiếu sáng đường nội bộ, bãi đổ xe, sân vườn, trang trí...bên ngoài các hạng mục công trình chính . 11 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam Đường nội bộ trong khu được chiếu sáng theo TCXD 333-2005. 4.2.3. Hệ thống cấp nước Nguồn nước: Nguồn nước chính cung cấp cho BVĐKTW Quảng Nam được lấy từ Nhà máy nước Tam Hiệp. Hệ thống cấp nước: Xây dựng bể chứa nước và trạm cấp nước ngoài nhà cấp đến bể mái nhà đa khoa, sau đó từ bể mái cấp nước cho nhà đa khoa, nhà giặt là, nhà truyền nhiễm và tang lễ. 4.2.4. Thông tin liên lạc Hiện tại, khu vực dự án đã được phủ sóng điện thoại vô tuyến và hữu tuyến. Để đảm bảo cho thông tin liên lạc được liên tục và ổn định, bệnh viện sẽ sử dụng cả hai mạng đ iện thoại này. Mạng hữu tuyến trong toàn khu vực bệnh viện được thiết kế dây cáp ngầm đảm bảo kỹ thuật hiện đại, mạng vô tuyến sử dụng các mạng điện thoại hiện hành đang phủ sóng trong khu vực. Ngoài ra có thể lắp đặt thêm ăngten chảo, mạng Internet không dây, truyền hình cáp để phục vụ cho các nhu cầu khác về thông tin, phục vụ bệnh nhân,... 4.3. Vệ sinh môi trường 4.3.1. Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng riêng độc lập với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế kiểu tự chảy, cống được bố trí giữa lòng đường chạy dọc theo các tuyến đường để thu nước mưa từ các hạng mục và nước mặt đường qua các cửa thu nước, khoảng cách giữa các hố ga trung bình là 40m. Mạng lưới thoát nước mưa gồm 3 tuyến chính D 400-600, độ sâu chôn ống nhỏ nhất 1,4 m lớn nhất 2m. 4.3.2. Hệ thống thoát nước thải Hệ thống nước thải của Dự án được xây dựng độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải của bệnh viện được thu gom bởi 3 hệ thống thoát nước riêng biệt và đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt Tiêu chuẩn, Quy chuẩn trước khi thải vào môi trường. 12 Dự án bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam 4.3.3. Hệ thống xử lý chất thải rắn Chất thải rắn của bệnh viện sẽ được phân loại tại nguồn và thu go m vào các thùng rác theo qui định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế. Sau đó sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam vận chuyển đem đi xử lý. 5. Phân tích các đặc điểm của dự án phát triển trong dự án xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam 5.1. Đây là dự án lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của khu vực miền Nam Trung bộ Dự án bao gồm các hạng mục như xây dựng bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường bệnh, cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là bệnh viện lớn nhất khu vực miền Nam Trung bộ với trang thiết bị y tế hàng đầu góp phần nâng cao phúc lợi y tế và chất lượng cuộc sống của người dân 7 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đắk lắk và Đắk Nông. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đáp ứng đáng kể dịch vụ y tế cho Khu kinh tế mở Chu Lai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong các dự án viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc, đây là dự án duy nhất có số vốn đầu tư lên đến 35 triệu USD và là dự án quy mô lớn thể hiện mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. 5.2. Dự án nhằm mục tiêu: Hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội Dự án bệnh viện đa khoa trưng ương Quảng Nam là dự án kết hợp hai mục tiêu hiệu quả tái chính và hiệu quả xã hội. Vì đây là một dự án xây dựng bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường bệnh, là bệnh viện lớn nhất khu vực miền Nam Trung bộ, trang thiết bị y tế hàng đầu, chăm sóc sức khỏe
Luận văn liên quan