Theo báo cáo của Tổ chức cứu vớt trẻ em (Save the children) hiện nay trên thế giới có khoảng 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó có 126 triệu trẻ em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu trẻ em lao động như nô lệ. Tình trạng trẻ em lao động sớm đang ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề này cũng đang gây xôn xao dư luận. Tháng 11/2007 dư luận cả nước đã bất bình về việc ngay giữa thủ đô Hà Nội, một bé gái hơn 10 năm bị bóc lột và hành hạ không khác gì nô lệ thời trung cổ. Đến lúc này, một loạt các động thái thể hiện trách nhiệm mới được đề cập đến. Vụ việc này đã như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta về vấn đề trẻ em đang từng ngày, từng giờ bị bóc lột sức lao động, bị xâm phạm quyền trẻ em. Nỗi đau về thể xác của em gái nhỏ đáng thương kia rồi cũng qua đi nhưng hồi ức đau đớn về những tháng ngày em phải chịu đày đọa sẽ còn là nỗi ám ảnh khiếp sợ khó có thể nguôi ngoai trong suốt cuộc đời. Xuất phát từ vấn đề đó em xin chọn đề tài “Trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em phải lao động sớm”.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nêu trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em phải lao động sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
MỞ ĐẦU.
NỘI DUNG.
Khái quát chung.
1.1. Khái niệm trẻ em.
1.2.Trẻ em lao động sớm.
2. Thực trạng và nguyên nhân.
3. Trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ
em lao động sớm.
3.1. Trách nhiệm của cha mẹ.
3.2. Trách nhiệm của ông bà nội, ông bà ngoại.
3.3. Trách nhiệm giữa anh, chị, em trong gia đình.
4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân
thích nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động sớm.
KẾT LUẬN.
Đề số 8: Nêu trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em phải lao động sớm.
Bài làm
MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Tổ chức cứu vớt trẻ em (Save the children) hiện nay trên thế giới có khoảng 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó có 126 triệu trẻ em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu trẻ em lao động như nô lệ. Tình trạng trẻ em lao động sớm đang ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề này cũng đang gây xôn xao dư luận. Tháng 11/2007 dư luận cả nước đã bất bình về việc ngay giữa thủ đô Hà Nội, một bé gái hơn 10 năm bị bóc lột và hành hạ không khác gì nô lệ thời trung cổ. Đến lúc này, một loạt các động thái thể hiện trách nhiệm mới được đề cập đến. Vụ việc này đã như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta về vấn đề trẻ em đang từng ngày, từng giờ bị bóc lột sức lao động, bị xâm phạm quyền trẻ em. Nỗi đau về thể xác của em gái nhỏ đáng thương kia rồi cũng qua đi nhưng hồi ức đau đớn về những tháng ngày em phải chịu đày đọa sẽ còn là nỗi ám ảnh khiếp sợ khó có thể nguôi ngoai trong suốt cuộc đời. Xuất phát từ vấn đề đó em xin chọn đề tài “Trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em phải lao động sớm”.
NỘI DUNG.
Khái quát chung.
1.1 Khái niệm trẻ em.
Vấn đề trẻ em trên thế giới đang được cộng đồng nhân loại quan tâm ngày càng nhiều hơn trong vài thập kỷ qua. Đã có những cam kết toàn cầu và những cố gắng bước đầu được thực hiện để đem lại cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về trẻ em lại là một điều không đơn giản, bởi hệ thống chính trị, nền văn hóa và hoàn cảnh sống của các quốc gia khác nhau, nên khái niệm trẻ em ở mỗi quốc gia cũng được hiểu không giống nhau. Chính vì thế, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 chỉ đưa ra ngưỡng độ tuổi cao nhất là 18 tuổi để xác định tuổi của trẻ em: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành niên sớm hơn”. Hay trong điều 2 Công ước số 182 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cũng có quy định: “Vì mục đích của công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ được áp dụng cho những ai dưới 18 tuổi”.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990. Theo đó, Điều 1 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em trong quy định của Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
1.2 Trẻ em lao động sớm.
Từ khái niệm trẻ em nêu trên, có thể hiểu trẻ em phải lao động sớm là việc trẻ em tham gia lao động khi dưới 16 tuổi.
Trẻ em phải lao động sớm là một vấn đề xã hội rộng lớn và phức tạp, tồn tại từ trước tới nay trong xã hội loài người. Trẻ em lao động sớm khác với sự tham gia làm việc của trẻ em cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm này.
Sự tham gia làm việc của trẻ em không gây nên ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ em vì đó là những việc làm tự nguyện hoặc một hoạt động phi lợi nhuận. Sự tham gia làm việc của trẻ em là đáng khuyến khích vì nó mở ra cho các em những cơ hội trong cuộc sống và tạo cho trẻ em những kinh nghiệm mới mẻ. Với môi trường như vậy sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần của các em. Trái lại, trẻ em phải lao động sớm là việc các em phải làm những công việc quá sức, quá nặng nhọc đối với tuổi và khả năng, các em phải làm việc nhiều giờ, bị hạn chế hoặc không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ ngơi. Nơi làm việc độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ em. Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến khích về tinh thần và vật chất.
2. Thực trạng và nguyên nhân
Trẻ em phải lao động sớm có thể được coi là một hiện tượng do nghèo đói và kém phát triển gây ra. Ở việt nam, vì nghèo đói và thiếu công ăn việc làm, các gia đình thường chủ yếu dựa vào sức lao động của người chưa thành niên (trong đó có trẻ em).
Gần 60% trẻ em trong diện điều tra phải làm việc sau giờ đi học, gần 40% làm việc cả trước và sau giờ đi học và hầu hết trẻ em phải làm việc quanh năm. Đó là một vài kết quả từ cuộc khảo sát tình trạng trẻ em lao động sớm, do Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện tại một số quận, huyện giai đoạn 2009-2010.
Kết quả khảo sát được công bố mới đây cho thấy kết quả đáng báo động, khi có gần 85% trẻ em tham gia lao động sớm cho biết phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng dân dụng, phụ hồ, thu lượm phế liệu,bán hàng rong… khi đang đi học, đặc biệt trong đó có 18,3% đang học tiểu học, 54,57% đang học THCS và 27% đang học THPT. 71,2% trẻ làm việc từ 9 – 10h/ngày; 72% làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ phải làm việc trong điều kiện sức khỏe yếu. Kết quả trên cho thấy, số học sinh từ 6-14 tuổi chiếm phần lớn trong số trẻ em phải lao động sớm hiện nay.
Về nguyên nhân khiến trẻ em lao động sớm được lý giải một phần do cha mẹ khi phần lớn các gia đình có con lao động sớm vì hoàn cảnh nghèo khó nên bắt các con phải lao động để đóng góp vào chi tiêu cho gia đình. Một số em do học kém, lười học nên không còn lựa chọn nào khác là đi làm để giúp đỡ gia đình.Bằng chứng là có tới 2/3 trẻ em (62%) trong số được điều tra cho biết tiền kiếm được từ lao động được sử dụng góp vào chi tiêu chung của gia đình, khoảng 19% sử dụng tiền vào chi tiêu riêng hoặc tiết kiệm riêng và chỉ có 8% sử dụng tiền lương để mua sắm đồ dùng học tập. Đáng lưu tâm là có khoảng 4% trẻ em không nhận trực tiếp lương từ chủ sử dụng lao động vì “họ đưa thẳng cho bố mẹ chúng em”.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì hãn hữu mới có trẻ em phải làm lụng vất vả, những trường hợp đó chủ yếu là ở nông thôn; ở khu vực phi nông nghiệp, chế độ tuyển dụng và sử dụng lao động bảo đảm cho trẻ em không lâm vào tình trạng làm việc trước tuổi, làm việc quá sức. Khi bước vào nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì việc sử dụng lao động trẻ em đã khác biệt rất xa so với trước đây. Ngay trong nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự biến đổi lớn. Với 75% dân số sinh sống, làm việc ở nông thôn thì việc thu hút lao động trẻ em vào các công việc đồng áng, ruộng vườn, những công việc theo thời vụ đã mang tính phổ biến, nhất là vào thời gian các em nghỉ hè. Mặt khác, khi hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ kinh doanh thì tất cả các hộ đều tận dụng cao độ sức lao động của gia đình mình, trong đó có lao động trẻ em, cho dù xã hội còn dư thừa lao động chính - lao động người lớn.
Ở lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ, do việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý lao động của các cấp không chặt chẽ nên không ít các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hiệu, các sạp hàng, các cửa hàng ăn uống, giải khát... đã sử dụng khá nhiều lao động trẻ em trong các công việc nặng nhọc với thời gian làm việc hàng chục giờ trong ngày. Do áp lực về dân số và nguồn lao động khá mạnh và do thiếu tư liệu sản xuất, trước hết là đất canh tác, nên dòng người từ nông thôn đi tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp, các cửa khẩu với số lượng ngày càng lớn, trong đó có nhiều lao động trẻ em. Do sùng bái, ngộ nhận về “sức mạnh đồng tiền” nên người ta kiếm tiền bằng mọi cách, trong đó có việc bán non sức lao động. Do có nhiều biến cố lớn của một số gia đình (cha mẹ bất hòa, ly hôn hoặc do mải miết làm giàu, bị hút theo những ma lực khác... ) nên bỏ mặc con cái và đến lượt các em phải tự lo lấy cho mình, “bụng đói, đầu gối phải bò”, phải đi làm kiếm sống...
3. Trách nhiệm của cha, mẹ và những người thân thích về tình trạng trẻ em phải lao động sớm.
3.1. Trách nhiệm của cha, mẹ :
Những con số kể trên cho thấy, phần lớn trẻ em phải tham gia lao động sớm chịu áp lực rất lớn từ phía cha mẹ và gia đình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hải Hữu- Cục trưởng Cục Bảo trợ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) thì các ông bố, bà mẹ vẫn chưa ý thức được việc bắt con lao động kiếm tiền sớm là sai phạm.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em, luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của những bậc làm cha, làm mẹ nhằm tạo ra hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh nhận thức và hành vi của cha, mẹ trong gia đình đối với con.
Theo pháp luật hiện hành, khi sống trong gia đình trẻ em được bảo đảm mọi mặt nhằm tạo điều kiện và cơ hội phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục thể chất để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội” (Khoản 1 Điều 34). Đây là sự pháp điển hóa những quan hệ đạo đức truyền thống đã tồn tại như một bản năng vốn có giữa những người cùng huyết thống. Nó tạo ra hành lang pháp lí ổn định, tránh những trường hợp cha mẹ chuyên quyền như dưới chế độ phong kiến. Đồng thời, để con cái được đảm bảo những nhu cầu tối thiểu nhất về sinh hoạt, học tập, vui chơi thì cha mẹ phải đảm bảo: “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” (Khoản 2 Điều 34). Khoản 7 Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định "Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động”.
Trong xã hội văn minh thì trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái ngày càng được nâng cao, ngoài việc bảo đảm cho con những nhu cầu tối thiểu về học tập, sinh hoạt, vui chơi cha mẹ còn có nghĩa vụ tôn trọng ý kiến của con cái, không được lạm dụng sức lao động của con, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần đầy đủ để cuộc sống của con cái ngày càng trở lên hoàn thiện hơn. Đây là trách nhiệm cần thiết của cha mẹ.
Tuy nhiên, dưới sự tác động tiêu cực của nhiều yếu tố trong xã hội, không ít những bậc cha mẹ với lối sống thực dụng vụ lợi, vô trách nhiệm đã quên đi lợi ích tương lai của con mình mà có hành vi lạm dụng sức lao động của con cái như bắt con nhỏ đi ăn xin hoặc bỏ học đi làm thuê kiếm tiền hay xúi giục, ép buộc con làm những việc phi pháp, trái đạo đức xã hội nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Một số gia đình còn cho con thôi học để ra thành phố kiếm sống với mong muốn vừa bớt được nhân khẩu phải nuôi, vừa đỡ đần được cha mẹ.
Thậm chí cả những người làm cha, làm mẹ cũng chưa làm tròn nghĩa vụ nuôi dạy, bảo vệ con cái, sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ, ít quan tâm đến con cái, quá chú trọng vào việc kiếm tiền và chính họ còn xâm phạm đến những quyền tối thiểu nhất của con cái họ. Hiện tượng các gia đình ngày nay mà cả cha lẫn mẹ đều phải lo đi làm không mấy quan tâm đến việc giáo dục con cái khiến con trẻ có lối sống bất cần đời, bỏ nhà đi hoang và bị lạm dụng sức lao động đã đem lại những nhức nhối cho cả cha lẫn mẹ. Cũng có những trường hợp cha mẹ không nhận thức được nghĩa vụ của mình và cũng chưa nhận thấy những hậu quả của việc bắt con cái lao động sớm mà họ quan niệm rằng trẻ em lao động là hoàn toàn cần thiết và là nghĩa vụ của trẻ em.
Trong trường hợp như vậy, cha mẹ không còn là tấm gương giúp con cái nhìn nhận cuộc sống một cách đúng đắn, lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi.
Đồng thời với việc quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, luật hôn nhân và gia đình còn quy định biện pháp xử lí đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ. Một trong những chế tài đó là hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Đây là biện pháp trừng phạt đối với người cha, người mẹ nào vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con hoặc cha mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đồng thời tại Điều 10 Nghị định của Chính phủ số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 1999 tại Điều 228 cũng quy định hình phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên, các hình thức xử phạt trên vẫn còn quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.
3.2 Trách nhiệm của ông bà nội, ông bà ngoại.
Trong một gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của một đứa trẻ, ngoài cha mẹ-người đã sinh thành ra chúng còn có ông bà (nội – ngoại) là lớp thế hệ trước sinh ra cha mẹ các cháu. Cho nên việc chăm sóc giáo dục các cháu không chỉ là quan hệ tình cảm gia đình mà còn là trách nhiệm đặt ra đối với ông bà để cho trẻ em phát triển toàn diện hơn. Khoản 1 Điều 47 quy định: “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu”.
Trên thực tế, phong cách lối sống của ông bà đều có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của con cháu trong gia đình. Chính vì vậy, nghĩa vụ của ông bà là phải sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu. Thông qua đó, trẻ em sẽ được bù đắp phần nào sự thiếu hụt về mặt tình cảm cũng như vật chất. Đó là nghĩa vụ, đạo lí, là lẽ sống kết tinh thành truyền thống tốt đẹp từ ngàn năm của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, trước tình trạng lao động sớm của trẻ em hiện nay cho thấy mặc dù rất thương các cháu song ông bà cũng không có điều kiện để giúp đỡ. Trong những trường hợp như vậy, ông bà là người động viên, an ủi các cháu. Trường hợp ông bà có tài sản thì ông bà thường nhận nuôi các cháu, do đó một bộ phận trẻ em đã thoát khỏi tình trạng lao động sớm. Qua đó, ta thấy ông bà có sự nhận thức tương đối rõ ràng và là người có trách nhiệm với các cháu. Có thể thấy đây là nghĩa vụ “bổ sung” khi nghĩa vụ chính giữa cha mẹ và con không thực hiện được nhằm củng cố thêm mối quan hệ gia đình thêm vững chắc.
3.3 Trách nhiệm giữa anh, chị, em trong gia đình.
Gia đình là tập hợp những người gắn bó về quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Do đó không chỉ có mối quan hệ giữa cha mẹ với con mà còn có mối quan hệ giữa người con đó với các thành viên khác. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” (Điều 48).
Cùng là thành viên trong gia đình thì anh, chị, em cũng có quyền và nghĩa vụ nhằm chăm sóc, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong những hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp anh, chị, em không còn sống chung mà một trong số họ là người chưa thành niên không có tài sản thì những người khác đã thành niên có khả năng kinh tế có nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng còn được thực hiện khi anh, chị, em có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau.
Trên thực tế, một số anh, chị đã thành niên và sống riêng nhưng không cấp dưỡng cho em trong khi có điều kiện, để em tự lao động kiếm sống. Nguyên nhân được lí giải một phần do anh, chị đã có gia đình riêng và việc cấp dưỡng cho em thường có sự phản đối từ phía vợ hoặc chồng của anh chị. Tuy nhiên những trường hợp này không nhiều. Phần lớn các anh chị đều nhận thức được trách nhiệm của mình đối với em nên thường giúp đỡ bố mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng em, không để các em phải lao động vất vả. Đa số những đứa trẻ phải lao động sớm sống trong cảnh gia đình nghèo túng, vì tương lai của các em mình, trẻ đi kiếm tiền. Trong trường hợp này các em cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng để sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.
4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em phải lao động sớm.
Từ thực trạng trên, cần thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp để nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, của những người thân thích nhằm giảm thiểu tình trạng phải lao động sớm của trẻ em. Các giải pháp cụ thể:
- Nâng cao trách nhiệm của cha mẹ. Điều có tính quyết định nhất là, người làm cha, làm mẹ hơn ai hết phải ý thức được nghĩa vụ của mình với con cái; mỗi tính toán, mỗi sự định đoạt của cha mẹ là một định hướng cuộc đời tương lai của các con, do vậy không vì nghèo túng, không vì bức xúc bởi đồng tiền, bát gạo mà bắt con cái phải bỏ học, sớm dấn thân vào những công việc quá nặng nhọc, lam lũ, đánh mất tuổi thơ trong trắng.
Cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trong một gia đình cha mẹ có lối sống chung thuỷ, lành mạnh, yêu thương và độ lượng thì đó là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển tốt nhất của con cái.
- Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần nhận thức được vai trò của gia đình là nguồn gốc giáo dục chủ yếu. Cha mẹ còn phải thường xuyên quản lý con mình, không được tìm lí do để biện minh cho những sai lầm trong việc giáo dục và quản lí con.
- Cha mẹ phải luôn gần gũi con cái, dù có bận công việc bao nhiêu đi nữa, cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định trong một ngày để trò chuyện tìm hiểu con cái, để cho chúng thấy rằng chúng được quan tâm chăm sóc. Cha mẹ phải bình tĩnh lắng nghe con cái, làm cho chúng cảm thấy thoải mái, tin cậy khi muốn tâm sự về các vấn đề của chúng.
- Đối với trẻ em phải làm việc xa gia đình thì biện pháp cần thiết là phải bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ em. Khoản 2 Điều 54 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định "Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em"
Một số giải pháp khác:
Bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của cha mẹ thì cần phải thực hiện một số giải pháp khác nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em phải lao động sớm. Cụ thể:
+) Phải giải quyết từ gốc rễ vấn đề kinh tế và quan hệ gia đình. Biện pháp đối với trẻ em lang thang do nguyên nhân về kinh tế là hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định cuộc sống, đối với trẻ em lang thang do nguyên nhân đổ vỡ quan hệ gia đình là giáo dục, hoà giải và trong trường hợp trẻ em lang thang không còn nơi nương tựa thì lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em.
Chính quyền các địa phương, nơi có trẻ em bị lợi dụng lao động cần quyết liệt hơn nữa trong công tác tuyên truyền và có những chính sách phù hợp để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Về phía Nhà nước và cộng đồng phải thông qua các chính sách tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, miễn giảm học phí, viện phí, cứu trợ xã hội... để giúp họ có thể vượt qua khốn khó.
+) giải pháp luật pháp, chính sách, quản lý: Phải nhấn mạnh hơn nữa việc chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường thực hiện tốt Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Năm 1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động và Luật có hiệu lực từ 01-1-1995. Điều 119 khoản 2 nói “Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên”, nhưng từ đó đến nay, các cơ quan hữu trách cũng chưa giám sát, kiểm tra, kiểm soát xem điều khoản này được thực hiện như thế nào. Thiết nghĩ, trong nền kinh tế thị trường và trong tình hình hiện nay, phải nhấn mạnh vấn đề bảo vệ và phát triển của trẻ em, triệt để chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Vì nếu trẻ em lâm vào tình trạng lao động sớm, làm việc quá sức thì các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa tinh thần... đều khó mà thực hiện được. Mặt khác, các cơ quan chức năng phải tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát, than