Sự hình thành của doanh nghiệp, hợp tác xã là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại các loại hình kinh tế và không thể không nhắc đến tầm quan trọng của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhưng hình thành, phát triển và diệt vong là quy luật của tất cả thực thể sinh tồn, mà doanh nghiệp, hợp tác xã cũng là một thực thể. Vì vậy mà vấn đề phá sản theo Luật phá sản là một vấn đề quan trọng và được tòa án quan tâm giải quyết nhằm hạn chế mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản đó, thẩm phán (tổ thẩm phán) là người tham gia trực tiếp giải quyết nhiều công việc liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Do đó nhóm em chọn đề tài: “Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004” để có thêm những hiểu biết về quy định này.
15 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục lục ……………………………………………………………………..1
A – LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2
B – NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………….2
I – Một số vấn đề phá sản và thủ tục phá sản………………………………..2
II – Thẩm quyền của thẩm phán trong tuyên bố phá sản…………………….4
1) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn mở thủ tục phá sản và hội
nghị chủ nợ…………………………………………………………………...4
2) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh
doanh………………………………………………………………………….8
3) Thẩm quyền của thầm phán trong giai đoạn thanh lí tài sản, các khoản
nợ…………………………………………………………………………...10
4) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá
sản……………………………………………………………………………12
C – KẾT LUẬN……………………………………………………………13
A – LỜI MỞ ĐẦU
Sự hình thành của doanh nghiệp, hợp tác xã là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại các loại hình kinh tế và không thể không nhắc đến tầm quan trọng của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhưng hình thành, phát triển và diệt vong là quy luật của tất cả thực thể sinh tồn, mà doanh nghiệp, hợp tác xã cũng là một thực thể. Vì vậy mà vấn đề phá sản theo Luật phá sản là một vấn đề quan trọng và được tòa án quan tâm giải quyết nhằm hạn chế mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản đó, thẩm phán (tổ thẩm phán) là người tham gia trực tiếp giải quyết nhiều công việc liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Do đó nhóm em chọn đề tài: “Nêu và phân tích rõ thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản 2004” để có thêm những hiểu biết về quy định này.
B – NỘI DUNG CHÍNH
I – Một số vấn đề phá sản và thủ tục phá sản
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phá sản là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan. Dù muốn hay không thì các doanh nghiệp cũng đều phải trải qua quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong, vấn đề chỉ là thời gian để có thể phù hợp với thực tế sinh tồn. Xuất hiện từ rất sớm, từ thời điểm mà chưa có nền kinh tế thị trường nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế. Nó là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc, đào thải tự nhiên của nền kinh tế, bất kể là nền kinh tế phát triển mạnh của các nước tư bản lớn trên thề giới hay nước Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa thì đều đi theo quy luật chung đó.
Trong quá trình phát triển của những điều luật quy định phá sản của nước ta, có thể thấy sự dần hoàn thiện các quy định để phản ánh đúng nhất về phá sản doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật công ti năm 1990 đã bước đầu đề cập tới khái niệm “doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” nhưng chưa phản ánh được bản chất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nhận thấy hạn chế và khắc phục hạn chế của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ti năm 1990, Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định rõ hơn về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại Điều 2 luật này. Theo đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nhằm cụ thể hóa điều này, Chính phủ ban hành Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật phá sản và cụ thể hóa các dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3). Có thể nhận thấy rằng hai văn bản pháp luật trên đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng vẫn có hạn chế là đã đi theo hướng thủ tục phá sản là áp dụng để xử lý tài sản của con nợ hơn là để phục hồi doanh nghiệp. Khắc phục tất cả các hạn chế trên, Luật phá sản năm 2004 đã xác định theo hướng đơn giản và hợp lý hơn về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004 thì “Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Dấu hiệu đặc trưng nhất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, tuy nhiên doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chưa chắc đã là phá sản mà chỉ khi tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì được coi là bị phá sản.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều có những quy định về việc phá sản của doanh nghiệp. Tuy không có sự đồng nhất về quy định nhưng hầu hết Luật phá sản giữa các nước đều có hàm chứa hai thủ tục cơ bản là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục thanh lý doanh nghiệp và thủ tục phục hồi doanh nghiệp thì đang được rất nước quan tâm. Phù hợp với xu hướng đó Luật phá sản năm 2004 của nước ta đã quy định thủ tục phá sản linh hoạt hơn mà tòa án có thể áp dụng khi giải quyết các đơn yêu cầu khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, theo đó thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm cac bước sau:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
- Phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Thanh lí tài sản, các khoản nợ;
- Tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản năm 2004, thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (Điều 5 Luật phá sản năm 2004). Thông qua đó có thể nhận thấy vai trò, thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của Luật phá sản năm 2004 (quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật phá sản).
II – Thẩm quyền của thẩm phán trong tuyên bố phá sản
1) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn mở thủ tục phá sản và hội nghị chủ nợ
1.1 – Giai đoạn mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn là mười ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt (doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiêm, ... ) do Chính phủ quy định thì Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đầy đỉ các điều kiện nộp đơn do Chính phủ quy định đổi với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc tiến hành phá sản thủ tục phá sản sẽ được giao cho Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán phụ trách. Nếu sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Thẩm phán, Tổ Thẩm phán sẽ quyết định chuyển việc giải quyết phá sản cho Tòa án có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 26 Luật Phá sản năm 2004 (Quyết định 01/2005/QĐ-TANDTC nếu nhận thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình.
Trong quá trình thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản báo cáo bằng văn bản về việc doanh nghiệp, hợp tác xã đó có thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 27 của Luật phá sản năm 2004 hay không để giải quyết như sau:
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án dân sự về tài sản, thì Thẩm phán phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đó ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự.
- Hợp tác xã là đương sự trong vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì Thẩm phán phải gửi văn bản thông báo cho Toà án đang giải quyết vụ án biết và yêu cầu Toà án đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
- Trong trường hợp có chủ nợ có bảo đảm yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã, thì Thẩm phán phải thông báo cho họ biết về nguyên tắc chung việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đang phải tạm đình chỉ. Chỉ trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện sau đây, thì Thẩm phán có thể cho phép xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với chủ nợ có bảo đảm:
a. Tài sản có yêu cầu xử lý là tài sản bảo đảm cho khoản nợ đã đến hạn;
b. Việc xử lý tài sản bảo đảm đó không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c. Người yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm có đơn yêu cầu, trong đó trình bày các lý do của việc xin xử lý tài sản bảo đảm và xét thấy các lý do đó là chính đáng, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với họ là cần thiết.
Sau khi thụ lý yêu cầu mở thủ tuc phá sản, tòa án phải xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó Thẩm phán, Tổ thẩm phán sẽ đóng vai trò quan trọng “quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản theo Điều 28 Luật phá sản năm 2004” (Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC).
Quyết định mở thủ tục phá sản đã đặt ra một thủ tục tư pháp đặc biệt và kéo theo những hậu quả pháp lý nhất định. Khi đó:
Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định thành lập Tổ quản lí, thanh lí tài sản : “Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.”( Khoản 1 Điều 9 Luật phá sản năm 2004).
Thẩm phán cùng tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ giám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Khác với pháp luật nhiều nước, Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam vẫn cho phép người quản lý, điều hành đương nhiệm tiếp tục duy trì hoạt động bình thường dưới sự giám sát của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, nếu xét người quản lý, điều hành doanh nghiệp không có khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc nếu tiếp tục quản lý điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của hội đồng chủ nợ, thẩm phán sẽ ra quyết định cử người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của tổ quản lý, thanh lý tài sản, thẩm phán phụ trách thủ tục phá sản có quyền quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoăc chưa được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, tổ quản lý, thanh lý tài sản nếu xét thấy việc đình chỉ hợp đồng đó có lợi hơn cho doanh nghiệp hợp tác xã phá sản.
1.2 – Hội nghị chủ nợ
Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc các công việc sau: kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và lập xong danh sách chủ nợ theo điều 61 Luật phá sản năm 2004 về triệu tập hội nghị chủ nợ.
Các hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm để giải quyết các vấn đến chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ. Hội nghị chủ nợ do thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì. Song trên thực tế quy đinh này đã không tạo điều kiện cho Hội nghị chủ nợ hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời để giải quyết các vấn đề liên quan đến các quyền, lợi ích chính đáng của mình. Do không tổ chức một cách kịp thời Hội nghị chủ nợ nên thẩm phán đã không có căn cứ để đưa ra quyết định cần thiết.
Nội dung của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được quy định tại điều 64 Luật phá sản năm 2004, cụ thể về vai trò của thẩm phán, sẽ giám sát các hoạt động thực hiện, theo để nghị ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp cần phải tổ chức Hội nghị chủ nợ tiếp theo thì chương trình, nội dung của Hội nghị tiếp theo do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản quyết định theo đề nghị của những người quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật phá sản năm 2004. Cũng theo quy định của Luật phá sản, thẩm phán có quyền ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ, nhưng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn hội nghị chủ nợ, thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Thấm phán còn có thẩm quyền trong việc ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, các trường hợp cụ thể được quy định tại điều 67 Luật phá sản năm 2004. Thứ nhất là sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại điều 14 và điều 15 của Luật phá sản năm 2004 không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại. Thứ hai là trường hợp chỉ có người quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật phá sản năm 2004 nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ quy định tại điều 63 của Luật phá sản năm 2004 không đến tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng. Thứ ba là khi người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu, nếu những người có quy định tại điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật phá sản năm 2004 này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục phá sản.
2) Thẩm quyền của thẩm phán trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh
Theo Luật phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục độc lập mà thẩm phán có quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể khi giải quyết. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho tòa án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết. Nếu muốn kéo dài thời hạn hơn thì phải có văn bản đề nghị thẩm phán gia hạn, thẩm phán quyết định có cho kéo dài thời hạn hay không.
Sau khi nhận được phương án phục hồi, thẩm phán xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi, để từ đó ra quyết định đưa phương án phục hồi ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định, bổ sung, sửa đổi nếu phương án chưa đảm bảo được nội dung theo quy định pháp luật. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận về phương án phục hồi kinh doanh do thẩm phán triệu tập trong vòng 10 ngày kể từ khi doanh nghiệp, hợp tác xã nộp phương án phục hồi. Nghị quyết thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có đảm bảo lên biểu quyết tán thành (Điều 71 Luật phá sản năm 2004). Khi nghị quyết được thông qua thẩm phán đưa ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Theo khoản 1 Điều 73 Luật phá sản năm 2004 thì sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi, tổ quản lý, thanh lí tài sản giải thể.
Theo Điều 74 của Luật phá sản năm 2004 thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của tòa án công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhưng Luật phá sản cho phép kéo dài thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; đồng thời Luật phá sản còn cho phép trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi kinh doanh. Thẩm phán có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định (khoản 3 Điều 75 Luật phá sản năm 2004).
Theo Điều 76 Luật phá sản năm 2004, thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Được quá nửa số phiếu của chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có đảm bảo trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
Khi mà thẩm phán đưa ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã không còn lâm vào tình trạng phá sản nữa (Điều 77 Luật phá sản năm 2004). Sau đó, việc thi hành án dân sự chưa được thi hành hoặc việc giải quyết vụ án đình chỉ chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đó thì việc thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án được tiếp tục.
3) Thẩm quyền của thầm phán trong giai đoạn thanh lí tài sản, các khoản nợ
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau:
- Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật phá sản năm 2004.
- Không đủ số chủ nợ quy định tham gia hội nghị chủ nợ sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các Điều 15, 16, 17 và 18 Luật phá sản năm 2004 (Điều 79 Luật phá sản năm 2004).
Hội nghị chủ nợ không phải thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thẩm phán chỉ ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong các trường hợp quy định tại Điều 69 Luật phá sản năm 2004. Nếu hội nghị chủ nợ tổ chức không thành theo quy định tại Điều 69 Luật phá sản năm 2004 thì thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản mà không đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản như quy định của luật phá sản doanh nghiệp. Theo đó thẩm phán có quyền mở thủ tục thanh lí tài sản thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 79 Luật phá sản năm 2004. Còn những trường hợp quy định tại Điều 80 Luật phá sản thì sẽ do tòa án quyết định mở thủ tục phá thanh lí tài sản. Ngoài ra, thẩm phán cần ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thông qua nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hợp đồng kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ chủ các chủ nợ, nhưng vấn để này vẫn này chưa được quy định trong Luật phá sản năm 2004.
Nếu có kháng nghị, khiếu nại thì chánh án tòa án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 3 thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kể từ ngày nhận được kháng nghị, khiếu nại, trong thời hạn 60 ngày tổ thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản tổ thẩm phán có quyền ra một trong những quyết định sau:
- Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của tòa án cấp dưới;
- Sửa quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của tòa án cấp dưới;
- Hủy quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của tòa án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho tòa án cấp dưới tiếp tục phục hồi theo quy định c