Đề tài Ngành bảo hiểm và các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành bảo hiểm

Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất lâu đài trong lịch sử nhân loại mà cho tới ngày nay người ta vẫn rất khó xác định được thời điểm xuất hiện. Ngay từ thời kỳ cổ đại, việc hình thành các quỹ dự trữ lương thực để phòng ngừa khả năng mất mùa hay giặt ngoại xâm đã được xem như là hình thức sơ khai của hoạt động bảo hiểm. Ngày nay trên thế giới người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà không có mặt của các đảm bảo của bảo hiểm người ta thường ví cuộc sống không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn, bảo hiểm đã thực sự đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với các sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú. Thoạt đầu các hoạt động bảo hiểm ra đời do nhu cầu ổn định sản xuất và kinh doanh với chức năng chủ yếu từ phòng ngừa khắc phục những rủi ro, mọi tai nạn bất ngờ, người ta còn chưa nghĩ tới các tổ chức bảo hiểm như là một tổ chức tài chính trung gian thì nay các công ty bảo hiểm vừa coi là một tổ chức tài chính vừa coi là một công ty hoạt động ở đa lĩnh vực.

doc22 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 8817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành bảo hiểm và các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất lâu đài trong lịch sử nhân loại mà cho tới ngày nay người ta vẫn rất khó xác định được thời điểm xuất hiện. Ngay từ thời kỳ cổ đại, việc hình thành các quỹ dự trữ lương thực để phòng ngừa khả năng mất mùa hay giặt ngoại xâm đã được xem như là hình thức sơ khai của hoạt động bảo hiểm. Ngày nay trên thế giới người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà không có mặt của các đảm bảo của bảo hiểm người ta thường ví cuộc sống không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn, bảo hiểm đã thực sự đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với các sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú. Thoạt đầu các hoạt động bảo hiểm ra đời do nhu cầu ổn định sản xuất và kinh doanh với chức năng chủ yếu từ phòng ngừa khắc phục những rủi ro, mọi tai nạn bất ngờ, người ta còn chưa nghĩ tới các tổ chức bảo hiểm như là một tổ chức tài chính trung gian thì nay các công ty bảo hiểm vừa coi là một tổ chức tài chính vừa coi là một công ty hoạt động ở đa lĩnh vực. I. Ngành bảo hiểm và các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành bảo hiểm. 1. Định nghĩa. Trong cuộc sống dù muốn hay không thì các rủi ro vẫn luôn xảy ra và nó tồn tại và chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội, có thể nói chính sự tồn tại của các loại rủi ro là nguồn gốc phát sinh các hoạt động dự trữ bảo hiểm. Bảo hiểm có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. - Đứng trên quan điểm cộng đồng: Bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua việc dự trữ đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho an toàn tái sản xuất, đời sống của con người và xã hội. - Đứng trên phương diện tài chính: Bảo hiểm là phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm. Các quan hệ phân phối này dựa trên cơ sở ngang bằng giữa trách nhiệm và hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm, nhân đạo vì lợi ích cuộc sống và hoạt động xã hội của con người (cộng đồng cùng nhau hưởng quyền lợi và cùng gánh chịu trách nhiệm) góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. - Một cách khái quát có thể nói: Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ phân phối tập trung quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường. 2. Các sản phẩm của bảo hiểm Bảo hiểm được chia thành 2 loại bảo hiểm chính đó là: - Bảo hiểm nhân thọ: các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ là: + Bảo hiểm và tiết kiệm 5 năm, 10 năm + Bảo hiểm an sinh giáo dục + Bảo hiểm trọn đời. + Bảo hiểm niên kim nhân thọ + Bảo hiểm phú trường an + Bảo hiểm tích luỹ an khang… - Bảo hiểm rủi ro là loại hình bảo hiểm rủi ro cho con người hay tài sản trước biến cố bất ngờ của tự nhiên tai nạn, ốm đau, bệnh tật… + Bảo hiểm chết do tai nạn + Bảo hiểm tàn tật do tai nạn + Bảo hiểm ốm đau do bệnh tật + Bảo hiểm tai nạn, rủi ro do thiên nhiên và con nguời gây ra. + Bảo hiểm hàng hoá… Ngoài ra một số loại hình bảo hiểm hỗn hợp khác… 3. Quá trình tạo ra giá trị sản phẩm Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, chúng không giống như hàng hoá khác, sản phẩm bảo hiểm trước hết là sự bảo đảm về mặt tài chính, trước rủi ro cho người được bảo hiểm và kèm theo là các dịch vụ liên quan, người ta thường có rủi ro là cơ sở của các hoạt động bảo hiểm để bảo vệ mình người ta tham gia bảo hiểm nộp phí cho nhà bảo hiểm để đổi lấy lời hứa, cam kết của nhà bảo hiểm là sẽ trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra như vậy ở đây chỉ có cam kết từ 2 phía: nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Do đó người tham gia bảo hiểm phải cam kết nộp phí cho nhà bảo hiểm và lúc đó nhà bảo hiểm trở thành con nợ của những người tham gia bảo hiểm. Chu trình kinh doanh của bảo hiểm là chu trình đảo ngược, trong chu trình kinh doanh đảo ngược sản phẩm được bán ra trước, doanh thu thực hiện trước sau đó mới phát sinh chi phí, theo chu trình này các tổ chức bảo hiểm nhận phí đóng của người tham gia bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm thực tế. Đặc điểm này tạo ra tính nhàn rỗi của nguồn vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định cho phép các tổ chức bảo hiểm có thể sử dụng chúng tham gia thị trường tài chính để sinh lời nhằm tăng khả năng tài chính cho bồi thường trả tiền bảo hiểm và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Trong khi được bảo hiểm nếu không có sự cố xảy ra hoặc có sự cố mà không gây thiệt hại đối với người mua bảo hiểm thì nhà bảo hiểm không phải bồi thường hay trả tiền cho bên mua bảo hiểm. Ngược lại nếu người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro và có thiệt hại thì nhà bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho người tham gia bảo hiểm theo đúng hợp đồng mà 2 bên cam kết. Như vậy quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn và vừa mang tính không bồi hoàn. Đặc điểm này đã tạo tiền đề khách quan cho ngành kinh doanh bảo hiểm và sự rủi ro cho người bảo hiểm, nghĩa là khi không xảy ra rủi ro bảo hiểm thì nhà bảo hiểm không phải bồi hoàn và phí bảo hiểm sẽ tạo thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khác với khả năng bồi hoàn của các khâu tài chính khác, bồi hoàn của bảo hiểm có tính bất ngờ cả về không gian và thời gian cũng như quy mô., Chính vì vậy trong quá trình hoạt động các tổ chức bảo hiểm phải xác định quỹ dự phòng để đảm bảo các cam kết của mình với người tham gia bảo hiểm khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Các quỹ này là nguồn quan trọng để tham gia đầu tư nhằm làm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Thông thường bồi thường tổn thất thực tế cho người được bảo hiểm trong một số hợp đồng bảo hiểm thường rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với số tiền phí bảo hiểm đã đóng góp. Vì thế để đảm bảo và ổn định nguồn tài chính cho việc bồi đắp tổn thất trong hoạt động bảo hiểm thì áp dụng nguyên tắc "số đông lùi số ít" tức là phải cung cấp nhiều loại sản phẩm bảo hiểm cho những loại khách hàng trên những thị trường khác nhau để lấy phí bảo hiểm đóng góp từ những người nhằm bù đắp cho một số ít người gặp rủi ro bị thiệt hại mặt khác để giảm bớt chi phí bồi thường các tổ chức bảo hiểm phải tăng cường giám sát các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế các tổn thất của bảo hiểm. Sơ đồ tạo chuỗi giá trị Phòng đánh giá rủi ro   Phòng kế toán   Phòng pháp chế   Phòng nhân sự   Phòng tin học   - Tính phí - Chi phí bảo hiểm  Phòng marketing  Dịch vụ khách hàng   - Phòng marketing thực hiện nhiệm vụ : thực hiện việc nghiên cứu thị trường quan hệ với các phòng chức năng để phát triển thêm sản phẩm mới và sửa đổi những sản phẩm hiện hành cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng các chương trình tuyên truyền quảng cáo, thiết kế tờ rơi, quản lý các kênh phân phối sản phẩm nhân thọ như đại lý, kênh bán hàng trực tiếp, tổng đại lý. - Phòng dịch vụ khách hàng: phòng này được đánh giá là một trong những phòng quan trọng trong công ty. Chức năng nhiệm vụ của phòng là trợ giúp khách hàng như cung cấp thông tin, trả lời thắc mắc của khách hàng về các điều khoản thực hiện các yêu cầu như: thay đổi địa chỉ, thay đổi người được hưởng quyền lợi bảo hiểm, thay đổi định kỳ nộp phí, phòng dịch vụ khách hàng còn xác định các khoản vay theo hợp đồng, thanh toán hoa hồng bảo hiểm cho đại lý, gửi thông báo nộp phí, chi phí và một số dịch vụ khác. - Phòng tính phí bảo hiểm có nhiệm vụ xác định phí bảo hiểm, lãi chia dự phòng phí, giá trị giải ước, nghiên cứu và dự đoán tỷ lệ tử vong, tỷ lệ thương tật, xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, tính khả năng đem lại lợi nhuận của từng sản phẩm, tham gia hoạch định các kế hoạch chiến lược của công ty. - Phòng chi trả bảo hiểm có chức năng tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết quyề lợi bảo hiểm, kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu, kiểm tra người hưởng quyền lợi bảo hiểm, lập để giải quyết quyền lợi bảo hiểm… Trong trường hợp từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì phòng có trách nhiệm tập hợp cứ để giải quyết nếu phát sinh kiện tụng - Phòng đánh giá rủi ro đánh giá rủi ro chết, rủi ro thương tật… của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm phối hợp với các chuyên viên y tế xây dựng các quy định và quy trình đánh giá rủi ro đánh giá khả năng tài chính. - Phòng đầu tư nghiên cứu thị trường tài chính, đề xuất danh mục đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn cho lãnh đạo công ty những vấn đề liên quan đầu tư. - Phòng kế toán tài chính: theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chuẩn bị các báo cáo tàichính, kiểm tra các chứng từ thu chi, giám sát việc chi trả lương, theo dõi việc thanh toán các loại thuế. - Phòng pháp chế: có trách nhiệm tư vấn cho lãnh đạo công ty những vấnđề liên quan đến pháp luật, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phù hợp với các quy định hiện hành của lập pháp và phối hợp với các phòngban giải quyết quyền lợi của khách hàng. - Phòng nhân sự: Giải quyết công việc liên quan đến việc tuyển dụng đào tạo sa thải cán bộ công nhân. Xây dựng quy chế chi trả lương, tư vấn cho lãnh đạo công ty có các chính sách phù hợp về lương thưởng cho công nhân viên. - Phòng tin học: Xây dựng và phát triển hệ thống tin học, quản lý thông tin dữ liệu… 4. Phân tích môi trường vĩ mô a- Luật pháp: Luật pháp tác động đến bảo hiểm bằng các cơ chế chính sách đòn bẩy tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển, ngược lại luật pháp cũng có thể gây khó khăn cho ngành bảo hiểm nếu luật pháp đề ra không thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển hay những chính sách sai lầm cũng dẫn đến kinh doanh trong ngành bảo hiểm khó khăn. Hiện nay ở nước ta đã có một hệ thống luật pháp và chính sách tương đối hoàn chỉnh nhằm làm cho ngành bảo hiểm ngày càng phát triển . b- Lạm phát: Tác động khá lớn đối với khách hàng khi ra quyết định mua bảo hiểm. Vì theo thời gian bảo hiểm mà họ nhận được sẽ giảm dần giá trị so với thời gian. Vì vậy sản phẩm có thời hạn ngắn (5 năm), thường được ưa chuộng hơn sản phẩm dài hạn 10 năm, 20 năm Xét từ góc độ của công ty bảo hiểm thì các công ty này cũng chịu rủi ro về lạm phát trong hoạt động đầu tư nhất là các khoản đầu tư trung và dài hạn cũng như trong việc đảm bảo chi phí của công ty. c- Dân số: Điều kiện giáo dục, phân bố dân cư phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn tới ngành kinh doanh bảo hiểm do dân số quy định phạm vi thị trường bảo hiểm trình độ hiểu biết về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm bên cạnh đó phong tục tập quán và mức độ dân cư ở thành thị là những nhân tố quan trọng quyết định thị trường bảo hiểm có phát triển hay không. d- Tăng trưởng kinh tế và lãi suất cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu của ngành bảo hiểm. Tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với doanh thu của ngành bảo hiểm còn lãi suất thì có ảnh hưởng tới doanh nghiệp bảo hiểm và tâm lý của khách hàng. e- Tác động của khoa học công nghệ: Việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm vi tính hoá quá trình dịch vụ giảm bớt tính cồng kềnh của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp và có thông tin nhanh đẩy từ doanh nghiệp tới khách hàng cũng như từ khách hàng tới doanh nghiệp. - Cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường các dịch vụ khách hàng, các dịch vụ tạo kỹ thuật cao thông qua mạng Internet - Cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm cá nhân hoá các dịch vụ qua nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. II. PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH 1. Sức ép từ phía khách hàng. Thị trường bảo hiểm đang diễn ra quá trình cạnh tranh mạnh mẽ thì việc mở rộng thị phần và giữ được thị phần là mục tiêu của các doanh nghiệp trong ngành. Để giữa được khách hàng thì các doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhu cầu khách hàng được dự báo là có những thay đổi về sản phẩm và hình thức dịch vụ sau: + Do xu hướng dân số già đi, thu nhập được tăng thêm khách hàng cũng có quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tài chính của họ trong những năm hưu trí, chăm sóc sức khoẻ dẫn đến nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm tích luỹ, từ kỳ, niềm tin sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng, việc quan tâm hơn của khách hàng tới những sản phẩm này cũng thể hiện xu thế quan tâm hơn tới phòng chống rủi ro tài chính do khả năng biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Bên cạnh đó với sự phát triển của cuộc sống hiện đại một số loại bệnh tật rất dễ mắc phải và là nguyên nhân tử vong chính cho con người cũng đã làm phát sinh nhu cầu loại hình bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo. - Do nhận thức ngày càng cao về các sản phẩm bảo hiểm khách hàng có yêu cầu được lựa chọn những sản phẩm tinh vi hợp với nhu cầu của mình. Khách hàng có yêu cầu cá nhân hoá dịch vụ, mua các sản phẩm được lắp ghép và thiết kế theo nhu cầu cá nhân của khách hàng, được hưởng các dịch vụ theo sự lựa chọn của cá nhân khách hàng. + Sự phát triển của thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư và quá trình phát triển doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp hoá trong lĩnh vực đầu tư cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các sản phẩm bảo hiểm đầu tư, khách hàng cũng có hiểu biết hơn về đầu tư tài chính và có nhu cầu sử dụng một tỷ lệ tài sản của mình tham gia các hoạt động đầu tư hấp dẫn nhằm tăng giá trị của hợp đồng tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó khuynh hướng hạ thấp lãi suất là thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa ra tỷ lệ lãi suất cố định cho các sản phẩm truyền thống trước đây. Đây cũng là sức ép doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm kết hợp đầu tư bảo hiểm. Bên cạnh đó do quá trình gắn kết ngày càng chặt chẽ của khách hàng với các trung gian tài chính trong các doanh nghiệp thanh toán, đầu tư bảo hiểm, tư vấn tài chính dẫn đến nhu cầu của khách hàng là được cung cấp các dịch vụ tài chính tổng hợp, trọn gói và thuận tiện từ một tổ chức. + Khách hàng có yêu cầu cao hơn về dịch vụ gia tăng. Do quá trình cạnh tranh đã làm đồng nhất về chất lượng dịch vụ nên khách hàng đòi hỏi về các dịch vụ gia tăng như dịch vụ cung cấp thông tin qua trung tâm dịch vụ khách hàng cung cấp thẻ thông tin hợp đồng, số nợ thanh toán đầu tư các quyền lợi khác. Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế thì đã có vài doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia trên thị trường Việt Nam vì vậy khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các nhà bảo hiểm để mua sản phẩm từ đó khách hàng yêu cầu giảm phí đóng bảo hiểm. Đây là sức ép rất lớn lên nhà bảo hiểm ví dụ Bà N mua bảo hiểm phí tích luỹ an khang thời hạn 10 năm với mức bảo hiểm 50 triệu đồng đóng trong 10 năm, đóng trong 120 tháng là 59,9 triệu, hỏi tại sao phải đóng nhiều hơn 9,9 triệu thì được trả lời còn lãi 2%/năm của số tiền 50 triệu tức sau 10 năm bà ta được nhận 60 triệu còn nếu đóng ở Bảo Việt cùng với mức 50 triệu và đóng trong 120 tháng mỗi tháng đóng 410.000 đồng và sau 10 năm số tiền tổng cộng đóng là 49.224000 như vậy phí dóng bảo hiểm của Pruental đắt hơn Bảo Việt và bà Na đã chọn Bảo Việt để đóng bảo hiểm. - Từ đó rút ra chìa khoá thành công là các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh minh bạch, xây dựng một công ty trong sạch lành mạnh đòi hỏi phải xem xét kỹ càng và toàn diện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các quá trình kinh doanh của mình và áp dụng mô hình quản lý phù hợp để giảm phí đóng bảo hiểm nhằm thu hút khách hàng. 2. Sức ép từ phía nhà cung cấp Ngành bảo hiểm đang trong quá trình tăng trưởng nhanh do đó các công ty bảo hiểm cần có đội ngũ nhân viên giá năng động sáng tạo và có quan hệ rộng nguồn cung cấp nhân viên chủ yếu là những cử nhân của các trường đại học được đào tạo chuyên ngành bảo hiểm bài bản. Còn các nhân viên ở đại lý bán bảo hiểm nhân thọ có yêu cầu năng động giao tiếp tốt từ đó nhà bảo hiểm phải có chính sách lương thưởng thoả đáng để có được đội ngũ nhân viên giỏi. Cùng với đó cung cấp cho ngành bảo hiểm còn có các trung tâm y tế, bệnh viện, đây là nhà cung cấp duy nhất cho nhà bảo hiểm nên nhà bảo hiểm không có sự lựa chọn nào khác. Các trung tâm y tế cung cấp thuốc men cho và khám chữa bệnh cho các khách hàng đã đóng bảo hiểm y tế. Vấn đề đặt ra là các nhà bảo hiểm phải chi trả kịp thời cho bệnh viện để bệnh viện có các dịch vụ khám chữa bệnh cho khách hàng đóng bảo hiểm tốt hơn nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng đóng bảo hiểm Một nhà cung cấp khác không thể thiếu trong lĩnh vực bảo hiểm đó là các ngân hàng. Các ngân hàng này cung cấp vốn cho các nhà bảo hiểm để nhà bảo hiểm chi trả cho khách hàng. Có thể nói các ngân hàng vừa là khách hàng của bảo hiểm vừa là nhà cung cấp cho ngành bảo hiểm. Hiện nay với hệ thống ngân hàng phát triển và tương đối hoàn hảo thì sức ép từ phía các ngân hàng lên nhà bảo hiểm không lớn lắm. Nói đến bảo hiểm là phải nói đến các đại lý bán bảo hiểm nhân thọ cho các công ty bảo hiểm. Đây là kênh phân phối sản phẩm hiệu quả nhất do đó việc kinh doanh của bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào các đại lý này. Một sự cố nào xảy ra trong hệ thống đại lý của bảo hiểm chằng hạn như đình công, lãn công cũng làm ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của nhà bảo hiểm. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần có chính sách xây dựng vững chắc và củng cố hệ thống thường xuyên các đại lý là một yếu tố chính để các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. 3. Sản phẩm thay thế Như chúng ta đã biết các sản phẩm của bảo hiểm là loại sản phẩm đặc biệt nó không giống với những loại sản phẩm khác, giá cả của nó thông qua các giấy tờ cam kết giữa người mua và người bán. Sản phẩm của bảo hiểm chỉ có một số loại là có sản phẩm thay thế như các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ là có sản phẩm thay thế. Do tính đặc thù của loại sản phẩm trên khách hàng nộp phí cho nhà bảo hiểm hàng năm và đến một thời hạn nào đó thì nhà bảo hiểm lại trả cho khách hàng với số tiền lớn hơn số tiền mà khách hàng đóng cho nhà bảo hiểm, số tiền lớn hơn đó dựa vào lãi suất mà hợp đồng của nhà bảo hiểm và khách hàng thoả thuận. Nếu lãi suất bảo hiểm quá thấp thay vì khách hàng đóng bảo hiểm khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ công trái hoặc đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm của bảo hiểm không có sản phẩm thay thế như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể do loại sản phẩm này đem lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng, vì mức phí đóng hàng năm của khách hàng năm của khách hàng rất nhỏ so với số tiền đền bù mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho khách hàng nếu khách hàng ốm đau hoặc gặp rủi ro. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay khả năng thanh toán của các ngân hàng rất cao và lãi suất ổn định do sự điều tiết của chính phủ và tính ổn định của nền kinh tế thì với sức ép về phái sản phẩm thay thế của bảo hiểm rất lớn. Bất kỳ một sự thay đổi lãi suất nào của nhà bảo hiểm cũng dẫn đến hành vi thay đổi sản phẩm của khách hàng. Chìa khoá thành công là các doanh nghiệp bảo hiểm phải gây được lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp và có mức laĩ suất bảo hiểm ổn định. Trên cơ sở phân tích môi trường ngành môi trường vĩ mô ta lập được ma trận MC Hinoey của ngành baỏ hiểm như sau: Chỉ tiêu  Tỷ trọng  Điểm  Điểm/TB   - Kích thước thị trường và tốc độ tăng trưởng ngành  +0,2  7  1,4   - Các yếu tố mùa vụ và chu kỳ  0,05  5  0,25   - Các yếu tố công nghệ  0,1  8  0,8   - Cường độ cạnh tranh  0,2  7  1,4   - Cơ hội và mức độ đe doạ ngành  0,15  5  0,75   - Nhu cầu vốn  0,15  6  0,9   - Mức lợi nhuận  0,1  6  0,6   - Yếu tố chính trị, pháp luật  0,05  4  0,2      5,3 ngành hấp dẫn   4. Đối thủ tiềm ẩn Ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh trên lĩnh vực tài chính do đó ngày có tham gia ngành của các đối thủ tiềm ẩn là rất cao do nền kinh tế ngày nay đã phát triển vì vậy di chuyển tiền từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng. Hơn nữa, trong ngành bảo hiềm thì sản xuất không phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Hiện nay đang có một số công ty bảo hiểm của Anh như: Equity prohction policy, công ty của Nhật: Chiyoda, NRMA của úc đang muốn xâm nhập thị trường Việt Nam. Đây là các đối thủ tiềm ẩn đe doạ rất lớn tới các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Bên cạnh đó còn có các đối thủ tiềm ẩn khác như các tập đoàn kinh tế nước ngoài, các tổ chức tài chính trong nước như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu t
Luận văn liên quan