Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ chi tiêu trong năm vừa qua,đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới.Tại cuộc họp thường niên này việc tăng nguồn thu cho NSNN(chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến.Dựa vào việc đầu tư-phân bổ-tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý.
Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN nói một cách đơn giản chính là công tác lập quỹ NSNN, từ đó NSNN có thể chi cho các hoạt động của mình, thực hiện được vai trò của mình. Do đó có thể nói thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngân sách nhà nước và biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ chi tiêu trong năm vừa qua,đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới.Tại cuộc họp thường niên này việc tăng nguồn thu cho NSNN(chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến.Dựa vào việc đầu tư-phân bổ-tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý.
Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN nói một cách đơn giản chính là công tác lập quỹ NSNN, từ đó NSNN có thể chi cho các hoạt động của mình, thực hiện được vai trò của mình. Do đó có thể nói thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng
Phần nội dung:
I.Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm của ngân sách nhà nước.
1.1 Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, là một thành phần trong hệ thống tài chính, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá. Khi nhà nước ra đời, để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khoá bắt toàn dân phải cống nạp, các khoản thu này hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước và nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội, ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
-Các nhà kinh tế học hiện đại đã dưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước:
+Các nhà kinh tế Nga quan niệm: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.
+Một cách hiểu tương tự,người Pháp cho rằng:NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của nhà nước trong một năm
Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển:NSNN là một văn kiện tài chính,mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập hàng năm
-Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
1.2 Đặc điểm của NSNN:
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định,thường được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong hoạt động của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định
Khái niệm ngân sách nhà nước không chỉ biểu hiện các quan hệ sản xuất nhất định, mà còn có sự thể hiện vật chất hoá. Sự vật chất hoá các quan hệ ngân sách được biểu hiện ở quỹ tiền tệ của Nhà nước. Đằng sau các con số phản ánh khối lượng của ngân sách là quá trình phân phối hiện thực. Đó chính là tính hai mặt của phạm trù kinh tế - mặt chất lượng và mặt số lượng. Quỹ tiền tệ của Nhà nước - ngân sách nhà nước - cũng có những đặc trưng chung như các quỹ tiền tệ khác được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, được chia thành nhiều quỹ có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách mới được chi dùng cho những mục đích đã định trước
1.3 Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao. Sự vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ... đã bộc lộ những ưu thế cũng như những khuyết tật của kinh tế thị trường. Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó, Nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của nền kinh tế là một đòi hỏi khách quan để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sự can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như: pháp luật, kế hoạch, tổ chức, tài chính,tiền tệ...trong đó ngân sách nhà nước được coi là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước
Vai trò quan trọng đó của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt như sau:
Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ hữu cơ giữa Nhà nước với ngân sách được C.Mác tổng kết như sau: “Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định bởi ngân sách và ngược lại”.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường. Vai trò này được thể hiện trên các mặt như sau:
Thứ nhất, ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước đã hoạch định, để hình thành nên cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua công cụ là ngân sách nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Mặt khác, trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mối hợp lý hơn. Ngoài ra, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,bình ổn giá cả, chống lạm phát.
Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung cầu. Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi tiêu của ngân sách nhà nước, Nhà nước có thể tác động vào khía cạnh cung hoặc cầu để bình ổn giá cả. Đặc biệt sự hình thành quỹ dự phòng trong ngân sách nhà nước để đối phó với sự biến động của thị trường đóng vai trò quan trọng để bình ổn giá cả. Mặt khác, hoạt động thu – chi của ngân sách nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát. Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế và chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh thị trường. Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu chi tài chính của Nhà nước. Do đó, bằng các biện pháp đúng đắn trong quá trình thu-chi của ngân sách nhà nước như: thắt chặt và nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước, tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư..., Nhà nước có thể hạn chế và kiểm soát lạm phát.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng, công bằng và văn minh. Nhưng nền kinh tế thị trường với khuyết tật vốn có của nó là phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo. Do vậy, để đạt được mục tiêu mà Đảng đã đề ra, Nhà nước phải sử dụng công cụ ngân sách để điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc điều tiết này được thực hiện thông qua hoạt động thu chi ngân sách.
Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong các chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm... Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội.
Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc giải quyết các vấn đề xã hội chưa thể thực hiện một cách triệt để, vấn đề này phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
2. Thu NSNN:
2.1 Khái niệm:
Là việc nhà nước dùng quền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.- Nguồn tài chính tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị
2.2 Đặc điểm:
Thu ngân sách nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế . Sự phân chia đó là 1 tất yếu quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù như giá cả, thu nhập, lãi suất ... Chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN được thực hiên theo nguyên tắc hoản trả không trực tiếp là chủ yếu
2.3 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bao gồm :
Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà nước nhằm cân đối ngân sách. Các khoản này gồm : thuế, lệ phí, lợi tức của Nhà nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, và các khoản thu khác.
Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thực chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong nước được thực hiện thông qua việc phát hành công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ…để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Vay nước ngoài được thực hiện thông qua vay nợ hoặc viện trợ Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế.
2.4 Nội dung kinh tế của thu NSNN:
2.4.1 Thu thuế
Thuế là sự đóng góp theo nghĩa vụ đối với nhà nước được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện.
Thuế mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. Thuế được nhà nước áp đặt bằng quyền lực chính trị, được thể chế hoá bằng luật pháp, cho nên mọi tổ chức phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước tức là phạm luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tính bắt buộc của thuế được giải thích bởi mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức đối với nhà nước. Thuế không hoàn trả trực tiếp ngang cho cho người nộp thuế, một phần số thuế đã được nộp cho NSNN được hoàn trả một cách gián tiếp cho người nộp thuế dưới những hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng và an ninh quốc phòng… Tất cả mọi công dân đều được hưởng các dịch vụ công cộng đó như nhau cho dù nghĩa vụ đóng góp có thể khác nhau.
Thuế được thiết lập dựa trên nguyên tắc luật định nên mọi sự thay đổi hay bổ sung phải được đưa ra để bàn bạc tại cơ quan lập pháp và phải được chính cơ quan này phê chuẩn thì mới được áp dụng
Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu từ sở hữu tập thể và cá thể thánh sở hữu toàn dân. Việc chuyển quyền sở hữu này được quyết định bởi chức năng quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nhà nước và biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa nhà nước với các thành phần kinh tế, các cá nhân trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, thuế được coi là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của ngân sách nhà nước, góp phần điều chỉnh nền kinh tế, kích thích tích luỹ tư bản, định hướng sản xuất và tiêu dùng. Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức, làm gia tăng trong tiết kiệm tư nhân và đảm bảo công bằng trong xã hội
2.4.2 Lệ phí:
Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, nhưng có tính chẩt đối giá, nghĩa là lệ phí là một khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
So với thuế, tính pháp lý của lệ phí thấp hơn. Lệ phí do cơ quan hành pháp ban hành, mang tính quyền lực của nhà nước, mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp, mức thu lệ phí được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bù đắp chi phí của các dịch vụ công cộng của Nhà nước. Quản lý tốt các khoản thu lệ phí có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước và giảm bớt gánh nặng chi ngân sách trong việc tạo ra các dịch vụ công cộng.
2.4.3 Thu từ lợi tức cổ phần nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, hình thức cấp vốn trực tiếp từ ngân sách cho các doanh nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước, đã bị thu hẹp. Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hình thức mua hoặc góp cổ phần được hình thành nên các doanh nghiệp cổ phần mà ở đó nhà nước với tư cách là một cổ đông. Khi các doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, số lợi nhuận đó sẽ được chia cho các cổ đông theo lượng vốn góp và Nhà nước sẽ có một khoản thu.
Trong các doanh nghiệp nhà nước khi hoạt động có lợi nhuận thì một phần lợi nhuận đó được huy động vào ngân sách nhà nước thông qua khoản thu về tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, và mặt bản chất đây chính là khoản lợi tức thu được từ khoản vốn mà nhà nước đã đầu tư. -Thu lợi tức từ cổ phần nhà nước là một nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu thu ngân sách các khoản vốn đã đầu tư vào nền kinh tế
2.4.4 Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và một phần mang tính chất phân phối lại. Khoản thu này vừa có tác dụng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia. Khoản thu này bao gồm:
Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên
Thu về bán tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng không thuộc nguồn tài nguyên như bán hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, cho nước ngoài.
2.4.5 Thu về từ hợp tác lao động với nước ngoài va thu khác:
Trong xu hướng mở cửa hội nhập, hợp tác lao động giữa các nước ngày càng diễn ra sôi động, việc xuất khẩu lao động của các nước đông dân tạo nên một khoản thu cho ngân sách nhà nước.
Thực chất khoản tiền này là khoản tiền thu hồi của quốc gia đã bỏ ra những chi phí ban đầu để bảo vệ, nuôi dưỡng, rèn luyện, đào tạo người lao động, đồng thời là khoản tiền mà người lao động trích ra từ tiền công của mình đóng góp cho tổ quốc.
Ngoài các khoản thu trên, còn có các khoản thu khác như : thu từ bán tài sản không có người nhận, các khoản tiền phạt, tịch thu, các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN:
Thu ngân sách chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Trong thực tế, mức thu ngân sách ở mỗi nước khác nhau cho dù có những tương đồng về mặt kinh tế, xã hội. Sự khác nhau đó bắt nguồn từ các nhân tố ảnh hưởng sau đây:
GDP bình quân đầu người: là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, khả năng tiết kiệm, tiêu dung và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là nhân tố khách quan quyết định mức thu ngân sách nhà nước, vì vậy khi ấn định mức thu ngân sách, Nhà nước cần căn cứ vào chỉ tiêu này.
-Khi GDP/người cao - dẫn đến thu ngân sách cao
-Khi GDP/Người thấp - dẫn đến thu ngân sách nhà nước thấp
Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến số thu của ngân sách
Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỉ suất doanh lợi là tỉ số giữa kết quả thu đươc trên tổng chi phi bỏ ra. Tỉ suất doanh lợi trong nền kinh tế càng lớn thì thu NSNN càng lớn. Do vậy, khi xác định tỷ suất thu ngân sách cần căn cứ vào tỉ suất doanh lợi của nền kin tế để đảm bảo việc huy động của ngân sách nhà nước không gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ thể trong xã hội.
Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước phải đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí của nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến đòi hỏi thu NSNN tăng lên.
Tóm lại, để có một mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể những nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện.
2.6 Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước:
Thiết lập một hệ thống thu ngân sách không chỉ nhằm mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn chứa đựng các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đ