Đề tài Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được thể chế hóa trong những văn bản pháp luật hiện hành. Thực hiện quyền khiếu nại, khiếu nại hành chính nói riêng là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Giải quyết khiếu nại hành chính là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính của công dân, nhằm bảo đảm thực hiện quyền cơ bản của công dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa; góp phần đấu tranh chống biểu hiện quan liêu, cửa quyền, thiếu dân chủ, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước; góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là việc quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì khó tránh khỏi những mâu thuẫn giữa quyền, lợi ích của công dân, tổ chức với nhà nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước dẫn đến khiếu nại.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5151 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) MỤC LỤC --š¿›-- Mục lục 1 Lời cảm ơn 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Lí do chọn đề tài 4 Mục đích nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Phạm vi nghiên cứu 5 I. BỐI CẢNG LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN 6 1. Bối cảnh đất nước 6 2. Bối cảnh quốc tế 8 3. Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới 10 II. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC(1954-1975) 13 Kiềm chế Đế quốc Mỹ để thắng chúng một cách có lợi nhất 13 Kiềm chế Mỹ chậm đưa quân vào trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta 13 Kiềm chế đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh từng bước 14 Kiềm chế chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ trên phạm vi chiến trường miền Nam 15 Biết giành thắng lợi từng bước. 17 Sáng tạo nhiều cách đánh, cách thắng đế quốc Mỹ 22 Tổ chức và chỉ đạo phối hợp chặt chẽ cách mạng hai miền 24 Đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cao nhất 26 Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975) 28 1. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). 28 2. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 29 KẾT LUẬN 30 Mục lục tham khảo 31 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Như Cương – Giảng viên Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho em bộ môn “Lịch sử Đảng” đã cung cấp kiến thức giúp em hoàn thành bài nghiên cứu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của các thầy cô cũng như sự cộng tác giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên khoa Toán - Tin học trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2010. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Xuân Lan LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Các cuộc chiến tranh đi qua để lại bao đau thương và mất mát Ai cũng biết hậu quả chiến tranh là to lớn biết bao. Cho dù đó là chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứng chịu những tổn thất nặng nề. Song, không phải đất nước nào cũng có quyền chọn cho mình nền hòa bình, tự do. Có những lúc họ không muốn chiến tranh, nhưng họ buộc phải chiến đấu cho nền độc lập nước nhà. Và Việt Nam - đất nước chúng ta rơi vào tình thế đó. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đi qua, chúng ta không khỏi kinh hoàng trước những con số thiệt hại cả về người và của. Bây giờ chúng ta đang hưởng nền hòa bình, chúng ta đang độc lập. Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ, bởi lẽ không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. Chúng ta đã chiến đấu anh dũng trong các cuộc kháng chiến. Chúng ta có những người lãnh đạo tài giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng ở đây tôi xin nêu ra một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến mà ít ai nghĩ đến đó là “nghệ thuật lãnh đạo”. Có thể nói vui: “Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một nghệ sĩ”, họ phải cân nhắc, sáng tạo để đưa ra những sách lượt, chiến lược vào các thời điểm khác nhau, nhắm đem đến chiến thắng mà ít tổn hại nhất. Người xưa có câu “nước không có vua như rắn mất đầu” để nói rõ tầm quan trọng của người đứng đầu đất nước. Ở nước ta cũng vậy, từ khi còn chiến tranh cho đến lúc hòa bình thì Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn giữ một vai trò cực kì quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đất nước. Bây giờ tôi sẽ hướng các bạn vào quá khứ, vào thời kì kháng chiến chống Mỹ để cùng phân tích nghệ thuật lãnh đạo của đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”. 2.Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu quá khứ hào hùng của dân tộc, ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông ta và hơn hết là làm rõ tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó khơi gợi lòng yêu nước, lòng trung thành với Đảng và rút ra những kinh nghiệm quí báu từ nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu tình hình đất nước trong giai đoạn 1954-1975. 2. Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954 -1975). 3. Bài học kinh nghiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trò chuyện: trao đổi, tham khảo và ghi nhận ý kiến của các bạn, thầy cô. - Phương pháp đọc sách và tài liệu: dựa vào một số bài tiểu luận để biết được cấu trúc, cách hành văn của một bài nghiên cứu và còn dựa vào các tài liệu liên quan trên sách, báo, tạp chí, internet… 5. Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ở Việt Nam ( không nghiên cứu sâu vấn đề trên phạm vi thế giới và trong các cuộc kháng chiến khác). BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN Bối cảnh đất nước 1.1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-975) là sự tiếp tục cuộc cách mang dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi ra đời (3-2-1930), Đảng ta đã chỉ rõ: đất nước ta vốn là một Tổ quốc thống nhất và nhân dân ta có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi và cùng nhau xây dựng đất nước. Nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã cùng bọn vua quan phong kiến đầu hàng, thống trị nhân dân ta, xã hội Việt Nam thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, mà chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Đảng ta gánh vác sứ mệnh lãnh đạo dân tộc giải quyết hai mâu thuẫn trên là thực hiện hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: chống đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất Tổ quốc và chống phong kiến, giành lại ruộng đất cho nông dân. Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam, hai mâu thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị chia cắt. Nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộc cách mạng đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng từ đâu nǎm 1930, nhằm hoàn thành sự nghiệp giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự tiếp nối lịch sử tất yếu. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội tân thứ III (tháng 9-1960): "Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử". Từ bối cảnh lịch sử chiến đấu và chiến thắng ấy, nhân dân ta ở miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược với tư thế của người chiến thắng và đã kế thừa được nhiều kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn nói: Chúng ta thắng Mỹ là nhờ có những kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và 9 nǎm kháng chiến chống Pháp. Không có Cách mạng tháng Tám, không có 9 nǎm kháng chiến chống Pháp thì không thể có thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ. 1.2) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm 1954 đến tháng 5 nǎm 1975. Trong suốt thời gian đó việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng phải phản ánh rõ đặc điểm lớn này. Từ mục tiêu chung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền đến những vấn đề chủ trương, sách lược và phương pháp tiến hành phải phù hợp với đặc điểm trên và sát đúng với điều kiện lịch sử cụ thể của từng miền. Đồng thời, phải xác định rõ vị trí cách mạng từng miền và mối quan hệ khǎng khít giữa cách mạng hai miền trong thế chiến lược chung của cả nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đường lối cách mạng của nước ta: - Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. - Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Về vị trí chiến lược cách mạng của từng miền, Đảng ta xác định: miền Bắc là cǎn cứ địa chung của cách mạng cả nước và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Thông qua thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền mà góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước. Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Đó là đường lối duy nhất đúng, biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai. Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trên hai miền Nam - Bắc chẳng những không mâu thuẫn, mà lại từng bước đưa cách mạng hai miền cùng phát triển, cùng đi lên trong thế tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 2. Bối cảnh quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nối liền từ châu á sang châu Âu, không ngừng phát triển và củng cố về mọi mặt. Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cách mạng miền Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với miền Bắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta. Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong tràon giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu á châu Phi và châu Mỹ latinh, hệ thống thuộc đia của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục suy yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. Cách mạng Việt Nam đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới. Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưng chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh. Lực lượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ. Chúng đang dẫn đầu các thế lực đế quốc hiếu chiến chạy đua vũ trang, củng cố các khối liên minh quân sự xâm lược, xây dựng các cǎn cứ quân sự, phục hồi chủ nghĩa phátxít ở Tây Đức và quân phiệt ở Nhật Bản, nhóm lên những lò lửa chiến tranh ở châu Âu và châu á, ra sức chuẩn bị chiến tranh mới. Nguy cơ chiến tranh thế giới vẫn tồn tại. Nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạ hết sức nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Mặt khác, sự tàn sát và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và hậu quả của nó còn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn lộn giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Trong điều kiện đó đã nảy sinh nhiều tư tưởng và khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc làm cho tình hình thế giới phức tạp. Họ tuyệt đối hoá đường lối chung sống hoà bình, đi vào phòng ngự bị động, gây không ít khó khǎn cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt với phong trào giải phóng dân tộc. Trong tình hình đó, nhân dân ta tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam, Đảng và nhân dân ta phải giải quyết thành công mối quan hệ giữa hoà bình và cách mạng. Giải quyết mối quan hệ này, đòi hỏi Đảng ta hết sức sáng suốt và có sách lược đúng đắn. Thực tế Đảng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ đó, góp phần bảo vệ hoà bình, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên hoàn thành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giới tồn tại bốn mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với các lực lượng tư bản chủ nghĩa thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với các lực lượng đế quốc thực dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Đế quốc Mỹ xâm chiếmvà thiết lập sự thống trị của chúng ở miền Nam nước ta đã làm nảy sinh và sâu sắc thêm cả bốn mâu thuẫn trên ở miền Nam. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược lâu dài miền Nam, biến nơi đây thành cǎn cứ quân sự của chúng nhằm ngǎn chặn "làn sóng" cộng sản tràn xuống Đông - Nam á, và chuẩn bị tiến công các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ tuyên bố chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh hệ tư tưởng, giữa hệ tư tưởng cộng sản với hệ tư tưởng "tự do" kiểu Mỹ. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, đẩy dần các đế quốc châu Âu ra khỏi Đông Nam á, chèn ép quyền lợi của tư bản thực dân nhiều nước ở vùng này, càng làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ với các đế quốc khác thêm sâu sắc. Đế quốc Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam, chia cắt đất nước ta làm cho cả dân tộc ta mâu thuẫn gay gắt với chúng, nhân dân ta đã đồng tâm đứng dậy chống Mỹ xâm lược, kiên quyết giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ cố xây dựng ở miền Nam một giai cấp tư sản mại bản làm tay sai cho chúng, làm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở miền Nam càng trở nên sâu sắc. Để phục vụ chiến tranh của chúng ở miền Nam, đế quốc Mỹ bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động Mỹ, bắt họ sang miền Nam làm bia đỡ đạn để bọn tư bản Mỹ thu những món lợi kếch xù tử cuộc chiến tranh này. Mỹ còn lôi kéo các nước tay sai đổ của đổ người vào cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam. Do vậy, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Mỹ và các nước chư hầu của Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh, ngày càng mâu thuẫn quyết liệt với tư bản Mỹ, với các nhà cầm quyền Mỹ và giai cấp tư bản các nước chư hầu Mỹ, làm rung chuyển hậu phương của chúng. Điều đó nói lên rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc đụng đầu lịch sử mang tính thời đại sâu sắc 3. Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới. Chống đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới của chúng là điểm mới, mang tính đặc trưng của cách mạng miền Nam lúc này, khác các thời kỳ trước đây của cách mạng nước ta là chống chủ nghĩa thực dân cũ của đế quốc Pháp. Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam nước ta, biến nơi đây thành thuộc đia kiểu mới và cǎn cứ quân sự của chúng. Từ đây, đế quốc Mỹ đã thành kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất của nhân dân ta. Từ tháng 7 nǎm 1954, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã xác định: "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương". Do vậy, trong giai đoạn mới phải chĩa mui nhọn vào đế quốc Mỹ. Chính sách thực dân mới của Mỹ là con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, của chính sách đế quốc thực dân. Nó ra đời trong cơn tổng khủng hoảng và trước nguy cơ sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng ta nhận biết sớm bản chất chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nghị quyết 9 của Trung ương đã chỉ ra: "Đặc điểm chủ yếu của chính sách thực dân là đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà thông qua chính quyền tay sai, dùng viện trợ kinh tế và quân sự để áp bức, bóc lột nhân dân miền Nam". Chính sách thực dân mới là hiện tượng mới, do vậy ta chưa thể hình dung và thấy rõ, đây đủ ngay trong thời gian đầu của cuộc cách mạng miền Nam. Qua thực tiễn đấu tranh với Mỹ, chúng ta ngày càng hiểu đầy đủ bản chất và thủ đoạn của chính sách thực dân mới của chúng. Về chính trị, Mỹ không thiết lập bộ máy thực dân thông qua chính quyền tay sai với chiêu bài quốc gia, dân chủ giả hiệu. Về quân sự, Mỹ tin dùng và ra sức xây dựng đội quân nguy đủ mạnh làm lực lượng chiến đấu chiến lược cho chúng. Với cả hai mặt chính trị và quân sự như vậy, đế quốc Mỹ nhầm một ý đồ nham hiểm là khơi sâu và làm đậm nét tính chất nội chiến của cuộc đấu tranh, che đậy bản chất thực dân xâm lược của chúng. Về kinh tế, Mỹ dùng viện trợ làm công cụ chủ yếu để cột giữ chế độ tay sai ở miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đối lập với miền Bắc, chia cắt lâu dài nước ta. Về vǎn hoá - xã hội, chúng ra sức du nhập lối sống Mỹ, vǎn hoá Mỹ, hòng làm mất đi tất cả những gì là tinh hoa, truyền thống dân tộc ta. Ngày càng hiểu sâu sắc bản chất và thủ đoạn xảo quyệt của chính sách thực dân mới của Mỹ, Đảng và nhân dân ta đã có những chủ trương, phương pháp đấu tranh sát đúng, thích hợp, từng bước đánh bại chúng. Phương pháp cách mạng đúng đắn nhất để đánh bại chủ nghĩa thực dân mới là phải kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với quân sự và hình thức đấu tranh chính trị với quân sự. Đó là quy luật cơ bản của phương pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam. Quá trình xâm lược và thống trị của đế quốc Mỹ ở miền Nam là quá trình nhất quán thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Âm mưu xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ đã có từ lâu. Song, đến giữa nǎm 1954 mới có thời cơ để Mỹ trực tiếp thực hiện âm mưu đồ của chúng. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Đế quốc Mỹ phá hoại Hội nghị Giơnevơ. Chúng đã không chịu ký vào bản tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ. Ngày 20-7-1954, tổng thống Mỹ Aixenhao đã trắng trợn tuyên bố: "Mỹ không ký Hiệp định Giơnevơ nên không bị ràng buộc bởi Hiệp định". Đế quốc Mỹ ráo riết thực hiện âm mưu của chúng sau Hiệp định Giơnevơ là: nhanh chóng hất cẳng Pháp, độc chiếm quyền thống trị ở miền Nam và Đông Dương; đàn áp phong trào cách mạng và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam nước ta, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa và cǎn cứ quân sự của chúng ở Đông Nam Á. Sự thật thì Mỹ đã chuẩn bị triển khai chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam từ trước. Mỹ đã nuôi dưỡng và đào tạo bọn tay sai ngay từ đầu những nǎm 50. Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký, đế quốc Mỹ đã tìm cách ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm (tay sai của Mỹ) về giành ghế thủ tướng nguy của Bửu Lộc (tay sai của Pháp) vào ngày 7-7-1954, mở đầu quá trình Mỹ hất cẳng Pháp và cũng là mở đầu quá trình Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam nước ta. Ngày 8-9-1954, Mỹ lôi kéo một số nước đế quốc và chư hầu lập ra khối SEATO, đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia vào khu vực bảo hộ của khối này. Cùng lúc, Mỹ xúc tiến việc mua chuộc và tiêu diệt các lực lượng thân Pháp ở miền Nam không chịu hàng phục Mỹ, tǎng cường viện trợ trực tiếp cho chính quyền Diệm và điều khiển chúng chống phá cách mạng. Ngày 2-12-1954, Mỹ ép Pháp ký kết việc rút quân Pháp khỏi miền Nam Việt Nam và ngày 10-12-1954, thỏa thuận một kế hoạch tổ chức, huấn luyện quân nguy theo phương hướng của Mỹ. Ngày 23-10-1955, N
Luận văn liên quan